Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Nhà khoa học không còn “đau đầu” vì thủ tục tài chính

Trong bối cảnh khởi đầu năm 2016 là năm đầu tiên của giai đoạn 2016-2020, Hội nghị cán bộ chủ chốt của Bộ KH&CN năm 2016 diễn ra trong hai ngày 25-26/2 tại Ninh Bình không chỉ nhìn lại những kết quả công tác năm 2015, mà còn đánh giá những kết quả nổi bật của cả giai đoạn 2011-2015, và quán triệt một số phương hướng mục tiêu và giải pháp nhiệm vụ trọng điểm của giai đoạn từ nay tới 2020.
Điểm sáng nổi bật nhất trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua được Bộ trưởng Nguyễn Quân đề cập là công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, với sự ra đời của Luật KH&CN sửa đổi năm 2013, cùng các văn bản hướng dẫn Luật này do Bộ KH&CN soạn thảo, điển hình gần đây nhất là các nội dung đổi mới về đầu tư và cơ chế tài chính, cơ chế chi thường xuyên, cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng… Bên cạnh đó, một điểm sáng khác là vai trò của Bộ KH&CN trong đàm phán các nội dung về quyền sở hữu trí tuệ của hiệp định thương mại TPP, được đánh giá rất cao không chỉ bởi lãnh đạo Bộ KH&CN mà cả các chuyên gia Bộ Công thương tham gia đàm phán được mời tham dự hội nghị lần này. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế của ngành KH&CN nói chung – như hạn chế trong thực hiện Chiến lược KH&CN giai đoạn 2011-2020 với các mục tiêu khó khả thi về hình thành hàng loạt các doanh nghiệp KH&CN và các tổ chức KH&CN xuất sắc đạt đẳng cấp quốc tế - cũng như các hạn chế trong hoạt động của Bộ KH&CN nói riêng, điển hình là tình trạng trì trệ và yếu kém trong phối hợp công việc giữa các đơn vị của Bộ, khiến không ít dự án KH&CN đã được cấp kinh phí Nhà nước nhưng lại chậm triển khai. Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ trưởng Nguyễn Quân yêu cầu Bộ KH&CN tích cực khắc phục các nhược điểm, tồn tại hiện nay để hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong đó, nhiệm vụ tham mưu về đảm bảo an toàn điện hạt nhân được đặc biệt lưu ý. “An ninh năng lượng là rất quan trọng, nhưng an toàn hạt nhân còn quan trọng hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.
*       *       *
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân khẳng định, việc liên Bộ KH&CN - Tài chính ký ban hành Thông tư liên tịch 27 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, đã từng bước gỡ bỏ “nút thắt” tài chính cho nghiên cứu khoa học.
Giảm bớt thủ tục
Thông tư 27 nhằm giảm bớt “gánh nặng” về thủ tục giấy tờ, quyết toán kinh phí giúp cho các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng trong lĩnh vực KH&CN giúp các nhà khoa học không phải “đau đầu” với sự rườm rà của thủ tục giấy tờ, chứng từ, hóa đơn... để được nghiệm thu sản phẩm. Thậm chí nhiều khi xong hết thủ tục vẫn phải vừa làm vừa chờ kinh phí, khiến không ít nhà khoa học cảm thấy chán nản.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng: Thông tư 27 đề cao hơn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, từ những người đặt đầu bài, thông qua danh mục đề cương, nội dung, theo dõi, nghiệm thu và đưa đề tài, dự án vào thực tiễn. Cơ quan nhà nước là người đặt hàng và quản lý đầu ra sản phẩm. Đồng thời, thông tư cũng đề cao trách nhiệm và quyền tự chủ hơn của các tổ chứcKH&CN, các nhà khoa học trong quá trình nhận đặt hàng các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Quân chia sẻ: Từ trước đến nay, nhiều đề tài, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được nghiệm thu xuất sắc nhưng không có sản phẩm và không được ứng dụng vào thực tiễn nên việc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đưa các sản phẩm đầu ra ứng dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển KH&CN cũng như kinh tế xã hội của đất nước.
