Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Cuốn bạch thư của Bắc Kinh

Cuốn bạch thư (sách trắng) của Bắc Kinh - Beijing's white paper
Mới đây, Bắc Kinh đã lần đầu tiên trình làng chiến lược quân sự của họ qua bạch thư đầu tiên về quốc phòng. Như tạp chí Foreign Policy nhận xét, sách lược này hứa sẽ trả đũa cực kỳ mạnh nếu bị tấn công trong một thế giới mà họ nhìn đâu cũng thấy đe dọa.
Cuốn bạch thư, được Quốc Vụ Viện (tức chính phủ Trung Quốc) chính thức phổ biến, càng đáng chú ý vì nó được đưa ra trong một giai đoạn ngày càng gia tăng căng thẳng với Hoa Kỳ qua những hành động vô cùng gây hấn của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp ở nơi mà thế giới gọi là Biển Nam Trung Hoa, và Việt Nam chúng ta gọi là Biển Ðông.
Cuốn bạch thư cũng được đưa ra khi mới hôm Thứ Hai, tờ báo lá cải của Nhân Dân Nhật Báo, Hoàn Cầu Thời Báo đã lớn tiếng khuyến cáo là chiến tranh với Hoa Kỳ là chuyện “không tránh được” nếu Hoa Kỳ cứ tiếp tục gây áp lực với Bắc Kinh về những hành vi mà thực sự là bất hợp pháp của họ. Có điều, cũng phải thêm là ở Hoa Kỳ, theo Foreign Policy, sự đồng thuận về phải để chỗ cho Trung Quốc thăng tiếng nay có vẻ đã được thay thế bằng một lập trường diều hâu hơn về nhu cầu phải phong tỏa một tên khổng lồ mới nổi lên ở Á Châu.
Nhưng Foreign Policy khẳng định là cuốn bạch thư mới này của Trung Quốc thực sự có nhiều tiếp nối với các sách lược trong quá khứ, đặc biệt là chủ thuyết của ông Mao Trạch Ðông về “tích cực phòng vệ,” mà tờ báo đùa bảo được biết ở Hoa Kỳ dưới cái tên là trường phái Billy Martin về giải quyết tranh chấp. Billy Martin, xin thêm, là một ông bầu của đội banh baseball New York Yankees một thời và ông nổi tiếng là ưa gây sự với trọng tài, ăn hiếp cầu thủ và ông đã từng nổi tiếng với câu nói bất hủ, “Tôi không bao giờ đấm quả đầu tiên, tôi đấm bốn quả thứ nhì.”
Nghiêm chỉnh mà nói cuốn bạch thư về quốc phòng này đã là một sự mới lạ. Nó chính thức hóa một sự biến dạng của Trung Quốc trở thành một cường quốc đại dương, với đặc biệt nhấn mạng đến các chiến dịch tấn công chứ không phải phòng thủ. Hơn thế nói đưa ra một viễn ảnh cho một vai trò rộng lớn hơn và toàn cầu hơn cho Giải Phóng Quân mà vốn từ trước đến nay vẫn được coi như là một lực lượng phòng vệ. Có nhiều nơi trong cuốn bạch thư này, lập trường diều hâu lộ rõ, phản ảnh tư tưởng của những người như Giáo Sư Liu Ming Fu, một giáo sư của Học Viện Quốc Phòng, mà trong cuốn Giấc Mơ Trung Quốc nói đến việc Bắc Kinh cần xây dựng một quân đội mạnh nhất thế giới để nhanh chóng thay thế Hoa Kỳ trở thành “nhà vô địch” thế giới. Ông Liu là người đã từng viết về liên hệ Mỹ Trung “Ðây là cuộc tranh giành để trở thành quốc gia dẫn đầu, là cuộc xung đột để chi phối thế giới.”
Ðiều đáng ngạc nhiên là cuốn bạch thư tuy vậy mở dầu với một phác họa về một khung cảnh thế giới khá tốt đẹp. Ấn bản tiếng Anh mở đầu viết, “Hòa bình, phát triển, hợp tác và lưỡng lợi đã trở thành một trào lưu không thể chống lại được của thời đại. Trong tương lai gần, một trận thế chiến khó xảy ra, và tình hình thế giới được chờ đợi sẽ hòa bình nói chung.”
Nhưng nhìn từ phía các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì mọi sự không phải đều tốt đẹp. Những đe dọa cổ truyền cho an ninh nay lại còn bị kết hợp với những đe dọa mới, từ khủng bố đến chiến tranh tin tặc, khiến cho có tiềm năng có nhiều nguy hiểm.
Một quốc gia đối thủ, không nêu tên, với khuynh hướng đòi giữ vị trí lãnh đạo và ủng hộ các đồng minh hiệp ước ở cùng Á Châu-Thái Bình Dương, cần đặc biệt chú ý. Tình hình đó được diễn tả theo công thứ như sau “Tuy nhiên, có những đe dọa mới từ chủ nghĩa bá quyền, chính trị quyền lực và chính sách can thiệp mới.”
Và chính vì thế mà bạch thư đưa ra kết luận, “Trong hoàn cảnh mới, các vấn đề an ninh quốc gia mà Trung Quốc đối diện bao gồm nhiều chủ đề hơn, nới rộng trên nhiều khu vực lớn hơn, và trải qua một giai đoạn thời gian dài hơn bao giờ hết trong lịch sự đất nước.” Hay như trong một đoạn khác, “Vì hoàn cảnh địa lý chiến lược phức tạp, Trung Quốc đối diện với nhiều đe dọa và thách thức trong mọi hướng chiến thuật và mọi lãnh vực an ninh.”
Mà điều này đặc biệt đúng cho tình hình ở Biển Ðông.
