Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Còn bị lệ thuộc, đã thực sự Độc Lập hay chưa?

Hiện rất nhiều sản phẩm chủ lực của Việt Nam như gạo, cao su,...
nông sản Việt Nam lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc - Ảnh: báo Đất Việt
* BÙI VĂN BỒNG
Đã 70 năm, kể từ 2-9-1945. Nhìn lại 70 năm qua, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, rồi CHXHCNVN thực sự có độc lập, tự chủ, tự quyết dân tộc để phát triển “sánh vai với các cường quốc 5 châu” được hay chưa? Hiệp định Genève 1954, Hiệp định Pa-ri 1973 (cả 2 Hiệp định này đều bị TQ thiết dựng, chi phối, bày vẽ, ép buộc vì quyền lợi của họ), rồi 40 năm thống nhất đất nước, 25 năm ‘đổi mới’, Việt Nam có thực sự Độc lập (theo đúng nghĩa) hay vẫn bị lệ thuộc, chi phối, chịu sự ‘dẫn dắt’ theo (cái gọi là) ‘ý thức hệ’  bởi nước ngoài?

Đất nước muốn phát triển, con người phải được tự do

* BÙI TIẾN ĐẠT
Để đất nước phát triển, con người cần không gian tự do sáng tạo. Do đó, trong một xã hội dân chủ, về nguyên tắc không gian tự do cần tương đối rộng và ngược lại những hạn chế quyền tự do phải tương đối hẹp.
Quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập 1945…
Ngay trong những ngày đầu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập, cụ thể ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Chỉ có Đổi mới, không còn con đường nào khác!


Báo điện tử VOV vừa tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề "Cách mạng Tháng Tám và thôi thúc hiện thực hóa khát vọng "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" vào chiều 28/8, tại Hà Nội với ba vị khách mời tham gia chương trình là: PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội); ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Invest Consult Group (chuyên về tư vấn đầu tư và kinh doanh) và ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại một số nước thuộc Trung Đông.

Sách ‘phản giáo dục’

Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý cho rằng, việc phát hành, giảng dạy các loại sách có nội dung nhảm nhí, thô tục là cách giáo dục phản giáo dục…

Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có thể bị loại

          Nhiều giới chức lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng Thủ tướng Lý Khắc Cường là người phải nhận sự phê phán về thảm trạng kinh tế hiện nay.
Willy Lam, chuyên gia chính trị Trung Quốc tại đại học Hong Kong, nói với tờ Financial Times: “Nếu tình trạng xấu thêm và nếu như Chủ tịch Tập Cận Bình tới một lúc nào đó cần có một kẻ giơ đầu chịu báng (hay con dê tế thần) thì Lý chính là người thích hợp.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Vua Lê Thánh Tông vi hành chống tham nhũng

Đền thờ vua Lê Thánh Tông
"Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có..." (NPT – 2012).

Malaysia: Tiếp tục đòi thủ tướng từ chức

Bersih - tổ chức ủng hộ dân chủ và đứng sau cuộc phản đối này
nói vào lúc đỉnh điểm có tới 200.000 người tham gia
Hàng ngàn người Malaysia hôm thứ Bảy 29/08 xuống đường ở khắp thủ đô Kuala Lumpur và nhiều khu vực khác biểu tình kêu gọi Thủ tướng Najib Razak từ chức do bê bối tài chính.

Bảy mươi năm - nghĩ phận mình !

Bí mật của vị Bộ trưởng gần 30 năm 'ngoài Đảng'

"Chú ở ngoài Đảng có lợi cho cách mạng hơn"
Giáo sư Nguyễn Văn Huyên 
trao phần thưởng cho cán bộ miền núi 
trong Hội nghị Chiến sĩ thi đua ngành Giáo dục (1961). Ảnh: Tư liệu
Trong các kỷ vật của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, vẫn còn lá đơn xin vào Đảng cùng bản lý lịch tự thuật úa màu thời gian.

