Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Ông Trump ‘đổ dầu vào chảo lửa’ biển Đông?

Tàu và máy bay trực thăng của Trung Quốc tham gia một cuộc diễn tập
 "tìm kiếm cứu hộ" ở Quần đảo Hoàng Sa, ngày 14 tháng 7, 2016.
Trung Quốc mới đây đã triển khai máy bay ném bom tầm xa vần vũ ở biển Đông, ít ngày sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa vùng biển tranh chấp này, cũng như điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Máy bay ném bom có khả năng hạt nhân H-6 của Trung Quốc bay dọc đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò hôm 8/12, chương trình Fox News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết.
Đây được coi là lần đầu tiên Bắc Kinh bay dọc theo đường ranh giới mà Trung Quốc tự lập ra để tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, nhưng đã bị Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc bác bỏ hồi tháng Bảy năm nay.
Các quan chức Hoa Kỳ giấu tên được trích lời nói rằng động thái chứng tỏ sức mạnh của Trung Quốc nhằm “phát đi một thông điệp cho tân chính quyền của Tổng tống đắc cử Donald Trump”.
Khi được hỏi liệu các tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump đối với Bắc Kinh thời gian qua có thể “đổ thêm dầu vào chảo lửa biển Đông”, hay “thổi bùng căng thẳng” ở vùng biển tranh chấp này như một số nhận định trên mạng xã hội, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, nói: “Tôi nghĩ rằng cũng có thể những hành động mạnh mẽ của ông Donald Trump, nếu mà xảy ra, có thể sẽ kích động Trung Quốc hơn, và như vậy dẫn tới căng thẳng gia tăng hơn. Tuy nhiên, cũng phải xét tới khía cạnh còn lại, đó là sự cứng rắn của ông Donald Trump có thể làm Trung Quốc cảm giác bị kiềm chế và họ sẽ phải cân nhắc hơn trong hành động của mình, đặc biệt là những hành động mang tính chất khiêu khích và mang tính chất phiêu lưu. Họ có thể sẽ phải cân nhắc hơn về phản ứng của ông Donald Trump cũng như chính quyền Hoa Kỳ. Những phản ứng cứng rắn có thể sẽ có lợi hơn cho tình hình khu vực vì các nước cứ tiếp tục nhún nhường, Trung Quốc sẽ càng lấn tới, và họ lấn tới đâu thì càng khó có thể đảo ngược được tình thế tới đó. Chính vì vậy, tốt hơn là phải có sự răn đe, ngăn chặn ngay từ đầu để mà tình hình không đi tới mức không thể khắc phục, không thể đảo ngược”.
Hồi mùa hè vừa qua, Trung Quốc cũng từng đưa máy bay ném bom bay qua các đảo tranh chấp ở biển Đông, nhưng không bay xa như lần mới nhất, theo tin tức từ Hoa Kỳ. Fox News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết rằng trong các chuyến bay tầm xa này, thậm chí các chiến đấu cơ cũng đã được triển khai để hộ tống máy bay ném bom.
Ngoài ra, kênh truyền hình của Mỹ còn dẫn thông tin từ các vệ tinh tình báo của Mỹ cho thấy rằng Bắc Kinh chuẩn bị dùng tàu vận chuyển các tên lửa đất đối không ra các hòn đảo tranh chấp ở biển Đông.
Trong những ngày gần đây, theo Fox News, các vệ tinh tình báo của Mỹ đã phát hiện các bộ phận của hệ thống tên lửa SA-21 của Trung Quốc tại cảng Yết Dương ở đông nam Trung Quốc, nơi các quan chức nói rằng Bắc Kinh đã thực hiện các vụ vận chuyển các thiết bị quân sự tương tự trong quá khứ tới các đảo ở biển Đông.
Không thể tách rời
Trung Quốc gần đây đã phản đối việc ông Trump nhận điện thoại của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Bắc Kinh lâu nay vẫn coi Đài Loan là một tỉnh không thể tách rời của mình.
Theo tờ The Wall Street Journal, các máy bay ném bom của Trung Quốc đã vần vũ trên bầu trời Đài Loan trong một cuộc tập trận cuối tháng trước, ít lâu trước cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng đây là một hành động “chưa từng có” của Bắc Kinh.