Tuy bạch thư hầu hết tập trung vào những vấn đề tối thượng như làm sao quân đội Trung Quốc có thể hỗ trợ cho việc thực hiện sử “hồi xuân” quốc gia của Trung Quốc, nó cũng đặc biệt chú tâm đến một khu vực có tiềm năng chiến tranh đang thường được báo chí nhắc nhở tới, vấn đề Trung Quốc lấn biển xây dựng nhưng đảo mới trên các bãi đá ngầm hay vài hòn nổi trong quần đảo Trường Sa.
Cuốn bạch thư viết, “Về những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi lãnh hải, một số các nước láng giềng hải ngoại đã có những hành động khiêu khích và tăng cường sự hiện diện quân sự ở những bãi cạn và đảo của Trung Quốc mà họ đã chiếm đóng bất hợp pháp. Một số quốc gia ngoại quốc cũng bận rộn can thiệp vào các vụ việc ở Biển Nam Trung Hoa; một số rất nhỏ còn duy trì tuần thám gần cận từ trên không và trên biển và thám báo chống lại Trung Quốc. Do đó một công tác lâu dài cho Trung Quốc để bảo vệ các quyền lợi hải dương của mình.”
Bạch thư nói rõ là điều quan trọng ở vùng biển mà chúng tôi xin chọn gọi là Biển Ðông không phải là một vài bãi cạn, vài hòn đá, hay vài hòn đảo không người, mà là chính bản chất của chủ quyền của Trung Quốc. Trong số những sứ vụ quân sự của Trung Quốc trong thế giới mới này là để “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải và duy trì an ninh và ổn định ở vùng ven biên của Trung Quốc.”
Tờ Foreign Policy hỏi, “Những lập trường chủ thuyết như vậy khiến cho khó có thể tin là Trung Quốc sẽ chịu lùi bước trước trong một cuộc đối đầu về quyền hải hành trong vùng.”
Xây dựng một hải quân hùng mạnh đã là ưu tiên của cựu Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào, nhưng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền thì cố gắng này đã gia tốc.
Ðiều còn đáng chú ý hơn nữa là một sự chuyển hướng hẳn ra khỏi quan điểm truyền thống về quốc phòng của Trung Quốc. Cho một quốc gia đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành như là một sách lược quốc phòng chính, cuốn bạch thư đã đặt ngược hẳn vấn đề, “Lối suy nghĩ cổ truyền rằng đất nặng hơn biển phải được từ bỏ, và tầm quan trọng lớn phải được tập trung vào việc quản lý biển và đại dương và bảo vệ quyền lợi hàng hải. Trung Quốc cần phải phát triển một cơ cấu của một lực lượng hải quân tân tiến tương xứng với an ninh quốc phòng và phát triển quyền lợi, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hàng hải, bảo vệ sự an toàn của các hải lộ chiến lược và quyền lợi ở hải ngoại, và tham gia vào các hợp tác hàng hải quốc tế, để cung cấp một trợ giúp chiến lược cho việc xây dựng một cường quốc biển.”
Và công tác đầu tiên trong việc canh tân quân đội theo cuốn bạch thư này là về khả năng họat động xa khỏi đất nhà. Cuốn bạch thư đòi phải cải thiện quân nhu tiếp liệu.
Cuốn bạch thư tuy là vẫn nhắc đến 'phòng thủ tích cực' của chủ thuyết từ thời ông Mao, nhưng đã đi vào chi tiết để cho thấy là hải quân và không quân đã từ bỏ vai trò phòng thủ cổ truyền để tìm một vai trò năng động hơn, kể cả một hải quân thực sự “biển xanh.” Bạch thư viết, “Ðể đáp ứng đòi hỏi chiến thuật bảo vệ ngoài khơi và bảo vệ trên biển cả, hải quân của Giải Phóng Quân sẽ chuyển từ từ tập trung vào ‘bảo vệ ngoài khơi’ sang một tập hợp ‘bảo vệ ngoài khơi’ với ‘bảo vệ biển khơi,’ và xây dựng một cơ chế lực lượng chiến đấu hải quân kết hợp, đa năng và hữu hiệu. Hải quân của Giải Phóng Quân sẽ tăng cường khả năng cho phòng vệ chiến lược và phản công, hành quân hàng hải, kết hợp hành quân trên biển, phòng thủ toàn diện và hỗ trợ toàn diện.”
Chỉ ở đoạn cuối thì cuốn bạch thư này mới nhắc đến một cách rất không vui vẻ gì cái mà chúng ta có thể tạm dùng danh từ hồi trước của các chế độ Cộng Sản gọi là “nghĩa vụ quốc tế.” Cuốn bạch thư viết, “Ðể đáp ứng với những đòi hỏi mới đến từ gia tăng quyền lợi chiến lược của đất nước, quân đội sẽ tích cực tham gia các hợp tác vùng và quốc tế” nhưng cuốn bạch thư cũng không quên “và bảo đảm hữu hiệu các quyền lợi hải ngoại của Trung Quốc.”
Dầu cho phát ngôn nhân của Ngũ Giác Ðài có biện bạch nói đến việc dầu sao chăng nữa việc Bắc Kinh công khai chính sách là một điều tốt, sự thực là cuốn bạch thư này là một lời tuyên chiến dài dòng với Hoa Kỳ. Bây giờ chúng ta chờ xem Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao?
-----------

