Thân phận những người phụ bán hàng rong và gia đình họ sẽ trôi về đâu sau chiến dịch dẹp sạch vỉa hè? - Ảnh: internet |
Đọc trên báo Thanh Niên online ngày 27/3/2017 là “Vỉa hè Sài gòn lắp rào sắt: hàng rong biến mất, người đi bộ ung
dung“, bỗng dưng nẩy ra suy nghĩ: Ai buôn bán trên vỉa hè; ai thực sự làm
chủ vỉa hè? Người hàng rong đi đâu, về đâu?
Trong
cơn đập phá mong lấy lại vỉa hè cho người đi bộ thì hàng rong được quy là
nguyên nhân chính lấn chiếm vỉa hè, gây xáo trộn không có chỗ cho người đi bộ.
Vậy làm sạch vỉa hè tức phải dọn sạch hàng rong, đến nỗi một PCT Tp Hồ Chí Minh
phải tìm giải pháp cho người bán hàng rong qua mạng (internet).
Không nói đến mức độ khùng điên của giải pháp hay
thiếu thực tế trầm trọng của ông PCT thì thân phận người bán rong cũng cần được
đặt vấn đề đúng mực, đúng thực tế là: Có đúng người bán hàng rong đã lấn chiếm vỉa
hè, cần phải xoá bỏ việc bán rong. Hay đặt lại vấn đề cho đúng là giải phóng
vỉa hè, cần chấn chỉnh (hay xoá bỏ) việc bán buôn trên vỉa hè mà ai là người đã
chiếm vỉa hè của người đi bộ! Khái niệm lẫn lộn đã không cho ta kết quả đúng mà
có khi còn tạo ra nhiều oan nghiệt, khổ ải cho người dân cùng khổ, không có
điều kiện sống ngoài việc đi bán rong!
Trước hết cần nhận thức cho đúng là chỉ có người
nghèo, người ngụ cư, lang thang cơ nhỡ, không có điều kiện bán buôn một chỗ cố
định mới phải đi bán rong! Bán rong là phải di chuyển. Khi nơi này, lúc chỗ nọ;
họ không thể thuê một chỗ ngồi cố định vì nghèo không có tiền để thuê, cho dù
là vỉa hè. Thường được gọi là những người buôn gánh, bán bưng vì toàn bộ hàng
hoá của họ nằm trong đôi quang gánh. Về sau, được bổ sung cho đội ngũ bán rong
là chiếc xe đạp, như những gánh hàng hoa dọc đê Nghi Tàm, trước mặt đường vào
KS Thắng Lợi, dọc vài con phố Hà Nội, hay vài chiếc xe máy cà tàng chở những
vuông thịt heo, thịt bê… mới xẻ. Cho dù vậy thì đội ngũ hàng rong này luôn di
chuyền lúc đầu phố, khi cuối phố. Có lúc ghé vào vỉa hè rồi vội vã đi ngay do
không ai chấp nhận gánh hàng rong trước mặt nhà họ hoặc các tự vệ đường phố,
thanh tra giao thông, cảnh sát … sẵn sàng đá thúng đụng nia, hay bốc hẳn hàng,
người lên xe chở về giam, phạt v.v…
Hầu hết những người bán hàng rong đều nghèo khó bị đẩy
dạt dần ra khỏi các khu trung tâm hay họ là những người từ các địa phương quanh
các đô thị sầm uất, trồng cây rau, cái quả, hạt cốm hoặc tấm bánh chén chè … đổ
bộ vào thành thị mong kiếm chút lời ngang sức lao động bỏ ra. Có nhiều nơi,
nhiều con đường, gánh hàng rong đã thành thân quen. Người mua chờ đợi người bán
như việc “đến hẹn lại lên”. Cứ đúng lúc, đúng giờ lại chờ đợi một tiếng rao,
một tiếng gõ mỳ, gõ phở… Lâu dần thành kỷ niệm, có khi làm người mua bồn chồn
nhớ, như nhớ gánh Lục tàu xá của ông già Tàu ở phố Hội An, không có không được!
Có lẽ không ai làm giàu bằng nghề bán hàng rong, thậm
chí khó có thể đủ đầy với gánh hàng rong cho dù có người, có gia đình đã vài
đời làm nghề bán rong. Vậy họ có chiếm vỉa hè để phải chịu cảnh đá thúng đạp
nia, hất đổ cả hàng hoá vỏn vẹn trên hai cái trẹt, thúng mủng tang thương!
