* BÙI TÍN
Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chuẩn bị Hội Nghị Trung
Ương lần thứ 5, khóa XII, thường được coi là Đại Hội Giữa Nhiệm Kỳ, vào tháng
Năm tới.
Cuộc họp này rất quan trọng vì nhiều vấn đề lớn được
đặt ra. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã cao tuổi, sức yếu kém rõ, từng hẹn sẽ
chỉ ở lại nửa nhiệm kỳ, nay có tự nguyện nhường quyền cho người khác? Nhân dịp
này, đã có thể thực hiện nhất thể hóa chế độ cầm quyền, nghĩa là Tổng Bí Thư
mới sẽ kiêm nhiệm Chủ Tịch nước hay không? Ai có thể thay ông Trọng. Chiếc ghế
của nhân vật Số Một của chế độ là rất hệ trọng.
Về đường lối chính sách, đã có thể bàn kỹ và quyết
định nội dung của một cuộc Đổi Mới đợt 2 hay không? Nội dung đổi mới ấy bao gồm
những gì?
Từ Đại hội VI năm 1986 đến nay, cuộc đổi mới đã thu
được kết quả ban đầu, về sau ngày càng đuối sức, trở về cảnh trì trệ kéo dài,
ngày càng nặng nề, để càng đổi mới càng tụt hậu và khủng hoảng nặng nề thêm mà
vẫn không sao tìm ra lối thoát. Để đến hiện nay tình hình trở nên xấu, rất xấu
về mọi mặt, chính trị, kinh tế, tài chính, đối ngoại, quốc phòng, giáo dục, y
tế, văn hóa, xã hội, tâm lý, niềm tin của nhân dân …
Nguyên nhân chính là vì các đại hội sau năm 1986 đến
nay - có 6 Đại Hội, đều chỉ đưa ra những đổi mới bộ phận, nhỏ nhặt, hời hợt,
tưởng là mới nhưng lại rất cũ. Các vấn đề cốt lõi, gốc gác cũ kỹ vẫn y như cũ,
chỉ đổi chút ít về hình thức – hoa, lá, cành – nên không kết quả, tình hình xấu
thêm là tất nhiên.
Vậy tại Hội Nghị TƯ 5 sắp tới, vấn đề hệ trọng nhất là
cả Ban Chấp Hành TƯ có dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào cuộc khủng
hoảng toàn diện hiện nay, mổ xẻ phân tích thật thấu đáo cả bề rộng và chiều sâu
để có giải pháp thích hợp, tạo nên đổi mới thật sự có hiệu quả, gây lại niềm
tin đã mất của nhân dân. Niềm tin đối với Đảng mà mới đây Giáo Sư - Đảng Viên
Đào Công Tiến báo động là đã ''cạn kiệt trong lòng dân.''
Trước hết, cần có cách nhìn tổng hợp bao quát xem Việt
Nam
đang ở trong tình trạng khủng hoảng ra sao, trên những lĩnh vực nào để có cách
nhìn đồng bộ, tổng thể, chính xác.
Đây có thể nói là cuộc tổng khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có.
Đây có thể nói là cuộc tổng khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có.
Trước hết là cuộc khủng hoảng về học thuyết, về chế độ
chính trị, khi học thuyết Mác - Lênin cổ xúy đấu tranh giai cấp và bạo lực, khi
chế độ chuyên chính vô sản lập nên độc quyền đảng trị, khi mô hình cầm quyền
theo kiểu ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp do một đảng tập trung nắm giữ,
quyền lực không có kiểm tra kiểm soát theo luật, dẫn đến hoàn toàn không có
pháp quyền, không có bầu cử, ứng cử tự do. Đảng Cộng Sản nắm giữ tất cả, Quốc
Hội chỉ là hình thức, là cánh tay của đảng, 90% đại biểu là đảng viên, khi đảng
gồm chưa đến 4% số dân.
Đây là cuộc khủng hoảng về thể chế, cần nhìn thẳng vào
sự thật này cho rõ.
Từ khủng hoảng từ gốc, sinh ra khủng hoảng mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tài chính, đối ngoại, quốc phòng, xã hội, môi trường, giáo dục, y tế, về tâm lý xã hội, tâm linh, lòng tin. Tất cả đều ngày càng nghiêm trọng hơn vì lưu cữu lâu ngày không được giải quyết rốt ráo, kịp thời. Cần có nhận định về nội dung và mức độ khủng hoảng của từng lĩnh vực cho rõ ràng đúng mức.