'Đàn chim nhạn và thoát Trung kinh tế'

'Đàn chim nhạn' là một hình ảnh mô phỏng cách thức và cái bẫy lâu nay các quốc gia yếu thế, lạc hậu tiếp tục bị kìm giữ và kẹt vào tình thế bị động, lạc hậu và lệ thuộc so với các quốc gia tương đối mạnh hơn, hay các cường quốc về các mặt trong đó có kinh tế, tài chính, công nghệ.

Nền kinh tế của Trung Quốc đang chao đảo khiến các nhà đầu tư tức giận

Sơn Cửu Lượng bị các nhà đầu tư nổi giận vây quanh (trái).
Những người phản đối ở phía trước sàn chứng khoán Fanya (phải).
 * Andrei Popescu, ET Romania 
Lãnh đạo một sàn giao dịch kim loại hiếm đã bị các nhà đầu tư tức giận bắt cóc đem đi trong một cuộc đột kích vào sáng thứ Bảy vừa rồi và họ đã giao vị thương nhân này cho cảnh sát ở Thượng Hải, trong khi các nhà đầu tư đang cố gắng để buộc các cơ quan chức năng điều tra lý do tại sao lại đóng băng vốn của họ, Financial Times cho biết.

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Làm ăn ‘chạy theo’ Trung Quốc chỉ có hại !


Bên cạnh "ông lớn" Trung Quốc, một cái "hắt hơi" của nền kinh tế này cũng khiến kinh tế thế giới ảnh hưởng, Việt Nam chọn giải pháp nào để phát triển bên cạnh Trung Quốc?
"Ôm Trung Quốc là ôm bất ổn"
(PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam).

Thị trường lại xuống dốc Bắc Kinh vẫn lúng túng

* NGÔ NHÂN DỤNG
Thị trường Chứng khoán Thượng Hải lại tụt dốc ba ngày liền, mặc dù Bắc Kinh đã làm đủ cách để nâng lên. Người mất tiền nhiều nhất ở Trung Quốc có lẽ là ông Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin,王健林), Chủ tịch Tổng công ty Vạn Đạt Đại Liên (Wanda Dalian, 万达大连), với tài sản hơn 42 tỷ Mỹ kim, được coi là cá nhân giầu nhất châu Á. Chỉ trong hai ngày đầu tuần lễ, giá cổ phiếu ông làm chủ mất giá 3,6 tỷ Đô la. Kể từ ngày 12 tháng Sáu, khi thị trường lên cao nhất, Vương Kiện Lâm đã mất 9 tỷ Đô la!

Viễn tượng khủng hoảng kinh tế thế giới


Phải chăng thế giới, 1 lần nữa lại đứng trước viễn tượng 1 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và toàn diện.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, mà hậu quả của nó vẫn còn và vẫn chưa phai mờ trong ký ức người dân, thì một số những biến cố kinh tế quan trọng đến từ Trung Cộng, rồi ảnh hưởng tới thế giới, làm cho 1 số người bi quan nghĩ rằng thế giới lại đứng trước viễn tượng 1 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và toàn diện.
Một số người khác lạc quan, cho rằng những hậu quả của kinh tế Trung Cộng không đủ sức mạnh để lay chuyển kinh tế thế giới .

Đã quá ‘tụt hậu’ còn nguy cơ gì nữa?


"Không nên nói nguy cơ tụt hậu vì chúng ta đã tụt hậu rồi"- Đó là nhận định của TS.Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Hội thảo "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015- 2035".
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, kinh tế Việt Nam đang có rất nhiều vấn đề. Kinh tế dần phục hồi nhưng chậm và không tăng mạnh; tiềm năng tăng trưởng không như giai đoạn trước mà có xu hướng giảm xuống từ năm 2015.

Quy hoạch Thủ đô bị phá vỡ do xây dựng sai phép

 Tình trạng xây dựng sai phép, vượt tầng bất chấp quy định pháp luật, phá vỡ quy hoạch Thủ đô vẫn diễn ra ở một số địa bàn phường.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Vì sao công an dùng vũ lực với dân?

