* ĐỖ KIM THÊM
Vô cảm là trở lực trong hiện tại
Trước hiện trạng
tụt hậu của đất nước, Việt Nam đang cần cải cách toàn diện về đất nước và con
người, mà bốn trụ cột chính làm nền tảng để xây dựng cho tương lai là dân chủ đại
nghị, kinh tế thị trường, thể chế pháp quyền và xã hội dân sự.
Việt Nam đang cần có những con người không những thích tìm hiểu và yêu mến các giá trị mới mà còn thiết tha xây dựng thể chế mới làm tác nhân chuyển hoá. Nếu đa số người Việt có kiến thức mới, ý thức mới và động lực khích lệ đóng góp, thì sẽ có chuyển biến cho đất nước. Nhưng thái độ vô cảm hiện nay của chính quyền và đa số người dân là trở lực chính.
Do chế độ toàn
trị tận dụng các chính sách tuyên truyền về một ý thức hệ giả tạo và mọi phương
thức khủng bố toàn dân, nên vô cảm trước các vấn đề vẹn toàn lãnh thổ, tồn vong
dân tộc, chính thống của chế độ và bất công xã hội trở thành một thái độ “khôn
ngoan” cho nhiều người.
Nhạy cảm là một
sự thay đổi từ nội tâm trước một giá trị chung. Dù tiềm tàng trong cá nhân,
nhưng lòng dâng hiến cho một lý tuởng cao đẹp sẽ thúc đẩy làm cho cảm xúc xã hội
hình thành và duy trì. Nhạy cảm chính trị có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử.
Thí dụ như trước
đây, Đảng đã nói rằng vì lòng tự hào là dân tộc anh hùng nên Việt Nam sẵn sàng
chống Mỹ thay cho Liên Xô và Trung Quốc; vì yêu thương miền Nam ruột thịt bị Đế
quốc Mỹ và tay sai kềm kẹp mà miền Bắc đấu tranh giải phóng. Đó là hai khẩu hiệu
tuyên truyền đầy tình cảm. Thời gian lắng động và lịch sử sang trang đã chứng
minh là các hãnh diện này làm hao tốn nhiều máu xương oan uổng cho bao thế hệ.
Ngày nay, tình
thế đổi thay, Đảng cũng cần có cảm xúc mới để mở lối: bài Hoa hay thân Mỹ lại
là những mơ ước có ảnh hưởng đến chính trị đối ngoại trong tương lai của người
Việt. Thực ra, thương yêu nhau trong tình tự dân tộc một cách lành mạnh đáng lý
ra phải là một cảm xúc trân quý cần có để phát huy thành một nguồn lực chuyển
hoá cho đất nước.
Gần đây, phong
trào dân oan đòi công lý ngày càng lan rộng. Nhưng thương tâm trong nghịch cảnh
hay tự thiêu để phản đối đã không đem lại một giải pháp bồi thường thoả đáng
cho nạn nhân, mà cũng không tìm ra được điều chính yếu cần phải có, đó là một hệ
thống luật pháp công minh và tinh thần trọng pháp của người dân và chính quyền.
Tác nhân chuyển hoá trong tương lai
Nguyên ủy cho
các chuyển động trong tương lai là Việt Nam cần có các tác nhân chuyển hoá
nhưng rất khó tìm ra giới tiên phong này.
Vì muốn tiếp tục
độc quyền lãnh đạo nên Đảng sẽ không dại gì mà khởi xướng thay đổi. Đảng cũng
không muốn người dân có ý thức về giá trị dân chủ mà còn quy kết ai kêu gọi dân
chủ là thế lực phản động và suy thoái đạo đức. Bầu cử tự do không xảy ra vì chế
độ Đảng cử dân bầu nên không tác động. Khi 3 triệu 5 Đảng viên tập trung nguồn
lực để lo giải quyết động loạn xã hội nhất thời và bảo vệ đặc quyền và đặc lợi
cho thân tộc, nên đã và sẽ không còn sức mà lo về một trào lưu chuyển hoá lâu
dài để xây dựng cho một nhà nước vĩnh cữu. Khi đa số Đảng viên tin là còn Đảng
còn mình, thì thiểu số có ý thức dân chủ cũng không thể thay đổi quan điểm của
lãnh đạo và đa số. Kinh nghiệm Đông Âu cho thấy là các Đảng viên không thể chủ
động trong tiến trình chuyển đổi mà là toàn dân. Chúng ta tiếp tục tin tưởng
giao phó sinh mệnh dân tộc cho 3 triệu 5 Đảng viên là một sai lầm.
