Năm
2015, PCA khẳng định việc thụ lý và xem xét vụ kiện
của Philippines là phù hợp với các quy
định của UNCLOS
TQ đang đối diện với tình trạng tự cô lập chính mình
(trước các quốc gia khác) trong khu vực, và điều đó có thể dẫn đến sự thay đổi
“ván cờ” của TQ.
LTS:Vừa
qua việc TQ đưa
tên lửa đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam được đánh giá là bước leo thang
quân sự hoá mạnh mẽ, làm dấy lên quan ngại gia tăng bất ổn tại khu vực. Liệu TQ sẽ
còn những hành động gì tiếp theo và xa hơn là một vài thập kỷ tới. Loạt bài
phỏng vấn các học giả quốc tế do Tuần Việt Nam tổ chức cố gắng đưa ra những
phân tích, dự báo xung quanh vấn đề này.
>> Xem lại bài 1:TQ
dồn sức mạnh quân sự biến Biển Đông thành ao nhà
Năm 2015, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) được thành
lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)
để giải
quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc (TQ) về vấn đề tranh chấp biển Đông.
Giáo sư James Kraska |
Trong một bài viết trên trang The Diplomat, giáo sư
James Kraska, chuyên gia chính sách và luật biển tại Trung tâm nghiên cứu Luật
Quốc tế Stockton - ĐH Hải chiến Mỹ, nhận định sự kiện này cho thấy Philippines
bước đầu có những thuận lợi, trong khi TQ đã thua trong vấn đề quy chế vùng
biển ở giai đoạn xem xét thẩm quyền của tòa trọng tài. Ông dự báo chính quyền Bắc
Kinh còn sắp sửa thua trong các vấn đề thuộc nội dung thực chất của vụ việc do
các yếu tố địa chất và địa lý của các thực thể tranh chấp.
Năm 2016 và những năm tiếp theo, trước nhu cầu giải
quyết các tranh chấp vốn đang rất căng thẳng tại Biển Đông, mặt trận pháp lý
hứa hẹn sẽ “sôi động”. Nói về “một giải pháp khả dĩ bằng pháp lý cho Biển
Đông”, giáo sư James Kraska cho rằng có rất ít triển vọng để có được một giải
pháp tức thời hiệu quả. Tuy nhiên TQ cũng gặp phải những tổn thất lớn, bị cô
lập trong khu vực, và điều đó có thể dẫn đến sự thay đổi cục diện trong tương
lai.
TQ sẽ chịu tổn thất lớn
Kể từ năm 2013, TQ gia tăng các hành động gây hấn,
khiêu khích và vi phạm luật quốc tế làm gia tăng căng thẳng tại khu vực biển
Đông. Trong đó phải kể đến sự kiện Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào khoan
trong vùng biển Việt Nam, và xây đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt
Nam, cũng như liên tục đâm, cướp tàu cá của Việt Nam từ nhiều năm nay. Giới
quan sát cảnh báo TQ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hiện diện quân sự và leo thang căng
thẳng bất chấp dư luận quốc tế phản đối. Phải chăng không có giải pháp nào về
mặt pháp lý để giải quyết tình trạng nêu trên?
GS James Kraska: Theo quan điểm của cá nhân tôi, dưới thời lãnh đạo của Chủ tịch Tập
Cận Bình, TQ sẽ không bị chế ngự. Thật sự có rất ít triển vọng để có được một
giải pháp tức thời hiệu quả. Tuy nhiên TQ đang đối diện với tình trạng tự cô
lập chính mình (trước các quốc gia khác) trong khu vực, và điều đó có thể dẫn
đến sự thay đổi “ván cờ” của TQ.
Cần lưu ý rằng sự thay đổi hành vi của Bắc Kinh có thể
sẽ xuất phát từ các nguyên nhân nội tại, ví dụ như một cuộc va chạm hay đấu tranh
nội bộ về quyền lực không thể đoán trước trong tương lai.
