Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Câu hỏi lớn cho TBT Trọng: Đột phá hay sa lầy?

Ngày 05/05/2017, Hội nghị Trung ương 5, khóa 12 khai mạc tại Hà Nội. Trogn những nội dung chính của Hội nghị có việc xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng và bàn về thể chế kinh tế, gồm thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), vai trò của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và kinh tế tư nhân.
Đây không phải là vấn đề mới, nó được thảo luận qua nhiều hội nghị, hội thảo do các cơ quan Đảng và Nhà nước chủ trì, tuy nhiên cách đặt vấn đề trong diễn văn khai mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tuy đánh giá tình hình có vẻ 'nhìn sự thật', nhưng khó hy vọng về sự đột phá trong tư duy lý luận và thực tiễn.
Có thể dự đoán rằng 'kinh tế thị trường định hướng XHCN' vẫn là đường lối lý luận của Đảng, vai trò của DNNN vẫn được đề cao là 'nòng cốt', và may chăng 'kinh tế tư nhân' có thể được cân nhắc liệu có là động lực phát triển và cần 'hỗ trợ và tạo điều kiện' như thế nào.

Nhân dịp này, trên báo điện tử Vietnamnet.vn có bài với tiêu đề: "Câu hỏi lớn của Tổng Bí thư".
Cụ thể, báo này trích dẫn: Có một câu hỏi lớn đặt ra cần được giải đáp thấu đáo là, vì sao những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra từ lâu, nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn?
Nếu tiếp tục sa lầy vào lý luận CNXH giáo điều, dù cho gần đây đã cố gắng diễn giải nội hàm của khái niệm này, song chưa thuyết phục khi kinh tế đang chuyển sang thị trường và hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới, thì không thể có giải pháp đột phá, hoặc có một nghị quyết để cứu vãn tình hình như nêu trong 'câu hỏi lớn' về lâu dài.
Đã mất vai trò?
Trước hết, vai trò 'dẫn dắt' kinh tế của các DNNN đã không còn, đặc biệt từ giai đoạn tăng trưởng nóng, khi các chủ trương 'quả đấm thép' bị phá sản, đỉnh điểm là năm 2012, dẫn đến việc xét xử các đại án, trong đó điển hình, 'đình đám' là Vinashin, Vinalines…, đến nay là các dự án 'khủng' của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), Tập đoàn Hóa chất, Tổng công ty thép… thua lỗ hàng chục nghìn tỷ đang 'trình lên Bộ chính trị xin ý kiến chỉ đạo'. DNNN đã và đang để lại di sản nặng nề, cản trở tăng trưởng kinh tế.
Những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, hệ thống tiền tệ, thay đổi chính sách điều hành ngân sách, đầu tư công… được ghi nhận, song chưa bắt kịp đà tăng của thời kỳ trước, chưa ổn định và phát sinh nhiều vấn đề khác như ô nhiễm môi trường, nhiều vấn đề xã hội, như chất lượng giáo dục giảm, an toàn thực phẩm, vấn đề đất đai căng thẳng, mất dân chủ cơ sở, tham nhũng, tiêu cực…
Việc ban hành và thực thi Nghị quyết TƯ 4 về chỉnh đốn Đảng chứng tỏ quyền lực đã tha hóa nghiêm trọng, bộ máy và cán bộ lãnh đạo suy thoái nặng nề về tư tưởng, phẩm chất và lối sống. Để lấy lại niềm tin dân chúng và tránh nguy cơ sụp đổ chế độ Đảng đã tiến hành chống tham nhũng.
Trước hết, Đảng trừng phạt các lãnh đạo DNNN 'cố ý làm trái về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người đã bị kết án, như nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình 20 năm tù, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, chủ tịch và tổng giám đốc Vinalines tử hình về tội "tham ô"…
Trong một series các diễn biến đình đám do Tổng bí thư phát động gần đây từ năm 2016, sau Đại hội 12, một loạt nguyên lãnh đạo PVN bị kỷ luật, truy tố và một số vị từng là lãnh cấp cao có liên quan ở Bộ Công Thương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, và đỉnh điểm là Đinh La Thăng, Bí thư thành ủy Tp Hồ Chí Minh, bị Đảng kỷ luật mức 'cảnh cáo' và mất chức ủy viên Bộ chính trị tại Hội nghị TƯ 5 này.
Đấu đá, tranh giành?
Dư luận cho rằng Đảng đang quyết tâm, tuy nhiên với cách kỷ luật 'riêng có' của Đảng, khi chính phủ và quốc hội chưa có những động thái tương xứng, khiến người ta suy luận đây là 'đấu đá nội bộ' hay 'tranh giành quyền lực'.
Nếu như các án kỷ luật không phải do Ủy ban kiểm tra của Đảng đưa ra, mà do các viện công tố độc lập điều tra, được các tòa án độc lập xét xử công khai, công bằng thì các bị cáo và dư luận sẽ ít 'nghi ngờ' hoặc 'hiểu sai', tính thuyết phục sẽ cao hơn nhiều.
Đã qua 30 năm đổi mới, chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã cứu được sự sụp đổ chế độ và thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, quan niệm giáo điều về CNXH và những sai lầm trong điều hành kinh tế trong thập kỷ gần đây đang cản trở đổi mới, lúng túng trong cải cách kinh tế và các biện pháp điều hành.
Tình hình trầm trọng có thể giảm bớt, khi dân chúng được phần nào thỏa mãn khi 'các con sâu' bị loại bỏ, nhưng khi không diệt được tận gốc thì căn bệnh 'chủ nghĩa cơ hội của người đại diện tài sản nhà nước' và 'chủ nghĩa cơ hội chính trị' sẽ làn rộng, nguy hiểm và không thể kiểm soát nổi. Chi phí cải cách thể chế sẽ tiếp tục tăng cao, tốn kém.
Tình trạng 'nước đôi' trong cải cách, vừa cố duy trì các giá trị và chuẩn mực CNXH giáo điều, chủ nghĩa tập thế, lòng vị tha, đạo đức lý tưởng với nền tảng sở hữu toàn dân, vừa tìm cách 'dung hòa' với những nguyên tắc, chuẩn mực và giá trị của kinh tế thị trường không thể có được giải pháp đột phá.
Đã cam kết chuyển đổi sang kinh tế thị trường cần theo đuổi và thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực của nó. Thể chế chính trị phải cải cách theo nó chứ không phảỉ ngược lại.
Đã rất cấp thiết để đặt ra vấn đề cải cách thể chế kinh tế song hành với thể chế chính trị. Hội nghị TƯ 5 này chưa thể có câu trả lời đột phá cho 'câu hỏi lớn của Tổng bí thư'. Liệu có thể hy vọng có một cam kết mạnh mẽ và lộ trình tổng thể và nhất quán cải cách thể chế chính trị trong các Hội nghị TƯ tiếp theo?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu Chính sách công đang làm việc tại Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ (Học viện Chính sách & Phát triển)/BBC)
-------------