* GIA MINH
Một số nhà hoạt động tại Việt Nam hôm nay sau khi đến thăm cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật mới mãn án tù vào ngày hôm qua bị chặn đánh trên đường trở về.
Gia Minh hỏi chuyện một trong những nạn nhân là chị Trần Thị Nga vào lúc11 giờ sáng ngày 28 tháng 8 và chị kể lại sự việc:

Tự trọng cá nhân và tự tôn dân tộc

* NGUYỄN ANH TUẤN
Hình ảnh cử nhân Phùng Đức Ninh, sinh năm 1990, mới tốt nghiệp Đại học Điện lực, cầm tấm biển xin việc để có tiền mua sữa cho con ở một đường phố Hà Nội, làm nóng bỏng các trang mạng.

Hồi ký Bảo Đại trong giai đoạn làm cố vấn tối cao cho Hồ Chí Minh

Một buổi họp của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy ngồi cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa, dãy phải)
Sau 25 năm im hơi lặng tiếng, đầu năm 1980, cựu hoàng Bảo Đại cho xuất bản cuốn hồi ký viết bằng tiếng Pháp Le Dragon d'Annam (Rồng Nam), kể lại cuộc đời mình từ khi sinh ra ở Huế cho đến năm 1956, khi bị ông Diệm truất phế. Phần đặc sắc nhất trong cuốn sách là phần kể lại thời gian ông Bảo Đại được ông Hồ phong làm cố vấn tối cao, sống ở Hà Nội sau khi thoái vị cho đến khi theo một phái đoàn của ông Hồ qua Tàu rồi đi Hồng Kông. Những sự kiện liên quan đến ông Hồ được ông Bảo Đại kể lại…

Chiến lược triệt hạ Trung Quốc của Hoa Kỳ bắt đầu

Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung Hoa và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!

Nghèo đói vẫn cao, đất đai rơi vào tay nhà nước tại nông thôn VN


Theo khảo sát, có 27% các hộ nông thôn đã bị mất đất trong năm 2014, tức tăng 10% so với 2 năm trước đó. Trên 98% đất nông dân bị mất trong thời gian 2012-2014 là vào tay nhà nước.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Một chiến lược hành động cho Mỹ ở Biển Đông

 Máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ
* Ts. Marvin Ott
Bằng việc tuyên bố chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” vào năm 2011, chính quyền Tổng thống Obama đã lựa chọn giải pháp đấu tranh thay vì thỏa hiệp với các tham vọng của Trung Quốc. Để đạt hiệu quả, chiến lược này đòi hỏi Washington phải xây dựng và thực thi các chiến lược và chiến thuật nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc mở rộng hơn nữa tại Biển Đông.

Năng suất lao động: VN thua Philipines 20 năm, Singapore 50 năm

Phải đến năm 2038 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philipines, và phải đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan.

Một năm chi vài nghìn tỷ để… lập quy hoạch


Riêng theo kế hoạch lập quy hoạch năm 2012 do các Bộ, ngành và địa phương đề xuất thì ngân sách cần phải chi tới 5.140 tỷ đồng cho 2.604 dự án quy hoạch.
LTS: Từ trận lũ ở khu mỏ Quảng Ninh, đến việc xây dựng một dự án mới, triển khai chính sách kinh tế - phát triển… đều động đến một vấn đề đang và sẽ còn tồn tại: quy hoạch.

Liệu VN có cần một cuộc Cách mạng mới?

Việt Nam sẽ không cần tới một cuộc cách mạng mà có thể chỉ cần tới 'cải cách, đổi mới' có tính cách dài hơi và ổn định, theo ý kiến các nhà quan sát về chính trị - xã hội Việt Nam.

