Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Tân Bí thư thành ủy Sài Gòn, một gương mặt cũ

Ngày 10 tháng 5 năm 2017, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ chính trị được chính thức giao nhiệm vụ Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, thay ông Đinh La Thăng bị kỷ luật đảng, được điều về Ban kinh tế trung ương.
Một nhân vật của thời cuộc?
Sau khi ông Nguyễn Thiện Nhân chính thức có quyết định làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc Hội Việt Nam, hiện đang sống tại Sài Gòn,  nói với chúng tôi:
 “Ông Nguyễn Thiện Nhân trưởng thành từ thành phố Hồ Chí Minh, từ một thầy giáo, chuyển sang công tác đoàn, Phó bí thư thành đoàn, Giám đốc sở, rồi vào Thành Ủy, rồi Phó Chủ tịch thường trực, rồi đi vào Trung Ương. Như vậy ông ấy có một quá trình cũng khá. Điều kiện để những người làm ở Thành phố và Hà Nội phải là Ủy viên Bộ chính trị, người ta đánh giá chọn người này người kia, và có lẽ cho rằng ông Nhân là người thích hợp nhất.”
Một người quan sát chính trị Việt Nam là nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, cũng sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh, đưa ra một số lý do khác khiến Bộ Chính trị đưa ông Nhân về thành phố Hồ Chí Minh. Đó là ông Nhân là một người trung lập, không thuộc một phe phái nào, và mặc dù ông Nhân nói giọng Bắc nhưng lại là một người gốc Nam bộ:
“Ông Nguyễn Phú Trọng cũng không thể hoàn toàn thờ ơ trước sự phản ứng của nhiều cán bộ lão thành Nam bộ, rằng ông ấy cứ muốn đưa những người từ miền Bắc vào, những người không hiểu thực tế Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí là người ta còn nói rằng ông ấy muốn những người có lý luận, phải là người Bắc, vào để nắm giữ một không gian trong này mà không nắm vững tình hình thực tế, và do đó là dân Nam bộ phản ứng. Có lẽ sau bài học Đinh La Thăng, ông Nguyễn Phú Trọng đã chùn tay và đã không đưa bà Tòng Thị Phóng vào Sài Gòn, nếu như ông ấy đã có phương án đó.”
Bà Tòng Thị Phóng hiện là Ủy viên Bộ chính trị, từng là Bí thư tỉnh ủy tỉnh Sơn La ở miền Bắc. Sau khi có quyết định chính thức về việc kỷ luật ông Đinh La Thăng tại Hội nghị trung ương lần thứ năm của đảng Cộng sản Việt Nam, đã có nhiều lời đồn về những nhân vật khác nhau sẽ đảm nhận trách nhiệm người đứng đầu thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có ý kiến cho rằng bà Tòng Thị Phóng sẽ thay vị trí của ông Thăng ở Sài Gòn
Thách thức chờ đón ông Nhân tại Sài Gòn
Khi có tin ông Nhân được điều về đứng đầu thành phố Sài Gòn, một người dân tên Huy, nói với đài RFA
Ông Nhân cũng tốt chứ, như trước đây ổng là phó Chủ Tịch thành phố này lâu rồi. … ổng tốt mà!
Nhưng một người dân khác tên là Trung, thì nói:
- Một con người đâu đại diện cho cả hệ thống, ai lên giờ, anh không quan tâm nữa. Khi em thay đổi cốt lõi vấn đề thì mới nói chuyện được.­ Người lên thay cũng chẳng làm được gì hết.
Ông Trung cho biết thêm là ông không quan tâm lắm chuyện thay đổi lãnh đạo ở thành phố Hồ  Chí Minh.
Ông Nguyễn Thiện Nhân rời thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2006, trên cương vị Phó Chủ tịch thường trực, sau đó vào Trung ương đảng, làm Bộ trưởng giáo dục, kiêm nhiệm chức Phó Thủ tướng. Trước khi có quyết định về làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Nhân phụ trách Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc.
Ông Phạm Chí Dũng nói rằng nhìn lại quá trình làm việc của ông Nguyễn Thiện Nhân, có nhiều người vốn rất ủng hộ ông Nhân nhưng bây giờ đâm ra hoài nghi về năng lực của ông. Ông Phạm Chí Dũng nói tiếp: “Tôi biết ông Nhân khi ông ấy còn ở thành phố Hồ Chí Minh, và tôi cũng biết là khi ông ấy làm Phó chủ tịch thường trực thành phố Hồ Chí Minh, thì quan hệ của ông ấy với ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch thành phố, là cơm không lành canh không ngọt. Nói cụ thể là ông Hải siết ông Nhân, và gần như là ông Nhân bị cô lập. Thành ra lúc đó có một lý do là ông Nhân bị cô lập, không có đất dụng võ nên phải ra trung ương. Khi ra trung ương rồi, ông Nhân có cả một mình một cõi, vừa Bộ trưởng, vừa là Phó Thủ tướng, tức là toàn quyền. Thế mà trong suốt một thời gian dài ngành giáo dục không được cải thiện.”
Ông Phạm Chí Dũng cũng nhấn mạnh đến một yếu tố là với vị trí một người coi như trung lập, mà được phân công phụ trách Mặt trận Tổ quốc, một cơ quan không có thực quyền, thì điều đó đặt dấu hỏi về năng lực thực sự của ông Nhân.
Ông Trần Quốc Thuận nhận định về vị trí đứng đầu thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất nước: “Thành phố Hồ Chí Minh vốn năng động sáng tạo, thì đó là sức mạnh vốn có của thành phố Hồ Chí Minh. Cho nên người nào lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cũng được hưởng cái bổng lộc đó. Điều đó làm cho một người có nhận thức tốt dễ phát huy. Người phát huy tốt nhất trước đây là ông Võ Văn Kiệt. Sau này thì có những người lãnh đạo không được sáng chói lắm. Ông Nguyễn Thiện Nhân là một người công tác lâu năm ở Trung ương, thì cũng hy vọng là ông ấy về cũng phát huy được.”
Tuy nhiên ông Phạm Chí Dũng rất nghi ngại về khả năng ông Nhân sẽ có thể làm tốt công việc mới. Ông nói rằng ông Nhân sẽ không chịu trách nhiệm một chuyện riêng biệt có tính cách chuyên môn như giáo dục, môi trường, như trước đây ông từng làm, mà sắp tới ông sẽ phụ trách cả một thành phố lớn với tất cả những vấn đề chính trị xã hội phức tạp của nó. Ông kết luận: “Nếu mà ông Nhân không khắc phục những nhược điểm cố hữu của ông ấy trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác nhân sự, công tác hậu kiểm, ông không có một chút cam đảm để thẳng tay xử lý tiêu cực, thì ông sẽ lại ứng xử với Sài Gòn theo cái cách mà ông làm phong trào hai không ở Bộ giáo dục trước đây, nhưng chỉ đạt được kết quả không không thấy.”
Phong trào hai không, đã thất bại mà ông Dũng đề cập là tuyên bố của ông Nguyễn Thiện Nhân khi ông làm Bộ trưởng Bộ giáo dục,đó là nói không với hai vấn đề tiêu cực trong giáo dục, đó là bệnh thành tích và gian lận thi cử.
Cách đây gần tròn 4 năm, tại Hội nghị trung ương lần thứ 7 của Đại hội đảng toàn quốc khóa trước, khi ông Nguyễn Thiện Nhân bước chân vào Bộ chính trị, đã có lời đồn đoán ông sẽ về làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, để ông Lê Thanh Hải ra trung ương. Lời đồn thứ hai lúc ấy là là ông sẽ làm Phó Thủ tướng, kiêm Bộ Ngoại giao, rồi sẽ lên Thủ tướng. Lúc đó Tiến sĩ Vũ Tường, một nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Đại học Oregon Hoa Kỳ có nói với Đài RFA rằng ông Nhân không có đủ cơ sở chính trị trong đảng để làm việc ấy và cũng không có tham vọng để làm chuyện đó.
Kết quả là sau lần ấy ông Nhân về phụ trách Mặt trận Tổ quốc, tháng 9 năm 2013.
Kính Hòa/RFA
------------------