7 nhận xét:

  1. "chờ xem HOA KỲ phản ứng ra sao ? " tại sao không phải là "VN đối phó như thế nào " ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việt nam,tại sao không tọa trường sơn mà quan hổ đấu nhỉ?

      Xóa
    2. To : Văn Lâm - Đây là chiến lược cực ngu xuẩn , chỉ dành cho những tên bán nước !

      Xóa
    3. Có lẽ VL.hiểu lầm VN.có tư thế và khả năng
      một cường quốc để toạ sơn quan hổ đấu ?

      Xóa
    4. Giả như VN không mất Hoàng sa thì còn " tọa sơn" đc , chứ giờ mà " tọa" thì vừa mất nốt Trường sa vừa bị TG chê cười là ngu.

      Xóa
  2. Chiến tranh giữa Mỹ và Hoa kỳ hoàn toàn có thể xảy ra vì tham vọng bành trướng bá chủ thế giới của TQ xung đột chiến lược xoay trục bảo vệ lợi ích của đương kim thủ lĩnh Hoa kỳ .

    Biển có thể sẽ được chọn làm nơi thử sức vì ở đấy đang có sự hiện diện của đám mây giông hình lưỡi bò và nếu có chết thì chết cá nhiều hơn chết người .

    Tuy nhiên,trong khúc dạo đầu,anh to mồm thường non hạt còn nếu phải so sánh tương quan giữa hai đối thủ chính ,TQ cô đơn hơn và tỷ lệ rủi ro bại trận trong cuộc chiến gần như là tuyệt đối luôn.

    Trả lờiXóa
  3. TRIỆU LƯƠNG DÂNlúc 14:31 7 tháng 6, 2015

    Giấc mơ .. .Trung Quốc kể từ đảo nhân tạo ngoài trùng dương

    Giấc mơ .. ..Hồ .. ..Giấc mộng bành trướng
    Tàu xây đảo nhân tạo ngoài trùng dương
    Lại nằm trong vùng hải phận Nước Việt !
    Tưởng không đánh mà thắng trên chiến trường
    Binh pháp Mới đang khai triên Ba mặt trận
    Tâm lý - Pháp lý - Tuyên truyền đang giương
    Con cháu Tôn Tử tự đặt mình vào vị thế tốt
    Chờ Thời cơ thành Cường quốc Đại dương
    Mặt trận miền Hoa Đông bỗng yên tĩnh :
    Liên minh Mỹ-Nhật đang bày Hải chiến trường !
    Nhà Nước Hải tặc Tàu sợ chẳng dám đụng
    Cao bồi mã thượng + Hiệp sĩ đạo kiếm gươm
    Nhìn bọn tớ hèn trong An Nam Bắc Bộ Phủ
    Quay sang hướng Nam Biển móng vuốt chúng vươn
    Mặt trận vùng Biển Đông bỗng nóng bỏng :
    Việt Nam lại rơi vào tầm ngắm cháu Nhà Đường !
    Lỗi bọn ác với Dân lành hèn với giặc Khựa
    Vứt tặng Bình gốm Tàu đựng tro xác bọn ma vương .. ..
    Giấc mơ Trung Hoa hóa Ác mộng bành trướng
    Không khéo chỉ thành Giấc mơ .. .. Hoa ảo Âm dương ! ! !

    Trả lờiXóa