Vì lo sợ là sẽ
hỗn loạn hơn và cuộc sống sẽ khó khăn hơn mà đa số dân chúng không muốn có thay
đổi triệt để chế độ. Dân oan đòi công lý là chỉ muốn bồi thường thoả đáng và
công nhân biểu tình là để đòi hỏi thay đổi điều kiện làm việc tốt đẹp. Do đó,
cho đến nay dân chủ hoá không phải là mục tiêu đấu tranh chính và cũng không có
phong trào đấu tranh trực diện và toàn diện.
Trong giai đoạn
mà các phong trào đối kháng và xã hội dân sự đang được hình thành, môt thiểu số
khả kính có ý thức về dân chủ và can đảm lên tiếng, nhưng lại không có nhân sự
và chương trình để thu hút đa số. Thỉnh thoảng có một vài thỉnh nguyện thư,
nhưng không đủ khích động để dân chúng tham gia đông đảo và để nhà nước quan
tâm giải quyết. Vì không đủ tư thế để đối thoại như tại Đông Âu, Miến Điện hay Ả
Rập, nên nhà nước không xem thương thảo với họ là giải pháp.
Thuận lợi nhất hiện nay là cư dân
mạng ngày càng quan tâm nhiều hơn các vấn đề nóng bỏng; phương tiện truyền
thông xã hội ngày càng đa dạng giúp cho việc truyền bá thông tin đấu tranh
nhanh chóng hơn. Nhưng làm sao để các lực lượng đầu tàu trong không gian ảo này
mạnh và chừng nào mạnh để bước vào đấu tranh trong thế giới thực thì không ai
biết.
Phương Tây và người Việt hải ngoại
quan tâm đến chuyển hoá, nhưng không thể lo hết mọi chuyện nội bộ như dân chủ,
nhân quyền và lãnh thổ. Tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền có tác dụng nhất định
trên bình diện quốc tế, vì đã có những thương lượng trong một vài trường hợp cá
biệt, nhưng kết quả đổi chác ngoại giao lại làm giảm hiệu năng cho phong trào đấu
tranh chung và không cải thiện toàn hệ thống. Vi phạm nhân quyền tại Syria trầm
trọng hơn Việt Nam và quốc tế không ai can thiệp, thì hy vọng Mỹ trực tiếp can
thiệp mạnh bạo hơn tại Việt Nam trong tương lai là thiếu thực tế.
Nhiều nhà đấu tranh kỳ vọng là nếu
nội tình của Trung Quốc suy vi hay nếu Việt Nam chịu chấp nhận các ràng buộc để
tham gia TPP, thì Việt Nam có ngay dân chủ. Lạc quan này thiếu cơ sở. Dân chủ
là một vấn đề tự ý thức và dân chủ hoá là một nỗ lực trong một tiến trình lâu
dài và sâu rộng, cho nên dân chủ không phải là quà tặng của Trung Quốc hay do
áp lực của TPP mà có. Trung Quốc không có mặt hàng dân chủ trong thị trường nội
địa để tặng. Mối liên hệ nhân quả trực tiếp trong các nhượng bộ về thoả hiệp mậu
dịch với sự hình thành trào lưu dân chủ của Việt Nam là điều không thể xác định,
cho dù những hoảng loạn bất lợi cho chính quyền có thể xãy ra. Hai hy vọng này
là sai lầm.
Ý thức về dân chủ là nguồn lực
Có lập luận
cho rằng đa số người Việt đang có ý thức về dân chủ và nhiều nhạy cảm để đóng
góp cho tiến trình chuyển hoá. Thực tế bi quan hơn, khi các nguy cơ về nâng cao
dân trí và chấn hưng dân khí chưa được giải quyết. Vì giáo dục suy tàn và thiếu
nỗ lực khai sáng cá nhân nên không có thay đổi văn hoá chính trị để tạo điều kiện
thuận lợi cho trào lưu mới. Trung bình thì một người Việt không đọc đến một cuốn
sách trong một năm; về lĩnh vực tư tưởng chính trị thì số lượng sách loại này
in ra là 500 bản để bán cho 90 triệu dân, thì không thể tìm ra sự đồng thuận mới
của toàn dân về các giá trị dân chủ cho tương lai.