Reuters hôm 12/12 dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết rằng trong một phần của các cuộc diễn tập tầm xa, các máy bay quân sự của Trung Quốc hôm 10/12 đã bay qua các tuyến hải lộ gần Đài Loan, lần đầu tiên kể từ cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái Anh Văn. Tuy nhiên, theo Bộ này, các chiến đấu cơ của Trung Quốc không bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Tổng thống đắc cử Donald Trump (phải) được nhà báo Chris Wallace
của chương trình "Fox News Sunday" phỏng vấn
tại tòa nhà Trump Tower ở New York, ngày 10 tháng 12, 2016.
Hôm 11/12, trả lời chương trình “Fox News Sunday”, ông Trump đặt dấu hỏi về chuyện liệu Hoa Kỳ có nên tiếp tục quan điểm bấy lâu nay về việc Đài Loan là một phần của chính sách “một Trung Quốc” hay không.
Tổng thống đắc cử Mỹ được trích lời nói: “Tôi hoàn toàn hiểu chính sách ‘một Trung Quốc’, nhưng tôi không biết lý do vì sao chúng ta lại phải bị ràng buộc bởi chính sách ‘một Trung Quốc’, trừ phi chúng ta có một thỏa thuận với Trung Quốc về những thứ khác như thương mại”.
‘Xu hướng hiếu chiến hơn’
Quan sát từ Singapore, Tiến sỹ Hiệp cho rằng những động thái mới nhất của ông Trump đối với Trung Quốc “cũng có thể coi là một dấu hiệu cho thấy rằng ông sẽ cứng rắn với Bắc Kinh trong tương lai, chứ không phải mềm mỏng với Trung Quốc như một số nhà quan sát dự đoán”.
Nhà nghiên cứu này nói rằng đó là “điều dễ hiểu và hợp lý” vì “về truyền thống, Đảng Cộng hòa có xu hướng cứng rắn hơn và hiếu chiến hơn”.
Tiến sĩ Hiệp nói tiếp: “Xét về dài hạn, Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm của Hoa Kỳ, và có lẽ là cường quốc duy nhất có đủ khả năng, đủ sức mạnh để thách thức vị thế siêu cường của Hoa Kỳ ở trên thế giới cũng như tại khu vực. Chính vì vậy mà sớm hay muộn Mỹ cũng phải tìm cách để mà đối phó hay là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vừa rồi có động thái ông Trump có thể đề cử ông tổng giám đốc điều hành của Exxon Mobil vào vị trí ngoại trưởng. Ông này có tiếng là quan hệ gần gũi với Nga. Tôi cũng như một số nhà quan sát mà tôi nói chuyện nhận định rằng có thể dưới thời của ông Trump, Hoa Kỳ có thể cải thiện quan hệ với Nga. Đó là một cách để tách Nga, và Trung Quốc ra khỏi nhau, và tiến thêm một bước trong việc cô lập Trung Quốc nhiều hơn”.
 --------------/
//Xin mời quý độc giả xem Video : Tin chấn động: Tổng GĐ Trần Phương Bình và Ban lãnh đạo Đông Á Bank bị bắt vì để lọt tin đổi tiền
/--------------
Người Việt thời gian qua từng bày tỏ hy vọng rằng những tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump đối với Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt áp lực của quốc gia đông dân nhất thế giới đối với các nước cũng tuyên bố chủ quyền ở biển Đông như Việt Nam, nhất là sau khi ông gián tiếp chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông hôm 4/12.
Ông Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động trẻ ở trong nước, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ngoài việc đề cập tới biển Đông trong đoạn tweet chỉ trích các chính sách kinh tế và đối ngoại của Trung Quốc, cuộc điện đàm giữa ông Trump với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn “giống như một cái tát vào mặt Trung Quốc”.
Mới đây, một nhóm cố vấn về biển Đông có trọng lượng ở Trung Quốc cảnh báo rằng Trung Quốc “có thể thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không ở biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục gia tăng tuần tra và trinh thám tầm thấp” ở vùng biển được coi là có trữ lượng dầu khí lớn này.
An Tôn/(VOA)
-----------

9 nhận xét:

  1. Ủng hộ hết mình người vĩ đại Donald Trump,đánh tan giặc Tàu cộng xâm lược là nghĩa vụ thiêng liêng của bất cứ con người nào trên mặt đất này !

    Trả lờiXóa
  2. May mà bà Hilary không được làm TT Mỹ. Nếu vậy, bà ta sẽ qua VC và TC ăn phở, mì vịt tiềm để... ngoại giao nửa vời.

    Trả lờiXóa
  3. Trung quốc lợi dụng chính sách mềm dẻo của OBama để tiến lên xâm lấn các nước lân bang nhỏ yếu.Đảng cộng hòa và Donal Trump chắc không yếu đuối như vậy. chiến tranh là không nên, nhưng bất đắc dĩ cũng nên chấp nhận để thế giới biết...Trong số lãnh đạo Việt Nam có một số sợ chiến tranh nên "giữ ổn định và hòa bình..." nhưng họ là thứ "Hủ nho thúc thủ cầu an".mà không nghĩ đến danh dự cha ông dựng nước và giữ nước để cho giặc gặm nhấm dần bằng nhiều hình thức sự vẹn toàn của đất nước. Những ai có tâm tư đó nên nhớ đó là việclàm bán nước.Ngẫm lại trong lịch sử có phải cuộc chiến nào cha ông ta cũng thắng cả đâu. Nhưng không lẽ lại hàng giặc (dưới mọi hình thức) cầu an chăng?Dù chưa biết thế nào nhưng Donal Trump cũng làm lóe lên ánh sáng trong đường hầm vậy./.

    Trả lờiXóa
  4. Cướp vào nhà không đánh, chờ ông người quen ở Mỹ về đánh giùm. Chết cả dân tộc !

    Trả lờiXóa
  5. Cứ nói nó dọa Mỹ nhưng chỉ có VN là chết. Cứ mỗi lần Mỹ nói vơ nói vẩn là nó tăng cường quân sự ở biển Đông, một cách đổ thừa rất hợp pháp cho hành động cướp nước VN. Dân tộc ta không hiếu chiến nhưng không nhu nhược trơ mắt ếch nhìn nó cướp nước. Nhẫn nhịn, cương nhu khác xa với đê hèn, bạc nhược, run sợ. Tướng nhiều như kiến, GSTS đông như ruồi, có ai nói được câu "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ (đồng bào) chớ lo".

    Trả lờiXóa
  6. Thằng này ngu hết, chỉ có cái ý đó hơi bị thông minh

    Trả lờiXóa
  7. Hắn nói đúng đấy.Việc gì người ta là quốc gia hẳn hoi là cho vào rọ cs

    Trả lờiXóa
  8. Donald Trump mới chỉ là tổng thống đắc cử , chưa tuyên thệ nhậm chức . Vì vậy những phát ngôn của ông ta chưa được coi là định hướng cho chính sách của Mỹ trong thời gian tới . Người ta thường đánh giá hiệu quả ( Hay sự thất bại ) của một ekip sau ít nhất 100 ngày , hoặc sau 1 năm điều hành . Hiện tại chưa thể nói gì nhiều . Những tuyên bố mạnh miệng , nhiều khi chỉ là quả bóng thăm dò . Mỹ - Trung có những lợi ích lớn hơn để ràng buộc và đan xen để không quyết chiến với nhau , nếu không có những đột biến .
    Với một Asean luôn phân rã và chia rẽ mạnh ai nấy ăn , một Philipin với Duterte khó lường và bất trắc , một chính quyền thân tàu ở Việt Nam , dù rất khoái Dola mỹ , nhưng không ngừng đu dây . Trong bối cảnh ấy cộng với chính sách “ Hướng nội “ , có thể thấy Trump không đẩy tình hình lên cao trào như thời Obama . Trump càng không rỗi hơi đánh Trung vì Việt Nam khi VN không những không mang tới nhiều lợi lộc gì cho Trump , ngược lại luôn thể hiện sự lập lờ hai mặt khó lường . Ông ta không thể vì đám quan tham VN đầy nhung nhúc đang mải mê vỗ béo cho nhau và sẵn sàng rời tàu như đàn chuột khi có biến .

    Chúng ta đang chứng kiến những màn mãi võ , giương cơ bắp rầm rộ như hiện tại , nhưng đôi khi kết cục lại là những thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên Trung – Mỹ trong đó có Biển Đông . Không phải ngẫu nhiên sau khi trúng cử , Trum đã gặp gỡ và tất nhiên nghe lời khuyên từ Henry Kissinge – Một đại thụ của ngành ngoại giao Mỹ , người quá hiểu TQ . Kissinge đã khuyên gì , và Trump sẽ thể hiện gì . Hồi sau sẽ rõ .

    ĐGCĐ

    Trả lờiXóa