8 nhận xét:

  1. Ông TBT và cánh bảo thủ trong đcs vẫn lỳ trơ ra với cái mớ lý thuyết "DNNN là nòng cốt " đã được chứng minh cụ thể là cực kỳ sai lầm ! Nhưng tại sao họ vẫn thắng thế?

    Trả lờiXóa
  2. Lẽ ra những sai phạm của ĐLT phải bị cơ quan điều tra, tòa án chiểu theo HP và PL để xử tội. Nhưng cái " tài tình và vĩ đại của đảng ta" lại xử bằng N/Q của Hội nghị BCH TW lần thứ 5 khóa 12. Cái " tài tình, vĩ đại " đó đã được chứng minh qua vụ xử cách chức , cảnh cáo khi ông cựu BT Bộ C-T Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh, Võ Kim Cự đã nghỉ hưu hoặc không đảm nhiệm nữa. Nay cái vĩ đại đó lại áp dụng cho vụ kỷ luật ông Đ.L.Thăng thời ông ở PVN. Một nhà nước pháp quyền xử tội phạm bằng PL, đó gọi là pháp trị. Một nhà nước xử tội phạm bằng N/Q đảng cầm quyền thì gọi là gì, nếu không phải là ĐẢNG TRỊ, ĐẢNG QUYỀN ?. Đây chính là một cái trục lắp sai khớp trong hệ thống chính trị VN hiện nay.Nó cần phải thay bằng trục khác, chuẩn tắc hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Bác bí vẫn kiên định

    Trả lờiXóa
  4. Khảo dị LÝ THUYẾT1 cảng viên gạo cội chết đi, linh hồn lang thang vật vờ vật vã trên đường, đột nhiên thấy 3 linh hồn khác đang hối hả đi..... lão gạo cội họi với theo:
    - Nài nài.., mấy chự đi đâu mà vội vã vại?
    - Lên thiên đàng chứ đi đâu..... 1 linh hồn chạ nhời, ko buồn nhòm lại.

