Tại hội nghị ngoại trưởng NATO, Mỹ tố cáo Nga
“xâm lược” Ukraina — Thông điệp cứng rắn của Mỹ gởi châu Âu: Chi nhiều hơn cho
quốc phòng.
Ngay khi vừa đặt chân đến Bruxelles để tham gia hội
nghị ngoại trưởng NATO đầu tiên của ông từ khi nhậm chức, ngoại trưởng Mỹ Rex
Tillerson ngày 31/03/2017 đã tố cáo hành vi « xâm lược » của Nga nhắm vào nước
láng giềng Ukraina.
Theo hãng tin Pháp AFP, ông Tillerson đã tuyên bố : «
Chúng tôi muốn có một cuộc thảo luận về vị trí của NATO ở châu Âu, đặc biệt là
ở Đông Âu, để đối phó với sự xâm lăng của Nga ở Ukraina và các nơi khác ».
Từ thời tổng thống Barack Obama, Washington đã lên án
và có các biện pháp trừng phạt Nga kể từ năm 2014 về các hành vi của Mátxcơva
tại Ukraina, trong đó có việc xâm chiếm Crimée và ủng hộ phiến quân thân Nga ở
phía đông nước láng giềng.
Qua phát biểu của ngoại trưởng Tillerson, lập trường
cứng rắn của Mỹ đối với Nga có vẻ không thay đổi, cho dù quan điểm của tân tổng
thống Mỹ Donald Trump là muốn xích lại gần đồng nhiệm Nga Vladimir Poutine.
Một vấn đề quan trọng khác cũng đã được ông Tillerson
nhấn mạnh, đó là yêu cầu các nước châu Âu tôn trọng chỉ tiêu tối thiểu là dành
2% GDP cho quốc phòng, điều mà chỉ mới có 4 nước châu Âu thực hiện.
Hồ sơ chống khủng bố, cũng đã được ông Tillerson nêu
bật. Các ngoại trưởng Châu Âu và Canada
đang muốn biết Washington nói chính xác là chờ
đợi NATO làm gì trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech ở Irak
và Syria .
Trước nhà báo, ngoại trưởng Mỹ giải thích là muốn
“thảo luận về sự tham gia vốn đã rất quan trọng của NATO trong cuộc chiến chống
Daech và chống những hành động khủng bố khác mà NATO có thể đóng góp và cuối
cùng mang lại ổn định cho Trung Đông”.
Theo AP, NATO đã gởi quân tham gia chống quân nổi dậy
ở Afghanistan, huấn luyện sĩ quan Irak để quân đội Irak chống lại thành phần
cực đoan, nhưng không mấy hứng thú trong việc triển khai quân trong chiến dịch
chống khủng bố. Các đồng minh trong NATO cho là liên minh quốc tế chống tổ chức
Nhà nước Hồi giáo có vai trò lãnh đạo trong các chiến quân sự, chứ không phải
NATO. – RFI
***
Tại hội nghị đầu tiên của ông với các đồng nhiệm còn
lại trong khối NATO vào hôm nay, 31/03/2017, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson
đã nhấn mạnh đến nhu cầu của Liên Minh là phải có đủ « nguồn lực, tài chánh
cũng như những phương tiện khác », để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Dấu
nhấn đặt trên từ tài chánh chính là thông điệp quan trọng nhất mà chính quyền
Donald Trump gởi đến các đồng minh, chủ yếu là châu Âu trong NATO : Phải chi
phí nhiều hơn cho quốc phòng, và tối thiểu là phThông điệp cứng rắn của Mỹ gởi
châu Âu: Chi nhiều hơn cho quốc phòng và tối thiểu là thực hiện cam kết dành 2%
GDP cho chi tiêu quân sự.
Tại Bruxelles, trước mặt ngoại trưởng của 27 thành
viên còn lại trong NATO, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã tuyên bố : « Các
đồng minh nào chưa có chương trình cụ thể để dành 2% GDP cho quốc phòng từ nay
cho đến năm 2024 phải đưa ra kế hoạch ngay từ bây giờ. Còn những ai đã có
chương trình, thì cần phải đẩy mạnh nỗ lực của mình và tạo ra kết quả ».
Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters, tuyên bố này
của ông Tillerson giống như một lời đe dọa, theo đó Hoa Kỳ sẽ chỉ yểm trợ về
quân sự cho quốc gia thành viên nào tôn trọng cam kết chung là có một ngân sách
quốc phòng tương đương với 2% GDP của họ.
Phải nói là yêu cầu của Mỹ có phần hợp lý, vì lẽ cho
đến nay, trong 28 quốc gia khối NATO, Hoa Kỳ là nước phải gánh vác đến 68% tổng
chi phí quốc phòng của toàn khối.
Trong nhiều năm qua, và dĩ nhiên là ngay cả trước khi
tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở Washington, chính phủ Mỹ vẫn luôn luôn
phàn nàn về sự mất cân đối trong việc chi phí cho cơ cấu chung là NATO, với Hoa
Kỳ phải gánh vác một phần quá nặng so với các đồng minh châu Âu. Yêu cầu 2% GDP
mà ông Tillerson nêu bật cũng chính là đòi hỏi của các chính quyền Mỹ tiền
nhiệm.
