Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Thư Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

           BVB - Nhân kỷ niệm Quốc khánh 2-9, BVB xin giới thiệu bức thư từ Pháp gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đầu năm 1996 nay (hầu như) vẫn nguyên giá trị thời sự. Đó là thư của GS. Hoàng Xuân Hãn.
Trước hết, xin giới thiệu cùng bạn đọc: GS. Hoàng Xuân Hãn (1908–1996) quê làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; ông là một giáo sư toán học, kỹ sư, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục, Việt Nam. Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên.
… Năm 1926, Hoàng Xuân Hãn đậu bằng Thành Chung, rồi ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi. Sau đó một năm, theo thiên hướng, ông lại chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut.
Năm 1928, Hoàng Xuân Hãn đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn.
Năm 1930, Hoàng Xuân Hãn đỗ vào trường École normale supérieure và Trường Bách khoa Paris. Hoàng Xuân Hãn chọn học trường Bách Khoa. Trong thời gian này ông bắt đầu soạn cuốn Danh từ khoa học.
Năm 1932-1934, Hoàng Xuân Hãn vào học École Nationale des Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris)…
Ngày 21 tháng 7 năm 1992, Hoàng Xuân Hãn thành lập tại Pháp một hội văn hóa có tên là “Hội Văn hóa Giáo dục Cam Tuyền” do ông làm Chủ tịch. Hội có tôn chỉ và mục đích bảo vệ và phát huy văn hóa, giáo dục; nhất là bảo tồn văn hóa cổ Việt Nam tại Pháp và ở các quốc gia Tây phương.
Ngoài ra tại Paris, Hoàng Xuân Hãn đã hoàn tất công trình lớn về Đoạn trường tân thanh có tên "Nghiên cứu về Kiều" từ hơn 50 năm nay.
Tháng 8 năm 2011, Trường Đại học Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris), một trong những đại học có uy tín hàng đầu của Pháp đã chọn giáo sư Hoàng Xuân Hãn đặt tên cho giảng đường đại học thuộc trường. Trước đó, nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống Trường Cầu đường Paris, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà trường vinh danh là một trong 100 sinh viên tiêu biểu nhất trong lịch sử của Trường…
---------------
Thư Giáo sư Hoàng Xuân Hãn 
gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp 
Hoàng Xuân Hãn (1908 - 1996)
PARIS ngày mồng 2 tháng Giêng năm Bính Tý (1996)
Thân gửi anh VĂN
Thưa ANH
Đối với ANH đã nhậm trọng-trách trong nước, những kẻ đạt lời đến ANH, ắt dùng những tiếng xưng-hô cực long- trọng. Vậy tôi xin Anh thứ lỗi đã giữ lời xưng kín-đáo thân- mật trong buổi gian-nan để cùng nhau mừng năm mới và chúc Anh vẫn mạnh-khoẻ để trường thọ và chỉ-giáo cho con em. Chúng ta là những kẻ tủi-nhục cho nước khi trẻ, mà may-mắn hơn nhiều bạn, còn sống đến ngày nay, nhận thấy đất nước thống-nhất độc-lập. Nhưng lại sợ rằng lớp trẻ, hiện nay là sinh-lực của nước, sẽ chóng quên tủi nhục xưa và công lao những người như các Anh.
Tôi đã có lúc biện-luận về điều khác biệt giữa sự thắng ngoại-xâm và sự giải-phóng đất nước. Nước ta chỉ có hai cuộc giải-phóng mà thôi: thời 1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi, và thời 1945-1975 với Bác Hồ cùng các Anh. Tự nhiên cả hai mặt phải nhờ gắn-bó giữa mưu-lược lãnh-đạo và kiên-cường nhân-dân. Khi ngoại-xâm thì nhân-dân ai cũng căm-tức và lo-sợ cho tương-lai; còn trong cuộc giải-phóng thì địch đã ở chung với nhân-dân lâu trong nước, rồi có thể dùng quyền-lợi để chia rẽ và giảm tinh-thần nhân-dân. Vì vậy, cái cần-thiết nhất trong cuộc giải-phóng là cái ĐỨC của những người lãnh-đạo, cái Đức để cho địch không tìm cách mua-chuộc mình và làm gương cho nhân-dân giữ lòng yêu nước.