Vì đã sống 40
năm trong một chế độ toàn trị nên thế hệ hậu chiến ít có ý thức về khái niệm
dân chủ và chưa có kinh nghiệm sống với chế độ dân chủ. Đa số lại không có đủ
năng động để tự khai sáng và không có dịp so sánh, nên cũng chưa có thể làm
quen và mến yêu các giá trị dân chủ và có động lực khích lệ để đòi hỏi dân chủ.
Do đó, giá trị
mới chưa thành hình trong khi giá trị cũ không còn nữa. Khi bế tắc này còn kéo
dài, thì bịnh vô cảm chính trị của dân chúng sẽ còn trầm trọng hơn. Liệu liều
thuốc bài Hoa và thân Mỹ có làm cho cơn bịnh trầm kha này thuyên giảm không,
chưa ai đoán được.
Tỉnh thức thương yêu là hành trang khởi đầu
Nếu dân chủ
hoá là một chuyến viễn du mộng tưởng của toàn dân, vì ý thức về các giá trị dân
chủ chưa có, thì liệu chúng ta có nên hy vọng là tỉnh thức của lãnh đạo và dân
chúng may ra sẽ tạo một hành trang khởi đầu để dân chủ hoá được không.
Bằng tỉnh thức,
Đảng sẽ thấy là chuyện không muốn sẽ phải đến: do tham nhũng và bất lực nội tại
của chế độ toàn trị mà tiến trình tự hủy phát sinh là kết quả tất yếu. Đảng
không thể tìm phép lạ nơi Hoa Kỳ hay Trung Quốc để thoát hiểm cho Đảng mà chính
là sức mạnh dân tộc sẽ làm cho Đảng hồi sinh. Nhưng Đảng không còn một phương
sách khả thi để mưu sinh cho dân, trong khi Đảng cũng đã không thể lý giải được
cơ chế Kinh tế Thị trường và Nhà nước Pháp quyền theo định hướng XHCH và hoàn
thiện đường lối này cho đến cuối thế kỷ XXI. Đảng cũng không thể tiếp tục nhân
danh đạo đức cách mạng trong quá khứ mà dùng bạo lực đàn áp dân lành để duy trì
chế độ hiện nay. Đảng và nhà nước cần có nhiều can đảm hơn để nhìn thẳng vào
tình trạng tụt hậu của đất nước.
Nhờ thế, từ
nay, lãnh đạo có ý thức trách nhiệm hơn để tìm lại chính danh và tín nhiệm.
Chuyển biến cụ thể cần có nhất trong hiện nay là lãnh đạo sẽ không còn ác với
dân, hèn với giặc, nghi ngờ mọi người là thù địch, lo sợ mất độc quyền lãnh đạo
bất nhân và lo mất của bất chánh.
Bằng tỉnh thức
về tình tự dân tộc, tấm chân tình, lòng tương kính, tinh thần hiếu hoà và trọng
pháp, người dân sẽ không còn dùng bạo lực để tự ban phát công lý để giải quyết
các tranh chấp trong gia đình, học đường và xã hội. Chuyển hoá này sẽ làm mọi
người gắn bó nhau để cùng xây dựng một hạnh phúc chung trong một xã hội bình ổn.
Khi người dân có kiến thức mới sẽ can đảm hơn để thảo luận với chính quyền nhằm
nhận ra các điều kiện đem lại hoà bình và thịnh vượng cho đất nước, mà cụ thể
là các giá trị của dân chủ đại nghị, kinh tế thị trường, thể chế pháp quyền và
xã hội dân sự.
Mọi vấn đề hiện
nay có thể sẽ được giải quyết một phần nào khi có sức mạnh dân tộc mà sự hiểu
biết của toàn dân, đồng thuận chính trị với nhà nước và quyết tâm chuyển hướng
của cả hai là chính. Đường lối thực tiễn là thay đổi hiến pháp dân chủ, nâng
cao đạo đức và giáo dục, tăng trưởng kinh tế, tôn trọng trí thức và pháp luật,
thực thi nhân quyền và dân quyền và bảo vệ thiên nhiên.
Nếu không nhận
ra được cơ hội cuối cùng này để khẩn trương hành động thì lần đại bại này của
dân tộc sẽ là vĩnh viễn, vì đại hoạ Bắc thuộc cũng không còn cho phép Đảng và
nhà nước được phép cai trị như hiện nay và thế hệ tương lai sẽ lãnh chịu mọi hậu
qủa của việc nô lệ tự nguyện và lãnh trả nợ của quốc tế.
