Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Cuộc gọi của thế kỷ

Tổng thống Đài Loan, Bà Thái Anh Văn nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump hôm 2/12/2016.
Tổng thống Đài Loan, Bà Thái Anh Văn nói chuyện qua điện thoại 
với Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump hôm 2/12/2016. AFP
Cuộc điện đàm ngắn ngủi giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và bà Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan đã dậy sóng thế giới được báo chí Mỹ gọi là “thành quả 40 năm của Trung Quốc bị bốc hơi trong vòng 10 phút”. Mặc Lâm phỏng vấn Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan, để tìm hiểu thêm quan điểm của một nhà ngoại giao về sự kiện này.

Phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc
Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ, rất nhiều tờ báo lớn của Mỹ xem việc Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa có hành động mà 40 năm qua nhiều đời tổng thống Mỹ không ai dám làm đó là nhận điện thoại chúc mừng của Tổng thống Đài Loan, đồng nghĩa với việc phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc. TS diễn giải động thái này như thế nào?
Nhận diện động thái này như thế nào thì trước mắt, chỉ có thể căn cứ vào cách phản ứng của mỗi bên trong quá trình “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, tức là qua quá trình “tương tác biểu trưng”, một lý thuyết trong xã hội học, mới hy vọng diễn giải phần nào ý đồ của mỗi bên.
-TS Đinh Hoàng Thắng
TS Đinh Hoàng Thắng: Chúng ta nên thận trọng ngay từ cách đặt vấn đề của báo chí Mỹ, “Nhận điện thoại chúc mừng” và “phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc” là hai câu chuyện không đồng nhất, dù có thể thừa nhận rằng, chúng không hẳn là khác nhau hoàn toàn.
Nhận diện động thái này như thế nào thì trước mắt, chỉ có thể căn cứ vào cách phản ứng của mỗi bên trong quá trình “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, tức là qua quá trình “tương tác biểu trưng”, một lý thuyết trong xã hội học, mới hy vọng diễn giải phần nào ý đồ của mỗi bên.
Không được quên rằng, đây là cuộc chơi của hai “kỳ phùng địch thủ”, hai tay chơi có khả năng định hình khuôn khổ chính trị của thế kỷ 21.
Nói một cách nôm na, đây mới là sự vờn nhau của hai đối thủ chưa biết rõ lắm về đấu thuật sắp tới của nhau. Có thể coi đây là một sụ thăm dò thận trọng từ cả hai phía. Chưa bên nào muốn đẩy mâu thuẫn hay xung đột lên cao hơn, vì vậy, chúng ta chưa thể nói gì nhiều về ý nghĩa của động thái hẳn nhiên là có một không hai này.
Mặc Lâm: Sau khi Trung Quốc phàn nàn về chuyện này ông Trump lại thẳng thắn nói Trung Quốc không có quyền bắt ông phải xin phép họ khi gọi cho Tổng thống Đài Loan trong khi họ chẳng xin phép ai để phá giá đồng nhân dân tệ và xây dựng những pháo đài trên biển Đông, theo TS thì cách nói này có cho phép ông đoán định chính sách mà Mỹ sẽ theo đuổi trong thời đại của Trump?
Tạp chí Time đã bầu chọn Tổng thống Đắc cử Mỹ Donald Trump là Nhân vật của năm hôm 07/12/2016. AFP
TS Đinh Hoàng Thắng: Chính sách Trung Quốc của Mỹ trong thời của Trump còn là vấn đề mở và sẽ mang nội dung đa chiều kích, nó phụ thuộc vào chiến lược toàn cầu và chính sách khu vực của Mỹ. Kể cả những chuyên gia thượng thặng trong mỗi nước cũng như trên thế giới mới chỉ có một số initiative research, chưa thể đoán định được gì nhiều. Nhưng qua khẩu khí toát lên trong nội dung câu hỏi mà nhà báo vừa đề cập, Trung Quốc có thể buộc phải tiên liệu, TT đắc cử Trump sẽ là một đối thủ không dễ chơi.
Khẩu khí của Trump phản ứng lại cái tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là khá ngang tàng. Mặc dầu phải thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc trước cú “điện thoại thế kỷ” giữa hai ông bà tổng thống, giữa Trump và Thái Anh Văn, là khá low profile, nghĩa là tự kiềm chế. Nếu tiếp tục đà này, chúng ta có thể mường tượng ra chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Trump là khá cứng rắn. Vâng, anh phá giá đồng tiền trong nước để trục lợi về xuất khẩu, làm tổn hại đến nền kinh tế của tôi; anh xây dựng các pháo đài trên Biển Đông, cản trở tự do đi lại trên đại dương, vậy anh có nói với tôi lời nào không mà đòi tôi phải xin phép anh để nhận một cú điện thoại chúc mừng tôi thắng cử?
Nếu ta hình dung đây là một trận túc cầu, thì “đội trưởng” Trump liên tục dẫn bóng vào trung lộ, cả khi ông chủ động nhận cuộc gọi lẫn những phát biểu cứng rắn sau sự cố “để bóng đụng vào tay” (ta chưa biết vô tình hay cố ý). Lối trực ngôn của ông khiến ta nhớ đến câu ngạn ngữ của người Việt. “Miệng nhà sang có gang có thép!” Nếu nhà báo nhớ đến vế thứ hai của câu đối này thì có thể phân tích tiếp thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Biến cái không thể thành cái khả thể

