Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (Luật số
62/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2015), Tòa án nhân dân tối cao có
quyền trình Quốc hội dự án luật và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp
lệnh (Điều 20).
Dựa vào quyền hạn đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao có quyền góp ý kiến cho các dự án luật và pháp lệnh (Điều 22), và
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật và
pháp lệnh (Điều 27).
Ngoài ra, cũng theo hai Điều 22 và 27 của Luật Tổ chức
Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao còn có quyền trực tiếp ban
hành văn bản pháp luật, và Tòa án nhân dân tối cao có quyền phối hợp với cơ
quan hành pháp có liên quan để trực tiếp ban hành văn bản pháp luật.
Như vậy, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân công nhiên trao
cho Tòa án tối cao và Chánh án Tòa án tối cao thẩm quyền lập pháp, song song
với thẩm quyền tư pháp vốn có (tức quyền xét xử các vụ án và vụ kiện). Nói cách
khác, theo luật này, tư pháp mặc nhiên can dự lập pháp.
Thế nào là
tam quyền phân lập?
Chúng ta đều biết, ở các thể chế tam quyền phân lập
thực sự trên thế giới, ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp hoàn toàn độc
lập. Sự độc lập đó chính là hệ quả của tính phân lập giữa các nhánh quyền lực
nhà nước. Đây là nền tảng triết lý thiết lập nên mọi thể chế chính trị phương
Tây kể từ khi loài người thoát khỏi chế độ quân chủ độc đoán hàng trăm năm qua.
Tất nhiên vẫn hiện hữu sự hỗ tương giữa các nhánh
quyền lực nhà nước, nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi sau đây:
Thứ nhất, ngoài các nghị sĩ quốc hội lập pháp, phía cơ quan
hành pháp cũng có thể đệ trình dự luật để quốc hội thảo luận và thông qua. Thêm
vào đó, trong hệ thống công quyền, các cơ quan hành pháp còn có quyền lập quy,
tức ban hành những quy định nội bộ ngành để điều phối hoạt động và công việc
quản lý của mình nhằm thi hành pháp luật.
Thứ hai, tòa án thông qua án lệ hình thành trong quá trình
xét xử có thể tác động đến công việc lập pháp một cách gián tiếp. Vai trò của
án lệ, tức những bản án do tòa án các cấp tuyên về một vấn đề pháp lý cụ thể,
là xây dựng đường hướng có tính chất tiền lệ về cách áp dụng và diễn giải luật
thành văn liên quan đến những vấn đề phát sinh từ các sự kiện và hành vi pháp
lý xảy ra trên thực tế. Các nhà lập pháp đôi khi cũng chủ động tham khảo án lệ
để soạn thảo và đệ trình dự luật liên quan đến những vấn đề pháp lý nào đó.
Trong ba nhánh quyền lực quốc gia nói trên, quan hệ
giữa lập pháp và hành pháp thường chặt chẽ và liên thuộc hơn, do bản chất chính
trị tương tự của hai hệ thống cơ quan nhà nước này. Còn tư pháp thì luôn giữ
thế độc lập tuyệt đối, bởi bản chất và hình ảnh của nó là phi chính trị.
Do đó sẽ là bình thường nếu dự luật nào đấy được một
bộ của chính phủ đệ trình trước quốc hội. Đối tượng và nội dung của dự luật ấy
ít nhiều liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của bộ đó. Sự
can dự của hành pháp vào lập pháp vì thế là chuyện đương nhiên và chấp nhận
được.
Trong khi đó, hoạt động của tòa án chỉ giới hạn trong
chức năng xét xử đơn thuần. Sản phẩm của quyền tư pháp chỉ có thể là các bản án
được tuyên trên cơ sở áp dụng và diễn giải luật thành văn có sẵn, chứ không
phải là các dự luật sẽ được ban hành để trở thành luật thành văn cho chính nó
hoặc cơ quan hành pháp áp dụng.
Cần lưu ý, sự độc lập của quyền tư pháp thể hiện ở hai
khía cạnh. Một là, ngành hành pháp không thể can thiệp vào công việc xét xử của
tòa án. Hai là, tòa án không thể tự mình trình dự luật, rồi sau khi được thông
qua, dựa vào đó để xét xử. Danh giá của hệ thống tòa án nằm ở tính công minh
trong phán quyết của thẩm phán. Thiếu sự độc lập, xét ở hai khía cạnh vừa đề
cập, chắc chắn thẩm phán đánh mất sự công minh và, do đó, danh giá của mình.
Tóm lại, ở các nước theo hệ thống tam quyền phân lập, tư pháp
không thể can dự lập pháp, nếu không sẽ bị xem là vi hiến và vi phạm nền tảng
triết lý của thể chế tam quyền phân lập đích thực.