Chính ngày nay, đức-tính ấy rất cần đối với những người cầm trọng-trách. Chắc rằng các Anh vẫn lưu-tâm về điểm ấy. Nhưng nhân-dân chớ quên công-lao những kẻ kia.
Điều thứ hai tôi sợ là sự tư-lợi ngày nay làm giảm thế-khí của cán-bộ đối với người ngoài, họ mang tiền vào; có kẻ tưởng người mình vẫn "sợ" họ như xưa, cho nên họ tìm cách lung-lạc. Ví dụ tôi được nghe nói rằng có công-ti lớn ngoài đầu-tư đã không muốn, như ta tưởng, phái sang nước ta làm đại-diện, những người gốc Việt mà họ có, vì nhiều duyên-cố, nhất là họ sợ mất "oai" với người Việt.
Nước ta nghèo ; mới độc-lập và thống-nhất. Vậy sự bảo-thủ (bảo vệ? - BVB) đất-nước rất khó. Nước lại có nhiều dân-tộc thiểu-số, tuy tỉ-lệ nhỏ, nhưng ở những vùng kinh-tế quan trọng ở mé Bắc và và mé Tây, và cả tại trung-châu như Chàm và Khme khrom. Gương ngoại-bang xui-khiến hay giúp-rập không thiếu: Tchechene, Đông-Âu, Tây-Á. Phi-Châu. Tôi nghĩ rằng phải tôn-trọng và ứng-dụng văn-hoá địa-phương và coi đó là văn-hoá Việt-nam, đồng-hoá chóng về trình-độ kiến-thức và trà-trộn dân-tộc trong lúc tuyển-chọn cán-bộ. Nước Pháp đã giải-quyết được vấn-đề Bretons, Auvergnats, Alsaciens, Basques v.v. mà vấn-đề Irland ở Anh vẫn tồn-tại.
Vấn-đề mặt bể và hải-phận thì nan-giải, nhưng phải đựa vào chính-sách ngoại-giao đối với một tối-cuờng-quốc láng-giềng. Nhưng dẫu thế nào thì một tiểu-hạm-đội rất cần, ít ra thì cũng phải giữ an-toàn khu du-lịch vịnh Hạ-long. Đối với Lào thì chớ quên rằng cuối đời Thuộc Pháp, Lào chỉ gồm vùng Nam-Chưởng và Vạn-tượng; sự an-toàn đất Việt về mặt Tây dã nhờ sự ấy. Đối với Khmer thì chắc các Anh đã biết đó là lỗ hở của nước ta đối Tây-Phương…
Về mặt kinh-tế, sự mở cửa cho ngoại-quốc đầu-tư là một sự dĩ-nhiên để dân mình có việc làm, học kĩ-thuật, học quản-lí, kiến-thiết hạ-tầng cơ-sở, nâng dần đời sống, và nhờ đó báo-đáp ít nhiều công-lao lãnh-đạo và nhân-dân. Nhưng các Anh cũng đồng-ý với tôi thà chịu thiệt-thòi chút ít bây giờ, chứ không để nợ lớn lâu dài về sau cho con cháu, đến mức không bao giờ trả hết lãi.
Cuối cùng, tôi muốn nói qua về vấn-đề bom hạt-nhân. Pháp vừa tuyên-bố ngừng thử, Trung-quốc vẫn thí-nghiệm và làm. Nước ta không thể có; nhưng phải nghĩ đến lúc bất ngờ có địch-thủ lấy nó để đe-doạ mình thì làm sao? Đây không phải là một giả-thuyết suông. Trung-quốc hiện nay còn đe-doạ Đài-loan nếu xứ nầy tưởng dựa vào Hoa-kì mà tỏ thái-độ li-khai. Nếu lục-địa lấy bom hạt-nhân ra đe-doạ, Hoa-kì có can-thiệp vào nội-trị nước khác không? Ngoại-giao ta ắt có lúc phải chọn một nước lớn có bom hạt-nhân mà Trung-quốc sợ, để trở-ngại ý-đồ đe-doạ của địch.
Trên đây chỉ là mấy lời tầm-thường tôi xin góp làm vui câu chuyện đầu năm với ANH. Xin Anh đừng cười là những lời vô-trách-nhiệm. Nhân ngày tết, töi xin chúc tết ANH và cả nước; và xin gứi bài khai-bút năm nay để biểu-lộ lòng riêng. 
Rằng:
Tám chục may rồi sắp chín mươi
Sức chừng thêm đuối tính thêm luời
Sử nhà bạn cũ ôn không thẹn
Vận nước tình sâu mộng sẽ tươi
Văn ngữ thời xưa tìm kiếm gốc
Tinh hoa thủa mới gắng đua người
Tuổi cao nhưng chí còn trai trẻ
Mắt đọc tay biên miệng vẫn cười.

