Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Sự thật sau kỷ lục 4 tỷ USD nhập thép Trung Quốc

Năm 2016, Việt Nam chi gần 11 tỷ USD nhập khẩu sắt thép các loại.
Năm qua, Trung Quốc đã bán được gần 11 triệu tấn thép cho Việt Nam, thu về 4,45 tỷ USD. Công nghiệp thép Việt, nếu có các "anh cả” tức là các tập đoàn, doanh nghiệp thép quy mô lớn, sử dụng công nghệ lò cao hiện đại sẽ đủ sức cạnh tranh kể cả có áp thuế tự vệ hay không.

Nộp lại hơn 10 tỷ đồng, Dương Chí Dũng có thoát tội tử hình?

Nộp lại hơn 10 tỷ đồng, Dương Chí Dũng có thoát tội tử hình?

Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam
 - bị tuyên án tử hình vào năm 2014.

Bên hàng lang cuộc họp báo chiều 23/1 của Bộ Tư pháp, PV đã trao đổi nhanh với ông Mai Lương Khôi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự (Bộ Tư pháp) xung quanh việc Dương Chí Dũng sau khi nộp hơn 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, liệu có thoát án tử hình?

Việt Nam tích cực hành động trong một thế giới biến động

Việt Nam tích cực hành động trong một thế giới biến động
Thủ tướng gặp các tập đoàn thành viên WEF
trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ảnh: VGP
Chuyến đi của Thủ tướng tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới đúng thời điểm, thực chất, các thông điệp được chuyển tải đủ mạnh tới được với tất cả các đối tác cần thiết.

‘Người Việt đang cực kỳ lạc quan về viễn cảnh kinh tế năm 2017’?

“Người Việt đang cực kỳ lạc quan về viễn cảnh kinh tế năm 2017” là tựa đề cực kỳ trơ trẽn của một tờ báo nhà nước, khi dẫn lại kết quả nghiên cứu của một tổ chức chẳng mấy tiếng tăm là Indochina Research, trong khuôn khổ cuộc điều tra cuối năm 2016 do mạng lưới Win/Gallup International thực hiện tại 66 quốc gia.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

KỂ CHUYỆN TƯỞNG NIỆM LIỆT SỸ HOÀNG SA SÁNG 19-1-2017

* ĐÀO TIẾN THI
Sáng 19-1-2017, tôi ra vườn hoa Lý Thái Tổ tưởng niệm ngày Hoàng Sa – một phần xương thịt của Tổ quốc Việt Nam suốt 300 năm – đã bị mất về tay Trung Quốc (chính xác là Đảng Cộng sản Trung Quốc, chứ nhân dân Trung Quốc thì được gì đâu) cách đây 43 năm, đồng thời cũng là viếng 74 chiến sỹ Việt Nam đã ngã xuống vì Hoàng Sa trong trận huyết chiến trên biển với quân cướp nước Trung Cộng.

Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump

Sáng ngày 20 tháng 1 theo giờ địa phương, tức ngày 21 giờ Bắc Kinh, Tổng thống thứ 45 nước Mỹ Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Ông đã đọc một bài diễn văn nhậm chức có màu sắc cá nhân rất mạnh. Bài diễn văn này nhất định sẽ gây ra sự đánh giá vô cùng phức tạp tại nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Ông Trump nhậm chức, 'kẻ khóc, người cười'

Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1.
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1.
 Ông David bắt chuyến tàu sớm nhất từ quận Fairfax, tiểu bang Virginia, để tới thủ đô Washington DC chứng kiến lễ nhậm chức của Tổng thống tân cử Donald Trump.
Đội một chiếc mũ màu đỏ trên có chữ USA, người đàn ông ở tuổi ngũ tuần cho biết rằng ông cảm thấy “rất vui” khi cùng vợ tới tham dự sự kiện diễn ra bốn năm một lần.
Lẫn trong một nhóm người ủng hộ tỷ phú bất động sản, ông David nói “đã đến lúc nước Mỹ cần một sự thay đổi”.
Trong khi đó, tại một góc phố ở trung tâm Washington, một nhóm các nhà hoạt động mặc đồ đen hô vang các khẩu hiệu, “No Trump, No Trump”. Đôi lúc, có sự to tiếng và xô đẩy giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động.
Họ nằm trong số ước tính hàng nghìn người xuống đường phản đối ông Trump trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
    Tôi không nghĩ ông Trump là người hoàn hảo. Ông ấy cũng là người có khiếm khuyết. Nhưng tôi tin vào lý tưởng của ông ấy và tôi hy vọng ông ấy sẽ đoàn kết được đất nước. Sự chia rẽ không giúp ích gì cho bất kỳ nước nào.
    Ông David, một ủng hộ viên của ông Trump.
Về các cuộc tuần hành chống tỷ phú bất động sản chưa từng có kinh nghiệm chính trường, ông David cho rằng những người xuống đường “có quyền lên tiếng”.
Ông nói thêm: “Tôi không nghĩ ông Trump là người hoàn hảo. Ông ấy cũng là người có khiếm khuyết. Nhưng tôi tin vào lý tưởng của ông ấy và tôi hy vọng ông ấy sẽ đoàn kết được đất nước. Sự chia rẽ không giúp ích gì cho bất kỳ nước nào”.
Theo các quan chức địa phương, khoảng 800 tới 900 nghìn người đổ về thủ đô Hoa Kỳ để theo dõi ông Trump nhậm chức. Con số này được coi là ít hơn đáng kể so với khoảng 1,8 triệu người theo dõi buổi lễ tương tự dành cho ông Barack Obama.
Hàng chục nghìn nhân viên thuộc cả lực lượng an ninh địa phương và liên bang đã tham gia duy trì an ninh trật tự với chi phí ước tính hơn 100 triệu đôla.

Người biểu tình phản đối ông Trump.
Người biểu tình phản đối ông Trump.
Quan hệ Việt – Mỹ
Trong khi đó, người Việt Nam ở cách Hoa Kỳ nửa vòng trái đất cũng quan tâm tới chuyện nhà tài phiệt bất động sản chính thức lên lãnh đạo nước Mỹ.
Khi được hỏi mối bang giao Washington và Hà Nội sẽ ra sao sau khi ông Trump nhậm chức, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng mọi chuyện “rất khó đoán định”.
Nhà quan sát tình hình thời sự trong nước nói thêm: “Bản thân ông ấy là một ẩn số. Thực sự, tôi khá hồi hộp để xem xem ông ấy ứng xử như thế nào trong 100 ngày đầu. Đây là một trường hợp rất, rất là khác biệt so với các vị tổng thống nhậm chức từ trước tới nay ở Hoa Kỳ”.
Theo giới quan sát ở trong nước, những tuyên bố về biển Đông của ông Trump cũng như của quan chức mà ông đề cử thời gian qua đã gieo hy vọng cho người Việt.
Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ cuối năm ngoái chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa biển Đông, trong khi ông Tillerson, ứng viên ngoại trưởng Mỹ, tháng này nói rằng cần phải chặn Bắc Kinh tiếp cận các đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp giữa nhiều nước.

    Bản thân ông ấy là một ẩn số. Thực sự, tôi khá là hồi hộp để xem xem ông ấy ứng xử như thế nào trong 100 ngày. Đây là một trường hợp rất, rất là khác biệt so với các vị tổng thống nhậm chức từ trước tới nay ở Hoa Kỳ.
    Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói.
Tiến sĩ A nhận định với VOA Việt Ngữ: “Các ý kiến của những người Việt Nam mà tôi có dịp tiếp xúc cũng tương đối là trộn lẫn về cái này. Có những người nghĩ rằng ông Trump đang rất là cứng rắn với Trung Quốc, sẽ thuận lợi cho Việt Nam. Nhưng mà không ai biết được, nếu mà thuận lợi thì thuận lợi như thế nào. Với cái cá tính khó tiên đoán của ông Trump, thì chưa biết chừng cái đó nó quay trở lại là cái bất lợi thì sao? Tôi nghĩ là phải cẩn trọng, chờ đợi và phân tích thêm những dữ kiện khác. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh như thế thì phải nêu ra nhiều phương án để mà ứng phó một cách linh hoạt với ứng xử của chính quyền Trump”.
Còn ông Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, cho rằng “nếu Mỹ triển khai chính sách đúng như lời tuyên bố của ông Trump cũng như của ứng viên ngoại trưởng Mỹ thì đó là xu thế tốt cho hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông và đó là điều phù hợp cho lợi ích của Việt Nam, thì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ hoan nghênh chính sách đó của Mỹ”.
Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Về cơ bản, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên xu thế phát triển chung. Tôi nghĩ rằng người Mỹ có nhiều quan tâm tới châu Á, và Việt Nam cũng đóng một vai trò tương đối cơ bản trong chiến lược chung của Mỹ tại châu Á. Vì thế, tôi nghĩ xu hướng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn duy trì đà phát triển như vừa rồi và ổn định và phát triển hơn”.
Cuối năm trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với ông Trump, và theo trang web của chính phủ trong nước, nhà lãnh đạo Việt Nam đã khẳng định Hà Nội “coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ”.
Nhiều quan chức trong nước cũng bày tỏ hy vọng rằng Tân tổng thống Mỹ sẽ tới Việt Nam vào cuối năm nay để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, APEC.
Viễn Đông/(VOA)
------------

