* Vũ Thạch
Trong vài tuần qua, nhiều tin tức dồn dập về các trò
bạo hành của công an thường phục đánh đổ máu những người hoạt động xã hội như
chị Đỗ Thanh Vân, anh Dũng Phi Hổ, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, v.v.; bên cạnh hình
ảnh công an cùng các lực lượng lạ - mặc đồng phục, đeo quân hàm, đi giày bốt đế
thép - đánh đập những bà con phản đối Formosa.
Khá rõ công an nay đã được phép,
hay được lệnh, nâng cấp bạo hành lên một tầng cao mới, và cùng lúc đạp
luật pháp xuống một tầng thấp mới.
Có lẽ ít ai ngạc nhiên về biến thái này, vì lời dạy
"bạo lực cách mạng" của Lênin, hay lời dạy "sức mạnh từ nòng
súng" của Mao Trạch Đông đã là một phần kinh điển nền tảng của Chủ nghĩa
Xã Hội Hiện thực từ ngày ra đời. Nhưng câu hỏi vẫn cần đặt ra: AI sẽ là nạn
nhân của bạo lực hóa xã hội?
Để trả lời câu hỏi này, một số đặc tính về vòng xoáy
bạo lực hóa xã hội cần được nhận dạng:
Trước hết, một khi tiến trình bạo lực hoá xã hội đã
khởi động và bắt trớn, sẽ rất khó có thể dừng nó lại, vì nhiều lý do:
(1) Đã có "thù" thì phải có "trả
thù" và phải có "trả trả thù" ... Hơn thế nữa, mỗi mức trả thù
đều đòi hỏi phải làm đối phương đau đớn hơn mình nữa thì mới "đã
tức", "đã hận". Và cứ thế mà nhân lên.
(2) Càng có nhiều oán hận tràn ngập, càng có nhiều
người vứt bỏ sự ràng buộc của luân lý, của đạo đức tôn giáo. Đơn giản vì
"đạo đức chỉ làm thiệt hại chính mình". Sức tự chế và khuyên can ngày
càng vô nghĩa.
(3) Sản sinh ngày càng nhiều những người theo nghề trả
thù thuê, đúng với tên hiệu "đâm thuê chém mướn". Loại người này đang
ngày càng "chuyên môn" hơn nhờ các công nghệ mới và đặc biệt các móc
nối với công an.
Kế đến, một khi tiến trình bạo lực hoá xã hội đã khởi
động và bắt trớn, nó sẽ lan tỏa vào mọi mặt đời sống, mọi ngõ ngách xã hội, mọi
người, mọi giới. Hiện nay, bạo hành không chỉ thấy tại các đồn công an hay các
quán nhậu, mà nay đã nhan nhản ở cả các gia đình, các trường mầm non, các nơi
thờ tự... Lý do đơn giản là khi đã thấm vào con người, tức khi bạo hành đã trở
thành một phần "bình thường" trong cá tính, thì nơi nào có mặt con
người nơi đó có bạo hành.
Rồi khi bạo hành đã tràn lan mọi mặt xã hội, thì TẤT
CẢ đều là nạn nhân dự bị, không chừa một ai.
Nhưng đặc biệt, vòng xoáy bạo hành luôn tìm về những
kẻ khởi động và có khả năng bạo lực lớn nhất, tức chính các quan chức đảng, và
gia đình họ. Lý do khá hiển nhiên là vì các kẻ bạo hành nhiều nhất sẽ có nhiều
kẻ thù nhất và trở thành tiêu điểm chờ trả thù lớn nhất. Và nếu không trả thù
trực tiếp lên họ được, kẻ thù sẽ nhắm vào gia đình họ làm đích trả thù kế tiếp.
Hơn thế nữa, các quan chức thường đưa những tài sản mà họ thu tóm được cho gia
đình đứng tên hay tẩu tán, nên gia đình họ đương nhiên trở thành tâm điểm oán
hận của những nạn nhân bị mất tài sản. Trong lúc các quan chức đang nắm quyền
có thể có lực lượng bảo vệ hữu hiệu, thì gia đình họ không thể núp mãi trong
nhà, vẫn phải đi học, đi làm, đi chợ, giữa dòng xã hội và vì thế KHÔNG
THỂ được bảo vệ 24/7, đặc biệt đối với các dịch vụ "trả thù thuê"
chuyên nghiệp.