Bên cạnh đó, quản lý được việc đề tài dự án lợi dụng cơ chế, định mức, sơ hở trong quản lý đã không làm “thật” nhưng vẫn được nghiệm thu. Thực tế, cơ chế khoán chi tạo thuận lợi nhất cho những người làm khoa học, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn cho họ bởi sẽ có nhà khoa học chưa dám nhận phương thức khoán chi theo sản phẩm cuối cùng khi họ không chắc chắn tạo được sản phẩm cuối cùng. Theo quy định mới của Thông tư 27, nhà nước kiểm soát đầu ra, phải có sản phẩm đúng như đặt hàng, trường hợp không có sản phẩm cuối cùng như hợp đồng đã ký kết thì không được nghiệm thu.
Sản phẩm đặt hàng được đưa vào ứng dụng
Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh: Với phương thức trước đây, sự nặng nề trong thủ tục đã không hỗ trợ cho các nhà khoa học nghiên cứu cũng như nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như: Nhiều khi nhà khoa học buộc phải “vẽ” ra các công đoạn, “lách luật” nâng giá lên để khi bị “cắt” vẫn đảm bảo đủ kinh phí để thực hiện đề tài; hoặc phải chạy hóa đơn, chứng từ để được nghiệm thu. Điều này vô hình đã “bóp nghẹt” sức sáng tạo của các nhà khoa học, khiến hiệu quả nghiên cứu không cao, gây lãng phí cho Nhà nước.
Do đó, khoán chi đến sản phẩm cuối cùng là cơ chế mới được các nhà khoa học Việt Nam trông đợi. Với hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, nhà khoa học phải tự tổ chức, tìm người giỏi, liên kết, nghiên cứu để làm ra được sản phẩm như cam kết, điều này đồng nghĩa với trách nhiệm của các nhà khoa học cũng tăng lên.
Trước đây, các nhà khoa học chọn đề tài theo ý muốn chủ quan của mình, đôi khi không thiết thực. Với cơ chế đặt hàng, cơ quan thẩm định, đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ, đề tài với Bộ KH&CN và các bộ ngành. Khi đề xuất đặt hàng thì cơ quan đặt hàng phải cam kết chịu trách nhiệm tiếp nhận lại kết quả nghiên cứu sau khi đã được nghiệm thu và tổ chức ứng dụng vào thực tiễn. Nghĩa là, địa chỉ đầu ra phải rất rõ ràng. Trách nhiệm của cơ quan quản lý khi đề xuất, đặt hàng các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển có sử dụng ngân sách nhà nước phải có trách nhiệm tiếp nhận kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
Việc ban hành Thông tư 27 nhằm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước khi đầu tư cho khoa học, tuy nhiên nghiên cứu khoa học công nghệ chứa đựng nhiều rủi ro, mạo hiểm. Trong KH&CN có nhiều lĩnh vực, nghiên cứu cơ bản đi trước, đặt tiền đề cho nghiên cứu ứng dụng. Ngay cả nghiên cứu ứng dụng thì không phải sản phẩm, kết quả nào cũng có thể được ứng dụng ngay mà còn chờ đợi các nhà đầu tư, cơ hội và thị trường.
Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định, loại trừ các đề tài thực sự bỏ ngăn kéo, nghiên cứu không để làm gì, theo ý muốn chủ quan của các nhà khoa học, thì cơ bản các đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước thời gian gần đây đã được thực hiện theo cơ chế đặt hàng, do đó, khả năng ứng dụng sẽ cao hơn trước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân: Với Thông tư 27, các nhà khoa học được quyền lựa chọn giữa hai hình thức khoán chi. Khi đã lựa chọn phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì trong quá trình thực hiện không được điều chỉnh mục tiêu, sản phẩm và tổng kinh phí đã được thỏa thuận. Nếu nhà khoa học không hoàn thành sản phẩm như cam kết thì phải chịu hình thức xử lý là phải hoàn trả ngân sách nhà nước từ 40 - 100% tùy mức độ rủi ro và các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Đây là chế tài nghiêm khắc, đòi hỏi trách nhiệm cao của các nhà khoa học.
Thông tư 27 được các nhà nghiên cứu kỳ vọng sẽ là tiền đề phát huy tinh thần nghiên cứu, sáng tạo, đặc biệt, việc thực hiện khoán chi nhiệm vụ KH&CN cũng sẽ tác động đến phương thức tổ chức, quản lý của các tổ chứcKH&CN theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
(Tia sáng)
------------