Chỉ cần như vậy, ta biết rõ vỉa hè không hề dành cho
người bán rong. Những gánh hàng đã được cố định trên vỉa hè nào đó không phải
là hàng rong mà hầu hết đã được sự thoả thuận của chủ nhà có vỉa hè, và quan
trọng hơn là đã có thuê hoặc được sự đồng ý của chính quyền sở tại. Vậy lấy lại
vỉa hè cho người đi bộ, sự dọn dẹp ấy chính là nhằm vào những người đã lấn chiếm
vỉa hè làm hàng quán, buôn bán cố định. Ai cũng biết, không dễ gì một người
không quen biết, không được thoả thuận lại có thể bày hàng bán thường xuyên
trên vỉa hè nếu chủ nhà và chính quyền địa phương không thống nhất cao!
Vậy vỉa hè trước hết dành cho chủ nhà có vỉa hè. Chủ
nhà tự bán, cho thuê hay hợp tác với người bán hàng quán để tự do lấn chiếm vỉa
hè. Để có thể chiếm dụng vỉa hè, thông thường phải thuê mặt bằng vỉa hè. Nhiều
hình thức thuê, thuê công khai làm quỹ địa phương, thuê sự bảo kê của người có
quyền dẹp vỉa hè, thuê của băng nhóm có ăn chia, thống nhất với địa phương sở
tại. Nói chung để ngồi buôn bán lâu dài trên vỉa hè thì không ai là người bán
rong có thể vào bán được. Thi thoảng, kẻ bán rong tấp vào vỉa hè theo tiếng gọi
mua, luôn tiện ghé đó bán vài khách hàng rồi lại ra đi. Vỉa hè như vậy chưa bao
giờ là của người bán rong mà nó trước kia là của chủ nhà được sự thoả thuận,
bảo kê của chính quyền địa phương.
Kịp đến khi thực trạng vỉa hè trở nên bức bối, không
chịu nỗi! Người chiếm vỉa hè làm hàng quán đương nhiên xem như của mình và
chiếm lĩnh không còn chỗ người đi bộ có thể đặt chân. Khi đã bán buôn quen
thuộc, người bán vỉa hè hợp tác cùng các bộ phận quản lý “nộp tô, thu tô ” tạo
nên cảnh bát nháo dẫn đến việc ra quân lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Thu hồi,
đập phá những vỉa hè bị lấn chiếm mọi hình thức để trả lại vỉa hè cho người đi
bộ và nhà nước (địa phương và trung ương) thống nhất quản lý trong ý nghĩa đất
đai thuộc sở hữu toàn dân! Mọi sự trở lại bắt đầu và người quản lý có các chọn
lựa sau đây để làm chủ vỉa hè:
1/. Hoàn toàn không được sử dụng vỉa hè vào bất kỳ mục
đích gì ngoài việc dành riêng cho người đi bộ. Đây là phương án khó bền vững
nhất bởi khó có lực lượng nào giữ được công tâm để ngày ngày truy quét dành vỉa
hè cho người đi bộ. Mặt nào đó, người đi bộ có thực sự cần vỉa hè thông thoáng
hoàn toàn như vậy không, và liệu giữ được trong bao lâu?
2/. Vỉa hè còn tan hoang, trống hoác sau các trận “ra
quân” thì đã có nhiều nơi bàn chuyện nên chia vỉa hè cho thuê và cắt ra phần
nào để có thể để xe máy. Việc này cần được bàn bạc kỹ và phải hết sức công bằng
khi giá vỉa hè có nơi đắt hơn vàng, có nơi lại rẻ bèo không người sử dụng! Ai,
Hội đồng nào xác định được phần đất cho thuê, giá đất thuê và những ngành nghề
được buôn bán trên vỉa hè! Trong tình trạng tham nhũng, lợi dụng quyền thế như
hiện tại thì việc cho thuê này sẽ kéo theo một hệ luỵ không nhỏ mặc dầu có khả
năng đem lại cho Nhà nước một nguồn thu không nhỏ.
3/. Mạnh dạn bán phần vỉa hè được phép làm dịch vụ cho
chủ nhà có vỉa hè nhằm thu về cho ngân sách khoản tiền lớn và người chủ có
trách nhiệm cho thuê hay tự mua bán trên phần đất này theo giới hạn đã định.
Hàng tháng cơ quan Thuế thu thuế gian hàng cố định vỉa hè này, có khi còn đắt
hơn thuế bán hàng trong nhà. Cần phân rõ giới hạn phần vỉa hè bán thu tiền và
phần dành lại cho người đi bộ. Vỉa hè nào không đủ điều kiện thì dứt khoát
không cho buôn bán mà chỉ dành cho người đi bộ.