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

ĐIỂM TIN - From CTV Phan Đình Lợi

KÍNH GỬI : Trang mạng XH - Bùi Văn Bồng1
PDL
Dear All,
Mong Cả Nhà vui và cảm thấy có ích trong việc cùng nhau giới thiệu và chia sẻ thông tin đọc báo. Giới thiệu Cả Nhà thấy tin từ báo (3TB) lên diễn đàn. Chân thành cảm ơn. Chúc mọi người thành công và có nhiều niềm vui trong tuần làm việc mới (từ 16/01 đến 20/01/2017)
Trân trọng,
Phan Đinh Lợi
(và THÔNG TIN TỪ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC)

Chủ nghĩa biệt lập của Trump giúp Trung Quốc thống trị Đông Nam Á ?

Châu Á giữa ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc. Ảnh minh họa.
           Trong những năm gần đây, chiến lược “xoay trục” sang châu Á vẫn là trụ cột chủ yếu trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhằm một mặt củng cố hoặc phát triển các liên minh với các nước trong khu vực, mặt khác kềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.

Ông Trump phải làm gì để bảo vệ quyền tự do hải hành của Hoa Kỳ

Chiến hạm USS Stout. Ảnh: National Interest
Khi đề cử ông Rex Tillerson của ExxonMobil làm Bộ trưởng ngoại giao và Tướng về hưu James Mattis làm Bộ trưởng quốc phòng, Tổng thống Trump đã trình làng các nhân sự an ninh quốc gia cao cấp. Nếu được Quốc hội phê chuẩn, nhóm này sẽ bắt tay vào việc thiết lập nền tảng chiến lược cho chính quyền Hoa Kỳ mới.

15 văn kiện hợp tác Việt - Trung gây nhiều tranh cãi

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh ngày 13 tháng một năm 2017.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh ngày 13 tháng một năm 2017
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là quốc gia được Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chọn làm nơi bắt đầu cho chuyến đi công vụ đầu năm 2017, từ ngày 12 đến ngày 15/1/2017. Chuyến đi kết thúc với 15 văn kiện hợp tác được ký kết giữa hai quốc gia. Tính chất và nội dung của 15 văn kiện này đang tạo ra nhiều tranh luận trong và ngoài nước.

Tiêu cực

Chuyến đi thăm được Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo và miêu tả là nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt – Trung phát triển lành mạnh, ổn định vì lơi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Ngay khi đặt chân đến Bắc Kinh, chiều ngày 12/1, tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký kết 15 văn hiệp hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nội dung cụ thể được nêu trong 15 văn kiện chưa được loan báo, ngoại trừ những tiêu đề chính. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho rằng đây là những văn kiện không minh bạch, và mang tính chất tiêu cực.
Ông Trọng đang làm một việc trái luật. Ngay cả điều 4 của Hiến pháp cũng không có khoản nào qui định anh được làm việc này. - Ông Nguyễn Khắc Mai
“Chúng tôi đánh giá là đại tiêu cực. Và chúng tôi yêu cầu phải công khai từng văn kiện, từng câu từng chữ rõ ràng và quốc hội phải xem xét, nghiên cứu, rồi phê phán, chỉ ra chỗ nào được, chỗ nào không được, chỗ nào đúng chỗ nào sai.”

Việc ký kết nhiều văn kiện trong một chuyến đi công vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc được ông Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh đã từng diễn ra rất nhiều lần, trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự đến chính trị, đến đào tạo cán bộ, kinh tế... Nhưng riêng lần này, ông nhận định đó là “những ký kết phi pháp”

“Vì không ai cho phép và không có cái luật nào là anh Tổng bí thư dẫn một đoàn đi ký kết những văn kiện như vậy được. Ông Trọng đang làm một việc trái luật. Ngay cả điều 4 của Hiến pháp cũng không có khoản nào qui định anh được làm việc này. Cái này là cách làm của Đảng cộng sản Liên Xô cũ. bây giờ nó đã giải tán rồi? Phương thức ấy vẫn sử dụng là không đúng.”