13 nhận xét:

  1. Có lẽ ông Nhân được chọn vào vị trí này vì ông là một nhân vật nhạt nhẽo, không có cá tính. Ông đã giữ nhiều trọng trách nhưng không để lại được một dấu ấn nào. Ở đâu ông cũng khua chuông gõ mõ với các khẩu hiệu mà không có biện pháp thực hiện. Lạ thật, một người như vậy mà liên tục thăng tiến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ông Nhân này chỉ chuyên hô khẩu hiệu chứ chẳng làm được cái trò vè gì, ông ấy chắc dán mác học ở Mẽo, Nếu ông ta mà ở Mẽo thì chỉ chết đói chứ đừng nói ai thuê ông ta làm gì, và ở đó ông cũng đừng hòng lừa được ai bằng cách hô khẩu hiệu như vậy.
      Vừa ngồi vào ghế của lý trưởng thành hồ, ông đã có một phát ngôn rất ấn tượng: "tham nhũng không có đường lui"- đúng rồi, nó còn tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, bởi cái cách làm của các ông là như với ông Thăng: đưa anh "tham nhũng" về quản lý cái số tiền tham nhũng (quỹ đen) của đảng trong cái ban kinh tế của trung ương đảng- thật hết biết, đấy là kiểu "nhốt quyền lực vào trong lồn g cơ chế" của tay Ráo xư tiến xỹ nguyễn phú trọng- tổng bí lừa đảng csvn.
      (Cựu binh QĐ2)