7 nhận xét:

  1. Hội nghị nhiều, phỏng vấn lắm, hội thảo, tọa đàm...liên tục, chỉ tổ tốn tiền của dân.
    GS, TS 'nhiều quá trời nhiều', mua bằng cũng khá nhiều, tốn lương, lại còn hậu chính sách khi nghỉ hưu...
    Nhưng không bằng mấy ông nông dân chưa hết tiểu học: Làm máy bay trực thăng, làm cầu treo nông thôn, sửa chữa xe lội nước, may sục bùn, máy bóc ngô, bóc hạt điều, bóc lạc, máy cày, máy cấy...gần đây nhất là ông Cao Phát Triển, làm máy tự động tưới nước điều khiển bằng điện thoại di động...
    Vậy, các Gs. Ts cứ ngồi đó hưởng lương rồi đi họp cho tốn tiền à?

    Trả lờiXóa
  2. nói không tin, sờ mới tin

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khoán cho nghiên cứu khoa học mà không cần thủ tục tài chính thì chuyện ăn chặn % cứ nghiễm nhiên mà lan tràn sao?

      Xóa
  3. Đòi đẻ ra một cơ quan,rồi từ đó chỉ có đục tiền của nhân Dân do Nhà nước quản lý,chính phủ chi đại cho xài.
    Tổng kết từ ngày thành lập bộ này đến nay tổng chi bao nhiêu và thu được cái kết quả ngiên cứu nào dã ứng dụng được.
    Hết đóng tàu biển bằng bê tông cốt thép đến chữa bệnh cho chim Yến,nuôi ấp chim Yến khi chim chết cả đống do rơi xuống nước khi chưa tự bay được...
    .
    Một là giải tán,hai là chả cần quản cứ độ mà đưa tiền cho tự xưng khoa học xài cho bớt la.
    Hãy theo dõi một sở nông nghiệp thi biết một năm nó làm gì và làm như thế nào,moi là chính và lấy tiền ấy mua chức phó chủ tịch tỉnh là ký lấy tiền,rồi cũng tỉnh phó như ai/
    Nước người ta chả lắm cơ quan ngiên cứu,mà hình như không có,nhờ đó khoa học công nghệ nó cứ tự nhiên phát triển rầm rầm.nước người ta chỉ một ít bộ,chỉ 2 phó thủ tướng,2 phó tỉnh trưởng là cùng.Có nước quá tệ như MỸ chỉ có một phó tổng thống mà để nghèo xơ xát,nợ nần tùm lum,nghèo hơn một phó giám đốc sở nước ta,thật quá tệ.
    Đất nước Mỹ kiểu này thì cả nghìn năm nữa khoa học công nghệ của Việt Nam chắc chắn không bằng khoa học công nghệ của MỸ hôm nay.
    Học sử dụng máy móc dây chuyền sản xuất của họ,là của các nước lạc hậu như Hàn Quốc Nhật Bản chưa xong,vậy thì nghiên cứu cái gì.
    Đẻ ra ngành,ngành đẻ ra ba thứ trời ơi cùng dua nhau ca bài ca các chú cứ phá.
    Đảng ta là một đảng cầm quyền ,chịu tất tất trách nhiệm với cả Dân tộc từ xưa đến mai sau hãy nghĩ lại mà làm lại từ đầu.
    Xoá bàn làm lại,nếu tính không làm thì sớm di tản,rút kinh nghiệm không lập tuyến phòng tử thủ gì cả,Ai đời bắt người này ra làm bia cho thằng kia chạy trốn bằng phương tiện tân thời.
    Khoa hụt kĩ thụt là thực tế cần có,nhưng sao mà có được khi còn mù chữ....Mâm nào cũng kín người mà ăn thì như hạm,uống như trâu.hơn chứ...
    Chúng ta đã tạo ra một trại xã hội vĩ đại,trong trai ấy lại toàn những người có khả năng làm ruộng như bộ trưởng Vinh tuyên bố.