Mặc Lâm: Tổng thống đắc cử Donald Trump bị xem là người có những phát ngôn trực tính, bất kể cung cách mà thế giới quen nghĩ một Tổng thống của nước Mỹ cần phải có. Theo ông dưới cái nhìn của một nhà ngoại giao ông nghĩ gì về điều này, liệu nó sẽ ảnh hưởng tới các nước khác hay không, nhất là phía không thân cận với Mỹ như Trung Quốc, Nga hay thậm chí có thể là Việt Nam?
TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, dưới cái nhìn của ngoại giao thì ở đây là nghệ thuật biến cái không thể thành cái khả thể. Báo chí Mỹ cũng bình luận một ý đáng để suy nghĩ: Chỉ bằng mười phút đàm đạo qua điện thoại, ông Trump đã đảo ngược các nỗ lực trong 40 năm qua của Trung Quốc. Tôi nói đáng để suy nghĩ, là vì nhận định này chưa chắc đã đúng hay chỉ đúng được một phần. Cái này còn phải chờ thời gian, ít nhất trong 100 ngày đầu khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng.
Lối trực ngôn của ông khiến ta nhớ đến câu ngạn ngữ của người Việt. “Miệng nhà sang có gang có thép!” Nếu nhà báo nhớ đến vế thứ hai của câu đối này thì có thể phân tích tiếp thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Đối với về thứ hai của câu hỏi, thì tôi trả lời là “YES”. Hính thái đấu tranh hay hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiển nhiên là ảnh hưởng đến toàn thế giới. Cả đối với nước lớn như Nga, Nhật hay châu Âu. Còn Việt Nam thì lại càng đương nhiên là hết sức ảnh hưởng. Có điều là, nếu nhà báo để ý, trong 50 cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống đắc cử Trump với các nhà lãnh đạo các nước, ta chưa thấy có lãnh đạo Việt Nam. Đây là một chỉ dấu cũng đáng suy nghĩ.
Mặc Lâm: Riêng ông, ông lý giải như thế nào về sự thiếu vắng ấy?
TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, có thể lý giải theo hai hướng. Hướng thứ nhất, từ phía Nhóm Chuyển giao chuẩn bị cho Tổng thống nhậm chức, họ chưa thấy trọng lượng của Việt Nam cần được đặt ưu tiên cùng với những nước hay những vùng lãnh thổ mà họ đã dàn xếp các cuộc giao tiếp qua điện thoại. Hướng thứ hai, từ phía lãnh đạo Vn có thể cũng chưa có sự sốt sắng như lãnh đạo Trung Quốc đã chủ động liên lạc với