    Nghe vại, lão cảng viên gạo cội mới chết này mừng húm, chạy theo............
    Đến 1 vùng rực sáng. Có ba tòa lâu đài bằng vàng rất to và một tòa lâu đài khác cũng bằng vàng nhưng to khủng khiếp, to gấp 10 lần 3 tòa lâu đài kia. 3 linh hồn chạy ào đến 3 lâu đài nhỏ và 1 linh hồn kêu lên
    Lạy chúa Jê su, con đã đến.
    Linh hồn 2: Lạy Phật Tổ, con đã đến
    Linh hồn thứ 3 thì kêu lên "Lạy thánh Allah, con đơi ợ. Cửa của 3 lâu đài mở ra đón 3 linh hồn đó rất nhanh, rồi đóng sập lại.

    lão cảng viên gạo cội ngẩn tò te, đi đến trước cửa tòa lâu đài to khủng khiếp, hỏi ngóng vào:
    - có ai gọi tui í nhở? Thế thế..lâu đài nài cho dững ai thế nhẩy?
    ...................
    Đột diên có cánh cửa sổ bật mở, 1 lão hom hem giơ xương xẩu mồm nhai nhồm nhoàm, thò đầu ra nói:
    - Dành cho dững ai theo anh mác râu.
    lão gạo cội mới chết mừng quá, reo nhên:
    - Ôui uôi.. tui đơi đơi...là cảng viên chưn chính đơi, nhà của chúng ta to quá, thật là hãnh diện, hãy mở cửa cho tôi vào đuê...
    Vừa dứt lời, ngay dưới chân lâu đài bật mở một cái cửa lỗ chó bé tí, có tiếng hô "chui vàoi đuê".
    .................
    Nhòm quanh, linh hồn lão gạo cội k thấy còn lối đi nào khác. Cánh cửa lâu đài đồ sộ thì vẫn im ỉm.
    Cuối cùng...lão đành lom khom chui vàoi.... Vật vã, lấm lem hết cả người mới vào được bên trong.

    Điều làm lão sửng sốt vì đằng sau cánh cửa, mọi thứ là sa mạc mênh mông. Đứng ở sa mạc là rất nhiều ma và quỷ, ai cũng đang nhai nhồm nhoàm. Bực quá, lão hỏi 1 ma đang nhai nhồm nhoàm:

    - Chẳng có gì cả, vại sao k mở toác cái cửa to đó cho rồi, lại bắt tau chui cái lỗ bé tí dư vại?

    Con ma đang nhai nhòm hắn, buồn chán:
    - Đúng là đến chết còn ngu, cánh cửa đó là lý thuyết thôi. Có làm gì được đâu, còn cái lỗ đó là thực tế, mới đi vào được, hiểu chưa?
    Lão gạo cội bực tức, dưng ráng nhịn.
    - Thôi được òi... ở đây ai cũng đang ăn, vại cho tau 1 phần đuê.

    Con ma gác cửa nhòm hắn, cười phun phọt hết ra ngoài:
    - Dcm...mang tiếng cảng viên gạo cội mà ngu bỏ cơm mẹ nấu? Đúng là chạ biết chi. Ở đây làm léo có j mà ăn? Tụi tau chỉ nhai lý thuyết cho tới lúc hết tội mà thoi, thích thì vô thư viện, chọn phần nào thích mà nhai đuê....!

    Trả lờiXóa
  5. Chí thấy có "phá" chứ đâu có "đột" nỗi gì? Rất tiếc là lực lượng dân chủ thiếu một đường lối đấu tranh sáng tạo và linh hoạt !(trước sự ù lỳ trơ tráo này thì phải sáng tạo-linh hoạt)

    Trả lờiXóa
  6. Đột phá hay sa lầy không quan trọng . Vì hơn 42 năm sa lầy sau khi thống nhất đất nước từ 30/4/75 có chết thì dân ngu cu đen chết , đảng viên vẫn phè phỡn có chết ai đâu .

    Bởi thế có tiếp tục sa lầy thì đảng vẫn hùng mạnh , đảng viên vẫn tiếp tục an ngon mặc đẹp ra sức bảo vệ đảng hết mình , sống ung dung ngoài vòng luật pháp .

    Các ông đấu tố nhau , mạnh được yếu thua . Dầu vi phạm pháp luật cũng chẳng phải ra toà . Dân tố các ông thì bị gọi là chống phá nhà nước , chống phá chế độ .

    Cả tài sản đất nước và sức lực hơn 90 triệu dân chỉ nhằm phục vụ cho 4 triệu đảng viên . Thử hỏi đảng làm thế nào mà nghèo được , đừng nói chi đến chuyện sa lầy .

    Doanh nghiệp quốc doanh có phá sản , có ông Uỷ viên Trung ương nào bị khánh kiệt , bị tịch biên tài sản hay chưa ? Đảng làm kinh tế cho đảng ắt chỉ có lời . Nhưng Đảng đi làm kinh tế cho nước Việt dân Việt ắt tuột vốn , mất trắng cả chì lẫn chài .

    Bởi thế kinh tế định hướng XHCN của đảng luôn luôn thành công . Ngược lại báo cáo kinh tế nhà nước thì nợ nần , thua lỗ ngập đầu .



    Trả lờiXóa
  7. DNNN làm chủ đạo thì mới có cái để chỉ đạo có cái để kiếm tiền

    Trả lờiXóa