Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Hoa Kỳ ‘sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông’

Khu trục hạm USS Mustin tại quân cảng Cam Ranh. (Hình: Tuổi Trẻ)
Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ vừa nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ hợp tác khi cần hợp tác nhưng cũng sẵn sàng đối đầu khi cần phải đối đầu.
Tại một cuộc thảo luận với các viên chức ngoại giao và chuyên gia của Úc ở Sydney, Đô Đốc Harris nhận định, Trung Quốc vẫn tiếp tục hành xử một cách hung hăng và Hoa Kỳ không ngại đối đầu với sự hung hăng đó.
Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ khẳng định, Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận chuyện Trung Quốc biến Biển Đông thành sân riêng, bất kể Trung Quốc đã bồi đắp bao nhiêu đảo nhân tạo và xây dựng bao nhiêu căn cứ trên đó.
Theo các chuyên gia, trong ba năm gần đây, Trung Quốc đã bồi đắp bảy bãi đá tại Biển Đông thành đảo nhân tạo với tổng diện tích khoảng 1,300 héc ta và đã xây dựng phi đạo, nhà chứa phi cơ, quân cảng, hệ thống kho, lặp đặt thiết bị viễn thông, hệ thống radar giám sát cả biển lẫn trời.
Mới đây, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế của Hoa Kỳ công bố một loạt không ảnh do vệ tinh chụp, theo đó, Trung Quốc đã bày bố hệ thống cao xạ, hỏa tiễn địa – không ở 6/7 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Trên các đảo nhân tạo đó Trung Quốc còn xây dựng các khối nhà dường như để dùng cho phòng thủ.
Ngay sau đó, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc lên tiếng xác nhận việc bày bố và khẳng định, việc Trung Quốc bày bố vũ khí trên các đảo nhân tạo là “hợp pháp và chính đáng.” Trung Quốc có quyền thực hiện các hành động mang tính phòng thủ.
Trong lĩnh vực ngoại giao, đáp lại những nhận định và tuyên bố của Đô Đốc Harris, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bảo rằng, sở dĩ trước nay Biển Đông vẫn ổn định là nhờ nỗ lực của Trung Quốc và những quốc gia khác trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói thêm là Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ “giữ lời hứa không đứng về bên nào trong số các bên đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời tôn trọng nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông của các quốc gia trong khu vực.
Bên cạnh việc kêu gọi Trung Quốc giữ nguyên hiện trạng Biển Đông (không bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo, không xây dựng các căn cứ quân sự), Hoa Kỳ đã tổ chức nhiều đợt tuần tra, kể cả điều động các chiến hạm tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo và đảo tự nhiên ở cả quần đảo Trường Sa lẫn quần đảo Hoàng Sa.
Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần nhấn mạnh, không chấp nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng phán quyết mà Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc công bố hồi Tháng Bảy. Ngoài ra Hoa Kỳ liên tục khẳng định sẽ không lui bước trong việc bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Đông.
Mới đây, hôm 15 Tháng Mười Hai, USS Mustin – một khu trục hạm mang hỏa tiễn định hướng của Hải quân Hoa Kỳ đã vào quân cảng Cam Ranh như một điểm dừng kỳ thuật theo thông lệ. Điểm dừng kỹ thuật theo thông lệ là nơi các chiến hạm ghé vào để nhận một số dịch vụ liên quan tới bảo trì và tiếp liệu giữa các chuyến hải hành.
USS Mustin có thủy thủ đoàn khoảng 300 người và thường xuyên thực hiện các cuộc tuần tra ở cả Thái Bình Dương lẫn Đại Tây Dương. Nhân dịp ghé vào quân cảng Cam Ranh, thủy thủ đoàn của USS Mustin sẽ giao lưu với dân chúng thành phố Nha Trang và tham dự một số hoạt động văn hóa, thể thao tại tỉnh Khánh Hòa.
Ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bảo rằng, sự kiện vừa kể là một bằng chứng, cho thấy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, kể cả dân sự lẫn quân sự đang càng ngày càng sâu sắc. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam giờ là sự hợp tác toàn diện, có lợi cho cả hai bên.
Một trung tá là hạm trưởng của USS Mustin giải thích thêm lợi ích của cả hai bên là hòa bình, ổn định, gắn với trật tự dựa trên luật pháp quốc tế.
-------------

10 nhận xét:

  1. Hiện nay, cùng với việc thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực và chính sách “nắn gân”, Trung Quốc thấy cần có những hành động “bắt nạt” các nước láng giềng bằng việc đòi chủ quyền một cách hung hăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ chưa muốn có chiến tranh với Mỹ vì cán cân lực lượng còn quá nhiều bất lợi cho nước này.
    Mặc dù chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng nhanh hơn nhiều so với Mỹ, nhưng tổng ngân sách quốc phòng của cường quốc đang trỗi dậy này vẫn thấp hơn. Bên cạnh đó, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có những điểm yếu mang tính cơ chế như: không có nguồn nhân lực chuyên nghiệp và kinh nghiệm chiến đấu, tham nhũng lan tràn và hệ thống quân dự bị kém phát triển.

    Ngoài ra, PLA còn có các vấn đề nghiêm trọng khác. Đầu tiên là việc sĩ quan tác chiến phải chia sẻ trách nhiệm hành động trong đơn vị mình với các sĩ quan chính trị, những người phụ trách tuyên huấn.

    Thứ hai là tổ chức và sự lãnh đạo của PLA vẫn do lực lượng bộ binh chỉ huy là chính.

    Thứ ba là PLA có quá nhiều bộ chỉ huy chia sẻ nhiệm vụ và sức mạnh với chính quyền địa phương. Cuối cùng, PLA phải đối mặt với thách thức khi được trang bị hệ thống vũ khí khí tài nhiều thế hệ, nhiều chủng loại khác nhau.

