Chủ
tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung
dự cuộc họp với chính quyền và
người dân xã Đồng Tâm hôm 22/4
Việc của Đồng Tâm kể đến hôm nay đã có thể gọi là tạm
yên lòng những ai quan tâm.
Người
viết cố gắng theo dõi mọi diễn biến và phải thừa nhận - nói gì thì nói - cách
xử lý của ông Chủ tịch thành phố là đáng khen.
Dù bức xúc trước vụ việc nghiêm trọng xảy ra ngay ở
thủ đô nơi mình lãnh đạo và lại chịu áp lực bởi Hội nghị Trung ương đang tới
gần, ông Chủ tịch vẫn giữ được bình tĩnh, quyết đoán lựa chọn giải pháp và bước
đi phù hợp, và thành công. Đáng khen nữa là ông có tư duy khá độc lập như việc
đặt câu hỏi : tại sao cần dùng cảnh sát cơ động và quân đội vào vụ việc này? Sự
thành công của ông có lẽ đến từ tư duy ấy.
Nhưng phải nói ngay rằng vấn đề chưa hề đóng lại. Nó
vẫn còn nguyên và chặng đường tiếp theo hẳn mới cam go. Bởi những lình xình
chưa thấy câu trả lời.
Lình xình
chưa có câu trả lời
Lình xình thứ nhất: Đây là đất nông nghiệp hay
"đất quốc phòng" (theo cách gọi hiện hành), và đâu là mốc giới phân
chia? Có hay không việc một đơn vị quân đội đã bàn giao đất ấy cho địa phương
sau khi công trình quốc phòng được dự kiến không khả thi? Văn bản bàn giao, nếu
có, đang nằm đâu?
Lình xình thứ hai: Ai có quyền giao "đất quốc
phòng" cho một đơn vị làm kinh tế, dù đơn vị ấy nằm trong quân đội? Và sự
ức chế của người dân địa phương tăng lên tột cùng khi mọi việc khiếu kiện đang
còn đặt trên bàn thì một phần đất đã được cắt xén cho một số quan chức địa
phương làm của riêng - Ai quyết định việc này?
Lình xình thứ ba: các Luật Đất đai và Luật Đất đai sửa
đổi (1993, 2003) có nêu vấn đề thu hồi đất cho mục đích quốc phòng như là những
trường hợp đặc biệt nhưng đã không làm rõ trong trường hợp mục đích ấy không
được thực hiện (như trường hợp này) thì phải hoàn trả địa phương như thế nào?
Quyết định thanh tra toàn bộ vụ việc là đáng hài lòng.
Và nếu thanh tra được thực hiện nghiêm túc, đáng tin cậy (ông Chủ tịch kêu gọi
nhân dân địa phương giám sát việc thanh tra) thì cũng không thể trả lời tất cả
các câu hỏi nêu trên vì có những vấn đề thuộc quyền của cơ quan làm luật. Nhưng
cho dù có trả lời được tất cả thì theo tôi - vốn là một người lính - thì đó
cũng chỉ là giải quyết một trận đánh có tính chất chiến thuật, chưa giải quyết
được vấn đề cơ bản có tính chiến lược : đó là vấn đề quân đội làm kinh tế. Đây
là vấn đề trên cả lình xình hoặc có thể gọi là đại lình xình.
Người
dân Đồng Tâm đón chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung hôm 22/4
Quân đội làm kinh tế
Có những quốc gia nào trên thế giới mà ở đó hiện nay,
quân đội được phép tham gia vào các hoạt động kinh tế? Có thể kể: Pakistan (nơi
mà quân đội đã tuyên bố quyền của mình), một số quốc gia Trung, Nam Mỹ (đang ít
dần) và vài ba quốc gia ở Đông Nam Á. Một điểm chung ở các quốc gia này là quân
đội dính líu sâu vào chính trị và là những quốc gia kém dân chủ theo những tiêu
chuẩn phổ quát.
Thế còn Việt Nam ? Việt Nam khác các
quốc gia trên, việc quân đội làm kinh tế là do những điều kiện lịch sử cụ thể.
Sau năm 1975, do nhiều nguyên nhân, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ rất khó
khăn. Cả một thập niên đói thiếu, khan hiếm hàng hóa và do đó, quân đội được
mời gọi tham gia xây dựng kinh tế để giảm bớt khó khăn cho nhân dân, cho đất
nước. Quân đội đã thành lập một cục , rồi tổng cục - Tổng cục Xây dựng Kinh tế
- để trông coi việc này và sự thực là việc tham gia của quân đội đã đem lại kết
quả tích cực, được hoan nghênh.
Bộ Chính trị Đảng CSVN đã hai lần ra nghị quyết về
việc các lực lượng vũ trang không tiếp tục làm nhiệm vụ kinh tế
Nhưng đến một ngưỡng, bắt đầu xuất hiện những tiêu
cực. Khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc này (các lực
lượng vũ trang tham gia làm kinh tế) càng nảy sinh nhiều vấn đề và hoàn toàn
trái quy luật.