người của ông Trump. Chúng ta hãy wait and see, đưa ra phán quyết gì vào lúc này cũng còn quá sớm. Ta hãy nhớ, Việt Nam đã chủ động mời Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam khi cuộc bầu cử chưa diễn ra. Đương nhiên, lúc đó, trong đầu lãnh đạo Việt Nam nghĩ đến ứng cử viên nào thì đấy lại là một câu chuyện khác.
Mặc Lâm: Câu hỏi cuối cùng, thưa Tiến sĩ, trong thời kỳ chuyển tiếp như giai đoạn hiện nay, số phận TPP khá mờ mịt, xoay trục của Mỹ có thể chậm dần hay ngưng hẳn, chính sách Biển Đông của chính quyền mới chưa chắc chắn… Việt Nam có thể và nên làm gì để chuẩn bị cho quan hệ Việt—Mỹ trong giai đoạn tới?
TS Đinh Hoàng Thắng: Đây có thể là một luận văn nhỏ nhỏ gợi ý cho sinh viên thạc sĩ của Học viện Ngoại giao. Tuy nhiên, kiến nghị dù có hay mấy mà các nhà hoạch định chính sách vẫn xếp chúng vào ngăn kéo thì sẽ còn nhiều Alexei Tolstoi xuất hiện ở Việt Nam để viết tiếp tiểu thuyết “Con đường đau khổ”.
Trừ một vài nhà nghiên cứu thượng thặng tôi được đọc trong thời gian qua, chưa thấy ai dám khẳng định cái gì chắc chắn cả. Có điều khi người Mỹ đã nhất tâm làm một cuộc cách mạng bằng lá phiếu như vừa qua, thì chính quyền mới không thể bỏ qua cái khát vọng muốn thay đổi của dân Mỹ, của chính trường Mỹ, của nền kinh tế, quốc phòng và an ninh của nước Mỹ nói chung.
Việt Nam và các nước trong khu vực có thể và nên làm gì? Tôi nghĩ nên nên chuẩn bị cho nhiều scenarios khác nhau: kịch bản tối ưu, trung bình và kịch bản xấu đối với mỗi nước. Có như thế mới khỏi hẫng hụt, khỏi trượt vỏ chuối, hay rơi vào tình thế nguy hiểm.
Suy cho cùng, vấn đề Việt Nam với thế giới và quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau vẫn là đề tài muôn thuở. Chúng ta chủ động được chừng nào, chi phí càng giảm được chừng đó, từ mọi phía. Không thể thụ động ngồi chờ bất cứ ai cưu mang mình. Tôi mong các nhà hoạch định chính sách chuẩn bị một tư duy đột phá cho giai đoạn tới. Và điều quan trọng hơn, sau tư duy đột phá là những kiến nghị, những giải pháp đột phá trong các quan hệ đối ngoại, trước hết trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
(RFA)
-------------------

