Nông dân chặt phá vườn cafe vì sản phẩm ế ẩm |
Nhiều năm qua, thực trạng trồng rồi lại chặt (cao su,
cà phê...), nuôi rồi lại phải diệt (ốc bươu vàng, đỉa...) liên tiếp diễn ra.
Điều lạ là, dù đã có nhiều bài học nhưng những người nông dân vẫn cứ đuổi theo
những trào lưu tức thời để rồi sau đó lại ôm nợ.
Nhận xét về thực trạng này, PGS.TS Dương Văn Chín,
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời) không
cho rằng đây là tâm lý adua, đám đông mà là sự nhạy bén, nhanh nhạy của nông
dân Việt, thay đổi nhanh để thích ứng với thị trường. Tuy nhiên, thị trường đó
người nông dân không biết diễn biến thế nào, ngay cả các nhà hoạch
định chính sách cao nhất cũng không trả lời được cho người nông dân sang
năm họ trồng cây gì, nuôi con gì bán được?
Cho nên, theo PGS.TS Dương Văn Chín, vai trò của
doanh nghiệp rất quan trọng. Với hàng trăm doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp lại đi
tìm hiểu trên thế giới để biết được nhu cầu của nước này, vùng này là gì
rồi về coi ở Việt Nam
cây đó, con đó có trồng, có nuôi được không. Sau đó, doanh nghiệp ký kết với
một nhóm năm, bảy chục hay 100 hộ nông dân sản xuất để có khối lượng hàng hóa
lớn xuất khẩu. Có như vậy mới bền vững: doanh nghiệp biết bán hàng ở đâu,
và ký kết với người nông dân làm như thế nào đúng quy trình sạch, vệ sinh an
toàn thực phẩm như thế nào...
"Quay trở lại tình trạng trồng-chặt, nuôi-diệt,
rõ ràng người nông dân có sự sáng tạo nhưng không có một đường đi để người
ta có thể hình dung được. Tôi không cho rằng người nông dân hám lợi mà họ muốn
trồng cái gì để bán được nhưng phải mò mẫm.
Cách
thương lái Trung Quốc thu mua nông sản lạ đời. Ảnh: Tuổi trẻ
|
Tiếp xúc với nông dân nhiều, tôi thấy nông dân Việt
rất sáng tạo, nhanh nhẹn, nhạy bén với khoa học kỹ thuật mới, giống mới. Tôi đã
đi nhiều nước châu Phi, nông dân châu Phi không có được đức tính như của
nông dân Việt Nam.
Một nông dân Việt nếu chuẩn bị trồng rau, ông ta sẽ đi quanh ấp,
quanh xã, thấy những nông dân khác trồng rau A, B, C thì ông ta sẽ quyết định
trồng rau D vì hình dung rằng nếu làm y như người khác thì sẽ bị dội chợ",
PGS.TS Dương Văn Chín nhấn mạnh.
Vị chuyên gia cũng lưu ý rằng, vì lợi trước mắt
nên người nông dân mới đổ xô đi thu gom những thứ kỳ lạ mà thương lái Trung
Quốc đặt hàng để rồi bị mắc bẫy nhưng đó chỉ là số ít.
"Họ thấy thương lái mua lá mãng cầu xiêm với giá
rất cao, có lời thì bán chứ không hình dung được rằng nếu hái hết sẽ làm suy
kiệt cây trong những năm sau. Họ cũng không biết các thương lái mua những
mặt hàng kỳ lạ không phải để xuất đi Trung Quốc mà sau khi đội giá lên, những
người đó sẽ ôm tiền chạy mất, còn sản phẩm vẫn chỉ loanh quanh trong ấp,
trong xã và người Việt ôm xô là thiệt hại nặng nề nhất.
Tuy nhiên, các thương lái chỉ lừa được một số nông dân
nhẹ dạ, còn gần đây nông dân Việt đã biết cảnh giác. Điều quan trọng nhất
là các doanh nghiệp nông nghiệp phải có kế hoạch hợp tác với nông dân,
xây dựng vùng nguyên liệu để xuất khẩu số lượng lớn chứ không
phải làm theo kiểu mô hình, mua cho nông dân với giá phải chăng, như vậy
mới bền vững. Còn như bây giờ, người nông dân cứ làm những cái là lạ rồi
hy vọng sẽ có thị trường mà không biết thị trường đó ở đâu", ông Chín chỉ
rõ.
Trong khi đó, TS Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện
Lúa ĐBSCL cũng cho rằng, điệp khúc trồng- chặt hay việc người nông
dân Việt hết lần này đến lần khác bị thương lái Trung Quốc lừa không phải
là do adua.