Ghi điểm về ngoại giao

051_XxjpbeE001940_20170112_TPPFN0A001-400.jpg
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) đến Bắc Kinh hôm 12/1/2017. AFP photo
Tiến sĩ Vũ Cao Phan, Phó chủ tịch hội Hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc nhấn mạnh tuy phản ứng của nhiều người cho rằng bản thông cáo chung của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng về cuộc thăm viếng Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không chứng minh sự tiến triển gì.

Nhưng với cá nhân ông có nhận định khác, đặc biệt về hình thức ngoại giao:

“Trong thông cáo đó, giọng điệu thoải mái hơn, nhìn vấn đề được đề cập cụ thể hơn. Ngoài ra thì tôi có thể cho rằng cả Trung Quốc và Việt Nam đều ghi được điểm về mặt ngoại giao.”

Tiến sĩ Vũ Cao Phan nhận thấy qua chuyến đi thăm này, Việt Nam đã tỏ ra không kém cạnh, không thua thiệt với các nước đã chìa bàn tay với Trung Quốc, đã bước theo kịp tình hình chung của khu vực. 15 văn kiện hợp tác vừa được ký kết đã chứng tỏ Việt Nam cũng tạo được một điểm nhấn sau Malaysia và Philippines.
Trong thông cáo đó, giọng điệu thoải mái hơn, nhìn vấn đề được đề cập cụ thể hơn. Ngoài ra thì tôi có thể cho rằng cả Trung Quốc và Việt Nam đều ghi được điểm về mặt ngoại giao.” - Tiến sĩ Vũ Cao Phan
Và ngược lại, sau quan hệ nồng ấm với Philippines và Malaysia thì Trung Quốc rất cần chứng tỏ cũng làm được như vậy với Việt Nam, là nước có nhiều quan hệ nhất với Trung Quốc, cả về được lẫn chưa được.

Với ghi nhận của Tiến sĩ Vũ Cao Phan thì Trung Quốc đánh giá quan hệ với Việt Nam là quan trọng nhất. Do đó, với 15 văn kiện này, Trung Quốc đã ghi được điểm trong công tác ngoại giao sau khi thắt chặt quan hệ với các nước khác trong khu vực.

Đối lập với nhận định này, ôngNguyễn Khắc Mai cho rằng 15 văn kiện hợp tác ấy như một bước tiếp theo của 16 chữ vàng với 4 tốt, điều mà theo ông là lâu nay đã bỏ đi và xã hội xem đó là một sự “đầu hàng nhục nhã”.

“Riêng cá nhân tôi đây là một đại hoạ chứ không phải mối lo nữa. 16 chữ thực chất là cái thòng lọng mà Tàu buộc vào Đảng cộng sản Việt Nam, chính phủ, chính quyền Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam nữa. vẫn chiếm đảo, xây dựng đảo, uy hiếp đường hàng không hàng hải của Việt Nam.”

Hai vấn đề quan trọng vẫn không tiến triển

d1612013-c244-4312-ab8a-7943d6bd6971-400.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) hội đàm tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 1 năm 2017. AFP photo
Cá nhân Tiến sĩ Vũ Cao Phan không quan trọng về số lượng của văn kiện được ký kết là 15 hay con số nào khác sẽ được ký kết thêm. Điều ông đưa ra làm vấn đề chính chưa được giải quyết và đặt nền tảng xây dựng một cách hoà bình, bình tĩnh, hữu nghị, đó là kinh tế và Biển Đông. Theo ông, đây cũng chính là hai vấn đề nổi bật nhất trong quan hệ giữa hai nước.

“Tóm lại đứng về mặt ngoại giao và hình thức thì ta có thể nhìn như thế. nhưng về chất lượng của chuyến đi với hai vấn đề quan trọng giữa Việt Nam – Trung Quốc là kinh tế và Biển đông thì tôi thấy không tiến triển.”

Đây cũng là nhận định của Giáo sư Nguyễn Khắc Mai khi nói về những nội dung mà ông đánh giá là tiêu cực của 15 văn kiện hợp tác.

“Những cam kết về kinh tế là rất dở hơi, vẫn kéo dài và nâng giá…”

Theo phân tích của Tiến sĩ Vũ Cao Phan, mặc dù phía Trung Quốc đã nhấn mạnh quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã vượt qua Malaysia để đứng đầu Đông Nam Á, nhưng thực tế thì không như thế.

