Hầu hết các tài liệu mà ông Dương Ngọc Hải dùng để
buộc tội đều không có xuất xứ rõ ràng, không chứng minh được sự liên quan của
các tài liệu này với bà Tuyết.
Tại Phiên tòa sơ thẩm ngày 29/5/2015, bà Nguyễn Thị
Bạch Tuyết đã tố cáo Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan CSĐT dùng
tài liệu giả mạo, pho to, không có chữ ký của bị cáo (trong sổ cái kế toán và
các tài liệu) để buộc tội bà Tuyết.
Cụ thể, tại phiên tòa, luật sư cho bị cáo Tuyết xem
một tài liệu trong hồ sơ vụ án gọi là “sổ cái”, đây chính là tài liệu quan
trọng mà Cơ quan CSĐT và Viện KSND thành phố Hồ Chí Minh căn cứ để đưa ra lời
buộc tội với bị cáo.
Tuy
nhiên, bà Tuyết khẳng định mình không lập cái sổ này và sổ này là một tài liệu
giả mạo.
“Rõ ràng sổ này là được làm giả, ai đã cố tình đưa nó
vào hồ sơ vụ án, không hề có chữ ký của tôi”, bà Tuyết khẩn thiết đề nghị Hội
đồng xét xử làm rõ.
Trong một văn bản sau đó, cơ quan tố tụng đã yêu cầu
Viện Kiểm sát nhân dân phải làm rõ: “Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa
sơ thẩm ngày 29/5/2015, bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết đều yêu cầu được xem sổ
sách, báo cáo tài chính do các số liệu ở hóa đơn, sổ phụ, sổ chính không khớp
nhau.
Tại biên bản giao, nhận kết luận điều tra bổ sung ngày
23/7/2015, bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết đều yêu cầu được xem chỉ thị thực hiện
lệnh qua bản scan được ký giữa Ngân hàng UOB và Công ty L&M Việt Nam các
báo cáo tài chính và sổ sách kế toán do bị cáo lập và đã được nộp cho Công ty
kiểm toán KPMG.
Xét yêu cầu trên là chính đáng, hợp lý và để đảm bảo
quyền lợi cho bị cáo, đề nghị xem xét, giải quyết yêu cầu của bị cáo Tuyết,
cung cấp bản giải trình về nguồn của các tài liệu, chứng cứ thu thập tại hồ sơ
vụ án và thực hiện việc đối chất giữa bị cáo và bà Bùi Khánh Hà (người nhận
chuyển giao nhiệm vụ từ bị cáo) nếu có mâu thuẫn”.
Về nguồn cung cấp các tài liệu cho Cơ quan CSĐT, bà
Bùi Khánh Hà, hiện là kế toán Công ty L&M Việt Nam (người được nhận vào sau
khi bà Tuyết đã được cho nghỉ) khai: Trong quá trình giao nhận các tài
liệu (giữa bà Hà và Điều tra viên), bà Bùi Khánh Hà chỉ ký trang đầu các tài
liệu đề ngày 18/6/2014…
“Các tài liệu kể trên được tôi photocopy từ tài liệu
do chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết để lại còn lưu trữ tại Văn phòng Công ty L&M
Việt Nam, các tài liệu này đều không có chữ ký của bất cứ ai”, bà Hà tỉnh bơ
xác nhận.
Theo quy định tại khoản 2 điều 25; khoản 2; khoản 4
điều 40 của Luật kế toán 2003 thì:
- Sổ (tài liệu) kế toán phải ghi đơn vị kế toán, ngày
tháng năm, chữ ký của người lập sổ, chữ ký của kế toán trưởng và người đại diện
theo pháp luật; số trang và phải đóng dấu giáp lai.
- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
Cũng theo Biên bản bàn giao ngày 29/6/2012 giữa bà
Tuyết và đầy đủ ban bệ từ Tổng giám đốc đến các thành viên công ty L&M Việt
Nam thì toàn bộ số tài liệu kế toán (khoảng 50 tập) đã được giao nhận ký tá đầy
đủ giữa các bên, không ai thắc mắc gì.