Trung Quốc, nước mà Việt Nam thường noi theo, cũng có việc
quân đội tham gia làm kinh tế trong một thời kỳ trước đây. Và cũng rất nhiều
vấn đề đã nảy sinh từ đấy, đặc biệt là việc chiếm dụng đất nhân danh quốc
phòng. Cuối cùng thì, hai mươi năm trước, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã ra chỉ
thị "tuyệt đối cấm" mọi hoạt động kinh tế nhân danh quân đội, chuyển
các hoạt động kinh tế của quân đội sang dân sự. Việc được thực hiện nghiêm tắp
cho đến nay.
Và Việt Nam ? Việt Nam còn hơn thế khi Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã hai lần ra nghị quyết - lần cuối cùng mới
vài năm trước đây - về việc các lực lượng vũ trang (an ninh, quốc phòng) không
tiếp tục làm nhiệm vụ kinh tế. Các nghị quyết này đã không được thi hành hoặc
không thi hành được.
* TS Vũ Cao Phan (Đại học Bình Dương)
-----------------
Thế ra Quân ủy TƯ không phải chấp hành NQ của BCT? Đảng không (hoặc không thể) lãnh đạo được QĐ rùi!
Trả lờiXóaMục đích quan trọng nhất của bọn chóp bu đảng đấu đá,tranh chấp,kèn cựa nhau để ngoi lên thì cũng để...làm kinh tế.
Trả lờiXóaBọn trẻ bây giờ cố chui vào đảng thì cũng chỉ vì kiếm cơ hội...làm kinh tế.
Nếu không được "làm kinh tế" thì còn ai muốn vào đảng nữa,còn ai muốn...phấn đấu nữa.
42 ha Đất tại đồng sênh – đồng tâm vốn là của Lữ đoàn 28 quân chủng phòng không . Nên tôi ngờ là lữ 28 bị bọn Viettel cướp trắng làm sân gol nên tức nghẹn cổ , vì Vịt- teo thông đồng với Bộ TTM ( Toàn thằng mù ) nên xì thông tin cho dân biết trước để đề phòng . Như vậy trong nội bộ quân đội hiện có nhiều nhóm lợi ích đang “ Đá “ nhau vì phân chia không đều ( Làm sao mà công bằng được chứ ) Bọn Vịt teo trả miếng nên thuê huyện Mỹ đức gọi CSCĐ về dẹp dân , mà CSCĐ Mỹ đức cũng chỉ cày thuê , chẳng dại gì gánh họa để bọn Vịt - teo hưởng lợi , vì thế ngoan ngoãn vào nhà dân nghỉ , các bác cho cháu xin chén nước rồi kéo nhau về . Bọn vịt- teo chắc vẫn căm , chưa buông đâu . Hiệp 2 sẽ bắt đầu sau 45 ngày nữa
Trả lờiXóaSông Lam
Dân đen tôi cứ theo sử thế giới mà nghiền ngẫm. Tầng lớp tinh hoa có cái danh, cái tín để luôn phải bảo vệ nên họ làm gì cũng phải nhân danh và cái đó là thực danh của chính họ. Cho dù nó có vẻ cũ kĩ cục bộ như thế gia, vọng tộc, nhưng nó có nền tảng, tinh thần của ít nhất là địa phương, thậm chí là mang tính tượng trưng cho dân tộc, quốc gia.
Trả lờiXóaVN có các biện pháp nào để ngăn ngừa tham nhũng? Có hay không không biết, chỉ biết họ làm kém. Có bao nhiêu biện pháp để phát hiện tham nhũng? Có hay không không biết, chỉ biết là phát hiện trễ và tổn hại lớn. Có bao nhiêu biện pháp để xử lý tham nhũng? Có hay không không biết, chỉ biết tính răn đe, tính hợp pháp và thậm chí để dành lại một ít uy tín cũng chẳng đáng để kể (ngoại trừ tự chính họ tự khen ngợi, tự tổ chức hội nghị tự mình tự hào, và tất nhiên bằng thuế của dân).
Để không còn Đồng Tâm? Phải xây dựng lại hệ thống khế ước, tôn trọng nó, thực thi nó chứ còn cái hiến pháp của VN là thứ hiến pháp ăn cắp, mượn ngôn từ. Nó không phải thứ hiến pháp mà nền Cộng Hòa Pháp đổ máu để có, hay hiến pháp ở thời điểm mà mọi tư duy tiến bộ nhất của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ luôn tự hào.
Khế ước của VN là khế ước cả hai chiều đều không được hiểu biết và tôn trọng. Thực tế hôm nay là hoàn toàn hợp lý mà từ lịch sử con người kể từ khi có chính quyền thì phe nhân dân luôn gánh phần khốn khổ nhất.
Sợ bị đánh nên phải có 3 bảo vệ to lớn đi sát?
Trả lờiXóa