    Nếu những khó khăn này không được giải quyết, quân đội Trung Quốc sẽ vấp phải trở ngại lớn khi phải chiến đấu với một địch thủ tiên tiến hơn, chuyên nghiệp và đồng bộ hơn nhiều.

    Hạm đội 3 Hải quân Mỹ là hạm đội có lực lượng tên lửa hành trình tấn công mặt đất mạnh nhất và cũng là hạm đội tàu ngầm có khả năng chống ngầm tốt nhất. Với các tàu ngầm theo biên chế, lực lượng tàu ngầm của hạm đội 3 Hải quân Mỹ và hạm đội 7 hoàn toàn khống chế được vùng nước biển Hoa Đông, Biển Đông và hướng ra eo biển Malacca.
    Lực lượng tàu ngầm Mỹ sẽ nhằm vào tất cả các mục tiêu quan trọng, từ căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo, đảo Phú Lâm căn cứ Du Lâm quần đảo Hải Nam và ngay cả các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chống tàu trên bờ biển Trung Quốc

    Vì thế cho nên, Mỹ sẽ “san phẳng” toàn bộ đảo Trung Quốc ở Biển Đông nếu xảy ra chiến sự
    Tụi Tàu biết rất rõ điều này nên chúng chỉ thị uy thôi chứ không bao giờ dám đụng vào Hải quân Mỹ!

    Trả lờiXóa
  2. Tạp chí quân sự Mỹ phân tích về chiến tranh ở biển Đông với Trung quốc, họ khẳng định Trung quốc không thắng nổi VN chứ chưa nói đánh nhau với Mỹ, miễn là VN tự nguyện đứng vào hàng ngũ đồng minh quân sự của Mỹ như Nhật bản, Hàn quốc, Đài Loan, Úc, Ấn độ:
    1- So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “ Molniya- 12418 ” và có cả tàu ngầm “KILO- 636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.

    2- Khi Hải quân Việt Nam đã sử dụng thành thục các tàu ngầm “KILO- 636” và đưa vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300 km.

    3- Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S- 300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.

    4- Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 – 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su- 22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung thâm của đối phương.

    Còn nữa...

    Trả lờiXóa
  3. Tiếp:
    6- Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J- 10” và “J- 8D” và cả “Su- 30MKK” và “Su- 27SK” của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

    7- Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam . Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam.

    8- Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su- 27SK” và “J- 10A” của Trung Quốc, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG- 21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

    Với 8 điểm phân tích có lợi thế này, nếu CSVN đi theo Mỹ và đồng minh của Mỹ thì chắc chắn sẽ được và tự bảo vệ được mình và tụi Tàu không dám hó hé gì.
    Tiếc thay CSVN thiển cận và giáo điều vẫn lo ôm chân Trung quốc, sợ chiến tranh, sợ mất đảng... nên VN sẽ vẫn cứ quẩn quanh theo đuôi Trung quốc chứ không bao giờ lớn lên được!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 8 điều quân sự mà Mỹ phân tích trên đây còn thiếu 1 điều kiện cực kỳ quan trọng mà Việt Nam hiện nay không có: đó là tướng chỉ huy, VN trải qua 2 cuộc chiến tranh thành công một phần nhờ vào những viên tướng tài ba như Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn THái, Lê Trọng Tấn... còn nay, đánh nhau với Trung quốc chỉ còn những tên cẩu tướng như Nguyễn chí vịnh, phùng quang thanh,.. và một đám tướng ta lên lon nhờ chạy chức chạy quyền, tham nhũng, hối lộ... chứ còn biết đang đấm cái gì nữa. Qua vụ 2 máy bay Su-30MKV và Casa 212 rơi là đủ biết trình độ đánh nhau của quân tướng VN rồi.
      Một thời hùng binh, dũng tướng của VN nay còn đâu mà đấu với Tàu???

      Xóa
  4. Để xem hạm đội Hải Nam cũ rích của tàu cộng có đọ sức được với hạm đội 7 tối tân của Mỹ không?
    Chắc là chỉ sau một đợt tập kích bằng bom tọa độ của máy bay B52 của Mỹ thì toàn bộ các đảo của tàu ở Trường Sa sẽ chìm nghỉm xuống đáy đại dương!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong lú lỡ nuốt Tam thi não thần đơn của Tàu phù rồi ông ơi! Đám thuộc hạ thì bị cấy Sinh tử phù từ đời nẫu rùi!

      Xóa
  5. Còn giặc Tàu thì loài người còn đau khổ và điêu linh !

    Trả lờiXóa
  6. TC chẳng là cái đinh gì so với phe Đồng Minh. Chỉ riêng Nhật Bản đã có thể xơi tái TC. Tin không chính thức, Nhật Bản có thể đang sản xuất vũ khí hạt nhân.

    Trả lờiXóa
  7. So sánh tuơng quan lực lượng không quân, hải quân và lợi thế địa hình. quân đội VN tác chiến ngắn hạn sẽ thuận lợi hơn T.Q trên biển đông Nhưng tác chiến lâu dài thì T.Q với tiềm lực nhiều về số lượng sẽ là áp lực rất lớn đối với VN. Vì vậy chỉ đó VN phải liên minh với Mỹ, Nhật, Ấn độ, Hàn quốc và khối ASEAN mới giữ được biển Đông và cả đất liền.

    Trả lờiXóa
  8. TC bị quần thảo bởi bầy sói thôi cũng đủ mệt tả tơi ( Nhat, hàn, Việt Nam, úc, taiwan ) chưa cần mĩ đụng vào

    Trả lờiXóa