Việt Nam cần chuyển đổi qua chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc

 Trong bài viết nhan đề “Việt Nam đã và đang đi về đâu” được Đài VOA cho đăng tải trên diễn đàn này trước đây, chúng tôi đã khẳng định một cách có căn cứ rằng “Việt Nam đã và đang đi đến dân chủ” và nhất định phải đi đến dân chủ. Bài viết này chúng tôi đề nghị Việt Nam cần chuyển đổi “chế độ độc tài nhất nguyên xã hội chủ nghĩa” hiện nay qua “chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc”.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Mười Hai Bến Nước

Lênh đênh một chiếc thuyền tình,
Mười hai bến nước biết đưa mình về đâu.
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai coi mỗi kỳ Đại hội đảng là ‘Một bến nước’. Sắp đến Đại hội 12 của Đảng CSVN, để ‘phục vụ Đại hội’, ông vừa mở trang blog ‘Mười hai bến nước’ tại địa chỉ: http://muoihaibennuoc.blogspot.com/ - (Đại hội XII - Một chu kỳ); BVB xin trân trọng giới thiệu cùng đông đảo bạn đọc:

Phải có phương án kinh tế đối phó với tình huống xấu nhất


Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành chức năng không được chủ quan, tiếp tục dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, phân tích, dự báo, đưa ra các giải pháp, đối sách kịp thời, phù hợp, kể cả trong những tình huống xấu nhất.

Chuyên gia Mỹ : Chiến lược Biển Đông của Hoa Kỳ còn quá rụt rè

Máy bay trinh sát Northrop Grumman E-2 Hawkeye của hải quân Mỹ
hạ cánh xuống tàu sân bay USS George Washington
trong lần ghé qua Biển Đông ngày 7/11/2013.

                                                                             (REUTERS/Tyrone Siu/Files)
* TRỌNG NGHĨA
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 21/08/2015 đã xác định quyết tâm chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa quyền tự do hàng không và hàng hải trong khu vực.

Ai đến dự lễ diễu binh 3/9 ở Bắc Kinh?

Nhiều lãnh đạo Phương Tây sẽ không tham dự lễ diễu binh do Trung Quốc tổ chức để đánh dấu 70 năm ngày kết thúc Thế Chiến 2 vào tuần tới.

Dân chủ hóa và xã hội dân sự tại Việt Nam

Tại Tòa đại sứ Đức tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp gỡ,
trò chuyện giữa một số nghị sĩ của Đức và Thụy Điển với giới xã hội dân sự Việt 
Nam
.
Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng sự lớn mạnh của xã hội dân sự tại Việt nam sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Chất lượng công chức và lỗi hệ thống

* Ts. LÊ HỒNG SƠN
Muốn cải thiện chất lượng CB-CC-VC phải là có các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, đừng theo kiểu đánh chuột vỡ bình quý. Như vậy tình hình còn xấu hơn.

'Nghệ thuật rút lui' Hàn- Triều khi cận kề nguy cơ chiến tranh

Giới chức Triều Tiên và Hàn Quốc bắt tay nhau
sau cuộc đàm phán cam go nhằm đẩy lui
nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

                                                                  Ảnh AP
Hàn Quốc và Triều Tiên một lần nữa chứng tỏ “khả năng thượng thừa” để dập tắt nguy cơ chiến tranh sau màn marathon đàm phán đầy kịch tính.

Nam-Bắc Hàn – Chùng và Căng

Nam Hàn đã đồng ý ngưng hoạt động phát thanh tuyên truyền ở khu vực biên giới nhằm tháo ngòi căng thẳng với Bắc Hàn sau các xung đột gần đây.

Đừng quay lưng lại với đòi hỏi Cải cách chính trị


Những góp ý dưới đây với Đại hội XII của Đảng (cả Đại hội các cấp tiến đến Đại hội XII), không có chủ đích nào khác ngoài sự mong muốn Đại hội đừng quay lưng lại với đòi hỏi cải cách thể chế chính trị để thoát ra khỏi sự ràng buộc vô lý của ý thức hệ XHCN theo chủ thuyết Mác – Lênin và sự lệ thuộc vào những thế lực bành trướng, bá quyền Trung Quốc.