Điều này không còn là một cảnh báo mà đã đang diễn ra
rồi. Hiện nay, không chỉ những cán bộ như Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái,
các cán bộ tại UBND tỉnh Thái Bình, các cán bộ kiểm lâm ở Đắk Nông, cán bộ UBND
phường 3, quận 11, TP. HCM, v.v. mới bị bắn chết; mà cả vợ chánh án tòa hình sự
tỉnh Gia Lai, vợ và con cán bộ huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, v.v. cũng
bị giết theo kiểu hành quyết để trả thù.
Cơn lốc bạo lực hóa xã hội quả thật đã trở thành một
"lỗi hệ thống" nữa trong định nghĩa của ông Nguyễn Văn An. Và ngày
nào "hệ thống" còn, ngày đó cơn lốc bạo lực này còn nghiến thêm vô số
các nạn nhân ĐỦ LOẠI.
VT (Tác giả gửi
BVB)
--------------
Càng tàn bạo, càng thủ đoàn, càng chứng tỏ chúng sắp đến ngày tận số
Trả lờiXóaCơn sóng ngầm do chính đcsV tạo ra!
Trả lờiXóaSau nhiều năm tháng, chúng ta ngày càng trưởng thành. Với những biến cố của cuộc đời, áp lực đối với chúng ta cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Chúng ta tìm lại được hướng trong cuộc đời. Chúng ta đã như có sức mạnh nội lực, tin chắc rằng không một thành lũy nào có thể ngăn nổi mình.
Trả lờiXóaChúng ta không khoan dung cho sự biện hộ về những điều xấu trong xã hội Việt nam hiện nay. Chúng ta cứng rắn hơn với nhu cầu đòi hỏi công bằng.
Thay vì lo lắng, chúng ta nên trèo lên độ cao mới, gạt bỏ nỗi ám ảnh về nỗi sợ mơ hồ để tiếp tục đấu tranh cho dân chủ.
Chúng ta đừng sợ hãi nữa. Vì sợ hãi sẽ làm chúng ta yếu đuối và cô độc.
MỘT đất nước nhìn đâu cũng thấy tham lam ,nhũng nhiễu từ cấp thôn trở nên,năm nào cũng cứu đói,ngày nào cũng có bệnh nhân không có tiền mang về nhà chờ chết,Đầy rẫy những bất công, ai đó nói ra,lập tức bị qui là phản động,bị đầu gấu dằn mặt,chất thải đổ ngay cửa nhà,hoạc c a đến tận nhà hỏi thăm,thủ hỏi ai mà không sợ,MỘT đất nước ca bảo kê cả vỉa hè,tìm những mảnh đất KẸT cho xã hội đen canh giữ để ra giá với chính quyên không sợ có ngày chết oan.
Trả lờiXóaTheo thông tin chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump và Thứ trưởng Ngoại Giao Thomas A. Shannon sẽ vinh danh blogger Mẹ Nấm cùng 12 phụ nữ khác trên khắp thế giới đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chọn là những người được Giải thưởng Những Người Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm (1)
XóaĐại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - ông Ted Osius viết:
"Vào ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ tôn vinh Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với Giải thưởng dành cho Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì sự dũng cảm của cô trong việc đưa ra các vấn đề xã hội dân sự, truyền cảm hứng cho sự thay đổi ôn hòa, kêu gọi sự minh bạch hơn trong chính phủ và việc tiếp cận các quyền cơ bản của con người, đồng thời là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận.
Lương tri chân chính của loài người được thể hiện là như thế .
Hiện tại tình hình xáo trộn VN đang chuyễn biến với tốc độ ngày càng nhanh .
Xin nhắc lại , lúc xã hội bình yên , Côn An là hung thần , nhưng khi xã hội xáo trộn mạnh , có chiến tranh , có quân đội can thiệp thì Côn An lập tức luôn luôn trở thành những kẽ tế thần thảm hại .