Dân chủ hoá
không phải là một tư tưởng rỗng tuếch mà là một nhiệm vụ do chính toàn dân giải
quyết dần dần để tiến gần tới mục tiêu. Chúng ta hy vọng là khoảng cách sẽ thu
ngắn hơn để đạt được những tiến bộ này. Nhưng hy vọng hàng đầu là trào lưu dân
chủ hoá sẽ tiến nhanh và tiến mạnh hơn trước khi tiến trình Hán hoá kết thúc.
Tỉnh thức lòng
yêu thương trong tình tự dân tộc và cùng giúp nhau nhận chân các giá trị nền tảng
để dân chủ hoá là một hành trang khởi đầu. Tinh thần khai minh sẽ giúp chúng ta
nhận ra các lý tưởng này nhưng còn tìm cách áp dụng nó là một thách thức trong
thực tế. Kiên trì khai sáng để chuyển hoá thái độ vô cảm của chính quyền và người
dân nhằm xây dựng một thể chế chính trị mới cho Việt Nam là nỗ lực trường kỳ của
chúng ta.
____
Tác giả cám ơn Thi sĩ Lê Cao Bằng (Alberta, Canada) đã tu chỉnh bài viết.
Đ.K.T/BVN
-------------
"Thí dụ như trước đây, Đảng đã nói rằng vì lòng tự hào là dân tộc anh hùng nên Việt Nam sẵn sàng chống Mỹ thay cho Liên Xô và Trung Quốc; vì yêu thương miền Nam ruột thịt bị Đế quốc Mỹ và tay sai kềm kẹp mà miền Bắc đấu tranh giải phóng"
Trả lờiXóa...
"Đảng cũng cần có cảm xúc mới để mở lối"
Sao Đảng không phát động giải phóng nhân dân Mỹ, sát cánh với Trung Quốc ? Dân mình sẽ lại hồ hởi phấn khởi tin Đảng thêm 1 lần nữa .
Uể oải guá xá............
XóaÔng Kso Phước đã nói "Ghế thì ít mà đít thì nhiều" nên cuộc đấu đá tranh giành Danh-Lợi càng ngày càng khốc liệt. Bài cũ là Mác-Lê thì các phe nhóm đã sử dụng nhàu ra và để cho có vẻ "mới" thì một số lãnh đạo nhanh nhạy đã quay sang chiêu bài Dân Chủ. Dù cho mục đích ích kỷ là như nhau nhưng dù sao cũng góp phần chuyển hóa toàn xã hội. Quy luật phát triển là vậy, không thể khác được!
Trả lờiXóaMột thứ tâm lý mỏi mệt, đau đớn đang hành hạ tất cả mọi người dân VN chúng ta, đó là hành động ngu xuẩn hèn hạ của Nguyễn Văn Linh và bè lũ đã cùng Giang Trạch Dân đẻ ra VĂN BẢN CỨU ĐẢNG VÀ CỨU CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN TRÌNH DÂNG ĐẤT NƯỚC CHO TQ TẠI HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ NĂM 1990.
Trả lờiXóaĐó là một tội lớn đẻ ra rất nhiều tội khác, đè nặng lên lương tri của người dân Đất Việt, mà lúc này mọi người cần tỉnh táo để gỡ bỏ nó.
Ít ra, vào sáng ngày 1/7 năm nay, Thủ tướng NTD thay mặt Quân Ủy TW đã dõng dạc kêu gọi toàn quân TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC VỚI DÂN TỘC trong lễ khai mạc Đại Hội thi đua quyết thắng toàn quân.
Năm ngày sau, tại Đại hội thi đua "Vì an ninh Tổ quốc", ông TT lại một lần nữa kêu gọi ngành Công an như vậy.
Đó là những tín hiệu đáng mừng, phủ nhận cụm từ TRUNG VỚI ĐẢNG HIẾU VỚI DÂN mà ĐCS đã hô hào nhiều năm nay. Đó cũng là một cách gián tiếp TUYÊN BỐ KHÔNG THỪA NHẬN BẤT CỨ MỘT ĐIỀU KHOẢN NÀO DO NGUYỄN VĂN LINH VÀ BỌN BÁN NƯỚC ĐÃ KÝ TRONG HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ.
Tuy vậy, người dân đã quá đau đớn mệt mỏi.
Không thể thay đổi tất cả trong chốc lát.