“Trong cái đứng đầu ấy thì Trung Quốc vẫn giữ lợi thế là Việt Nam vẫn phải nhập siêu trầm trọng. Đầu tư vào Việt Nam không tương ứng với quan hệ thương mại. Trong một chục nước đứng đầu đầu tư vào Việt Nam thì Trung Quốc xếp gần cuối.”
Về mặt kinh tế, tôi cho rằng không ghi được điểm nhấn nào ngoài việc Trung Quốc đưa vào thông cáo chung nói về kết hợp 2 con đường 1 vành đai và 1 con đường 1 vành đai. - Tiến sĩ Vũ Cao Phan
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài đưa ra vào năm 2016, 10 nước có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, QUần đảo Virgin, Hồng Kong, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Thái Lan. Trung Quốc xếp thứ 9 trong bản thống kê xếp hạng.

Tiến sĩ Vũ Cao Phan đề cập thêm đến việc đầu tư không hiệu quả như vấn đề gang thép Thái Nguyên, phân đạm Ninh Bình.

“Về mặt kinh tế, tôi cho rằng không ghi được điểm nhấn nào ngoài việc Trung Quốc đưa vào thông cáo chung nói về kết hợp 2 con đường 1 vành đai và 1 con đường 1 vành đai.”

Nhất đới nhất lộ là cách gọi mà báo chí Trung Quốc nhắc đến rất nhiều khi nói về chiến lược thương mại với Việt Nam. Phía Việt Nam thì đề cập đến điều này qua cách nói “Một con đường, một vành đai”. Chính sách này cũng đã gây không ít tranh cãi cho cả báo chí phương Tây với tên gọi “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” hoặc “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa”.

Tuy nhiên với “Hai con đường một vành đai” thì đây là lần đầu tiên được đưa vào văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt - Trung từ sau thoả thuận với Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải. Mặc dù Tiến sĩ Vũ Cao Phan cho biết Trung Quốc cũng đã nhiều lần nhắc đến, nhưng phía Việt Nam không hưởng ứng trong suốt nhiều năm qua.

“Tôi phải đặt câu hỏi là Việt Nam có muốn duy trì “Hai con đường một vành đai” hay không vì chỉ có phía Trung Quốc đưa ra? Về kinh tế là thế. Về Biển Đông thì càng không.”

Ông khẳng định quan điểm của mình là phải có đàm phán về Biển Đông, ngay cả những vấn đề có thể hợp tác được như quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa, là vấn đề Trung Quốc đã thực hiện đàm phán với Philippines ở quần đảo Scarborough.

Mặc dù nội dung chi tiết của 15 văn kiện hợp tác Việt Trung chưa được hơn 90 triệu người dân Việt Nam tường tận, thế nhưng với những phân tích của các nhà quan sát cùng với phản ứng của người dân trong nước, có vẻ như họ vẫn đang thấy sợi dây liên đới chặt chẽ giữa 15 văn kiện hợp tác và 16 chữ vàng, 4 tốt.
(RFA)
---------------

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Người Việt nói gì về lễ nhậm chức của Trump?

Ước tính khoảng 800.000 - 900.000 người dự kiến tới Washington
chứng kiến lễ nhậm chức của ông Trump
Ước tính khoảng 800.000 - 900.000 người dự kiến tới Washington chứng kiến lễ nhậm chức của ông Trump.

Quan trọng: Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Donald J. Trump

 Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc diễn văn sau khi tuyên thệ nhậm chức
 tại Điện Capitol ở Thủ đô 
Washington, Hoa Kỳ, 20/1/2017.
Thưa Chánh án Roberts, Tổng thống Carter, Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, thưa đồng bào Mỹ, và mọi người trên thế giới: Xin cảm ơn.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Không buông, còn ôm chặt

Ông Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
 trong chuyến thăm năm 2015
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở đầu năm 2017 bằng cuộc sang chầu Bắc Triều của Tập Cận Bình để nhận chỉ thị mới.

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

‘Sụp đổ tài khóa quốc gia’: Thủ tướng Phúc không muốn phải ‘đổ vỏ’?