"Bà con mong muốn được làm giàu, cải thiện
đời sống nhưng đang lúng túng, bối rối không biết làm thế nào
vì không có đường hướng. Về mặt kỹ thuật, bà con nắm rất vững, tại
nhiều hội thi nông dân giỏi, tôi nghe nông dân nói chuyện thấy
họ am hiểu kỹ thuật nông nghiệp hơn cả kỹ sư. Nhưng điều quan trọng nhất là thị
trường thì nông dân không biết, cuối cùng họ thấy trồng khoai lang bán được thì
bỏ lúa trồng khoai, các loại cây khác cũng vậy, nhưng trồng xong lại không biết
bán cho ai dẫn tới tình trạng trồng-chặt.
Về phía doanh nghiệp, sau khi ký hợp đồng với nước
ngoài họ cần sản phẩm với số lượng lớn. Trong khi bà con trồng ra
không biết bán cho ai thì doanh nghiệp lại kêu không biết mua ở đâu, cách làm
như hiện nay là tự phát, thiếu bài bản. Chúng ta nói nhiều về chuyện
tái cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức sản xuất nhưng phải làm cách nào để nối kết
người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Nếu làm tốt được việc này, bà
con nông dân được đảm bảo đầu ra, doanh nghiệp có vùng nguyên liệu, sản
phẩm đáp ứng đúng quy chuẩn, yêu cầu", TS Lê Văn Bảnh chỉ rõ.
Nông dân chặt phá vườn cao su |
Vị chuyên gia nông nghiệp chỉ ra những điểm hạn chế trong
nông nghiệp Việt Nam
mà trước hết là việc triển khai chương trình Cánh đồng lớn. Theo đó,
chương trình này đã được triển khai trong nhiều năm qua, ai cũng khen đây
là chương trình tốt nhưng tới thời điểm này chương trình triển khai
chưa được 5%.
Do đất nông nghiệp manh mún nên nếu doanh
nghiệp muốn làm cánh đồng lớn 1.000ha thì phải ký với
hơn 1.000 hộ nông dân. Thực tế, doanh nghiệp không thể làm như vậy,
nhất là khi họ không thể quản lý được cách làm của nông dân. Nếu làm cánh
đồng lớn, ai là pháp nhân để doanh nghiệp ký?
"Chừng nào chưa phát triển được kinh tế hợp tác
thì cả nông dân và doanh nghiệp đều gặp khó, nông dân trồng không biết bán cho
ai, doanh nghiệp muốn xuất khẩu không biết mua ở đâu, muốn làm thương hiệu mà
không có vùng nguyên liệu, không có sự hợp tác thì họ cũng không làm được.
Ngay như chuyện người dân hết lần này đến lần khác bị
thương lái lừa cũng phải hiểu cho cặn kẽ. Nông dân ai cũng muốn làm giàu, sản
phẩm làm ra có người tiêu thụ, được bán với giá cao. Nói đến thương lái
Trung Quốc, nông dân cũng cảnh giác lắm nhưng cuối cùng vẫn bị lừa, đó là
vì thương lái Trung Quốc thông qua thương lái Việt Nam, qua người quen, người
thân của nông dân - là người có uy tín trong vùng. Chỉ cần những người này nói với
nông dân cách làm như hiện nay không được, họ có đầu ra, giá cao thì nông
dân lập tức ào ào làm. Làm xong rồi thì chính người quen, người thân cuả
nông dân cũng không biết người cần mua ở đâu", TS Lê Văn Bảnh phân tích.
Nhà nước đã làm được gì cho nông dân?
Đứng ở góc độ nhà quản lý, PGS.TS Dương Văn Chín cho
rằng, Nhà nước chưa làm được gì nhiều cho nông dân, một phần vì không có nhiều
tiền. Bởi thế, việc các cơ quan quản lý Nhà nước cần làm là soạn chính
sách cho sát với nông dân, thuê chuyên gia giỏi, am tường để xây dựng các cơ
chế, khuyến khích nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật mới . Còn việc áp dụng máy
móc mới, giống mới hay kỹ thuật mới thế nào là để người nông dân quyết định.
"Ở các nước soạn văn bản chính sách rất hiệu quả,
còn Việt Nam
nhiều khi soạn văn bản mà người nông dân không áp dụng được. Chỉ cần có cơ chế
phù hợp đã giúp được nông dân rất nhiều", PGS.TS Dương Văn Chín nhấn mạnh.
Về phía doanh nghiệp, để tránh điệp khúc trồng-chặt
cho nông dân, theo PGS.TS Dương Văn Chín, nếu doanh nghiệp thấy loại nông
sản nào có thể kinh doanh thì hợp tác với đông đảo nông dân làm sản phẩm
đó, doanh nghiệp có lời và người nông dân có lời như thế mới bền vững.
"Hàng trăm doanh nghiệp có thể làm một mặt hàng
trên một loại cây trồng nhưng thị trường khác nhau thì mới bền vững lâu
dài, doanh nghiệp và nông dân mới song hành đi lên một nền nông
nghiệp hiện đại. Việt Nam
là nước nông nghiệp nhiệt đới, sản phẩm rất đa dạng nên có thể làm được việc
này. Quan trọng là Nhà nước phải có chính sách cụ thể giúp doanh nghiệp,
nông dân", ông Chín lưu ý.