11 nhận xét:

  1. Có lẽ,"đảng ta" sẽ ghét ông Trump vì...Trung cộng không thích ông ấy.
    Trước khi bầu cử Mỹ,trong khi trà dư tửu hậu,bạn bè hỏi tôi,tôi trả lời ngay là thích ông Trump.
    Nay,với việc đối đầu trực diện với Trung cộng bằng cách công nhận Đài Loan và lên án chúng xây dựng pháo đài ở Trường Sa,tôi chỉ muốn ôm hôn ông ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chắn Trump sẽ ôm hôn thắm thiết bạn Thủy rồi. Nhân tiện, bạn giới thiệu CLB BVB chúng ta cho ông ấy nhé.
      Trump, TT Hoa Kỳ, nói là làm!

      Xóa
  2. Mình hy vọng là Ngài Trum, người nằm ngoài " cơ cấu của đảng ta" sẽ là một tổng thống xuất sắc của Hoa Kỳ.Đề nghị Ngài Trum phong tỏa tài khoản, cấm cửa vào nước Mỹ đối với tất cả lũ độc tài, tàn sát dân chủ.

    Trả lờiXóa
  3. Dân lương thiệnlúc 10:01 9 tháng 12, 2016

    Đ/c Đinh Hoàng Thắng đúng là một cựu đại sứ của nước CHXHCN Việt Nam, đ/c nói rất khéo và tránh được sự mất lòng của nhiều người.
    Tất nhiên sự thận trọng như vậy là có lý, bởi vì với một ông nhà buôn khôn ngoan như Trump, nói điều gì quá sớm đều không ổn, bởi vì con người này có thể làm cho anh gẫy răng như chơi.
    VN hoang mang?
    VN lo ngại?
    VN đang lựa đường để đi?
    Hãy chờ xem
    Chưa thể biết.

    Chỉ có thể khẳng định rằng VN không thể đu dây như xưa được nữa.
    Chỉ có thể khẳng định VN phải phải lựa chọn?
    Và câu hỏi đã khẳng định: VIỆT NAM MÀ CHỌN TQ THÌ LẬP TỨC QUÂN ĐỘI SẼ ĐẢO CHÍNH.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 10:01 nói không có căn cứ chính xác, vì hiện giờ quân đội và đặc biệt là công an, những đồng chí cán bộ cầm quân có thể 1 năm lên 12 cấp liền, sao vạch tùm lum - có thằng cún ở cùng khu phố tôi, cách đây hơn 2 chục năm mặc quần xẻ đít không biết xấu hổ, nay đã thành tướng oai vệ như cóc chết, lương bổng nhiều, ô tô hàng chục tỷ, dinh thự bồ bịch khắp nơi, vậy sao chúng dám đảo chính?

      Xóa
    2. Đồng ý với 2122.
      VN giờ làm gì còn quân đội!? Chỉ là lũ mặc áo sĩ quan vơ vét!

      Xóa
  4. Như TS Đinh Hoàng Thắng trả lời phỏng vấn, VN cần chuẩn bị các phương án để chủ động đối phó tình hình. Đó là kịch bản việc Mỹ không ngó ngàng tới Biển Đông và VN . Đó là Mỹ bắt tay với T.Quốc để làm ăn . Đó là T.Q tự do hoành hành ở châu á và biển đông. Đó là T.Q ép VN trở thành "thuộc địa kiểu mới" của họ. Nếu Mỹ ra tay hành động mạnh mẽ ngăn chặn T.Q về kinh tế, thương mại và cả biển Đông là hồng phúc cho VN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VN đó là Việt Nam nào hả bạn? Nếu là VNcs thì không tin...

      Xóa
  5. Đảng CSVN đang bâng khuâng đứng giữa 2 dòng nước ;Chọn TQ Thì còn cái đảng CS quái thai bắt cả dân tộc này làm nô lệ cho Tàu+,còn cơ hội ăn cướp cho cùng kiệt sức dân .Còn chọn Mỹ ư ?Chọn Trump thì còn giang sơn xã tắc ,còn Tổ Quốc VN -Có tự do dân chủ theo các nước văn minh giàu mạnh -Nhưng cái đảng quái thai CSVN sẽ chết dần chết mòn , cơ hội ăn cướp của chúng sẽ mất .Biết mần răng hè ....????TỐT NHẤT LÀ TRAO QUYỀN TỰ QUYẾT CHO DÂN , CHỨ CỨ KHƯ KHƯ ÔM LẤY NHƯ LÂU NAY THÌ DÂN TỘC NÀY KHÔNG LÀM NÔ LỆ CHO TÀU MỚI LÀ CHUYỆN LẠ .

    Trả lờiXóa
  6. Lão Chăm dạng ko vừa hỉ?

    Trả lờiXóa
  7. Đối với người Việt , hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông là hành động xâm lược trắng trợn . Hành động này không thể nói là tranh chấp .

    Chẳng những thế , họ còn giáo dục và tuyên truyền cho nhân dân Trung Quốc , VN ngày xưa là của Trung Quốc . Nhân dân họ lại tin tưởng vào điều này . Tại sao ?