(Trên đây tôi dùng năm vần trong bài " Cảm ơn mừng thọ tám mươi " làm đã 9 năm rồi:)
Tuổi-tác nay đà chẵn tám muơi
Đời ta ngắm lại lắm khóc cười
Thương tâm bốn bận binh đao thảm
Mộng mị nhiều phen hậu vận tươi
Bọt nước hư danh lòng chẳng bợn
Vốn nhà cố giữ chí không luời
Tri âm chẳng lọ so già trẻ
Xin dãi lòng son cảm tạ Người

Kính chúc ANH và gia-quyến trong năm nầy mọi sự may-mắn tốt-lành.
 HOÀNG-XUÂN-HÃN

---------
*** Bức thư do chính Gs Hoàng Xuân Hãn mang tay đến Tòa Đại sứ Việt Nam tại Paris, nhờ chuyển. Khi đã gửi lá thư này đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ vài tuần sau, GS. Hoàng Xuân Hãn mất lúc 7 giờ 45 ngày 10 tháng 3 năm 1996 tại bệnh viện Orsay, Paris. Thi hài ông được hỏa táng chiều ngày 14 tháng 3 năm 1996 tại nghĩa trang L'Orme des Moineaux, Les Ulis, Pháp.
 
-------------

12 nhận xét:

  1. Những bậc tiền bối đáng kính.

    Trả lờiXóa
  2. Người VN chân chínhlúc 08:30 1 tháng 9, 2015

    Gs Hoàng Xuân Hãn là một nhà khoa học, một thân sĩ có tầm người hiểu biết rộng, có nhân cách. Bức thư của ông gửi ĐT Võ Nguyên Giáp là một bức thư chân tình, muốn đóng góp thực sự cho đất nước.
    Nhưng qua bức thư này, chúng ta thấy được những hạn chế của nội dung, dẫn tới ý nghĩa của sự đóng góp trở nên mất tác dụng.

    Tại sao tôi nói vậy?
    Tại vì có thể do nhận thức của người viết vào lúc đó còn rất hạn hẹp,
    Có thể tại vì người viết đã nhận thức được vấn đề, nhưng vì tế nhị ông không thể nói ra:
    Đó là 4 chữ ĐỘC LẬP TỰ DO.
    Cũng chính vì thế ông đưa ra cái mốc đất nước chúng ta giành được giải phóng lần thứ 2 trong cuộc chiến 1945-1975 là không đúng.
    Tôi có thể nói thế vì tôi biết khá rõ Gs Hoàng Xuân Hãn do ông có mối quan hệ rất thân tình với họ hàng nhà chúng tôi.
    Bằng chứng là: Đêm 19/12/1946, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông ở lại trong thành Hà Nội, ông đến nhà người họ hàng của tôi, mang một bức tranh chân dung do họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ mang về nhà riêng cất dấu, vì ông cho rằng đó là một tài sản quý mà khi vội vàng chạy tản cư gia đình đã quên không mang theo.
    Đến năm 1955, gia đình người họ hàng nhà tôi trở về Hà Nội, ông lại mang bức tranh quý kia đến trả trước khi ông rời sang Pháp.
    Điều đó chứng tỏ ông đã nhận thức được CHẾ ĐỘ HÀ NỘI không phải đất cho ông sinh sống để cống hiến cho khoa học.
    Và thế là ông đã phải chọn. Và thế là bằng hành động cụ thể, ông không công nhận cái mốc năm 1975 là cái mốc HOÀN THÀNH CUỘC GIẢI PHÓNG DÂN TỘC LẦN THỨ HAI như ông viết.
    Dù sao, tôi cũng rất tôn trọng tấm lòng của ông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói nhận thức hạn hẹp , có thể vì là dân Tây họ nói năng quá lịch sự , chỉ nói xa xa , chứ với hiểu biết của ông mà có cá tính cao bồi Texas thì ổng sẽ săn tay áo : …..MCS , vì cớ làm sao cã triệu người Bắc bỏ quê hương chạy vào Nam . Vì cớ làm sao gần 2 triệu người miền Nam liều mạng âm thầm trốn , nhào đại ra khơi chấp nhận cảnh thập tử nhất sinh .

      Xóa
  3. Đúng là 1 câu chuyện của lịch sử , mỗi thời hơi có khác nhau 1 chút .
    Nói chung người Việt hải ngoại , khắc khoãi về đất nước rất nhiều , GS HXH trước khi mất đã không quên cội nguồn .
    Không biết ông này có yêu cầu được nghe 1 bản nhạc quê hương trước khi nhắm mắt không , dù đã ở lâu bên Pháp .