Bổ sung thêm, TS Lê Văn Bảnh một lần nữa nhấn mạnh,
cần phải tổ chức lại kinh tế hợp tác. Đất nông nghiệp ở Đài Loan,
Hàn Quốc cũng manh mún nhưng họ làm tốt vì có kinh tế hợp tác. Trong khi
đó, ở Việt Nam,
hợp tác xã vẫn chỉ mang tính hình thức. Thời buổi hội nhập, doanh
nghiệp cần số lượng lớn để đảm bảo giao hàng đúng hạn, chất lượng theo
tiêu chuẩn, quy chuẩn để thương hiệu. Từng nông dân làm không thành
công nhưng nếu có kinh tế hợp tác, có sự phối hợp giữa doanh nghiệp và
nông dân thì sẽ có hiệu quả.
Thành Luân/ĐVO
-------------
Thực ra, nền kinh tế các nước TBCN rất bao cấp về kế hoạch cho nền nông nghiệp. Nông dân hoạt động dựa trên hướng dẫn sát sao của chính phủ. Họ quả là giỏi.
Trả lờiXóaVN nay cứ như nằm bẹp dưới đất, bò lết...
"Tuy nhiên, các thương lái chỉ lừa được một số nông dân nhẹ dạ, còn gần đây nông dân Việt đã biết cảnh giác"
Trả lờiXóaNên đưa những người nông dân Việt "đã biết cảnh giác" lên làm lãnh đạo . Tốt hơn lãnh đạo hiện giờ, vẫn ăn bả thương lái (chính trị) Trung Quốc .
bây giờ ở saigon còn phát minh ra 1 loại thanh niên lê lết trên đường bán vé số, họ lết trên hết con đường này đến con đường khác qua vũng nước bẩn bất chấp đường đông, kinh tế Việt Nam cũng vậy, họ không đường hoàng theo chuẩn thế giới mà chỉ biết lết và cúi đầu, bao nhiêu nguồn lực chỉ để nuôi dnnn và đảng trong lãng phí, còn dân đen thì hàng ngày ăn thực phẩm độc hại của tàu
Trả lờiXóaCác nước tư bản họ bóc lột cực kỳ vui vẻ...Nhưng riêng nông nghiệp thì họ xài chủ nghĩa xã hội hơn mơ,nhất là nước Mỹ .
Trả lờiXóaCác nước XHCN thì làm ngược lại,nhất là Việt Nam và Trung quốc.
Vì sao ? vì bóp hong nông dân là dễ nhất.
Còn chặt trồng chặt...đơn giản thôi,nông dân thì khó biết thị trường thế giới là cái gì,còn lãnh đạo thì giỏi hơn nông dân là ăn theo nói leo,toàn kỷ sư cày đường nhựa cả.
Bụng phệ như cái trống,chưa học một chữ nông nghiệp mà làm đến phó chủ tịch tỉnh phụ trách nông nghiệp.
Dân chưa chết là may.
Lệ Hà,Nha Trang.
Có một địa chỉ đáng tin cậy mà người nông dân nước ta không quan tâm nên ít biết để tìm đến học hỏi, xin tư vấn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trả lờiXóaNgười này có bằng Tốt nghiệp Trung cấp Lâm nghiệp Bắc Thái (nay là Thái nguyên), là Cán bộ trồng rừng của Ty Lâm nghiệp Bắc Thái. Người này thuộc dân tộc…“thổ mừ”, nhưng nhờ là “ hạt giống đỏ”, nên đã từ từ từng bước leo lên tột đỉnh quyền lực trên chính trường VN. Dân VN vẫn quen gọi người này là Ông “ răng chắc c…bền” ấy mà. Cũng có người gọi ông này với biệt danh là “ CBCC”, nghĩa là “ CƯỚP BỒ CỦA CON”.
Trong 10 năm làm Đảng Trưởng SSCSVN, người này đã đi thuyết trình hết trong Nam ngoài Bắc, hết miền ngược đến miền xuôi. Đến đâu người này cũng đem duy nhất một nội dung để “răn dạy” muôn dân. Đó là: “ Để cho nền nông nghiệp nước ta phát triển vững chắc, góp phần xây dựng nền kinh tế nước nhà phát triển, thì bà con ta nên đầu tư trí tuệ, tâm sức, để tìm ra cho được là chúng ta nên trồng cây gì, nuôi con gì…”. Nhưng khi có người hỏi: “ vậy thì xin ông chỉ cho chúng tôi biết nên trồng cây gì, nuôi con gì cho có hiệu quả ạ?”, thì nhà “ khoác lác học” ấy tắc tị.
Ôi! Đúng là “đỉnh cao trí tuệ”, là " thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc VN"..
Trích "Cho nên, theo PGS.TS Dương Văn Chín, vai trò của doanh nghiệp rất quan trọng"
Trả lờiXóaNhưng sống theo điều 4 hiến pháp, họ phải nghe lệnh của "lực lượng lãnh đạo nhà nước" !