Trong thời gian tranh cử ở Mỹ, Thủ tướng
Hun Sen của Cambodia
đã ủng hộ Donald Trump hết mình.
Để rồi, ngay khi Donald Trump nhậm chức, Hun
Sen gọi điên thoại cho Trump, với tư
cách cá nhân, vừa để chúc mừng chiến thắng vừa đòi xóa món nợ 500 triệu Mỹ kim
có từ thời Chiến tranh Việt Nam.
Hun Sen đã từng làm như vậy với những tổng thống Mỹ tiền nhiệm, nhưng đều bị từ chối. Hun Sen gọi món nợ này là “vấy máu” và “bẩn thỉu”.
Hun Sen đã từng làm như vậy với những tổng thống Mỹ tiền nhiệm, nhưng đều bị từ chối. Hun Sen gọi món nợ này là “vấy máu” và “bẩn thỉu”.
Ngược dòng thời gian trở lại những năm đầu
của thập kỷ 1970s. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cung cấp thực phẩm cho chính quyền Lon
Nol trị giá 274 triệu Mỹ kim thời giá. Năm năm sau, Khmer Đỏ lật đổ Lon Nol. Bốn
năm sau nữa, chính quyền Hun Sen được Việt Nam hậu thuẫn lật đổ Khmer Đỏ.
Hun Sen làm thủ tướng của Cambodia từ đó
đến nay. Theo những quy ước quốc tế, chính quyền đương đại có quyền tiếp thu
mọi tài sản, và cả nợ nần của chính thể tiền nhiệm.
Những món nợ này thường được giải quyết
thông qua Câu Lac Bộ bộ Paris .
Vào năm 1995, Cambodia
đã trả những món nợ tương tự cho Pháp, Đức, Ý, và Nhât. Cùng lúc, Mỹ muốn xóa
58% món nợ. Cambodia
chỉ phải trả phần còn lại 42%. Nhưng Hun Sen từ chối.
Hun Sen lý luận rằng: Mỹ đã ném xuống quê
hương ông 2.7 tỷ tấn bom đạn. Nếu tính tỷ lệ lượng bom đạn trên một cây số
vuông thì Cambodia
cao nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. “Thật khó để giải thích cho
người dân Cambodia
hiểu và chấp nhận món nợ này. Lẽ nào đi vay tiền mua vũ khí về giết chính mình.”
William Heidt, Đại sứ Mỹ tại Phnom Penh phát biểu: Đó
là vấn đề của một giai đoạn lịch sử đau thương và phức tạp. Nếu cứ đào bới quá
khứ thì chẳng lợi gì. Thay bằng ngồi lại với nhau để tìm ra cách giải quyết
những bất đồng. Đó là điều đáng quan tâm cho tương lai của Cambodia .
Vào những năm của thập kỷ 1990s William
Heidt đang là tùy viên kinh tế của Sứ quán Mỹ tại Phnom Penh . Ông đã đưa ra một lịch trình để Cambodia trả
hết nợ trong vòng 40 năm. Ở thời điểm đó, nón nợ còn duới 500 triệu Mỹ kim. Hun
Sen khăng khăng chối bỏ.
Mỹ đã gởi tới Cambodia thông điệm rõ ràng. Nếu Cambodia muốn
được cộng đồng quốc tế nhìn nhận như một quốc gia ổn định và thịnh vượng - điều
mà Hun Sen nhiều lần đòi hỏi – thì nên đưa ra một lộ trình trả nợ. Mỹ rất quan
tâm đến thái độ chưa có tiền hay muốn quỵt nợ.
Gần đây, Đại sứ William Heidt phát biểu với
truyền thông rằng Cambodia
không thể hưởng quy chế xóa nợ. Bởi vì, kinh tế Cambodia phát triển nhanh, mạnh và
ổn định 7% năm, trong cả thập kỷ nay. Đầu tư của nước ngoài rất dồi dào. Nhiều
công trường xây dựng sầm uất nở rộ trên khắp mọi miền đất nước. Thu nhập của
chính phủ tăng cao rất nhanh. Cambodia
dư sức để trả nợ.
Hơn nữa, Mỹ rất thất vọng khi Thủ tướng Hun
Sen tự ý hủy bỏ cuộc diễn tập quân sư Mỹ - Cambodia vào tháng Giêng vừa rồi mà
không đưa ra những lý do thỏa đáng. Những động thái gần đây của Hun Sen nhằm hạ
nhục Mỹ trên mọi diễn đàn khu vực và quốc tế. Trong khi lại tỏ thái độ cúi đầu,
xu nịnh, bợ đỡ Trung Quốc.
Mỹ bắt đầu gây sức ép lên Qũy Tiền tệ Quốc
tế nhằm giới hạn những hoạt động tài chính của Cambodia .
Từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã dùng lá bài
Cambodia để chia rẽ khối ASEAN và thao túng sân khấu chính trị Đông Nam Á.
Cambodia nhiều lần phá bĩnh hội nghị của ASEAN về vấn đề Biển Đông theo hướng
có lợi cho Trung Quốc.
Đổi lại, Trung Quốc cấp 600 triệu Mỹ kim
tín dụng cho Cambodia .
Tuy vậy, có ý kiến cho rằng: Món mợ này chỉ
có tính cách biểu tượng. Nếu Mỹ làm quá, có thể Mỹ sẽ mất cả chì lần chài. Nợ không
đòi được mà Cambodia
sẽ ngả hẳn vào vòng tay Trung Quốc.
Không biết chính quyền mới của Tổng thống
Trump sẽ giải quyết món nợ này như thế nào: Xóa hay xiết nợ?
Wednesday,
March 29, 2017
TGHA (Tác
giả gửi BVB)
--------------
Hun Sen chắc chắn là muốn xù rồi,. Nó theo thằng tàu rồi đó.
Trả lờiXóa