Gần một năm sau cuộc chuyển giao quyền lực chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu có những phát ngôn “lạ” về kinh tế ngay vào khoảng thời gian chuyển thời giữa năm 2016 và 2017.
Bắt đầu ‘mở miệng’
“Nợ công sát trần cho phép và nếu tính đủ thì có thể đã vượt trần”, Thủ tướng Phúc đột ngột phát biểu không hẳn là chỉ đạo tại Hội nghị Chính phủ với địa phương vào cuối năm 2016.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Muốn bắt kịp các nước, chúng ta phải nỗ lực gấp bội

Ông Nguyễn Đình Cung
"Tôi cho rằng, phải làm thực chất ba đột phá chiến lược, bốn trọng tâm tái cơ cấu như đã đề ra. Trong đó, tôi nhấn mạnh đột phá thể chế" - ông Nguyễn Đình Cung.
Cần làm gì để đưa đất nước ra khỏi tình trạng tụt hậu? TBKTSG trao đổi với ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, một trong những người viết bản đề án tái cơ cấu nền kinh tế lần 2.
Nhìn lại những thành tựu kinh tế không thể phủ nhận được sau 30 năm đổi mới, và thực trạng hiện nay, ông muốn chia sẻ điều gì?

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Đội tham mưu của Trump trình đề xuất mới về Biển Đông

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: wsau.com.
* HỒNG THỦY
Nhóm nghiên cứu của Trump đề xuất, Mỹ cần có kế hoạch tăng cường lực lượng hải quân lớn hơn ở Đông Nam Á để đối phó với Trung Quốc.

Lá thư đầu năm gửi Đại tướng, giáo sư, tiến sĩ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Năm ngoái, cũng ngày 7-1, tôi có viết bài báo bàn với anh Tư Sang, nguyên chủ tịch nước. Nay đọc lại thấy còn phù hợp, nên chép lại kính gởi anh đọc, như một lời chúc đầu năm mới. Tôi vừa về Huế, gặp thăm mấy vị Hòa thượng, họ nói anh cũng rất quan tâm đến vắn đề tâm linh. Anh hãy làm một việc gì đó tử tế, tốt đẹp để xóa đi cái ‘dớp’ đầu năm rất tồi tệ - đó là việc công an đã đánh chết người ngay đầu năm mới. Nó là cái điềm gỡ, không thể coi thường. Anh xem bài báo, và nên có hành động thật ơn ích, mới mong hóa giải cái điềm gỡ đó . Đây là toàn văn bài báo, mà thật kỳ lạ, là tôi đã đề ngày là 7-1-2017. Nhân dịp này, tôi cũng xin gởi đến anh thiếp chúc mừng năm mới của Trung tâm Minh Triết, với một lời rất minh triết của Chế Thắng Phu Nhân, Thánh  mẫu Kỳ anh(Hà tĩnh):  “Nâng giữ gốc nước, dẹp bỏ hà khắc, bạo ngược, để dân chúng được yên vui”. Chân thành chúc Chủ tịch bình an, mạnh khỏe!

THƯ NGỎ

                                                                              
                                                                                                Ngày 14 tháng 1 năm 2017
Kính gửi tất cả tâm hồn yêu quê hương, …

Một điều không ai ngờ tới trừ những nhà tiên tri

Sau ngày 8-11 có một điều không ai ngờ tới trừ những nhà tiên tri.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, là nền tảng kinh tế không thể thiếu của chiến lược xoay trục về châu Á nhằm tăng cường phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng của Mỹ với tư cách là cường quốc số một thế giới tại một khu vực phát triển kinh tế năng động nhất hành tinh, củng cố cột trụ vững chắc của liên minh Nhật Bản – Hoa Kỳ, thúc đẩy việc mở rộng các mối quan hệ đối tác kinh tế thương mại giữa những quốc gia có tiềm năng phát triển ở hai bên bờ Thái Bình Dương.

Trọng - Bình ký kết 15 văn kiện ‘quan trọng’ ở Bắc Kinh

Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, cùng Chủ Tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, hôm 12 tháng Giêng ký kết 15 văn kiện hợp tác “quan trọng” trong chuyến thăm đang diễn ra tại Bắc Kinh. Nhưng một nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam nói các văn kiện chỉ là “bề mặt” trong chuyến đi của ông Trọng.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

NHỮNG NGHỊCH LÝ TRONG MỘT SỐ BÁO

* Gs. NGUYỄN KHẮC MAI
Đọc Tuổi Trẻ (Sài Gòn) số ra hôm nay, 13-1-2017, thấy một số nghịch lý. Tôi xin nêu ra để dư luận tham khảo!.Nghịch lý trong bài”Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Trung.