Chúng ta hãy ưu tiên ủng hộ những việc làm thể hiện hành động yêu nước và tiêu diệt bọn ôm chân TQ sau đó từng bước đấu tranh đòi nhân quyền và cải thiện cuộc sống.
Chống TQ là việc cần làm ngay . .
Đồng ý với Lương tâm Thời đại.
XóaCần phải nhắc lại sự kiện hiếm có này khi ông Bộ trưởng quốc phòng thì trốn sang Paris chữa bệnh, ông Tổng bí thư thì lo may áo đẹp đi chơi nước Mỹ, nên ông Thủ tướng tranh thủ NÓI THẬT LÒNG MÌNH.
Lâu lắm rồi người ta đã quên câu khẩu hiệu thiêng liêng :
TẬN TRUNG VỚI NƯỚC TẬN HIẾU VỚI DÂN
và nhờ đó mà quân đội ta can đảm hẳn lên, nắm chắc tay súng sẵn sàng đối phó với kẻ thu.
Có một điều rất quan trọng mà ai cũng phải nhớ: Một khi đã TẬN TRUNG VỚI NƯỚC TẬN HIẾU VỚI DÂN, tức là người ta sẽ KHÔNG TRUNG VỚI ĐẢNG NỮA ĐÂU.
Thật dễ hiểu.
Đảng là gì?
Đảng là một nhúm người ngu xuẩn độc tài, suốt ngày nghĩ ra các mưu mẹo để bòn rút của dân.thì tại sao người ta phải trung thành?
Vậy thì người ta không Trung với Đảng nữa thì có gì lạ đâu.
Vậy nên, điều giản dị sẽ xẩy đến nay mai: Ông đương kim TT hay bất cứ ông nào trúng TBT trong Đại hội 12 sắp tới cũng phải nghiêm túc đưa Đảng xuống hàng thứ yếu để đưa Tổ quốc lên trên
Và giả thử đến lúc đó, ông Đương kim thủ tướng hay bất cứ ông nào trúng TBT mà quên lời nguyền với Tổ quốc hôm nay, thì sẽ bị Quân đội và Nhân Dân đánh đổ.
Tôi nói thực lòng dân.
Tôi không rung dọa đâu
Nếu chế độ toàn trị của đảng càng kéo dài thì sức dân càng khánh kiệt - Hiện nay nếu đảng cứ xem phong trào đòi Dân Chủ Nhân Quyền là thế lực thù địch thì chính đảng đả đi ngược lại nguyện vọng của Nhân Dân -
Trả lờiXóaTình hình Hán hoá đang mỗi ngày mỗi vươn tới - Đả dồn Đảng vào một thế kẹt - Đảng không thể chống và thoát ra được - Khi sức dân khánh kiệt thì làm sao chông nỗi kẻ thù Trung Cộng ngày càng hung hản - Đén khi đó đảng tự nguyện làm nô lệ cho chúng - Khi ấy đảng sẻ trắng tay chứ đừng mơ tưởng lảnh đạo nhân dân -
Muốn phục hưng - Đảng phải xem trọng Tổ Quốc và Nhân Dân - Phải thực thi dân chủ và bảo vệ dân một cách chính đáng - Người dân phải có quyền sở hửu ruộng đất thật sự - Nếu quy hoạch vì lợi ích Quốc Gia phải bồi hoàn thoả đáng - Không dùng cường quyền ép dân cô thế - Phải xem dân cùng chung chí hướng vì Tổ Quốc vì an sinh cùng chung tay góp sức xây dựng -
Khi dân đả đồng lòng - Chính quyền thực thi pháp luật nghiêm minh thì đó là một sức mạnh để bảo vệ Tổ Quốc - bảo vệ Chính Quyền - Vẹn toàn lảnh thổ - Sẽ không sợ ngoại bang xâu xé - Nếu có thì Toàn Dân sẽ một lòng vì Tổ Quốc lâm nguy mà đứng lên chống giặc -
Chỉ có Đảng mạnh dạng chuyển hướng dân chủ - sẽ được toàn dân ủng hộ Đất Nước chúng ta sẽ sang trang - Sẽ mạnh giàu - Sẽ thanh bình an lạc .
Tôi không bao giờ tin ĐCS cải cách dân chủ.