Năm 2015, PCA khẳng định việc thụ lý và xem xét vụ
kiện của Philippines là phù hợp với các quy định của UNCLOS và sự vắng mặt (từ
chối tham gia vụ kiện) của chính quyền Bắc Kinh không thể phủ định thẩm quyền
xét xử của tòa. Tuy nhiên cho đến hiện tại thì TQ vẫn chưa thay đổi lập trường,
nhấn mạnh nhiều lần Bắc Kinh không chấp nhận sự can dự giải quyết từ bất kỳ
“bên thứ ba” nào. Theo ông, tiến triển của vụ kiện này như thế nào trong thời gian
tới?
Tôi nghĩ trong vụ kiện này TQ sẽ chịu sự tổn thất to
lớn, dù rằng đó chỉ là tổn thất mang tính gián tiếp mà thôi. Có thể tòa sẽ đưa
ra một quyết định để giới hạn hay hạn chế quy chế vùng biển đối với các thực
thể tại quần đảo Trường Sa theo UNCLOS (bao gồm mười thực thể: bãi cạn Hoàng
Nham, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, đá Xu Bi, đá Ga Ven, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa,
đá Gạc Ma, đá Châu Viên, và đá Chữ Thập – PV). Tôi dự đoán quyết định này của
tòa sẽ gây bất lợi rất nhiều cho những tuyên bố chủ quyền TQ trong khi tạo ra
lợi thế cho các quốc gia còn lại.
Bởi
vì TQ (không giống như Việt Nam,
Malaysia hay Philippines)
không có bất kỳ vùng lãnh thổ có diện tích lớn hay bờ biển nào dọc theo Biển
Đông gần với quần đảo Trường Sa. Mặt khác, quyết định của tòa (có thể khiến TQ
thua trong vấn đề quy chế vùng biển – PV) sẽ làm tăng thêm cảm giác TQ bị cô
lập về vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhưng đồng thời có thể sẽ tạo ra động lực
để giới lãnh đạo TQ mạnh tay hơn trong việc tìm ra một giải pháp đáng được ghi
nhận để Bắc Kinh có thể thoát khỏi mớ bòng bong mà chính họ tạo ra.
Bắc Kinh không thể thao túng luật quốc tế
Việc TQ nhận thức được và thay đổi những hành động sai
lầm tại Biển Đông quả thật không phải dễ dàng vì đó là cả một quá trình kéo dài
vài thập kỷ. Vậy trong trường hợp TQ vẫn tiếp tục duy trì lập trường bác bỏ thẩm
quyền PCA, liệu nước này sẽ phải đối diện với những thách thức nào?
Những hành động của TQ rõ ràng đã đặt dấu chấm hỏi đầy
hoài nghi vào cái mà nước này gọi là “phát triển hòa bình” hay “trỗi dậy hòa
bình”. Hầu như tất cả các quốc giá ở châu Á, ngoại trừ Campuchia, Lào và may ra
có thêm Thái Lan và Brunei,
đều lần lượt lên tiếng và tỏ thái độ phản đối các yêu sách vô lý và các hành
động khiêu khích của TQ.
Việc chống lại một TQ bá quyền đang trở thành một xu
hướng dường như bắt buộc khi các quốc gia trong khu vực đã bắt đầu rục rịch tái
vũ trang, đồng thời tiến hành phát triển quan hệ sâu sắc, chặt chẽ hơn với nhau
và với các cường quốc bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản hay ngay cả Ấn Độ. Xu hướng
này sẽ tiếp tục phát triển và TQ không thể đảo ngược “thế cờ” này nếu như vẫn
không chịu thay đổi cách hành xử hợp lý và hợp pháp hơn.
Trong dài hạn, nhiều chuyên gia dự báo rằng TQ sẽ phải
giải quyết đâu ra đó những tranh chấp với những quốc gia láng giềng. Các nước
láng giềng chắc chắc sẽ ngày càng mạnh tay hơn để đối trọng TQ, trong đó không
loại trừ sử dụng các công cụ pháp lý và vụ kiện của Philippines là một minh chứng. Theo
ông, TQ sẽ có những đối sách mang tính chiến lược nào để ứng phó với những vụ
kiện tương tự như vậy (nếu có) trong tương lai?
Theo cá nhân tôi nghĩ, TQ đã, đang và sẽ tiếp tục tìm
cách để thiết lập những chuẩn mực mới hay những quy tắc pháp lý mới để phục vụ
lợi ích của riêng nước này. Vấn đề ở đây là pháp luật quốc tế phải được tạo ra
dựa trên cả cộng đồng quốc tế chứ không đơn giản chỉ do một quốc gia (như TQ)
có thể tự quyết định và đơn phương thực hiện được.
Thậm chí ngay trong trường hợp nếu luật quốc tế được
được tạo ra bởi một quốc gia, điển hình là tuyên bố của Mỹ về việc mở rộng
tuyên bố chủ quyền của Hoa Kỳ đến những vùng đất ngập nước và tài nguyên ngoài
khơi của thềm lục địa ngoài (OCS) thông qua tuyên Tuyên bố Truman năm 1945, thì
bộ luật này cũng phải được chấp nhận áp dụng bởi tất cả các quốc gia để có thể
mang lại sự công bằng cho tất cả các bên liên quan.
Trong trường hợp của TQ thì không như vậy. Ngay cả khi
chúng ta chấp nhận cách giải thích luật của TQ thì nước này cũng không tuân thủ
những luật lệ chung, trong khi lại đòi hỏi các quốc gia khác phải làm theo.
----------
----------
=>Để đối đầu với những yêu sách mang tính
bá quyền của TQ, trong dài hạn, GS. James Kraska cho rằng Việt Nam nên có những chuẩn bị chu đáo và hiệu quả
để theo đuổi giải pháp giải quyết tranh chấp bằng công cụ luật pháp quốc tế
theo UNCLOS như những gì mà Philippines
đã và đang thực hiện trong thời gian qua.
Đồng quan điểm này, bà Bonnie Glaser,
chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại
Washington, cho rằng hoạt động tuần tra Biển Đông của Mỹ tại biển Đông không
thể thay đổi cách ứng xử của TQ, thế nên việc Việt Nam cân nhắc đến phương án
tương tự Philippines là điều cần thiết; hay như việc Việt Nam khiếu nại Tổ
chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) (đề nghị ICAO chỉnh sửa lại bản đồ
hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung “thành phố Tam
Sa – TQ” – PV) là một động thái rất tích cực.
|
Đỗ
Thiện (thực hiện)/tuanvietnam
--------
--------
Đó là lộ trình của một tên phát xít mới, nhân loại chắc phải một lần nữa đổ máu vì những thứ chủ nghĩa quái thai
Trả lờiXóaLần này thì VN sẽ ở tâm điểm, một sứ mạng không thể khác được
không nên bi quan như vậy.TQ chỉ là gã to mồm thôi. thùng rổng kêu to là vậy.duy nhât chỉ hù duoc95 dcsVN thôi.
XóaThế giới gặp phải thằng khùng
XóaBỗng nhiên đùng đùng nó chiếm biển Đông
Thế giới có luật như không
Vì nó mua chuộc nên không sợ gì
Ngu mà theo nó làm chi?
Tít bài có thể đúng ví "chó cùng cắn dậu" mà!
XóaNếu Trung Quốc mạnh tay hơn thì Việt Nam càng "đóng cửa" ngồi trong nhà phản đổi nhiều hơn!
Trả lờiXóaMạnh tay với ai chứ với Mỹ thì thăm hà bá sớm. Võ mồm chứ dám làm thật không nào
Trả lờiXóarất đúng, rất chuẩn. TQ chỉ giỏi được cái vỏ mồm.
Xóa
Trả lờiXóaTôi nghĩ cần tiến hành đánh quân Tàu giặc xâm lược truyền kiếp vì dù sao thật sự Tàu đã xâm chiếm mọi mặt từ
Kinh tế : hơn 36 tỉ đô la nhập siêu năm 2015 từ phân bón đến thịt ướp lạnh từ Thời MAO TRẠCH ĐÔNG còn sống mà bên Pháp châu Âu người ta đã vứt chỉ một năm đông lạnh vì đã trở thành thực phẩm độc hại đầu độc cả Dân Việt
Chính trị : biết bao Thái thú đã len lỏi vào hàng ngũ Bộ Chính Trị như HOÀNG TRUNG HẢI gốc Tàu tầm thực dần mòn Tổ Quốc Việt Nam
Văn hóa : Viện Khổng Tử đầu độc Việt Sử bỏ quên cả Chiến tranh biên giới Bắc 1979
Môi trường : Bauxit Tây Nguyên
Đất đai : Hoàng Sa Trường Sa và Biển Đông đã và đang mất vào tay Đại Hán
Tôi nghĩ cần tiến hành đánh quân Tàu giặc xâm lược truyền kiếp vì dù sao thật sự Tàu đã xâm chiếm Việt Nam mọi mặt ...
Chắc chắn Mỹ Nhật và các Liên Minh Úc Ấn Phi Nam Dương cũng như châu Âu và Loài Người tiến bộ sẽ đứng về phía Việt Nam và Chính TÀU là nước mất ổn định nhiều nhất vì BIỂN ĐÔNG sẽ bị Việt Nam cô lập vì Việt Nam có bờ biển dài trên 3200km với nhiều cửa sông, đầm phá và vũng vịnh. Vũng ...Tất cả HÀNG XUẤT KHẨU và DẦU KHÍ Trung Quốc phải đi qua nơi BIỂN ĐÔNG ....
Chính Việt Nam nắm YẾT HẦU và TỬ HUYỆT Trung Quốc một khi Chiến tranh xảy ra nên ĐẠI ZIÊN HỒNG THẾ KỶ 21 ... VẪN LÀ như Cha ông ''QUYẾT CHIẾN ! QUYẾT CHIẾN !'' với ĐẾ QUỐC ĐẠI HÁN bị Loài Người chán ghét
cũng vẫn như HỘI DIÊN HỒNG THẾ KỶ 13 Cha ông ''QUYẾT CHIẾN ! QUYẾT CHIẾN !'' với ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ
Dân Việt Nam phải biểu tình dữ dội, may ra Đảng cộng sản Việt Nam mới phát đơn kiện Trung Quốc về việc đòi lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa. Cứ xìu xìu ển ển như ông Trọng, muốn giao Biển Đảo cho "bạn", dân Việt dứt khoát không chịu!
Trả lờiXóaKhoe khoang mãi là "đỉnh cao trí tuệ", ĐCSVN hãy thể hiện đi!
Biển Đông của Việt Nam là hố chôn nền kinh tế và sức mạnh của các quốc gia xâm lược.
Trả lờiXóaLịch sử ghi rõ,chưa có nước nào tiến công xâm lược Việt Nam mà không lụi tàn.
Đế chế Nguyên Mông,Nhà Hán cũng phải lụi tàn dù Họ có sức mạnh ghê gớm vào thời ấy.
ĐCSVN sẽ đè bẹp tất cả,từ cây chông tre đến tàu ngầm máy bay SU 34 và MIC 31,Không kẻ xâm lăng nào mà chịu thấu và tồn tại khi S 300 và S 400 tuôn ra như mưa trút vào đầu chúng nó.
Nay gạo cá thịt quá dư thừa đủ nuôi thoải mái các loại mầm nhú chống lại ĐCSVN.
Hãy mơ đi.Chống là ảo mộng mà thôi.
Thật cầu mong cho TQ mạnh tay tới cùng để chiến tranh bùng nổ , chỉ có thế VN mới có cơ hội “ kim cương “ thoát Trung .