VỤ ÁN HỒ DUY HẢI: AI ĐANG BÓP CHẾT NỀN TƯ PHÁP NƯỚC NHÀ ?

 * NGUYỄN ĐĂNG QUANG
          Trong bộn bề và sôi động chuẩn bị đón xuân Định Dậu 2017, tôi vẫn canh cánh trong lòng bởi ‘nền tư pháp nước nhà đang bị bóp chết’ trong vụ án Hồ Duy Hải ở Long An. 
           Vụ án này chắc chắn là oan sai tày đình! 
         Họ cố tình kết án tử một thanh niên vô tội để "thế mạng" cho thủ phạm chính của vụ án này! Có một thế lực muốn mang Hồ Duy Hải ra tử hình sớm, nhưng cũng có những chính kiến muốn cản lại để làm rõ sự thực! Đề nghị Đại tá Bùi Văn Bồng cho đăng lên trang nhà vào ngày mai, 13/1/2017, đúng 9 năm xảy ra vụ án này! Xin rất cảm ơn các anh.
Brgds,  NĐQ.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Ngoại trưởng của Trump: Trung Quốc phải bị cấm tiếp cận các đảo trên Biển Đông

Ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đề xuất Mỹ
cần cứng rắn hơn với Trung Quốc về Biển Đông (Ảnh: Getty)
Hoạt động quân sự và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là “bất hợp pháp”, ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson của chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố.

Năm Gà Đinh Dậu, ngẫm nghĩ về “Kê Minh Thập Sách”

* NGUYỄN KHẮC MAI
Kê Minh Thập Sách, nghĩa là Mười Chính Sách (dâng) Lúc Gà Gáy Sáng,tương truyền là của Nguyễn Cơ Bich Châu, một vị phi hậu của vua Trần Duệ Tông (1336-1377). Theo Truyền Ký Tân Phả của Đoàn Thị Điểm, Bà “là con gái nhà quan,tính cách cứng cỏi, tư dung tươi đẹp,thông hiểu âm luật Lê viên,theo đòi văn từ nghệ phố,vua Trần Duệ tông nghe tiếng cho tuyển vào cung.”Nhân thấy chính sự triều Trần,sau khi Dương Nhật Lễ tiếm quyền,ngày càng suy kém,Bà liền thảo bài “Kê Minh Thập Sách “dâng lên.(Kê Minh, tên một bài thơ trong Kinh Thi,nói về một bà Hậu, nghe gà gáy sáng liền khuyên nhà vua trở dậy đi dự phiên chầu.Tên bài thơ về sau được dùng để nói việc vợ khuyên chồng lo việc quốc gia).

The China Post: Chính phủ VN đã ký một thỏa thuận bí mật với Formosa Plastics

Chính phủ Việt Nam cho biết đã ký một thỏa thuận bí mật với Formosa Plastics, trong đó ngăn chặn cả hai bên trong việc tiết lộ bất kỳ thông tin chi tiết của thỏa thuận.

Quan hệ thương mại Mỹ-Trung sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump (bên trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
            Thế giới sẽ theo dõi khi doanh gia Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 để trở thành vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, và có ít quốc gia để tâm theo sát sự kiện này cho bằng Trung Quốc. 

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Trump lên tiếng, Trung Quốc rút lui

Chính quyền Bắc Kinh hiện đang đau đầu tìm giải pháp đối phó với vị tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ, cũng như cách ăn nói mạnh miệng của ông.
         Kể từ sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống, quan chức ngoại giao Bắc Kinh vẫn giữ im lặng tuyệt đối, mặc dù ông này đã đưa ra cảnh báo rằng chính phủ của ông sẽ theo đuổi chính sách gây bất lợi cho Trung Quốc. 
Một số người nghĩ lãnh đạo Trung Quốc đang chờ thời cơ phản công lại nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy phía Trung Quốc đã bị Trump phục kích và vẫn chưa tìm ra cách đối phó. Hồi tháng trước, sau khi Trump nhận điện thoại chúc mừng từ tổng thống Đài Loan Tsai Ingwen, biên tập viên Erin Burnett của CNN đã phát biểu, “Chưa có ai dám đối đáp với Trung Quốc theo kiểu đó. Và Trung Quốc vẫn chưa nghĩ ra bất cứ kế sách nào để giải quyết chuyện này”.

Tự diễn biến bắt đầu bằng ai, khi nào?

