Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Thu hút công chức có tâm, tầm: Việt Nam hãy nhìn Singapore

Chính sách đãi ngộ đã góp phần quyết định vào những thành công của Singapore trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh chất xám từ khu vực tư nhân và từ các nước khác ngày càng quyết liệt.
Tuần Việt Nam giới thiệu phần 2 cuộc trò chuyện của GS.TS Nguyễn Tấn Anh xung quanh vấn đề cải cách nền hành chính Việt Nam từ “xin – cho” sang “phục vụ”.
Ông chủ chấm điểm đầy tớ
- Thưa GS, như ông đã đề cập ở phần trước, công việc CCHC đã có điều kiện cần, còn thiếu điều kiện đủ, tức yếu tố con người. Vậy theo ông, cần “xoay chuyển” này ra sao để hiện thực hóa các giải pháp của Chính phủ từ?
- Đây không phải là công việc dễ thực hiện vì bản chất của nền hành chính của Việt Nam hiện nay một phần do lịch sử để lại, một phần do “văn hóa làng xã” của dân tộc đã ăn sâu trong tiềm thức.
Theo quan sát của tôi và kinh nghiệm của một số nước thì có nhiều việc phải làm. Đầu tiên là chọn lọc, đánh giá bằng cách “chấm điểm” trực tiếp của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn của cán bộ công chức một cách thường xuyên, định kỳ, thay vì thùng thư góp ý, điện thoại đường dây nóng,… Biện pháp này chắc chắn sẽ làm cho công chức ý thức được rằng người dân và doanh nghiệp không phải là “con dân” mà là “ông chủ” thật sự của họ.
Việc “chấm điểm” PCI (Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh) là một ví dụ điển hình về cách thực hiện. Tuy nhiên, đối tượng và phạm vi “chấm điểm” này chưa thật sự tác động đến ý thức phải thay đổi của từng công chức nói riêng và của nền hành chính nói chung, vì nó không mang tính quyết định đến “công ăn việc làm” của công chức.
Thứ hai là Chính phủ phải có mục tiêu rõ ràng về nội dung CCHC, theo hướng minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu và phải được công khai qua mạng (các cổng thông tin của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương,…) với các biểu mẫu, tờ khai, đơn, thời gian giải quyết thủ tục hành chính,… Đây là điều kiện bắt buộc khi người dân và doanh nghiệp có nhu cầu về thủ tục hành chính (trừ các khu vực vùng sâu, vùng xa còn thiếu hoặc chưa đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật để áp dụng).
Đây cũng là một hình thức, một công cụ khách quan có thể chấm điểm và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức. Ví dụ, việc giải quyết thủ thục xin cấp, đổi hộ chiếu ở Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an TP. HCM hay thủ tục khai báo thuế qua mạng của Tổng cục thuế,… là những điển hình cần được nhân rộng.
Thứ ba là Chính phủ phải có chính sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (máy tính, mạng, phần mềm xử lý công việc,…) để người dân và doanh nghiệp có thể kết nối bất cứ thời gian nào, bất cứ nơi đâu. Điều này thì không chỉ tiết kiệm được thời gian và công sức của người dân và doanh nghiệp mà còn làm tăng năng suất lao động của công chức, của nền hành chính và năng suất lao động của cả nền kinh tế nói chung. Chính phủ cũng sẽ tiết kiệm được nhân sự, kinh phí (trả lương).
- Có những trường hợp thành công nào của thế giới mà chúng ta có thể tham khảo, học hỏi, thưa ông?
- Singapore là một minh chứng điển hình cho hiệu quả của nền hành chính phục vụ đã và đang tạo ra năng suất lao động cao không chỉ của người dân và doanh nghiệp, mà còn của cả nền kinh tế của Singapore.
Hay thủ tục xin visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ là một bài học cần được tham khảo. Rõ ràng việc xin visa vào Hoa Kỳ là điều không dễ dàng gì đối với công dân Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta hãy thử xem, các công chức Đại sứ quán (ĐSQ) hay Lãnh sự quán (LSQ) “can thiệp” vào quá trình này không mặc dù họ phải tiếp nhận hàng ngàn hồ sơ mỗi ngày?
Tất cả đều do máy tính và phần mềm “xử lý”. Từ việc nộp hồ sơ, đóng lệ phí, đặt lịch hẹn phỏng vấn, thậm chí là trả kết quả, “đương đơn” không thể biết ai sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ để mà “xin – cho”. Thậm chí công chức ở ĐSQ hay LSQ chỉ gặp “đương đơn” để phỏng vấn cũng chỉ có vài phút để chủ yếu là thông báo kết quả hơn là phỏng vấn, vì trên 90% hồ sơ của đã được xử lý và giải quyết trước đó theo thông tin đã khai qua mạng và phần mềm gửi cho ĐSQ hay LSQ.
- Thưa GS, những biện pháp nêu trên mang tính kỹ thuật nhiều liệu có đủ sức tác động vào con người làm tăng yếu tố lý tính như ông nói?
- Điều quan trọng trong nhóm giải pháp là Chính phủ cần có chính sách cải cách tiền lương cho công chức một cách thỏa đáng, ít nhất là bằng hoặc cao hơn trung bình chung mức lương của các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp FDI nhằm thu hút và “giữ chân” các công chức giỏi. Đây chính là điều kiện đủ để “cuộc cách mạng” CCHC đi đến thắng lợi cuối cùng.
Tức là phải làm cho công chức phải nhận thức được trách nhiệm “phục vụ” người dân và doanh nghiệp là niềm tự hào của bản thân và gia đình vì họ đã và đang làm nhiệm vụ công bộc của người dân và doanh nghiệp. Đồng lương chính là nguồn sống của họ và gia đình.
Khi công chức có mức lương đủ sống và lo cho gia đình thì chắc chắn họ phải bảo vệ “nguồn sống” này trước các cám dỗ khác. Họ phải đồng hành, hướng tới mục tiêu của Chính phủ là “kiến tạo” và “phục vụ”, tức là lý trí hóa công việc một cách tích cực nhất.
Tiền đâu để khởi nghiệp CCHC?
- Chắc chắn một điều ai cũng phải hỏi ngay rằng “tiền đâu” khi nghe đến giải pháp tăng lương trong bối cảnh khó khăn hiện nay?
- Đây là bài toán vô cùng khó khăn trong bối cảnh nguồn thu ngân sách đang cạn kiệt dần. Nhưng chính công việc này của họ sẽ khuyến khích người dân và doanh nghiệp hưởng ứng nhiệt tình chủ trương mà Chính phủ đang phát động là toàn dân cùng khởi nghiệp và phát triển kinh tế. Và chính đây là nguồn thu ổn định và đủ đảm bảo việc trả công xứng đáng cho các “công bộc” để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Mặt khác, việc các Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế đã và đang quan tâm đến việc CCHC của Việt Nam cũng sẽ tạo ra “nguồn thu” cho ngân sách trong giai đoạn “Khởi nghiệp” CCHC của Chính phủ.
Theo tôi, Chính phủ sẽ không mấy khó khăn để tiếp cận các nguồn tài trợ tài chính (viện trợ không hoàn lại hoặc ODA) từ các Chính phủ, các tổ chức quốc tế cho “cuộc cách mạng” này nếu có nội dung và lộ trình (thời gian) rõ ràng.
Chúng ta hãy lấy kinh nghiệm của Singapore để chứng minh. Để thu hút người có “tâm” và “tầm”, năm 2007, Chính phủ Singapore đã căn cứ vào thu nhập của khối tư nhân để đưa ra mức lương cho công chức. Theo đó mức lương chuẩn để tính lương cho các chức vụ từ Thư ký thường trực và Bộ trưởng ngang bằng với mức thu nhập trung bình cùng năng lực 8 ngành trong khu vực tư nhân hay lương của cán bộ trung cấp trẻ và có triển vọng ngang với thu nhập của người có độ tuổi từ 32 – 35 làm việc trong khu vực tư nhân. Trong tiền lương có phần trả cố định hàng tháng, phần còn lại được trả theo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả công việc hàng năm.
Chính chính sách đãi ngộ đã góp phần quyết định vào những thành công của Singapore trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh chất xám từ khu vực tư nhân và từ các nước khác ngày càng quyết liệt. Bộ máy công chức nước này hoạt động vô cùng hiệu quả và Chính phủ Singapore luôn đứng đầu danh sách về độ minh bạch và chống tham nhũng trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Còn một “nguồn thu” mà tôi cho là quan trọng nhất là “lòng dân”. Khi lòng dân đã an tâm và tin tưởng vào đội ngũ công chức hết lòng phục vụ, người dân và doanh nghiệp sẽ dồn hết sức sản xuất và làm kinh tế để mang lại nhiều lợi nhuận và sẵn sàng đóng góp cho ngân sách Nhà nước nhằm góp phần giải quyết bài toán ngân sách cho Chính phủ.
Song song với biện pháp nêu trên, cần mạnh dạn loại bỏ “30% công chức sáng cắp ô đi tối cắp về” như dư luận đã phản ánh để giảm bớt số tiền lương phải chi trả và là nguồn tăng lương cho các công chức làm việc đáp ứng yêu cầu.
             - Xin cảm ơn GS.TS Nguyễn Tấn Anh!
Duy Chiến thực hiện/VnN
-----------

14 nhận xét:

  1. Hề hề,ông gsts không biết "đảng ta" chỉ nhìn...Cuba thôi sao?
    Nhìn qua Sing thì đúng là...suy thoái đạo đức chứ còn gì nữa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn qua Singapore và làm theo thì cái đám Hồng hơn chuyên vứt đi đâu,phải không cô Lệ Thuỷ.

      Xóa
  2. Tóm lại thế này, trong chế độ cộng sản quái gở đừng nói về các việc phát triển xã hội!
    Mất thời gian, vô ích!

    Trả lờiXóa
  3. "Việt Nam hãy nhìn Singapore"

    Tôi xin các bác hãy đọc tên nước mình trước khi đặt bút . Nếu Việt Nam cần học ai, Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba là những nước tiêu biểu . Đàng này chả biết mình là ai cứ phán bừa ... cứ như đứng núi Xã Hội Chủ Nghĩa mà trông qua Tư Bẩn vậy . Bảo sao Đảng vẫn "Im lặng là sở hữu toàn dân".

    Trả lờiXóa
  4. Chúng ta chẳng học được ai,
    Quanh đi quẩn lại chỉ bài Mác-Lê !
    Trí thức Việt kiều trở về,
    Không thần không thế, bỏ nghề như chơi !

    Trả lờiXóa
  5. Thưa ngài gsts , không cần phải chỉ cho họ nhìn vào chỗ nào đâu , họ biết hết cả đấy , nhưng bây giờ chọn người có tâm có tầm thì CCCC ra rìa à ? chính gsts mới là người phải nhìn họ , vì có ông nào mà không đặt sẵn GHẾ ở chỗ đẹp để con cái họ ngồi không thưa ngài gsts ? đây mới là vấn đề nan giải mà không ai có đủ trình độ để thuyết phục họ .

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ loay hoay lo đấu đá nội bộ đảng không xong , còn hơi sức đâu mà tính chuyện phát triển đất nước .

    Ngược lại dân tộc và đất nước Việt chính là miếng mồi béo bở để đảng bám víu , bòn rúc sau khi chiếm đoạt được quyền lãnh đạo rồi tiếp tục truyền thừa .

    Chỉ mỗi chuyện bầu cử đảng cử dân bầu ruồi bu , nhân dân làm chủ nhà nước quản lý ba xạo , chừng đấy đủ thấy cái thối nát của đảng cùng với sự khiếp nhược của quần chúng . Thử hỏi , làm sao để VN có thể tiếp cận với thế giới phát triển đừng nói đến ganh đua cùng bè bạn năm châu .

    Một vài cá nhân xuất sắc thì ích gì với trăm triệu dân số , sức mạnh ấy chỉ là hạt muối bỏ vào biển . Riêng sức mạnh của đảng với bốn triệu đảng viên lại là sức mạnh của. ăn tàn phá nát .

    Trên thế giới sau đệ nhị thế chiến có nước cộng sản nào nhân dân được ấm no , hạnh phúc ? Hay chỉ toàn chậm tiến và bị thống trị đàn áp ! Nếu có , như Liên Xô khi xưa và TQ hiện nay chỉ là sức mạnh của quân đội hiếu chiến , chuyên gây nên mất hoà bình thế giới .

    Một tâm chứa đầy thù hận , nghi ngờ , hiếu chiến , những nước CỘNG SẢN đi nói chuyện xây dựng hoà bình đồng chí anh em chẳng xong , làm sao người ngoài cuộc có thể tin được .

    Do đó đem chuyện ở Singapore về áp dụng ở VN , chẳng khác chi đem nhánh tùng mà ghép lên cây xương rồng .

    Đầu óc của người Việt hiện nay vẫn còn là một mảnh đất cho Cọng Sản bám víu và phát triển . Chỉ khi nào bản thân của người Việt bị kiệt quệ , bị dị ứng với Cộng Sản , lúc ấy may ra mới có được bước khởi đầu cho đấu tranh và xây dựng .

    Đảng csvn vẫn còn đang khống trị lãnh đạo thì hãy khoan nói đến xây dựng dân chủ , hành động này có nhiều đảng viên lãnh đạo phải trả giá rất đắt chẳng khác chi cầm đèn chạy trước ô tô . Đúng ra những người như Võ Nguyên Giáp , Trần Độ , Hoàng minh Chính , Nguyễn Bá Thanh , Cù Huy Hà Vũ ..vv.. , phải từ bỏ đảng , phải lánh xa đảng nhưng vì sĩ diện tự tin và quá tin tưởng ở Đảng để rồi cuối cùng phải thất bại thê thảm vì sức mạnh của Đảng ăn bám và phá nát .

    Vạch một con đường tốt cho đảng đi , chẳng khác nào chỉ đường sống lâu cho kẻ ác , là tiếp sức cho loài quỷ dữ hút thêm máu dân tộc , là tội lỗi vô vàn . Sự nhầm lẫn của Mỹ vì tham lam lực lượng lao động đông đảo hàng tỷ người TQ , đã vực dậy một TQ hiếu chiến , khiến thế giới hôm nay phải rối loạn , chính là bài học cho những người VN muốn xây dựng một XHCN giàu mạnh .

    Giàu mạnh nhưng hiếu chiến và bóc lột từ nhân dân trong nước lẫn cả lân bang , ngoại bang thì ích gì ? Một đất nước giàu mạnh nhưng luôn luôn phải đối diện với chiến tranh , bất bình đẳng trong nước , oán than từ nhan dân , thì đất nước đấy làm sao có được hạnh phúc !

    Trả lờiXóa
  7. Rất tiếc là Duy Chiến không biết rằng trên quê hương ta ngày nay có tới HAI VIỆT NAM, đối lập nhau kịch liệt. Đó là một "Việt nam thống trị" và một "Việt nam bị trị", như thực dân Pháp đối với dân ta ngày xưa. "Việt nam thống trị" đang dồn hết tâm trí và sức lực để thực hiện một "nhiệm vụ chính trị" duy nhất la làm sao cướp bóc, vơ vét thật nhiều , để "ăn của dân không từ một thứ gì". Sự thật này rõ ràng đến mưc gần đây ngay một số "lãnh đạo cấp cao" đã phải thừa nhận về sự tồn tại của "giặc nội xâm" ở nước ta. "Giặc nội xâm" thực chất nó là GIẶC, nhưng vì nó là người Việt nam, nên nó là "sản phẩm nội dịa", không phải "của ngoại", nên gọi nó là giặc nội xâm. Ngày xưa các chiến sĩ Cách mạng VN đấu tranh cho dân chủ, cho độc lập dân tộc thì bị giặc Pháp và bè lũ Việt gian tay sai đàn áp, bắt bớ, tù đày...Còn ngày nay người dân đấu tranh chống bọn tội phạm hủy hoại môi trường sống, đòi quyền lợi chính đáng của mình, chống giặc Tàu xâm lược, đòi dân quyền dân chủ... cũng bị đàn áp, bắt bớ, tù đày.
    Từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, mục tiêu cao cả của cả dân tộc ta là: "Việt nam Dân chủ Cộng hòa, Độc lập Tự do Hạnh phúc" cho tới bây giờ vẫn còn là ước mơ của những người "Việt nam bị trị"!
    Vậy cho nên ngày nay, tấm gương Singapor là niềm mơ ước của một "Việt nam bị trị" nhưng lại là cơn ác mộng của "Việt nam thống trị".

    Trả lờiXóa
  8. Ở thể chế này , không thể bàn gì nhiều về việc "thu hút người tài"! Chính họ cũng thừa nhận rồi "trên rải thảm dưới rải đinh" thì người có tâm chẳng ai đến , nói chi lại tài năng đức độ!Phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ gọn gàng mới mong mời được anh hùng đến chơi!

    Trả lờiXóa
  9. Ông GSTS Nguyễn Tấn Anh này ngủ mê rồi.
    Chế độ Đảng trị, lãnh đạo không do dân bầu, công chức do Đảng chọn, thì tất nhiên họ phục vụ ý Đảng muốn chứ phục vụ gì nhân dân?
    Ông nói đặt ra hệ thống "chấm điểm" ư? Ai sẽ là người thống kê và công bố thống kê? Chính quyền. Vậy thì nó cũng giống như "đi đâu cũng thấy dân tố tham nhũng", nhưng thanh tra khắp các tỉnh thành, "không tìm thấy trường hợp nào sai phạm"?
    Ông nói giảm 30% công chức "cắo ô đi cắp ô về" thì phải giảm chủ yếu bên Đảng rồi, vì Đảng chẳng làm được gì cho dân, mà chỉ lo chia ghế thôi. Trong đầu họ chỉ có CN Marx - Le, suốt ngày lo trấn ́ap vì sợ bị "lật đổ", thì biết làm cái gì cho đất nước đây? Khổ nỗi ĐCSVN lại muốn mình nắm quyền lực duy nhất và cao nhất, song không chịu trách nhiệm khi mọi chuyện xấu xa xẩy ra.
    Do đó, cán bộ thi nhau tham nhũng, đố ông nào chặn được, vì ăn thành dây rồi.
    Không chặn được, thì làm sao dân tin? Lấy gì ra mà "trả lương cao"?
    Thôi đừng nói chuyện viển vông nữa ông ạ. Chỉ khi nào dân thực sự làm chủ đất nước này. Lãnh đạo các cấp do dân bầu. ĐCSVN chỉ là một Đảng cầm quyền khi được đa số phiếu của dân và chỉ ai được dân bầu làm lãnh đạo các cấp thì được ăn lương, còn mọi hoạt động đầu phải tự lo lấy tài chính, không được phép sử dụng ngân sách thoải mái như bây giờ. Lúc đó hãy nói chuyện CCHC.
    Họ vẫn "Cải" liên tục từ mấy chục năm nay rồi đấy thôi. Nhưng càng "cải" càng cồng kền chứ có giảm đâu?
    Riêng đội quân CA tới tận xóm, khu phố, an ninh, côn đồ, DLV, Lưu manh đỏ, các tổ chức "XHDS" trá hình, mặt trận, dân phòng....được Đảng lấy ngân quĩ trả lương để bảo vệ Đảng thôi đã lên tới mấy triệu rồi.
    Nếu cán bộ do dân bầu thì chẳng cần đám cỏ dại, con hoang này, vì dân tự giúp chính quyền bảo vệ cuộc sống của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiên sư bố mày trọng lú có nghe thấy người dân chửi móc mả tổ nhà mày và cái đảng lừa đảo ăn cướp của mày lên không?

      Xóa
  10. Cứ cái kiểu " đảng cử dân bầu " , " đồng chí này là con đồng chí nào " , " con cháu các cụ " ..... thì có đến " tết tây đen " Việt nam mới tìm được người thực tài làm lãnh đạo ( từ cấp xã cho đến trung ương ) ! Toàn thấy những chỉ thị , nghị quyết , thông tư , văn bản " trái luật " ..... sáng đúng - chiều sai ... ngày mai lại đúng ( hoặc sai ) nhưng chẳng có thằng cha quan chức nào phải chịu trách nhiệm . Kỷ luật những kẻ " ăn tàn phá hại " thì toàn thấy : khiển trách , cảnh cáo , kiểm điểm nghiêm khắc và ... rút kinh nghiệm sâu sắc ???!!! Toàn trò vớ vẩn theo kiểu " ăn hại đái nát " . Đúng là " dân chủ đến thế là cùng " ( dân chủ với các quan chức - đảng viên thoái hóa biến chất , tham nhũng - ăn cắp ....) . Chán toàn tập !

    Trả lờiXóa
  11. Gớm, các bác đòi đảng "ta" nhìn học Singapore làm sao được chỉ nhìn về Bắc Kinh thôi. xem Tàu nó cướp của dân theo kiểu gì, nó kìm kẹp xiềng xích dân theo kiểu gì, chứ nước không giàu nhưng đảng vẫn giàu là được, ông tổng bí bịp có ngán bố con nhà nào đâu? có biết nhục vì quốc gia nghèo đói tụt hậu là gì đâu? vẫn xóc lọ "Nước Việt đã có bao giờ được như thế này chưa?" kia mà.
    So bì lãnh đạo đảng "ta" với lãnh đạo Singapore thì tôi lại nhờ những câu vè dân gian:
    "bì phấn với vôi, bì L con đĩ với môi ông già"
    Chán làm nô lệ của cs lắm rồi.

    Trả lờiXóa
  12. Cứ đa đảng, để dân tự do lựa chọn cử ra người tàilãnh đạo đất nước.
    "dân biết việc gì dân cần để tự do mưu cầu hạnh phúc"
    https://www.youtube.com/watch?v=dt7qloJxdr0

    Trả lờiXóa