Khủng hoảng về chính sách, có thể nêu lên những chính sách lớn nhất, quan trọng nhất cần thay đổi một cách cấp bách, như chính sách sở hữu tư nhân về ruộng đất, về tài sản tư nhân bị thủ tiêu bởi chế độ ''sở hữu toàn dân về ruộng đất'' phi lý; chính sánh ''lấy kinh tế quốc doanh của nhà nước làm chủ đạo,'' ưu đãi chiều chuộng hết mức các cơ sở quốc doanh cậy thế làm ăn thua lỗ, lấn ép bỏ rơi các nhà kinh doanh tư nhân vừa và nhỏ là giai cấp trung gian đông đảo vốn là nền tảng bền vững rộng lớn của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Về ngoại giao, chính sách sai lầm phi lý là chính sách lẫn lộn thù - bạn - ta, coi kẻ thù bành trướng là bạn, lại là bạn vàng thân thiết, làm ra vẻ đi giây, đứng giữa, nhưng thật ra là ngả hẳn về một bên (nhất biên đảo) để bị lấn lướt, trói tay không thể kết liên minh toàn diện với các nước dân chủ, văn minh, hùng mạnh nhất.
Từ khủng hoảng từ gốc, sinh ra khủng hoảng mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tài chính, đối ngoại, quốc phòng, xã hội, môi trường, giáo dục, y tế, về tâm lý xã hội, tâm linh, lòng tin. Tất cả đều ngày càng nghiêm trọng hơn vì lưu cữu lâu ngày không được giải quyết rốt ráo, kịp thời. Cần có nhận định về nội dung và mức độ khủng hoảng của từng lĩnh vực cho rõ ràng đúng mức.
Khủng hoảng về chính sách, có thể nêu lên những chính sách lớn nhất, quan trọng nhất cần thay đổi một cách cấp bách, như chính sách sở hữu tư nhân về ruộng đất, về tài sản tư nhân bị thủ tiêu bởi chế độ ''sở hữu toàn dân về ruộng đất'' phi lý; chính sánh ''lấy kinh tế quốc doanh của nhà nước làm chủ đạo,'' ưu đãi chiều chuộng hết mức các cơ sở quốc doanh cậy thế làm ăn thua lỗ, lấn ép bỏ rơi các nhà kinh doanh tư nhân vừa và nhỏ là giai cấp trung gian đông đảo vốn là nền tảng bền vững rộng lớn của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Về ngoại giao, chính sách sai lầm phi lý là chính sách lẫn lộn thù - bạn - ta, coi kẻ thù bành trướng là bạn, lại là bạn vàng thân thiết, làm ra vẻ đi giây, đứng giữa, nhưng thật ra là ngả hẳn về một bên (nhất biên đảo) để bị lấn lướt, trói tay không thể kết liên minh toàn diện với các nước dân chủ, văn minh, hùng mạnh nhất.
Trong chủ trương lớn chống tham nhũng hiện nay, nếu
không giải quyết tận gốc vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí và vấn đề nền tư
pháp độc lập minh bạch công khai thì không sao chống tham nhũng có kết quả, giữ
cho ngân sách các cấp không bị rò rỉ, thất thoát quy mô cực lớn như vừa qua,
hàng nghìn tỷ đồng bị mất trắng, không sao thu hồi nổi, dù chỉ 1% .
Một nét khủng hoảng lớn nữa là khủng hoảng về tổ chức, trong đó sự cách biệt giữa đảng Cộng Sản và người dân ngày càng lớn, xa vời, dẫn đến đối lập nhau nhiều nơi quyết liệt, như ở Hà Tĩnh, Hải Phòng, Bình Thuận, Thái Bình... mà đỉnh cao là vụ Đồng Tâm/Mỹ Đức.
Một nét khủng hoảng lớn nữa là khủng hoảng về tổ chức, trong đó sự cách biệt giữa đảng Cộng Sản và người dân ngày càng lớn, xa vời, dẫn đến đối lập nhau nhiều nơi quyết liệt, như ở Hà Tĩnh, Hải Phòng, Bình Thuận, Thái Bình... mà đỉnh cao là vụ Đồng Tâm/Mỹ Đức.
Các sự kiện này cho thấy, Đảng Cộng Sản phân hóa thành
2 phía đối lập, một bên là chừng 1% số đảng viên có quyền lực trên thượng tầng,
cai trị đè nén 99% số đảng viên còn lại, có chung số phận tôi đòi với toàn dân
là bạch đinh ở hạ tầng cơ sở.