Trí thức & Phát triển: Ám ảnh quá khứ và hy vọng tương lai

“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ,
 nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai” 
(Dalai Lama)
 * NGUYỄN QUANG DY
Cách đây hơn một thế kỷ, các bậc tiền nhân (như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) đã khởi xướng phong trào Đông Du để học tập người Nhật, nhằm khai trí và canh tân, định dựa vào Nhật để kháng Pháp giành độc lập. Nhưng tại sao phong trào này không thành công? Tại sao người Nhật làm được mà người Việt không làm được? Đến tận bây giờ (hơn một thế kỷ sau) người Việt vẫn loay hoay “định nghĩa lại trí thức”, vẫn loay hoay với một đất nước “không chịu phát triển”.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Giang Trạch Dân bị khống chế...

Bức ảnh “Giang Trạch Dân bị khống chế”
phản ánh tâm nguyện
của đông đảo người dân Trung Quốc đại lục
Ngày 22/8, một tấm hình có tiêu đề "Giang Trạch Dân bị khống chế" đã gây xôn xao cộng đồng cư dân mạng tại Trung Quốc đại lúc. Những lời chia sẻ của họ trên mạng cho thấy, người dân không chỉ lưu ý đến tính chân thực của bức ảnh này, mà quan trọng hơn là thời điểm xuất hiện của nó. Điều này đã khiến cho họ hào hứng bàn tán.

Năm vấn đề cốt tử

* ĐỂ TIẾN VÀO ĐHXII: VƯỢT LÊN NHÂN CÁCH “HOMO-ROBOTUS’’ 
* Gs. NGUYỄN KHẮC MAI

Từ rất lâu trong lịch sử, người ta đã nhận thấy xuất hiện trong xã hội, đặc biệt là trong tầng lớp kẻ sĩ, những mẫu hình người của “cộng thể”. Họ ăn nói cùng một kiểu, hở một chút là “Tử viết Thi vân” (Cụ Khổng dạy rằng, Kinh thi nói…). Từ vua cho chí quan đều nghĩ, nói theo một kiểu, họ bị lịch sử kết án là hủ nho (nhà nho lạc hậu, thối nát-hủ là nát).

Có lẽ vì chúng ta chưa đủ đau, đủ nhục

*  SONG CHI
Lại sắp đến ngày 2.9. Đúng 70 năm kể từ khi đảng cộng sản cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo tư tưởng, đường lối của chủ nghĩa Mác Lênin, và 40 năm kể từ ngày VN thống nhất thành một, nhà cầm quyền sẽ lại tổ chức kỷ niệm tưng bừng, nhằm nhắc nhở người dân về những chiến thắng, những công lao trong quá khứ và cố làm người dân quên đi hiện thực ngổn ngang của đất nước. Nhưng có vẻ như những lời tụng ca quá khứ, công ơn của đảng của chính phủ ấy cứ mỗi năm mỗi nhạt đi chả mấy ai buồn nghe. Người dân bình thường còn phải chạy đuổi theo cuộc mưu sinh, chạy theo vật giá leo thang mỗi ngày, chạy trường cho con, chạy kiếm thêm tiền dành thân phòng khi tai nạn ốm đau, tuổi già sức yếu…; còn đám trẻ vô tư vô lo thì chỉ coi ngày 2.9 như thêm một ngày nghỉ lễ tha hổ ăn chơi.

Quả đắng ODA và nỗi lo hậu thế

Nguồn vốn ODA rất quan trọng giúp Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế trong hơn 20 năm qua. Đến nay, các nhà tài trợ đã dành cho Việt Nam hơn 80 tỷ USD vốn ODA. Tuy nhiên, sử dụng nguồn ODA sao cho hiệu quả, không để thành một gánh nặng về sau luôn được cảnh báo.

Có một công trình thủy lợi “cong mềm mại” ở Long An

Con kênh "mềm mại" ở Long An
gây tán gia bại sản cho gia đình ông Dũng. Ảnh: P.B
* PHÙNG BẮC
Dư luận từng bức xúc khi nghe vụ con đường uốn cong và được cho là “mềm mại” ở Hà Nội, thì nay có vụ “uốn lượn”, “né tránh” một cách cố tình và được gọi là công trình thủy lợi “mềm mại” ở Long An mà Báo Lao Động và Đời sống liên tục phản ánh.

