Liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có tham gia vào một hiệp ước
ngầm để sự phân chia phạm vi ảnh hưởng trên thế giới hay không?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm quan trọng tới
nước Mỹ từ ngày 23-25/9. Mục đích của chuyến thăm này là để làm xích lại gần
hơn nữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đầy những khác biệt.
Vào đêm trước chuyến thăm, Bắc Kinh đã đưa ra một cử chỉ thân thiện
và tuyên bố rằng hai nước cần xây dựng "một mô hình mới của quan hệ giữa
các nước lớn", nghĩa là không đối đầu mặc dù khác biệt.
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Seattle, ông Tập Cận Bình đã cam
kết không phá giá đồng nhân dân tệ, tỏ ra tin tưởng vào sự kết thúc của thời kỳ
hỗn loạn trên thị trường chứng khoán, chứng kiến lễ ký hợp đồng mua 300 máy bay
Boeing và xây dựng nhà máy của hãng này tại Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ thương
mại song phương trên 550 tỷ USD trong năm nay.
Theo tờ Svobodnaya Pressa của Nga, động thái này của Bắc Kinh đã
làm dấy lên các đồn đoán cho rằng Trung Quốc đang dùng đòn bẩy mở rộng hợp kinh
tế có thể giúp xoa dịu những căng thẳng với Washington. Nó cũng đặt ra câu hỏi
rằng liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có tham gia vào một hiệp ước ngầm để
sự phân chia phạm vi ảnh hưởng trên thế giới hay không?
Theo Alexei Maslov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược của Đại
học Hữu nghị Nga-Trung, người đứng đầu Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Đại
học Kinh tế, Trung Quốc đang tỏ ra khá thành công trong việc dùng đòn bẩy kinh
tế để tạo cho mình một tư thế ngang hàng mới Mỹ, tạo thế cân bằng trong các cuộc
đàm phán với Washington.
Tuy nhiên theo ông, vị thế của Trung Quốc hiện nay vẫn còn yếu so
với Mỹ. Trung Quốc vẫn còn rất cần thu hút các nhà đầu tư Mỹ trong ngành công
nghiệp công nghệ cao, trong thị trường ngân hàng và tài chính.
Do đó, Bắc Kinh không thể đưa ra trực tiếp một đề xuất phân chia ảnh
hưởng với Washington mà ngược lại còn phải xoa dịu các nhà đầu tư Mỹ bằng những
cam kết trên.
Trong vấn đề địa chính trị, Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới việc
Mỹ không can thiệp vào vấn đề khu vực Đông Á, ngừng mọi hỗ trợ cho Đài Loan.
Tuy nhiên, Mỹ phản đối một kịch bản như vậy do các hành động bành
trướng của Bắc Kinh hiện nay khiến các quyền lợi của Washington đang bị Bắc
Kinh đe dọa nghiêm trọng.
Sau chuyến thăm Washington lần này, theo Maslov, quan hệ kinh tế
giữa hai nước sẽ vẫn tiếp tục mở rộng, nhưng lập trường chính sách đối ngoại
cũng sẽ tiếp tục đối lập.
Theo ông, bắc Kinh sẽ tiếp tục chỉ trích mạnh mẽ Washington, một
biện pháp khá quan trọng trong việc chứng minh sự độc lập của họ. Tuy nhiên, điều
đó không có nghĩa rằng cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ vượt qua ranh giới
ngoại giao./.
Nguyễn Hường/(Giáo Dục)
--------------
Thằng Putin rất mất dạy và dốt nát , toàn làm phản gián , ly gián loại giẻ rách kiểu như " trinh thám An - Nam " , bị cả thế giới văn minh cho ra rìa bây giờ lại còn bày đặt nọ , kia , đúng là hệ vớ vỉn !
Trả lờiXóaPutin phải gọi là "thằng" thì chính xác rồi ! thói nào tật ấy,nó xuất thân là tướng KGB đấy !lưu manh và khát máu !
Trả lờiXóaNhược điểm của TQ chính là nội loạn " Đả hổ diệt ruồi " , mất niềm tin ở thế giới . Muốn có được một Trung Hoa Mới , TQ cần phải ổn định thể chế chính trị quốc nội và chứng tỏ được con đường làm ăn chân chính và hợp tác cùng tiến lên trong hoà bình thế giới .
Trả lờiXóaĐể làm được những yêu cầu trên không phải là chuyện một sớm một chiều . Trãi qua hơn báy mươi năm sống trong chế độ Cộng sản , từ dân thường cho tới Đảng viên đều hiểu rằng không thuận theo Đảng CS thì không thể sống được . Điều này nói lên tính chất mất tự do lựa chọn hay yếu kém về dân quyền của TQ so với thế giới , hầu như không cần phải tranh luận mà mọi người TQ đều thừa nhận .
Thế kẹt để TCB muốn có một Trung Hoa Mới ở chổ lưỡng nan giữa ĐẢNG CSTQ và tự do dân chủ . Còn Đảng thì còn hủ lậu không thể tiến tới , nhưng loại trừ Đảng để chọn Tự do Dân chủ thì lại quá khó khăn .
TQ đang nín thở qua sông hy vọng ở vận may thời thế . Đây cũng là dịp cho quà quạ kênh kênh đến rỉa mồi .
Thoả thuận có lợi cho Mỹ là đương nhiên vì TCB chẳng còn con đường nào khác để chọn lựa
Nếu Trung - Mỹ '' đi đêm''
Trả lờiXóaViệt Nam thành quả bóng
chuyền nhau giữa ban ngày
TQ nó mượn báo Nga dọa VN thôi, không phải Putin, thậm chí nó có thể mượn cả báo VN hay giáo sư xôi thịt VN để phát loa! LX ngày xưa 1 chín 1 mười với mẽo, có khối XHCN sau lưng, chả lẽ nó chia quyền cho. Đừng ngây thơ mà mất nước đấy.
Trả lờiXóaMỹ nó đang nhận quà của Tập nhưng ngu gì không nhận, lại tránh 2 đầu thọ địch. Obama trị xong Pu thì tới lượt Tập, lâu la gì.
Tuy nhiên, VN phải chọn giá đúng, sắp tới khó mà nhảy dây nữa rồi. Các cụ làm tích phân chiến lược nhớ cho!
My no co duoc quyen loi gi thi toan dan My duoc huong, the gioi cung duoc nho
Trả lờiXóaMay thang doc tai ma co loi thi phan thiet thoi lai roi vao nuoc khac, tham chi ca dan cua chung no nua