Những hung thần đang gieo gió , hãy nên nghĩ xa đến lúc “ gặt bảo “ mà nên “ tu thân tích đức “ , đừng quá cuồng tín , mù quáng , hay biện hộ phải theo lệnh trên , sau này hối hận không kịp . Chuyện sắp đến , chắn chắn sẽ đến , không thay đổi được , lúc đó Côn An không còn quyền hành, không còn súng , lại là kẻ thù của nhân dân từ bao lâu rồi , thế thì …Que sera , sera ? ( sẽ ra sao... ngày sau )
Trích đoạn trên của tác gỉa Vũ Thạch
Trả lờiXóa(1) Đã có "thù" thì phải có "trả thù" và phải có "trả trả thù"
Câu này có ý nghĩa gần giống với câu tục ngữ.
Oan oan tương báo Dĩ hận miên miên.
"Ai dùng gươm thì sẽ chết vì gươm" câu nói này của Đức Giêsu có nghĩa tương đương với thuyết "nhân quả" của nhà Phật.
Tôn giáo không làm mất đi sự độc ác nhưng... ít ra, nó cũng làm giãm bớt đi phần nào tội ác.
Ở đây tôi chỉ nói về bản chất của tôn giáo, mà không bàn về người theo đạo mà... phá giới.
Trong kinh điển của Chủ nghĩa CS câu nói nổi tiếng của Triết gia Các Mác "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" ?
Đạo đức là tôn giáo, Tôn Giáo (thuần túy) là đạo đức.
Như vậy... ý Mác muốn nói. Đạo đức là thuốc phiện ?
Người cộng sản theo đạo Các Mác... người dân trong XHCN không có cái loại thuốc phiện đạo đức đó... mà không có đạo đức thì cứ đâm chém nhau thoải mái.
ĐUỔI CÙNG DIỆT TẬN CHĂNG?
Trả lờiXóaPosted by adminbasam on 30/03/2017
FB Đinh Đức Long
30-3-2017
Có lần an ninh bộ công an đến gặp lãnh đạo bệnh viện, sau khi chìa ra tờ giấy giới thiệu, họ vào đề chất vấn ngay: “tại sao bệnh viện lại nhận ông Long về làm việc?”.
Đáp lại, vị lãnh đạo chỉ nói ngắn gọn: “chúng tôi thi hành bản án của tòa đã tuyên, nhân danh nước CHXHCNVN, mời các anh, chị ra tòa mà tìm hiểu nhé”.
Lần khác, họ lại mò đến hỏi: “ông Long dạo này thế nào?”
Câu trả lời là: “về đảng thì chúng tôi không quản lý, vì ông Long đã tuyên bố từ bỏ đảng CSVN, về chính quyền thì ông ấy thực hiện đúng theo luật khám chữa bệnh, còn ngoài giờ làm việc ở đây thì chúng tôi không biết, xin mời quý vị tới gặp trực tiếp ông Long mà hỏi…”
Thế là chỉ trong vòng 30 giây, họ phải bước ra khỏi phòng, kèm theo câu nhắn nhủ: “lần sau xin quý vị vui lòng liên hệ với văn phòng để xếp lịch gặp lãnh đạo nhé, đừng đường đột đến như thế này, chúng tôi cũng rất bận…”
Tương tự, họ cũng đã từng đến một bệnh viện quốc tế, sau khi xuất trình giấy giới thiệu, họ yêu cầu bác sĩ trưởng khoa phải cung cấp toàn bộ hồ sơ, bệnh án của các cựu TNLT đã nằm tại đây.
Câu trả lời họ nhận được là: “Tôi không phải cấp dưới của các anh, mời các vị liên hệ với ngài đại sứ, và ông giám đốc bệnh viện, chỉ khi nào có văn bản cho phép của họ thì tôi mới cung cấp hồ sơ được…”
Thế là mấy anh an ninh lủi thủi ra về, không quên buông lại vài câu đe dọa vì sự bất hợp tác này…
Tương lai, khi đất nước có dân chủ, chúng ta cần vinh danh những con người thầm lặng, nhưng có trái tim nhân hậu, như các thầy thuốc trên, họ thật xứng đáng với câu: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Sài Gòn, ngày 30 tháng 3 năm 2017.