Ở Đồng Tâm, một bên là các quan chức trong huyện ủy,
thành ủy cùng các tướng trong công ty Viettel mang vài chục cảnh sát cơ động
công cụ của đảng đi đàn áp 6.000 dân tay không, trong đó có hầu hết các Đảng
Viên Cộng Sản ở các chi bộ xã, thôn, các cựu chiến binh, đoàn viên Thanh Niên
Cộng Sản, kể cả một phụ nữ là bí thư Chi Bộ. Một bên là kẻ đi cướp đất, một bên
là người bị cướp. Khối ''đoàn kết vững như bàn thạch của Đảng'' được cơ quan
Tuyên Huấn rêu rao đã rạn nứt đến phân hóa, thù địch nhau, báo hiệu một sự tan
vỡ về tổ chức của toàn Đảng
Lẽ ra các cuộc họp Trung Ương Đảng và Quốc Hội phải
bàn cho thật sâu, thật kỹ về các cuộc khủng hoảng trên đây, nhưng chưa có một
bản báo cáo nào đầy đủ toàn diện, đề ra những đường lối chính sách mới thích
hợp. Thời gian họp giành quá nhiều cho việc tranh ngôi thứ. Cho nên đổi mới chỉ
là giữ lại những giáo điều cũ kỹ, đất nước ngày càng chìm sâu vào khủng hoảng
triền miên không lối thoát.
Không dám nhìn thẳng vào sự thật là bỏ rơi trách nhiệm
lãnh đạo, là mù quáng theo đường mòn giáo điều cực đoan cổ hủ, đảng và nhà nước
toàn trị chỉ đưa đất nước đến vực thẳm của sự phá sản và bế tắc, tự dẫn đến
nguy cơ niềm tin cạn kiệt, sự phẫn nộ của toàn dân bùng nổ do bị chèn ép, bóc
lột, đè nén đến độ hết chịu nổi.
(VOA)
--------------
Chưa nói gì đến đám dân đen, ngay trong Đảng cũng phân hóa rõ rệt, tình cảnh "kẻ ăn không hết người lần chẳng ra" đang hiện rõ mồn một. Chẳng cần dân phải đấu tranh, nội bộ họ tranh giành cắn xé nhau cũng đủ vỡ rồi!
Trả lờiXóatình trạng của đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay thì nát như tương ! Nhưng quả thật vai trò của đảng về đối ngoại và đối nội lại cực kỳ quan trọng: Chỉ có đảng mới giúp được nhân dân Việt Nam ra khỏi vũng lầy của sự thoái hóa, tham nhũng và lạc hậu. Chỉ có đảng mới giúp giải quyết vấn đề bế tắc của nền ngoại giao giữa Mỹ, Trung Hoa, Bắc Hàn hay sự bế tắc về ngoại giao của toàn vùng ,không những cho các nước có biển đảo trong vùng bị Trung Hoa xâm chiếm mà còn cho cả các thành viên trên toàn thế giới có tàu bè phải đi qua vùng này!
Trả lờiXóaHôm nay tổng thống Trump phải mở một cuộc họp tại tòa Bạch ốc với các thượng nghị sĩ của Thượng viện Mỹ để hỏi ý kiến về một giải pháp làm cách nào để giải quyết vấn đề Bắc Hàn. Sau cuộc họp ngừơi ta chỉ thấy một sự im lặng!
Tôi là người đã có ý kiến từ đã lâu về việc giải ra bài toán khúc mắc này mà không phải tốn kém , bảo đảm mang lại hòa bình cho toàn khu vực: Người Mỹ nên hỗ trợ nhiều vào Việt Nam với sự tiếp tay tận tình của Singapore , cùng sự quyết tâm cải thiện của đảng và nhân dân Việt Nam : Chính quyền của người Việt được tồ chức thành một chinh quyền của dân, do dân và vì dân , khi Việt Nam có chính quyền theo thể chế dân chủ và tự do, chính quyền của ta đã thoát ra khỏi sự thống trị của Trung Hoa. Nhưng việc này làm cho người dân Trung Hoa cảm thấy họ bị lép vế : Không bằng một xứ đàn em kém cỏi về mọi mặt! Sau đó chính quyền Trung Hoa cũng thay đổi thể chế vì họ sợ dân Tàu nổi loạn, lúc đó giải quyết vấn đề Bắc Hàn chả còn là vấn đề quan trọng.
Tất cả lời bàn này tôi lấy ý nghĩa của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Nhược đãi ưng lai sư tử thương.
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
Đại ý là bao giờ con chim ưng (Hoa Kỳ) trở lại, sư tử (Singapore) thương tình. Cả vùng sẽ có hòa bình.
Bây giờ là thời đại của "hàng trăm sứ quân" , đạo lý đang bị các phe cánh trong đảng xé nát , người dân lao động chỉ còn cách học tập tính đoàn kết như dân Đồng tâm thì mới sống sót . Còn đcs , nếu không cải tổ tận gốc về thể chế, chính trị thì sẽ bị các phe cánh , nhóm lợi ích chiếm quyền lãnh đạo và dẫn đến diệt vong.
Trả lờiXóa