    GS HXH là bậc trí thức lớn , mà thời ấy , TT Diệm , TT Thiệu đã nói : Nếu miền Nam thua miền Bắc , thì cã nước VN sẽ rơi vào tay TQ . Dĩ nhiên GS biết điều này .
    Vào thời trận Điện Biên Phủ , VN hoàn toàn lệ thuộc vũ khí TQ , ngay cã “ chiến thuật Biển người “ cũng do TQ bày ra .
    Những người hiểu chuyện , họ biết rõ cái căn cơ , cái hoạ từ đâu mà ra .

    Điều siêu đẳng là từ 20 năm trước mà GS HXH đã nói về cái “ nợ dành cho con cháu trã “
    Thời đó mà ông đã biết Tàu sẽ dùng tiền âm thầm xâm nhập VN , qua ngã xây dựng xí nghiệp , công ty thương mại . ..
    Và đã từ 20 năm trước ông đã có ý khuyên nên liên minh với Mỹ để chống TQ , ngược với bây giờ các Trí Giã của Bộ Quốc Phòng đề cao “ Không liên minh “ , nghe chán như con dán .

    Mấy ông già trước khi sắp mất , tâm sự những chuyện khó nói từ trong đáy lòng . Nhưng thời 95 thì Tướng VNG cũng đã chăm sóc kế hoạch cai đẽ xong rồi , về hưu thì cũng chẳng còn ảnh hưởng gì nhiều được nữa .

    Bây giờ hai ông gặp nhau ở dưới chắc GS HXH sẽ hỏi thêm về chuyện Bô xít Tây Nguyên và Thành Đô mà thời 95 đó ổng cũng chưa hề nghe nói tới .

    Trả lờiXóa
  4. Hỗn loạn quá... Đọc xong thấy nó cứ ngắc ngứ...

    Trả lờiXóa
  5. Ðọc được thư cuả cụ Hoàng Xuân Hãn, ta thấy cụ có một lời khuyên có giá trị to tát cho vận mệnh của nước Việt: Làm đồng minh với Mỹ là hóa giải được đủ điều: Võ khí, bảo vệ biển đảo,tự do và nhân quyền cho toàn dân , thật là trong ấm ngoài êm,

    Trả lờiXóa
  6. GS HOÀNG Xuân HÃN do tài liệu về ông còn chưa nhiều , cùng thời với ông GS nguyễn mạnh tường có những đóng góp thật sự lớn cho đất nước, nhất là bản góp ý mổ sẻ trong CCRĐ , tôi kg hiểu lãnh đạo đất nước thời đó(( có ĐT VNG)) lại coi thường như vậy?. sau đó GS NMT còn bị trả thù một cách hèn hạ (như trong tập KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG) do ông để lại. vấn đề là ông HCM và ĐT VNG không thể kg biết chuyện này.

    Trả lờiXóa
  7. GS HOÀNG Xuân HÃN do tài liệu về ông còn chưa nhiều , cùng thời với ông GS nguyễn mạnh tường có những đóng góp thật sự lớn cho đất nước, nhất là bản góp ý mổ sẻ trong CCRĐ , tôi kg hiểu lãnh đạo đất nước thời đó(( có ĐT VNG)) lại coi thường như vậy?. sau đó GS NMT còn bị trả thù một cách hèn hạ (như trong tập KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG) do ông để lại. vấn đề là ông HCM và ĐT VNG không thể kg biết chuyện này.

    Trả lờiXóa
  8. Số phần của ông Hãn là số đài các nên được ăn ở nghiên cứu học tập ở nơi yên lành và trang trọng còn ông Tường đang ở Pháp ,là một nhà triết gia lỗi lạc , nhưng ngây thơ chả biết về tính chất cuả người Cộng Sản, tưởng tài năng của mình sẽ khuynh đaỏ đảng làm cho đảng xây dựng nước Việt trở thành một nước dân chủ ,phú cường.Than ôi một người chỉ biết có ta mà không hiểu hết tính chất cuả người! Âu cũng là cái nghiệp nặng cuả ông !

    Trả lờiXóa
  9. Ông GS Hãn đi tránh thôi, người biết vậy

    Trả lờiXóa
  10. GS HXH ủng hộ cộng sản nhưng khi cs giành được chính quyền thì ông lại bỏ đi sang Pháp sống với tư bản. Sống với tư bản nhưng ông vẫn tiếp tục ủng hộ cs. Tôi không nghĩ một người trí tuệ như ông lại để cho ai lợi dụng, thật khó hiểu!

    Trả lờiXóa
  11. Ông Hãn là bộ trưởng giáo dục cuả chính phủ Trần Trọng Kim nên họ biết hết tính chất của CS, ông làm bộ có cảm tình với Vc như trường hợp nguyễn Cao Kỳ trở lại Việt Nam sau này: Làm việc cho Mỹ để thúc đẩy VC bang giao với Hoa Kỳ.

    Trả lờiXóa