Khi cho rằng nói, viết những đề nghị trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng là tự diễn biến, cần phải loại bỏ thì thử hỏi nếu quan điểm, chủ trương ấy sai, có hại cho dân tộc thì sao. Ông Kim Ngọc chẳng đã làm trái chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp để cứu dân, ông Võ Nguyên Giáp và nhiều người khác đã từng phản đối Bôxit Tây Nguyên để cứu môi trường. Họ đều làm trái quan điểm của Bộ Chính trị Đảng. Rồi nữa, trước Đại hội 6, ông Trường Chinh dám xóa bỏ cả dự thảo báo cáo đã hoàn chỉnh để viết lại, thế có phải làm trái với Bộ Chính trị của Đảng hay không, và tại ĐH 6 đó đã thông qua đường lối phát triển kinh tế tư nhân có phải là phủ nhận nguyên lý của CNML hay không (tuyên truyền của Đảng nói dối là vận dụng sáng tạo)...Tự diễn biến bắt đầu với ai và khi nào? Điều này phải nghiên cứu kỹ theo dòng lịch sử mới rõ được.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Cuối năm chia nhau trăm tỷ, sếp lớn, sếp nhỏ tiền đổ vào nhà

Cuối năm chia nhau trăm tỷ, sếp lớn, sếp nhỏ tiền đổ vào nhà
Nhiều doanh nghiệp chi thưởng Tết rất lớn.

Đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự ông Trần Quý Thanh

Đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự ông Trần Quý Thanh
Toàn cảnh phiên xét xử 

Tai họa Formosa, phân nửa sự thật và sự suy đồi

Ban giám đốc tập đoàn Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam
 tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam
 ngày 30 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội. AFP Photo
Môi trường và chính trị
Vụ nhiễm độc biển, làm cá chết hàng loạt, do chất thải của nhà máy luyện thép Formosa gây ra, bùng nổ vào đầu tháng tư năm 2016. Hàng ngàn tấn cá chết dạt vào bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, và Thừa Thiên Huế trong tháng tư và tháng năm. Tai họa môi trường này làm cho hàng chục ngàn ngư dân mất việc làm, kéo theo hàng loạt những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, đòi đền bù, trong đó có những cuộc biểu tình lên đến 10 ngàn người.

Cao ốc và sự lên ngôi của lợi ích nhóm

Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đầu tư xây dựng công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội.

Làm gì để thúc đẩy chuyển hóa đất nước ?

1/ Ai chuyển hóa và cái gì chuyển hóa ?
Đảng CSVN là một đảng chính trị, nên bất kể thế nào thì nó vẫn có các trường phái cải cách-bảo thủ, phe tả-phe hữu...thêm vào đó là vai trò địa chính trị của VN nên các phe phái thân Mỹ-TQ luôn có vì các đại cường cần ảnh hưởng nên xin đừng phủ nhận vấn đề phe phái trong cái nhìn về đảng CSVN.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Chính phủ mới đã định hình con đường cải cách

Chính phủ mới đã định hình con đường cải cách

Nhiều biện pháp giải quyết các nút thắt và cải thiện môi trường kinh doanh 

đã mang lại những thay đổi tích cực. Ảnh minh hoạ: baoxaydung

Với cương vị là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, tôi sẽ cùng tập thể Chính phủ kế thừa và phát huy những thành tựu của 30 năm Đổi Mới; tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi; khắc phục hạn chế, yếu kém; vượt qua khó khăn thách thức; nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân...”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết tại lễ tuyên thệ.

Có gì trong chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng?

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải) và ông Tập Cận Bình chúc mừng nhau
sau lễ ký kết một số thỏa hiệp song phương ở Hà Nội
ngày 5 Tháng Mười Một, 2015. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, sẽ đi thăm Trung Quốc vào các ngày từ 12 đến 15 Tháng Giêng. Cả Thông Tấn Xã Việt Nam và Tân Hoa Xã đều loan báo tin này hôm Chủ Nhật, 8 Tháng Giêng.

Trung Quốc có khởi chiến xác lập chủ quyền ở Biển Đông?

Tàu chiến của Trung Quốc ở Biển ĐôngTàu chiến của Trung Quốc, trong có hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, tập trận ở Biển Đông* Trương Nhân Tuấn (Nhà nghiên cứu ở Pháp)


Image copyright

Bước sang năm mới 2017, điều mà có lẽ nhiều người Việt quan tâm là những động thái có thể của Trung Quốc ở Biển Đông sắp tới là gì và Việt Nam sẽ phải đối phó như thế nào?