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

ẢNH ẤN TƯỢNG - 23.8.'15

Lời kêu gọi khẩn cấp: 'Tư vấn' cho Kim Dâng Un

* JB. NGUYỄN HỮU VINH
             (Truyện vui cuối tuần)
... Nhận thấy rằng:
Ngay từ khi đi học, tôi và các bạn – chúng ta đã được hệ thống giáo dục của “Đảng ta” giáo dục rằng: Trong thế giới ngày nay, tinh thần Quốc tế Cộng sản là hết sức cao cả. Tinh thần đó phải được coi là lớn lao nhất, quan trọng nhất của những người con yêu nước – tức là yêu Chủ nghĩa xã hội. Với tinh thần đó, dù phải hy sinh lợi ích của quốc gia, của dân tộc, thì cũng phải hy sinh cho tinh thần quốc tế vô sản cao cả.

Cư dân mạng đòi Bộ trưởng Luận từ chức

Tấm ảnh phụ huynh khóc ròng vì nộp hồ sơ cho con
trong xét tuyển đại học đợt một được nhiều người chia sẻ trên Facbook
Báo trong nước đăng tải thông tin Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận ‘nhận trách nhiệm về bất cập trong xét tuyển đại học đợt một’.

TRỜI CÒN ĐỂ CÓ HÔM NAY !

                                              (Nhắn gửi TBT đảng CS VN- Nguyễn Phú Trọng)
“Trời còn để có hôm nay (*)
“Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Phó tổng thống Mỹ mỉm cười:
Tưởng ông cũng thấu hiểu lời Nguyễn Du?

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Khánh Hòa: Ngư dân báo bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa

Một nhóm ngư dân Khánh Hòa sau khi về đến vịnh Vân Phong đã trình báo bộ đội biên phòng về việc tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản trên Biển.

Tránh bị mặc cả trên lưng, xung đột với láng giềng

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
trả lời báo chí chiều 21/8.

                                                                   Ảnh: Trúc Quỳnh
Trong những vấn đề như tranh chấp ở biển Đông, phân giới cắm mốc với Campuchia, Việt Nam phải lường trước những tình huống xấu nhất, nhưng luôn kiên trì các biện pháp hòa bình và mong muốn không xảy ra xung đột.

Hun Sen gửi cho Sam Rainsy Luật biên giới với Việt Nam do vua Sihamoni ký

Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Hun Sen nói rằng ông đã gửi cho Sam Rainsy một luật liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia do Quốc vương Norodom Sihamoni ký.
Ngày 21/8 tờ Fresh News Asia đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã gửi thư cho Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập CNRP cảnh báo các nhà lãnh đạo đảng này không được lợi dụng vấn đề biên giới để mưu đồ lợi ích chính trị. 

Tiền đồng đi về đâu?

* NAM NGUYÊN
Đúng như tiên đoán của các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/8 đã tiếp tục hạ giá tiền đồng 1% và nới biên độ tỷ giá từ 2% lên 3%. Trước đó vào ngày 12/8 Ngân hàng Nhà nước đã nới biên độ tỷ giá từ 1% lên 2%. Như vậy Việt Nam đã nhanh chóng giảm giá tiền đồng theo sau Trung Quốc. Mức độ hạ giá đồng tiền Việt Nam, theo ước tính của chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh  là 5,07% so với USD tính từ đầu năm tới nay.

Điểm lại 6 lần Tập Cận Bình bị ám sát hụt


Như Tinh Hoa đã đưa tin, trong 3 năm qua, ông Tập Cận Bình được cho là đã trải qua 6 lần ám sát hụt, với các kết quả điều tra đều cho thấy người trong nội bộ ĐCSTQ đã thuê người thực hiện. Sau đây chúng ta cùng điểm lại những lần ám sát hụt này:
1. Nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người từng là đồng minh thân cận của Chu Vĩnh Khang tiết lộ: Chu biết mình sắp “gặp hạn” khi Bạc Hy Lai bị khai trừ khỏi đảng vào ngày 15/3/2012 nên đã chuyển qua lập mưu ám sát người sắp nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.