Trả lờiXóaTới lúc đó thật thú vị xem các vũ khí Made in China hiệu quả ra sao , chứ còn chiến thuật biển người thì đã lùi sâu vào dĩ vãng với thời đại khoa học kỹ thuật siêu đẳng . Mẹ , chỉ ghét , nóng ruột cái thằng Mỹ xâm lược , dầu bị TQ lấn lướt , chưởi rủa chơi lận , cái mặt vẫn trơ ra , nói “ quan ngại , quan ngại “ .
TQ đâu có ngu gì đâm thằng Mỹ , 1 chiếc tàu của Mỹ mà bị đánh chìm là TQ bị cọp chụp nát xương liền , đó là chưa kể bị chó Nhật cắn , đồng minh Mỹ nhào vào đánh hội đồng . Úc mà lâm trận thì Canada và Anh đâu có ngồi yên . Lúc đó mãnh hổ giấy TQ địch quần nan , kết quả ra sao thì khõi cần đoán , may ra chỉ còn trông cậy thằng đàn em VN đưa đầu ra làm bia đạn bắn để mình chạy trước .
Nga cũng mong ngồi xem phim cảm giác mạnh , đầy sôi nổi hấp dẩn , chứ đâu có dại làm anh hùng rơm nhào vào cứu mỹ nhân , để chịu cãnh người chết , kẽ hấp hối .
Tất nhiên là Nga đang căng với NATO ở phía tây nhưng vẫn không quên đề phòng “ông bạn vàng” ở phía đông vì Nga thừa hiểu: nếu Nga đổ bệnh thì NATO tấn công ngay, lúc đó “ông bạn vàng” sẽ đưa quân tràn sang Nga, nhưng không phải để cứu, mà để đớp gọn vùng Sibêri thưa dân mà giàu tài nguyên. Biết là nguy hiểm nhưng Nga vẫn bán Su-35 và S-400 cho TQ để TQ tự tin hơn, hung hăng hơn để rồi chọi nhau với Mỹ. Đến lúc đó thì ông Nga sẽ rót sâm-banh ngồi rung đùi xem phim.
XóaNếu chiến tranh Mỹ-Tàu nổ ra ở biển Đông thì thật khó đoán Kilo của VN sẽ phóng ngư lôi vào bên nào. Khả năng lớn là VN sẽ không tham gia mà quay sang phía tây chấn chỉnh lại 2 chú em cho biết điều hơn.
Trong khu vực, Tầu cộng còn Lào, còn Campuchia làm bạn chí cốt. VN chả là cái gì với 2 "thằng em" cùng bán đảo này, mặc dù đã đổ bao xương máu cho chúng.
Trả lờiXóaThật là cay đắng! Trong các HN ASEAN 2 nước này không bao giờ lên tiếng phản đối giặc Tầu, thậm chí còn ngăn cản trong việc ra tuyên bố "nhạy cảm". Một bài học đau đớn cho VN.
Giới lãnh đạo TQ chắc không ngu, không biết giới lãnh đạo VN thì sao? Vấn đề là TQ chỉ cần thỏa thuận với Mỹ để ép VN lấy trọn biển Đông cho dân đánh cá và giản dân là chính chứ các thứ dầu khí, phí thương mại thu sao được của Mỹ, Nhật...Việt Nam cũng không cần biển Đông vì dân chịu khó sống quen với nghèo đói rồi nên không có biển cũng sống tốt. Một đảng công sản VN thì ăn hết mấy.Chỉ cần xây thật nhiều chùa cho dân đi xin Ấn, cướp lộc là được rồi
Trả lờiXóaThế giới còn có nươc Mỹ,châu á còn có Nhât Bản.Hải quân Nhât Bản là khăc tinh của Hải quân Trung Quốc đấy.Còn nhớ ở thế kỷ trươc 2 lân Hải quân Trung Quốc muôn ngoi lên làm bá chủ ở Tây Thái Bình dương thì cả 2 lân đều bị Hải quân Nhât Bản chôn vùi xuống biên Hoa Đông.Tàu khựa chỉ mạnh mồm ức hiêp nươc nhỏ thôi.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaẢnh chụp từ vệ tinh ngày 23 tháng 2 năm 2016 cho thấy Trung Quốc dựng radar có khả năng hoạt động trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Sau hai buổi điều trần tại Thượng Viện và Hạ Viện, đô đốc Harry Harris đã có mặt tại trụ sở bộ Quốc Phòng.