Như vậy, nếu những tài liệu tại Công ty L&M cung
cấp cho cơ quan CSĐT đều “không có chữ ký của bất cứ ai” thì những tài liệu này
có giá trị gì trong vụ án hình sự, trong việc kết tội một công dân Việt Nam?
Và những tài liệu thật kia đang ở đâu? Tại sao chúng
lại không được đưa ra để xem xét? Tại sao ông Dương Ngọc Hải không cho truy tìm
và căn cứ vào đó để đình chỉ hay tiếp tục vụ án?.
Theo thông tin mà chúng tôi được biết, toàn bộ các tài
liệu do bà Tuyết lập khi là kế toán công ty L&M Việt Nam đều thực hiện theo
đúng quy định pháp luật, có kiểm toán hàng tháng, hàng quý và đều có chữ ký của
bà Tuyết và ông Yee Lip Chee và các đối tượng liên quan.
Các tài liệu này chứa đựng toàn bộ hoạt động của Công
ty nhưng đến nay ông Yee không dám nộp cho cơ quan điều tra vì sợ lộ hành vi vu
khống của mình đối với bà Tuyết.
Cơ quan tố tụng trong một văn bản cũng đề nghị CQĐT
phải truy tìm những tài liệu này để làm căn cứ xử lý vụ án.
Tuy nhiên, không hiểu vì sao đến nay chúng vẫn không
có mặt trong hồ sơ vụ án khiến dư luận hết sức bất bình.
Mới đây, khi làm việc với Cơ quan CSĐT, bà Tuyết tiếp
tục khẳng định những tài liệu mà điều tra viên cung cấp đều là những tài liệu
trước đây bà được xem (toàn bộ không có chữ ký của bà Tuyết và ông Yee Lip
Chee) và phủ nhận toàn bộ tài liệu trên do bà lập ra.
Bà Tuyết tiếp tục khiếu nại, đề nghị Cơ quan CSĐT cung
cấp:
Báo cáo tài chính do bị cáo lập và được chuyển cho
Công ty kiểm toán KPMG;
Biên bản làm việc giữa Công ty KPMG và Công ty L&M
Việt Nam ;
Chỉ thị thực hiện lệnh qua bản Scan để chuyển lệnh
chuyển tiền từ Công ty L&M Việt Nam đến Ngân hàng UOB.
Tuy nhiên, điều tra viên Nguyễn Việt Đông tiếp tục
không cung cấp được các văn bản trên cho bị cáo xem - như yêu cầu trước đó của
cơ quan tố tụng.
Như vậy, cả Cơ quan CSĐT và ông Dương Ngọc Hải, Phó
Viện trưởng Viện KSND TP. Hồ Chí Minh đều chưa chứng minh được nguồn gốc, tính
pháp lý của các tài liệu trong vụ án.
Trong khi đó bà Tuyết đã bị tạm giam đến nay tròn 800
ngày trong oan ức.
Và
người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ ông Dương Ngọc Hải sử dụng tài liệu giả,
tài liệu không có thật và tài liệu "chế" để hãm hại bà Nguyễn Thị
Bạch Tuyết nhằm thoát trách nhiệm cho mình.
Việc ông Hải vẫn ban hành Cáo trạng với những chứng
cứ, tài liệu "lởm khởm" để buộc tội bà Tuyết là việc làm bất chấp
pháp luật cần phải bị xử lý nghiêm.
Báo
điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ
tiếp tục thông tin.
Việt Đông/GDVN
------------
"Quan" kiển sát dùng tài liệu "lởm khỏm" buộc tội công dân là do
Trả lờiXóaCông an điều tra "Lởm khởm"
Công an điều tra "Lởm khởm" là do
Lệnh bắt khẩn cấp "lởm khởm"
Lệnh bắt "Lởm khởm" là do NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN LỞM KHỞM.
Quả đúng như vậy , và chỉ có như vậy nên chế độ xã hội mới " lởm khởm " !!!
XóaChỗ dành cho bọn tòa csVN là dưới Địa Ngục!
Trả lờiXóaChưa học làm người đã làm quan
Trả lờiXóalương tâm '' lởm khởm'' Dân chết oan
TAY NÀY LÀ PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN HẠ SÁT.
Trả lờiXóa