    Từ bài học cơ bản về điện tử và lượng tử,hồi xưa kĩ sư giải phóng đã biết đấu nối và phát sóng phá hệ liên lạc bộ đàm Mỹ và VNCH,từ công thức nguyên tử mà tạo ra hợp chất nổ trời gầm nay ca tụng là RỒNG LỬA có thật.
    Rất may ngày đó vùng giải phóng khổ quá nên không có bộ KHKT,may mà có thì thua từ trong trứng,làm gì mà thống nhất nổi đất nước để ngày nay lắm kẻ ngênh ngan,vênh vễnh cái mặt mo không ra mo,bánh đúc ra bánh xèo.
    Viết đại mấy chục trang rồi hùa nhau kí đại ra tiến sĩ,thậm chí thuê hẳn một cơ quan Viện chơi không viết đại,rồi cũng thành tiến sĩ.Vui nhất bạn tôi,cần bằng B anh văn để làm chuyên viên cao cấp,tôi cấp luôn dù một chữ không biết,thế là thành nhưng lỗ.Vợ tôi thi B anh văn,tôi đưa con vào thi luôn,vợ kí tên thôi,thế là chuyên viên chính,kể cả cú điện thoại của tôi cho cả bầy cùng đậu.
    Trong cái đám hỗn độn, tôi không phải không cần phẩm giá của một vị sĩ quan thời chiến chinh,nhưng sao mà không xuôi theo hổn độn được.âu cũng là xu thế thời đại.
    Nước Mỹ ,nước Nhật thông minh sáng tạo...Đúng mà không đúng.Họ bỏ tiền ra mua tất.Dân Nga,Đức,Hàn,Do Thái học trối chết và sáng tạo rồi cũng bán sáng tạo mà sống thôi.
    Để đất nước ta có công nghệ hiện đại,con đường tổng hợp là mua mới có,mua đây không chỉ có tiền là đủ...
    Nên dẹp bỏ các cơ quan quản lý vô bổ đi là vừa.
    Ngay như tôi biết,VNCH không có cơ quan thuế và hải quan,nhưng đố ai trốn thuế,không có bộ tài nguyên môi trường,nhưng đố ai dám khai thác rừng,kể cả khi rừng Việt cộng quản lý cũng vậy.Đất đai nhà ở đâu có hoạch hoẹ như bây giờ,xây mà sập ở tù mọt gông,làm cầu Trà Khúc sai coi như không trả tiền,nhà thầu Nguyễn Ân trắng tay.
    Cái tốt của họ không chịu học lại thích học cái mà không nên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viết lung tung linh tinh lang tang thế này là "môn bài"
      hay "đặc sản" của người có tên CS.
      VNCH.không có cơ quan thuế ư ? "Biết thì nói biết,không
      biết thì nói không biết,ấy là biết vậy".Hiểu không ?

      Xóa
  4. "Đảng ta là một đảng cầm quyền ,chịu tất tất trách nhiệm với cả Dân tộc từ xưa đến mai sau hãy nghĩ lại mà làm lại từ đầu."?
    Ông nói cứ như bị tâm thần hỗn loạn.

    Trả lờiXóa
  5. "Từ trước đến nay, nhiều đề tài, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được nghiệm thu xuất sắc nhưng không có sản phẩm và không được ứng dụng vào thực tiễn"

    Thí dụ như những của khỉ này

    Nghiệm thu cấp nhà nước Đề tài khoa học “Sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

    "Hội đồng Lý luận Trung ương: Tiếp tục nâng cao chất lượng tư vấn cho Trung ương về lý luận chính trị"

    Hội thảo khoa học “Sức sống của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”

    Bây giờ cứ thử tưởng tượng "Nhà khoa học không còn “đau đầu” vì thủ tục tài chính", chắc chắn những của khỉ đã nêu ra còn có dịp để nở rộ hơn nữa .

    Trả lờiXóa