Tại đây, một lần nữa, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương nhắc lại : Việc Trung Quốc xây dựng đường băng, bunker, lắp đặt các trạm radar và hệ thống tên lửa phòng thủ trên các đảo đang có tranh chấp chủ quyền cho thấy Bắc Kinh quyết tâm quân sự hóa Biển Đông.
« Nếu như Trung Quốc tiếp tục trang bị vũ khí tại các căn cứ quân sự trên các hòn đảo mà họ đã bồi đắp, Bắc Kinh sẽ làm thay đổi cục diện khu vực (…) và trên thực tế sẽ kiểm soát Biển Đông ».
Đô đốc Harry Harris cũng đặc biệt quan ngại trước khả năng Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ đối với toàn bộ Biển Đông, để qua đó dùng sức mạnh quân sự đe dọa tàu và máy bay nào đi vào khu vực.
Tư lệnh Mỹ : Trung Quốc "trên thực tế" kiểm soát Biển Đông
Trả lời phóng viên trực thuộc bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 25/02/2016, tư lệnh chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đô đốc Harry Harris khẳng định : Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông để từng bước kiểm soát khu vực này "trên thực tế".
Tư lệnh Mỹ Thái Bình Dương kết luận : « Đó sẽ là hành vi gây hấn và gây bất ổn » cho toàn vùng.
Hãng tin Pháp AFP trích lời chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Mỹ cho rằng, đô đốc Harris lên tiếng báo động về những kịch bản có thể xảy ra trên Biển Đông, nếu như Hoa Kỳ không phản ứng mạnh mẽ.
Tư lệnh Mỹ cố gắng thúc đẩy để các bên, tức là các các nước trong vùng và cả ngoài khu vực, có thái độ quyết liệt hơn. Điều đó thì « Hoa Kỳ không thể làm được một mình ».
Chiến đấu cơ Trung Quốc tại Hoàng Sa, Nhật Bản tăng cường cảnh giác
Biển Đông là một tuyến hàng hải quan trọng cho việc nhập khẩu dầu thô và khí đốt cho Nhật Bản. Trong bối cảnh Trung Quốc vừa cho triển khai dàn tên lửa địa đối không tại các đảo ở Hoàng Sa đã khiến Nhật Bản lo lắng, cho rằng Trung Quốc đang tìm cách “biến các đảo nhân tạo thành các khu căn cứ quân sự”.
Việc Trung Quốc triển khai dàn tên lửa trên tại đảo Phú Lâm đã làm dấy lên nghi ngờ khả năng “Bắc Kinh đơn phương thiết lập vùng Nhận Dạng Phòng Không ADIZ” tại Biển Đông, như là Trung Quốc đã từng làm trên vùng biển Hoa Đông, gần với Nhật Bản, bao gồm các vùng quần đảo có tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 11/2013. Vụ việc lần đó đã gây căng thẳng cho quan hệ đôi bên.
Một quan chức cao cấp chính phủ Nhật Bản có cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh có thể trở nên hung hăng hơn trong khu vực là vì: “Trung Quốc đã tận dụng được khoảng trống ảnh hưởng quân sự tại Biển Đông,
cũng như là phản ứng của các nước trong khu vực là quá chậm chạp”.
Giàn radar, chứ không phải là tên lửa của Trung Quốc mới có thể làm thay đổi cục diện Biển Đông
Một viện nghiên của Mỹ cho biết, có vẻ như Trung Quốc đang triển khai radar cực mạnh trên một hòn đảo ở Biển Đông. Điều đó cho thấy chính quyền Trung Quốc đang cố gắng “kiểm soát có hiệu quả” các vùng biển tranh chấp. Đây là khu vực thuộc lộ trình hàng hải rất trọng yếu nhưng lại có rất nhiều tuyên bố tranh chấp đối với vùng lãnh hải này.