XóaNhưng tôi tin con người nắm giữ đảng sẽ có xu hướng cải cách dân chủ và đến một lúc nào đó, họ sẽ từ bỏ đảng
Tôi có một hy vọng không mong manh chút nào là mọi thứ có điểm dừng của nó:
Trả lờiXóaMọi người nuôi một hy vọng "Ôn hòa" tức là chờ Đại hội 12 sớm diễn ra, thành phần trúng cử sẽ TỐT hơn và GIÁC NGỘ hơn nên có thể CẢI THIỆN DẦN DẦN.
Nhưng tôi không hy vọng như thế.
Tôi hy vọng TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG ĐẾN MỨC KHÔNG TỔ CHỨC ĐẠI HỘI 12 ĐƯỢC và nếu củng cố tốt QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN, RỒI MỘT CUỘC ĐẢO CHÍNH ÔN HÒA sẽ xây ra, chỉ sau một đêm ? Mọi thứ XONG!
Bài viết hay.
Trả lờiXóakhổ nỗi dân VN quen bị ru ngủ, và bận cơm áo gạo tiền rồi, ko màng đến dân chủ ...miễn mấy chú CA để yên cho làm ăn lạ họ mừng lắm rồi ...
Trả lờiXóaÐến tháng 11 năm nay cả hai ông Tập Cận Bình và ông Obama sẽ gặp nhau ở Việt Nam: Khi các ông ra chào nhân dân Việt trên khán đài Ba Ðình ,tôi hy vọng hai ông sẽ hỏi: Dân chúng Việt Nam thích làm bạn với dân Mỹ hay với dân Trung Hoa, xin dơ tay để biểu lộ cảm tình cuả quí vị ?
Trả lờiXóaNói tóm lại ,chủ nghĩa cộng sản trên cơ bản đã hoàn toàn không đúng ,nó phải bị dẹp bỏ như tất cả các nước đông Âu ,nếu một nước đó,nói thẳng là VN chẳng hạn mà cứ khư khư ôm lấy nó vào lòng ( vì lợi ích của đảng,vì lợi ích cá nhân mà tham quyền cố vị ) thì nhất định phải có một cuộc nổi dậy mà chắc là đổ máu (đảng gian manh ít,tham tàn ít thì máu đổ ít / ngược lại,nếu đảng gian manh nhiều tham tàn nhiều thì máu đổ nhiều !) - không biết các lãnh đạo cộng sản cao cấp có đủ trí khôn để hiểu điều này không ???
Trả lờiXóakhông!,
XóaÚi giời! Đến con số 13 không ta?!
Trả lờiXóaKhong phai khuyen chung no lam gi. Thay dolar la chung tinh nhu sao ay ma
Trả lờiXóaO dat nuoc nay co hoi kiem dolar cua chung qua nhieu nen chung cu thuc tinh suot, cha chiu nghu nge gi ca
Chung hu qua, phai det vao mong chung may cai. Cac bac nhi
TÔI ƯỚC AO CÓ NGÀY NHƯ BẠN LỘC NGUYỄN NÓI , TÔI VÀ BẠN BÈ KÝ TÊN ỦNG HỘ THEO NỀN DÂN CHỦ VĂN MINH CỦA MĨ
Trả lờiXóaNgười cộng sản ơi,các người có biết điều thực tế phủ phàng này không ? này nhé ! cách đây vài ba chục năm,dân đen chúng tôi,nói thật lòng, không thương mà cũng không hề ghét các ông, phận dân đen mà nhiều chuyện làm gì,ai làm quan,ai giàu có thì kệ,mình vẫn cứ ĐEN thùi kia mà,việc gì phải để ý cho rách việc ! thế nhưng bây giờ thì đã khác hoàn toàn,dân đen chúng tôi hể nghe nói từ cộng sản là lòng sôi sục căm hờn nổi lên trong lòng,hoặc nói ra hoặc không nói ra mà thôi,chị bán cá không có cá bán,hỏi lý do,chị trả lời một mạch " ông xã nói tàu đi xa sợ TQ bắt,ở gần thì không có cá !",thấy khách du lịch nói tiếng Tàu,họ nói "chủ nhân của các ông cộng sản đó",họ còn nói thêm " bọn du khách Tàu nó cũng có tiền nhưng dơ dáy lắm !" v.v..
Trả lờiXóaNgười cộng sản ơi, có điều 4 hiến pháp:
Trả lờiXóa- Người cộng sản chỉ tay,
- quốc hội với hớn 91% là dảng viên cộng sản, tòa án: phẩy tay
- chính phủ của người cộng sản (hành pháp): hành
- và.... dân trắng tay: