Từ
chức là “chủ động hạ cánh an toàn, khỏi ai ‘rờ’ đến”?!
Đôi khi đơn giản chỉ vì thấy mình không đủ năng lực để
hoàn thành trách nhiệm, cán bộ từ chức nhường chỗ cho người có năng lực hơn thì
thường phải đối mặt với bao lời dị nghị rằng chắc phải có “phốt” gì đó, phải có
sai phạm gì đó, không có lửa sao có khói?!
“Văn
hóa từ chức” từng được bàn luận sôi nổi trong chính trường Việt
Trong lịch sử Việt Nam , văn hóa từ chức từng được nói
tới với những tấm gương trung nghĩa, tiết liệt, vì nước vì dân. Điển hình nhất
là trường hợp Chu Văn An. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: “An (người Thanh Đàm),
tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu
lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy
cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ”. Làm quan dưới triều Trần Dụ
Tông, chính sự bê bối, gian thần hoành hành, dân tình đói khổ, Chu Văn An can
vua không nghe bèn dâng “Thất Trảm sớ”, đề nghị chém 7 người mà ông cho là gian
thần, làm rúng động triều đình.
Nhưng Trần Dụ Tông không chuẩn tấu. Chính sự nhà Trần
vì thế càng suy vong. Không trừ được 7 tên gian thần, Chu Văn An lập tức “treo ấn
từ quan” chứ không cần khư khư ôm cái ghế đứng đầu Quốc tử giám. Chu Văn An
không màng danh lợi, không sợ cường quyền, một lòng vì nước cương quyết từ chức
sau khi dâng “Thất Trảm sớ” không thành nên được người đời mãi mãi tôn kính.
Còn những bọn tham quan tàn dân hại nước bòn rút tham ô dẫu được chút vàng bạc
thì đến lúc chết cũng chẳng mang được đi mà tiếng xấu còn mãi.
Gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu cao thông điệp
hướng tới xây dựng một Chính phủ liêm chính là điều kiện thích hợp để chính trường
Việt Nam
tiếp tục bàn tới “văn hóa từ chức”. Nhiều người tin rằng nếu chúng ta thực sự
tạo ra được một môi trường xã hội lành mạnh, theo nghĩa thẳng thắn phê phán các
biểu hiện sai trái, đồng thời ủng hộ và bảo vệ những tấm gương liêm chính thì
câu chuyện xây dựng văn hóa từ chức có điều kiện và khả năng sẽ thành hiện thực.
Sở dĩ ở các nước phát triển chuyện từ chức là bình
thường, hay với các danh nhân Việt Nam trong lịch sử coi chuyện từ chức là biểu
thị thái độ, triết lý sống vì làm quan, tham gia chính trường với họ như là một
sự thôi thúc của trách nhiệm công dân, của danh dự trí thức hơn là một nghề
thuần túy để kiếm sống hay làm giàu. Còn ở Việt Nam ngày nay, chuyện chạy chức,
chạy quyền không chỉ còn là dư luận nữa. Trong các văn kiện của Đảng, tại các
diễn đàn Quốc hội tiếp xúc cử tri lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thẳng thắn đề cập,
chỉ rõ và cảnh báo như là một nguy cơ làm mất lòng tin của xã hội vào bộ máy
công quyền.
Một bộ phận không nhỏ giới chức cán bộ, đảng viên được
đánh giá là thoái hóa, biến chất, dính dáng tới tham nhũng, bòn rút của
công để làm giàu bất chính. Thực tế đó cho thấy mục tiêu hàng đầu của “một bộ
phận không nhỏ” quan chức là vì lợi ích kinh tế của bản thân hơn là phụng sự
đất nước, phục vụ nhân dân. Thực tế nhiều vụ việc gần đây khiến dư luận cùng
các cơ quan có trách nhiệm hết sức quan tâm đến việc phòng ngừa những bất
cập trong quy định hiện hành.
Dưới cái danh nghĩa thi hành quyết nghị của tập thể,
không ít cá nhân đã tranh thủ lạm dụng quyền hạn để thực hiện các ý đồ bất
chính, phục vụ cho chính lợi ích của riêng mình hay lợi ích nhóm. Hậu quả là,
khi có sai phạm hoặc gây ra hậu quả không tốt cho xã hội, các kết luận đều
thường đi tới một điểm chung là “vụ việc đã được tập thể xem xét và xử lý đúng
quy trình”. Và đó chính là cái khiên che chắn cho trách nhiệm cá nhân.
Quan trọng hơn, cán bộ, công chức, quan chức các cấp
mặc nhiên cho rằng việc bố trí, bổ nhiệm, lên xuống, ra vào là chuyện của tổ
chức, còn bản thân chỉ biết tuân thủ nên không có chuyện tự mình xem xét để từ
chức. Mấy năm trước có nhiều chuyện bê bối xảy ra ở một đơn vị nọ, báo chí
phỏng vấn vị giám đốc liệu ông ấy có ý định từ chức không? Vị giám đốc
trả lời rất thành thật rằng trong “từ điển” của mình không có hai chữ “từ
chức”. Đảng phân nhiệm vụ gì thì phải làm, nếu Đảng thấy làm không được, Đảng
bảo nghỉ mới nghỉ, mình không có quyền từ chức!