Cho dù là trước kia hay sau khi dẹp dọn sạch vỉa hè,
thân phận người bán hàng rong bị ghép vào cuộc làm sạch, làm đẹp mà bản thân họ
không có trách nhiệm hay làm xấu vỉa hè. Vậy trước khi dẹp, thu hồi vỉa hè, hãy
nghĩ lại đối với những người bán hàng rong. Có khi họ làm ta có chút bực mình
vì sự mời chào, chèo kéo (rất ít có), nhưng khi nghĩ trên đường, dọc các vỉa hè
tạm bợ người bán rong ghé vào, nếu mất đi họ thì trống vắng sẽ đến đâu! Bà hàng
cốm vòng, ông bán chè Lục tàu xá, chị bán nem lụi ăn chiều …như một nhắc nhở kỷ
niệm.
Họ, những người bán hàng rong mà ở Hội An, Nguyễn Sự
gọi đó là hồn cốt vỉa hè, hồn cốt Hội An. Ai đi xa không nhớ tiếng mỳ gõ, tiếng
rao đêm của gánh hàng bắp, hàng vịt lộn hay cái bánh gói nóng hôi hổi …mà nhắc
nhớ như động trong tim. Nếu không nói quá thì chính hàng rong đã hình thành như
một biểu hiện văn hoá, văn hoá vỉa hè nếu có thể! Mỗi gánh hàng rong là có bao
cảnh đời theo gánh. Và hơn hết, những khó khăn nhọc nhằn của người nghèo, người
quê đã qua gánh hàng rong để chịu đựng cơn bỉ cực, nỗi khốn khó của đời sống để
mong có ngày mai tốt đẹp hơn.
Vậy đừng ghép những gánh hàng rong với sự thông
thoáng, sạch đẹp của vỉa hè. Hãy tìm cho họ một vài giải pháp hơn là sự xô đẩy,
đá đạp để chứng minh sự tích cực hay tốt đẹp bằng cách chà đạp thân phận người
khác. Cần có một cái nhìn, một cách làm nhân văn hơn với người bán rong.
-------------
Ở Châu Âu hiện nay vẫn có quán café vỉa hè. Người ta ngồi uống rất ung dung, tự do, tự tại.
Trả lờiXóaChắc chắn là do bởi họ không bị CNCS ám...
Ở CHXHCNVN, một sự thật rõ ràng là không chỉ cuộc sống của tôi bị đem ra hành hình, mà còn cuộc sống của nhiều người khác. Tôi thực sự phải tìm một cách để kiềm chế bản thân. Cố gắng quên đi áp lực của tình trạng bị cường quyền cai trị, tôi thầm lặp lại lời cầu nguyện được học khi còn nhỏ, lời cầu nguyện cho sự bình an:
Trả lờiXóaThượng Đế ơi, hãy cho con sự bình an.
Lòng can đảm để thay đổi những thứ con có thể.
Hôm nay chúng ta đang đứng trước việc tập trung vào cuộc đấu tranh cho dân chủ, thay vì cứ lo lắng cho nỗi đau. Chúng ta vẫn luôn sợ đau, nhưng bây giờ là lúc chúng ta phải gạt bỏ sự vô tâm. Nếu quá kéo dài sự đau đớn, chúng ta chỉ còn cách nói lời tạm biệt cuộc đời.
Nay chúng ta phải sẵn sàng đấu tranh bảo vệ chính nghĩa, phản đối những gì phi lý mà bọn tham nhũng cố áp đặt vào chúng ta!
Chế độ cộng sản tìm cách đưa dân nghèo thoát khỏi cơ cực thì khó nhưng đẩy dân nghèo vào đường cùng thì vô cùng hăng hái.
Trả lờiXóaChỉ tạo vĩa hè cho vài người giàu đi lại thông thoáng nhưng lại đẩy hàng nghìn người vào đường cùng.
Sắp tới,có lẽ,cướp giật trộm cắp sẽ gia tăng gấp bội
Thương những gánh hàng rong. Không biết bao giờ cuộc sống mới ổn định.
Trả lờiXóa.
.
.
.
.
.
.
.
tham my mat han quoc uy tin
Chừng nào thầy trò nhà ấy biến khỏi VN!...
XóaTính nhân văn ;tình người -vốn là những thứ cao siêu mà những người CS không bao giờ có .Với chúng chỉ có tiền với tiền mà thôi .Tiền là tiên là phật -là sức bật tuổi trẻ -là sức khỏe tuổi già -là bài ca bất diệt ./
Trả lờiXóa