      Xóa
  2. Cái thể chế lạc hậu và hư hỏng này chỉ có thể sản sinh ra những nhóm lợi ích , tư bản thân hữu,tham nhũng hạng năng...chứ tuyệt nhiên không thể sản sinh ra những người tài giỏi, những tổ chức , bộ máy hữu ích vì dân vì nước được! Loại 1 Dương Chí Dũng , 1 La Thăng thì rồi sẽ có nhiều vụ to hơn. Điều này chẳng được ông to nhất trong đcs nói rồi hay sao : "hy sinh 1 người để cứu nhiều người (những kẻ quan tham)" , đâu có cứu dân ?! Vậy đừng hy vọng nhiều ở ông Nhân , dẫu ông này có giỏi thế nào chăng nữa!

    Trả lờiXóa
  3. Cái thể chế lạc hậu và hư hỏng này chỉ có thể sản sinh ra những nhóm lợi ích , tư bản thân hữu,tham nhũng hạng năng...chứ tuyệt nhiên không thể sản sinh ra những người tài giỏi, những tổ chức , bộ máy hữu ích vì dân vì nước được! Loại 1 Dương Chí Dũng , 1 La Thăng thì rồi sẽ có nhiều vụ to hơn. Điều này chẳng được ông to nhất trong đcs nói rồi hay sao : "hy sinh 1 người để cứu nhiều người (những kẻ quan tham)" , đâu có cứu dân ?! Vậy đừng hy vọng nhiều ở ông Nhân , dẫu ông này có giỏi thế nào chăng nữa!

    Trả lờiXóa
  4. Á à...cụ chánh nhòm xa phết, cất quân bài chiến lược giờ mới lôi ra xài

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "xa" gì? Lúc đầu "cụ" định đưa mụ béo vào SG cơ đấy nhưng bị HN xì xào quá nên ông Nhân mới có cửa! Tôi lại mong bà béo này vào thay la# để dân SG đập cho phát "tịt" hẳn mới sướng!

      Xóa
  5. Không bao giờ hy vọng vào CSVN dù kẻ đó là ông Nhân /Ông là người hiền lành tử tế -sống ông cũng là người CS VN .Mà đã là CS thì không thể làm được điều gì tốt đẹp cho dân cho nước .Mong rằng ông Nhận không gây ra nhiều tội ác với dân Sài Gòn .Thế là đủ ông ạ/

    Trả lờiXóa
  6. Đừng hy vọng lắm-rồi thất vọng nhiều /

    Trả lờiXóa
  7. Tôi thấy một số người lên diễn đàn này ca ngợi ông ĐLT. Còn tôi không nghĩ ông ấy giỏi và tốt như vậy. Một con người đã kinh qua nhiều chức vụ lớn. Phải nói là những đơn vị đầu tầu kinh tế của đât nước . Nhưng đi tới đâu ông ấy tàn phá tới đấy. Không nơi nào ông ấy đi qua mà không thua lỗ thất thoát nghiêm trọng.... Tổng ct Sông Đà, PVN, bộ GT... Thành phố HCM chỉ mới thôi, để lâu tôi chắc chắn cũng sẽ tan hoang nốt... Tôi thì tôi không tiếc con người này, mà tôi thấy rất may là ông ấy, ông ĐLT đã đi khỏi thành phố HCM....

    Trả lờiXóa
  8. khi làm bộ trưởng GD chả được tích sự gì ..tới khi phó thủ tướng thì mờ nhạt, rồi qua MTTQ chỉ biết theo đuôi hít khói ...
    ông này là vô tích sự nhất trong tất cả cái đám chuột lúc nhúc trong bình ...chỉ ít ra chưa có điều kiện để đớp như các chú chuột khác thôi ... hy vọng là sẽ tự biết giũ mình đừng để bị xử như thăng
    ngoài ra không trông đợi gì được từ cấi tầm ...dưới đâu gối hày

    Trả lờiXóa
  9. Ông Nhân là con GS Nguyễn Thiện Thành, GS Thành lại là xếp của TTg Dũng trong kháng chiến.Ông Nhân lên vùn vụt cũng nhờ ông Dũng. TRớ trêu là giữa ông Trọng và ông Dũng lại có vấn đề, nên việc đưa ông Nhân vê làm Bí thư TP.HCM chưa biết thế nào?

    Trả lờiXóa