Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

‘Phí bôi trơn’ bào mòn doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp tại Việt Nam kiếm được 100 đồng, chi 10 đồng “phí bôi trơn.” (Hình: Báo Thanh Niên)
Doanh nghiệp kiếm được 100 đồng, chi 10 đồng ‘phí bôi trơn’” là một trong những điệp khúc được giới kinh doanh tại Việt Nam lặp lại trong cuộc thảo luận về môi trường kinh doanh khó khăn vì tham nhũng.
Một ngày trước khi khoảng 2,000 doanh nghiệp “đối thoại” lần thứ hai với ông Nguyễn Xuân Phúc kể từ khi ông lên làm thủ tướng, những lời kêu ca về thủ tục hành chính phức tạp, nạn “thanh tra” dồn dập của các đoàn cán bộ nhà nước chỉ nhằm moi tiền “phí bôi trơn,” đã và đang làm cho giới sản xuất kinh doanh trong nước không ngóc đầu lên nổi.
Những lời kêu ca về nạn bị vòi vĩnh “phong bì” của quan quyền cũng như các khó khăn khác được nhắc lại khi họ họp với ông Nguyễn Xuân Phúc và nhiều chức sắc cấp cao của chế độ Hà Nội, hôm Thứ Tư, 17 Tháng Năm.
Mỗi năm, nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức gặp giới kinh doanh trong và ngoài nước một lần để “tháo gỡ” các khó khăn. Đã có những lần thay đổi luật lệ và những chỉ thị, nghị định được đưa ra nhưng những gì thấy kêu ca vẫn còn nguyên.
Theo tường thuật của báo điện tử VNExpress: “Dù phần lớn kiến nghị của doanh nghiệp được các bộ, ngành ghi nhận, tháo gỡ, song thực tế môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều nút thắt, là nỗi ám ảnh với doanh nghiệp. Một trong số đó là chi phí không chính thức doanh nghiệp phải trả rất lớn.”
Báo này, “Dẫn lại kết quả nghiên cứu Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh (PCI) năm 2016, báo cáo của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, trong số 11,000 doanh nghiệp được hỏi xác nhận phải trả loại ‘phí bôi trơn’ khi làm thủ tục cấp mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp đón thanh tra, kiểm tra, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện.”
“Có 9% đến 11% doanh nghiệp tham gia điều tra năm 2014-2016 cho biết, các khoản chi phí cho riêng mục này chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của họ, cao hơn hẳn mức 6-8% giai đoạn năm năm trước,” báo này dẫn lại bản báo cáo của VCCI.
Còn đại diện của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa thì kêu những chi phí “không chính thức” tuy đã “giảm xuống từ 25% năm 2015 xuống còn 18.8% trong năm 2016 nhưng điều này đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của doanh nghiệp, vô tình đẩy giá sản phẩm lên cao, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.”
Ngoài chuyện phải trả thêm tiền “không chính thức” để được việc, theo VNExpress tường thuật, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang phải chịu nhiều khoản chi phí khác “khiến họ kiệt quệ nguồn lực kinh doanh.” Đó là một số những những lý do “khiến lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể chiếm khoảng một nửa trong số thành lập mới. Theo thống kê, năm 2016 có 11,000 doanh nghiệp lập mới.
Vì bị “thanh tra” của nhà cầm quyền tới sách nhiễu “6-7 lần một năm” không ngoài mục đích vòi vĩnh “phong bì,” năm nào cũng kêu, cũng được húa hẹn thay đổi rồi đâu cũng vẫn vào đấy “về tình trạng doanh nghiệp phải cạnh tranh không bình đẳng vì những chi phí ngầm, tiền lót tay…” năm nay, theo VNExpress kể lại, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra cho hội nghị coi cái “chỉ thị 20” mà ông mới ký.
Đó là “văn bản yêu cầu các cơ quan cấp bộ, địa phương không thanh tra doanh nghiệp quá một lần một năm, không được mở rộng nội dung nếu thanh tra đột xuất…”
Tuy nhiên, ông Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam cũng phát biểu trong hội nghị rằng, “Họ không cần đếm có bao nhiêu cuộc họp, mà đo đếm chi phí có giảm không và làm sao để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.”
Dịp này ông Nguyễn Xuân Phúc cam kết, “2017 sẽ là năm giảm phí cho doanh nghiệp, từ những khoản chính thức cho tới phi chính thức. Chính quyền sẽ xóa bỏ sự ưu ái công-tư, thu hồi nguồn lực đang được sử dụng lãng phí để phân bổ lại nhằm cải thiện năng suất xã hội. Các nguồn lực sẽ được chuyển giao cho các thành phần kinh tế để tối ưu hóa, chứ không chỉ ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước.”
Đấy là chính sách mà các định chế tài trợ quốc tế giúp Việt Nam thoát đói nghèo từng khuyến cáo và yêu cầu thực hiện từ lâu mà chế độ Hà Nội không thi hành ngoài những thay đổi thủ tục hành chính và luật lệ theo kiểu nhỏ giọt.
Liệu chế độ Hà Nội “thực thi công vụ nghiêm túc, không gây phiền hà cho doanh nghiệp” như được cam kết hôm Thứ Tư, 17 Tháng Năm?
Ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, chống chế rằng cần nhìn nhận vấn đề này ở hai mặt: “Doanh nghiệp tạo cho cán bộ hư, tạo cho cán bộ hỏng thì doanh nghiệp cũng có lỗi.”
(Người Việt)
--------------

5 nhận xét:

  1. Nên giải tán cái chính phủ kiến tạo của ông Phúc niềng này đi -không mần được việc chi mô /Rõ khổ cho dân Việt /

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ chém gió thôi , còn mơ Hà Nội là Paris mới thần kinh chứ!

      Xóa
  2. Bố Mai Tiến Dũng này phát biểu nhiều "tư duy" nổi tiếng ra phết: Vụ Đồng Tâm thì "chúng ta" làm sai thì rút kinh nghiệm, "dân" làm sai thì xử theo PL; đến cái vụ này thì lại có phát hiện ... mới “Doanh nghiệp tạo cho cán bộ hư, tạo cho cán bộ hỏng thì doanh nghiệp cũng có lỗi.” - Thử hỏi thằng doanh nghiệp nào đến nỗi thần kinh ...không bình thường (tạo cho CB hư), mà dám nhảy vô thương trường đọ sức?
    Quan thế này thì dân chết!

    Trả lờiXóa
  3. Trong khi tham nhũng ở các nước bị coi là pham tội, thì ở VNcs "được" coi là lối sống của "con người mới XHCN"!

    Trả lờiXóa
  4. Để cho lũ mua quan nó hành nghề ,không biết bao giờ đất nước này mới hết nghèo hết đói,khi chúng chưa đủ vốn ,chưa có lãi ,thì chúng còn bày cách hành doanh nghiệp,đành sống cùng với ma thôi.

    Trả lờiXóa