Tam quyền
“phân nhiệm” ở Việt Nam
Đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị toàn trị ở
Việt Nam
luôn tuyên bố không chấp nhận thể chế tam quyền phân lập. Tất nhiên, theo các
bản hiến pháp từng hiện hữu trên quốc gia cộng sản này, nhà nước vẫn được tổ
chức theo ba nhánh quyền lực, nhưng giữa chúng không có sự phân lập, mà chỉ
phân nhiệm, tức phân chia nhiệm vụ.
Quyền lực chính trị và pháp lý tối cao theo hiến pháp
và trên thực tế đều tập trung vào tay Đảng Cộng sản Việt Nam . Các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp được đảng cầm quyền trao cho từng nhiệm vụ
riêng, trông có vẻ chuyên biệt, nhưng đều phục tùng một quyền lực chung duy
nhất và tuyệt đối. Do đó, các nguyên tắc của một thể chế tam quyền phân lập
đích thực chưa bao giờ áp dụng cho thể chế tam quyền phân nhiệm kiểu Việt Nam .
Dưới sự tập quyền độc tôn của đảng cầm quyền, các cơ
quan thuộc những nhánh quyền lực khác nhau không có sự độc lập dù tối thiểu, và
hoàn toàn có thể can dự vào công việc của nhau một cách tùy tiện, miễn đáp ứng
yêu cầu chính trị mà đảng cầm quyền giao phó. Vì vậy mới có quy định về quyền
hạn của Tòa án tối cao và Chánh án Tòa án tối cao trong Luật Tổ chức Tòa án
nhân dân như đã nêu ở phần đầu.
Hoạt động của các tòa án Việt Nam luôn bị can thiệp
bởi đảng cầm quyền và các cơ quan hành pháp, và đến lượt mình Tòa án tối cao
lại can dự vào hoạt động lập pháp một cách hợp pháp, mà không ai có thể dị
nghị. Điều này xem ra rất đỗi lạ lùng đối với các luật gia được đào tạo theo
trường phái phương Tây, nhưng lại hiển nhiên trong sự vận hành hàng ngày của bộ
máy nhà nước cộng sản.
Các luật gia phương Tây hẳn nhiên đặt vấn đề rằng nếu
cơ quan tài phán tham gia vào tiến trình dự thảo và ban hành luật, thì làm sao
bảo đảm sự phân quyền trong hệ thống quyền lực quốc gia? Ngạc nhiên như thế vì
họ chưa hiểu thấu cơ chế phân nhiệm giữa các nhánh quyền lực nhà nước dưới sự
lãnh đạo của đảng cầm quyền kiểu cộng sản.
Thêm vào đó, ở Việt Nam còn có một quy tắc bất thành
văn khác là luật liên quan đến hoạt động của ngành nào thì ngành đó soạn luật,
và Quốc hội chỉ là nơi thông qua luật theo thẩm quyền hiến định mà thôi. Quốc
hội Việt Nam
không phải là cơ quan lập pháp đúng nghĩa theo quan niệm phương Tây, mà đơn
thuần chỉ là cỗ máy thông qua luật của đảng cầm quyền, trong đó các Đại biểu Quốc
hội chỉ diễn xuất theo kịch bản soạn trước của đảng cầm quyền.
Suy cho cùng, nền tảng triết lý tạo dựng nên nhà nước
cộng sản toàn trị, nếu có, đơn giản chỉ là mọi quyền lực đều tập trung vào tay
đảng cầm quyền, rồi tùy theo yêu cầu chính trị ở mỗi lúc và mỗi nơi mà các cơ
quan thuộc bộ máy nhà nước sẽ được giao phó công việc cụ thể theo chức năng
chung được phân nhiệm trong hiến pháp và luật pháp. Về phương diện hình thức,
người ta tưởng rằng cách thức tổ chức bộ máy nhà nước cộng sản có vẻ giống với
các nước phương Tây, nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác, bởi bản chất toàn
trị của nó.
***
Lê Công Định, luật sư, từng làm việc cho các cơ quan công quyền Việt Nam từ 1990 –
1994. Ông thành lập văn phòng luật DC Law năm 2005, mau chóng trở thành một
trong những văn phòng luật hàng đầu của Việt Nam , đặc biệt trong lãnh vực thương
mại quốc tế. Ông bị chính quyền Việt Nam bắt năm 2009 với cáo buộc “hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Ông được trả tự do năm 2013, chịu thêm
3 năm quản thúc tại gia. Ông được tổ chức Amnesty International chọn là Tù Nhân
Lương Tâm năm 2009.
Lê
Công Định/Blog Tư Thẳng
/From JB
Nguyễn <khongleblogspot@gmail.com/
--------------
Ở VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ CS CHỈ CÓ TAM QUYỀN PHÂN LỘC
Trả lờiXóaĐừng có mơ hồ khi chưa có đa Đảng . 1 ĐCS như hiện nay thì tất cả đều là tay sai cùng ăn cùng thống trị . Không bao giờ có lẽ phải và công lý .
Trả lờiXóaHãy nhìn Hàn Quốc mới thấy nhất nhất Thượng Tôn Pháp Luật .