    Với một đất nước chưa cộng sản , đảng cs nước đó vận động cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi bất công , bóc lột và nghèo đói . Họ dùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để kích động vào tầng lớp nghèo khổ dấu nhẹm cái con đường tập trung quản lý tài sản , xoá sạch quyền tư hữu !

    Với một đất nước bị chia cắt như VN , đảng csvn vận động tinh thần giải phóng dân tộc kèm thống nhất đất nước . Đảng csvn củng áp dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để kích động chính là chống đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước , đặt Miền Nam vào hình ảnh bị Mỹ và Nguỵ quyền chà đạp nhân phẩm , hành hạ và nô lệ hoá lẫn nghèo đói . Người Miền Bắc rất tin tưởng rằng trước 1975 Miền Nam bị bóc lột , bị hành hạ , bị xâm lược , nghèo đói chết chóc bởi Mỹ Nguỵ rất là thê thảm ! Bị chủ nghĩa dân tộc kích động , để cứu Miền Nam thanh niên Miền Bắc đã sẵn sàng hy sinh xương máu xông vào cuộc chiến .

    Trung Quốc hôm nay cũng vậy , họ áp dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan kích động phục hưng đại đế Trung hoa xa xưa , trong đó có cả vùng đất Việt . Khiến cho nhân dân TQ tin và người Việt thấy lạ kỳ . Cũng giống như những tuyên truyền của Đảng với dân Miền Bắc về một Miền Nam phồn vinh giả tạo , đạo đức suy đồi , nghèo đói , bị ngược đãi dưới đế giày của đế quốc Mỹ cùng ngụy quyền .

    Nói chung Đảng cộng sản tóm thâu mọi tài sản của đất nước theo chủ nghĩa Mác và Lenin , đồng thời che dấu bộ mặt tóm thâu bất hợp pháp này bởi những cuộc cách mạng " kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan " làm nòng cốt .

    Một chế độ cộng sản bị tan rã và thất bại khi chủ nghĩa dân tộc cực đoan mất tác dụng , tinh thần hiếu chiến bị đè bẹp hoặc tự tan rã bởi phản tuyên truyền trước những sự thật và bằng chứng hiển nhiên .

    Hãy để cho TQ xâm chiếm Biển Đông tuỳ thích , hãy để cho TQ mang vũ khí đi xâm lược thế giới ở khắp nơi . Cuối cùng TQ sẽ phải bị sự tẩy chay của toàn thế giới , lúc này người dân TQ mới thấm thía vì sao cả thế giới tẩy chay mình , tại sao nhân dân TQ lại biến thái thành một dan tộc hiếu chiến .

    Ông Trump không cần dụng sức mạnh quân sự tại biển đông đối đầu với TQ . Hãy tẩy chay TQ bằng các biện pháp kinh tế , phải vạch mặt TQ bởi làm ăn lừa dối và ăn cắp vặt . Phải làm cho cái tự hào vô ích về một " Trung hoa mới " chìm xuồng , phải để cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan phá sản vì một thế giới hoà bình không chiến tranh .

    Các tổng thống trước ông Trump đã đi bước đường tiếp cận TQ trong tinh thần hợp tác xay dựng kinh tế . Hôm nay ông Trump nên tiếp nối phương sách kinh te này trước một TQ phát triển nhưng hiếu chiến , bằng con đường tẩy chay kinh tế ngược lại .

    Cần phải để cho nhân dan TQ cảm nhận một cuộc đồng tẩy chay , của thế giới trên mặt trận kinh tế đối với TQ vẫn thành công hơn là đối đầu quan sự . Bởi lẽ , các đầu não lãnh đạo TQ đã biến thành Tư bản Đỏ , họ phải bảo vệ giá trị tư bản của họ trước tiên . Muốn thế họ phải tự tiêu diệt cái chủ nghĩa dan tộc cực đoan của thành phần quá khích đang lợi dụng để vươn lên.

    Trả lờiXóa