Trước sự thúc ép của Mỹ, nhân một hội nghị thượng đỉnh
NATO tại xứ Wales (Vương Quốc Anh) vào năm 2014, các nước châu Âu đã cam kết
đạt được mục tiêu này trong thời hạn 10 năm. Thế nhưn,g tính đến năm ngoái
2016, chỉ có 4 quốc gia châu Âu là đạt yêu cầu : Hy Lạp, 2,38%, Anh Quốc,
2,21%, Estonia, 2,16%, và Ba Lan, 2%.
Trong số các nước còn lại chưa đạt yêu cầu, Pháp đứng
đầu danh sách với 1,78%, theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ với 1,56%, kế đến là Na Uy,
1,54%. Nước Đức, cường quốc châu Âu cũng chỉ dành 1,19% GDP của mình cho quốc
phòng.
Việc châu Âu chi phí ít cho quốc phòng phải chăng đã
có một hệ quả trông thấy : NATO hầu như phải dựa hoàn toàn vào Mỹ trong các
lãnh vực như phương tiện tình báo, giám sát, do thám, cũng như khi cần chuyển
quân nhanh chóng, tiếp liệu trên không. Bên cạnh đó, châu Âu cũng phải dựa vào
Hoa Kỳ trong lãnh vực chống tên lửa đạn đạo hay tiến hành chiến tranh điện tử
trên không.
Trước những lời chỉ trích hợp lý của Mỹ, các nước châu
Âu đã cố bổ khuyết. Trong cuộc họp báo ngày 30/03, tổng thư ký NATO Jens
Stoltenberg ghi nhận rằng riêng trong năm ngoái, ngân sách quốc phòng các nước
châu Âu đã tăng bình quân 3,8%. Ngoài ra, NATO cũng đang nghĩ đến phương án
buộc tất cả các nước thành viên thông qua những « kế hoạch quốc gia » mang tính
chất ràng buộc để tăng đầu tư quân sự.
(RFI)
-----------------
Trả lờiXóaNgày mai Jean Jaurès sắp thay bằng Ngày mai Le Pen ?
Châu Âu đang bước vào khúc quanh Âu sử mới
Thế giới đang vào bước ngoặt Thế sử đổi đời
Ngày mai Jean Jaurès hay Ngày mai Le Pen ?
Demain Jean Jaurès ou Demain Le Pen ?
https://www.youtube.com/watch?v=gMYNfQlf1H8
Les misérables - "Do You Hear The People Sing"
Sau bất ngờ Nước Anh từ biệt châu Âu
Cùng bất ngờ bầu Tổng thống Mỹ thê giới đau đầu
Giờ đây không loại trừ Frexit
Nước Pháp vĩnh biệt làm đầu tầu Âu châu
Bàn cờ chính trị thế giới lần nữa đổi mầu
Tạo hóa gieo con xúc xắc con dẻ trên chính trường thế giới
Tháng Năm Paris này Mùa Xuân hay Biển dâu ? !
Dù gì năm 2017 vẫn là Trạm xe điện ngầm cuối cùng
Trước Bình minh Le Pen Rạng đông mông lung
Bên thắng - bên thua cuộc trong Tiến trình Toàn cầu điên dại
Mạc Tư Khoa Putin sử Nga - Hoa Thịnh Đốn Trump Sử Mỹ
Thế sử Âu sử Pháp sử cùng Việt sử trôi đi về đâu nơi Tương lai ? ? ?
TỶ LƯƠNG DÂN
Paris, 02 tháng Tư Đen năm 2017
Trong khi chờ Godot - Trong khi chờ Le Pen
En attendant Godot - En attendant Le Pen
(1) Mặt trận Quốc gia được Jean-Marie LE PEN sáng lập vào năm 1972 và đã trỗi lên như chính đảng quan trọng trên chính trường Pháp vào những năm 1980. Mặt trận Quốc gia đã trở thành chính đảng số 1 từ năm 2014 qua cuộc bầu cử nghị viện châu Âu với 25 % phiếu, qua mặt các đảng người cộng hòa cánh hữu và đảng xã hội cánh tả.
Cuộc bỏ phiếu sau cùng của nước Pháp nhằm bầu hội đồng vùng, tháng 12 năm 2015, Mặt trận Quốc gia là chính đảng về đầu ở vòng 1 với hơn 6 triệu phiếu, tức 27,7 % trên tổng số phiếu bầu hợp lệ
Mặt trận Quốc gia vượt qua đảng Người cộng hoà và đồng minh cánh hữu với 27, 2 % phiếu cũng như đảng xã hội và đồng minh cánh tả với 23,4% phiếu bầu
Theo Viện Quốc gia thống kê Pháp, Mặt trận Quốc gia là chính đảng hàng đầu của giai cấp công nhân với 43 % phiếu phiếu bầu cho Mặt trận Quốc gia cùng giới công chức nhân viên hành chính với 36 % bỏ phiếu
Mặt trận Quốc gia là chính đảng đa số của tầng lớp tiểu chủ nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp với 35% phiếu bầu cho Mặt trận Quốc gia
Về thành phần tuổi tác, Mặt trận Quốc gia là chính đảng số 1 trong thành phần thanh niên 18-24 tuổi với 35% phiếu bầu
cho Mặt trận Quốc gia
Mặt trận Quốc gia cũng là đảng đa số trong lứa tuổi 25-34 với 28% phiếu bầu cho Mặt trận Quốc gia
và trong lứa tuổi 35-59 với 32% phiếu bầu cho Mặt trận Quốc gia
(2) Năm 2016 lên đến 6, 1 triệu người, tức tỷ số 21%