Chưa kể, dư luận xã hội ngày nay hiểu về chuyện từ
chức cũng đậm màu tiêu cực, khiến cho ai đó có ý định từ chức cũng phải nặng
lòng mà cân nhắc. Đôi khi đơn giản chỉ vì thấy mình không đủ năng lực để hoàn
thành trách nhiệm, cán bộ từ chức nhường chỗ cho người có năng lực hơn thì
thường phải đối mặt với bao lời dị nghị rằng chắc phải có “phốt” gì đó, phải có
sai phạm gì đó, không có lửa sao có khói. Nếu người ta phạm sai lầm, có khuyết
điểm, buộc phải từ chức thì chuyện họ mất trắng là hiển nhiên, không có gì đáng
bàn cãi, nhưng nhiều khi lý do họ từ chức không phải vậy, họ vẫn bị soi mói, kỳ
thị, thậm chí mất hết cả uy tín, danh dự.
Do vậy, cần phải xây dựng “văn hóa từ chức” không chỉ
cho đối tượng là các quan chức mà còn hướng tới xã hội để mọi người đều có nhận
thức chuyện từ chức là bình thường trong một xã hội lành mạnh. Từ chức chẳng
những không làm ảnh hưởng uy tín, danh dự mà đôi khi còn chính là sự khẳng định
quan điểm nhất quán, triết lý sống và làm việc đúng đắn của những cán bộ liêm
chính. Trường hợp từ chức của cựu Bí thư Hội An Nguyễn Sự là một ví dụ.
Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc thể chế hóa các
điều kiện từ chức là cần thiết, khi mà yêu cầu của lương tri và văn hóa còn
chưa được nhận thức đầy đủ và thống nhất cao trong xã hội đối với hiện tượng
này. Vấn đề cốt lõi là cần thể chế hóa việc xây dựng bộ máy hành chính công
quyền sao cho yếu tố liêm chính thực sự trở thành đòi hỏi quan trọng đối với đội
ngũ công chức. Chỉ khi nào những người có phẩm giá, có năng lực có thể làm ở
bất cứ vị trí, công việc nào mà vẫn được hưởng lợi tương xứng với trình độ và
phẩm hạnh của mình, khi đó người ta mới có thể dễ dàng từ chức hơn.
Hữu Nguyên/ Đại đoàn kết/TVN_VnN
·
Tiêu đề bài viết do Tuần Việt Nam đặt
-----------
Theo Việt Nam Net thì vụ " xử lý nghiêm " những người liên quan đến Trịnh Xuân Thanh đã xong ! Toàn cán bộ cao cấp , nặng thì cảnh cáo , nhẹ thì nhắc nhở khiển trách . Sau một thời gian ngắn ầm ĩ , làm mất mặt lãnh đạo đảng , người ta cũng tìm ra biện pháp " giảm âm " , hồ sơ TXT coi như đã được phun thuốc mối để lưu kho ! Dư luận cả nước đã đoán trước là họ cũng chỉ làm đến thế là cùng , không thể hơn , vì lý do " trung tâm bão " . . . vắng mặt !
Trả lờiXóaBố là con Lợn thì thằng con cũng chỉ là con Heo.
Trả lờiXóaĂn thế quá đủ rồi.
Phải kết thúc không có gì là quá đáng.
Dạo này đúng là bị tra tấn ngôn từ kinh khủng - sử dụng từ ngữ loạn xạ, sai lệch, mơ hồ!
Trả lờiXóaNào là "bất cập", giờ "văn hóa từ chức"? Một thằng không có văn hóa cũng phải từ chức chứ?!
Ngán ngẩm nhất bây giờ là thiên hạ dội bom từ "Trải nghiệm"! Nghe, xem gì cũng thấy lải nhải "Trải nghiệm! Trải nghiệm! Trải nghiệm! Trải nghiệm!..."
Thật rỗng tuếch!
"Trải nghiệm" là cái gì? Tôi hỏi nhiều người, họ đều gãi đầu, cười ngờ nghệch, không thể cắt nghĩa cho đúng.
Rõ thật là "nói chữ mà không biết chữ"...
Mục đích vào đảng,kèn cựa nhau để ngoi lên là để vơ vét.
Trả lờiXóaKhi không thể vơ vét được nữa hoặc đánh hơi thấy nguy hiểm,mấy tay chóp bu mới chịu "từ chức".Đó chẳng qua là kế tẩu vi thượng sách thôi.Nhiều quá rồi nên chừ mà có ông nào từ chức thiệt củng chẳng ai tin nữa.
Hiện nay >95% quan chức VN từ chủ tịch xã đến TT chính phủ đều tham ô tiền của nhà nước. Chính hệ thống chính trị này đẻ ra quan tham và quan tham lại nuôi sống bộ máy . Nhân nào quả nấy , rau nào sâu nấy. Bao giờ nhổ bật được gốc cây độc thì quả mới hết sâu độc hại.
Trả lờiXóaChức phải mua mấy chục tỷ. Từ là từ thế nào...? Các bác đừng mơ nhé....
Trả lờiXóa