Trong một báo cáo được công bố vào ngày 22 tháng 2 năm 2016, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS), có trụ sở tại Washington nói rằng, những hình ảnh vệ tinh chụp Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) cho thấy những chi tiết mang dáng dấp một giàn radar tần số cao. Sự lắp đặt radar cũng được nhìn thấy trên các hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng như Đá Gaven (Gaven Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Đá Gạc Ma (Johnson South Reef).
Trong báo cáo của CSIS, một giàn radar tần số cao trên Đá Châu Viên sẽ “tăng cường đáng kể” khả năng của Trung Quốc trong việc giám sát tàu hoặc máy bay đi qua eo biển Malacca – một tuyến đường hàng hải rất quan trọng nằm giữa Malaysia và Indonesia.
Ngược lại, trong tuần vừa qua, việc Trung Quốc lắp đặt các tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã tạo ra nhiều mối bất đồng gay gắt hơn nữa trong chính sách ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trong một cuộc điều trần của Quốc hội vào ngày 23 tháng 2, Đô đốc Harry Harris, Jr đã xác nhận sự hiện diện của giàn radar mới trên Đá Châu Viên.
Sự hiện diện của giàn radar cực mạnh sẽ là khúc ngoặt mới nhất trong vụ việc đầy kịch tính đang diễn ra ở Biển Đông, một vùng biển 1,3 triệu dặm vuông bao gồm các vùng biển và hải đảo đang gây nên sự tranh cãi giữa Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Theo báo cáo của CSIS, việc Trung Quốc triển khai các cơ sở radar trên quần đảo Trường Sa và xây dựng “những đường băng mới và khả năng phòng thủ trên không” ở những hòn đảo khác đã cho thấy rằng Trung Quốc có một “chiến lược chống tiếp cận dài hạn – là một chiến lược mà có thể giúp họ (Bắc Kinh) thiết lập sự kiểm soát hiệu quả trên toàn bộ vùng biển và vùng trời trên khắp Biển Đông”.
Tại một cuộc họp báo vào ngày 23 tháng 2 năm 2016, khi được hỏi về việc có hay không sự xuất hiện của các cơ sở radar hiện đại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói “không nắm rõ được tình hình”, nhưng bà vẫn một mực cho rằng theo luật pháp quốc tế thì chính quyền Trung Quốc có quyền triển khai “các cơ sở quân sự cần thiết và trong giới hạn trên các đảo đá có liên quan” ở quần đảo Trường Sa.
Kể từ tháng 11 năm 2013, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu tỏ ra ngang ngược hơn trong việc khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. Năm ngoái, Trung Quốc đã triển khai một dự án rất lớn cải tạo đất đá để xây dựng một số hòn đảo nhân tạo. Một đường băng dường như được thiết kế theo tiêu chuẩn quân sự đã xuất hiện trên một trong những hòn đảo nhân tạo này. Chính quyền Trung Quốc cũng đã trang bị vũ khí trên các hòn đảo, dựa theo những tin tức đã đăng vào tháng 5 năm 2015.
Đô đốc Harry Harris của Mỹ tin rằng chính quyền Trung Quốc đang tăng cường khả năng kiểm soát toàn khu vực. Vào ngày 23 tháng 2, ông Harris đã nói thẳng với các nhà lập pháp trong một phiên họp Quốc hội: “Tôi tin Trung Quốc đang muốn làm bá chủ ở khu vực Đông Nam Á”. Nhưng trớ trêu thay, cũng giống như các luận điệu tuyên truyền trước đây, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc lại tiếp tục cáo buộc Mỹ đang tìm cách đẩy mạnh sự bá quyền trên biển dưới chiêu bài tự do hàng hải.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry khẳng định rằng Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông, và ông nói thẳng:
''Chỉ có những ai tin là trái đất dẹp mới có thể có suy nghĩ khác với điều tôi đã khẳng định''