Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Ông Trần Quang Cơ từ trần

Ông Trần Quang Cơ trong một cuộc tiếp xúc với chuyên gia Liên Xô
                                                                 (ảnh của báo Quân đội Nhân dân)
Nguyên thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ vừa qua đời tối hôm thứ Năm 25/6 ở tuổi 89.
Lễ tang ông sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, sáng ngày 1/7.
Ông Cơ là người từng khước từ chức bộ trưởng ngoại giao mà Đảng Cộng sản Việt Nam sắp đặt sau khi Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch bị buộc phải ra đi dưới áp lực của Trung Quốc năm 1991.
Ông Trần Quang Cơ sinh năm 1927 tại Nam Định, làm ngoại giao từ 1954 tới khi về hưu năm 1997.
Có thể nói ông là một trong các nhà ngoại giao lão luyện nhất của Việt Nam, từng kinh qua các chức vụ như Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao.
Ông vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN từ năm 1986.
Trong suốt 12 năm kể từ 1979, ông Trần Quang Cơ tham gia các cuộc thương lượng nhằm giải quyết vấn đề Campuchia.
Ông cũng tham gia tiến trình đàm phán bình thường hóa quan hệ với các nước lớn Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc.
'Hồi ức và Suy nghĩ'
Năm 2001 ông cho ra cuốn hồi ký mang tựa đề 'Hồi ức và Suy nghĩ' gây tiếng vang vì đụng chạm tới những vấn đề vẫn được giữ kín về chính trị nội bộ và quan hệ với các nước lớn trong đó có Trung Quốc.
Đánh giá về ông, cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Trường nói: " Ông Cơ là một nhà ngoại giao lão luyện, có tầm nhìn chiến lược".
 
Tình hình quan hệ chiến lược giữa ba nước lớn bất lợi cho Việt Nam'
- trên ảnh là Richard Nixon và bản đồ Đông Dương
"Ông có chính kiến, độc lập, đặc biệt là không tán thành cách tiếp cận cơ hội với Trung Quốc như một số nhân vật cấp cao thời bấy giờ."
Sau khi từ chối chức Bộ trưởng Ngoại giao năm 1991 vì cho rằng không thể làm việc khi một số nhân vật cao cấp trong dàn lãnh đạo Việt Nam lúc đó quá ngả về phía Trung Quốc, cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông Trần Quang Cơ cũng tự xin rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
Theo ông Nguyễn Ngọc Trường, "có thể xem ông Cơ như một nhà nho hiện đại, biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng nhưng có lẽ không biết biến..."
"Các phẩm chất ấy không phải ai cũng có. Đó là nhân cách lớn của Trần Quang Cơ."
Trong cuộc phỏng vấn với BBC nhân dịp 30 năm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, ông Trần Quang Cơ đã bình luận rằng căn nguyên (của cuộc chiến Việt - Trung) là xung quanh vấn đề quyền lợi nước lớn, liên quan tới vấn đề Đông Dương.
Ông nói: "Các nước lớn họ có tính toán của riêng họ, nhưng tình hình quan hệ chiến lược giữa ba nước lớn bất lợi cho Việt Nam".
"Tôi thấy điều mình có thể làm khác, là phải đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế sớm. Trước Đại hội Đổi mới (năm 1986), Việt Nam đã quá phụ thuộc vào ý thức hệ mà không đa phương hóa được quan hệ."
Thời kỳ vô cùng khó khăn của ngoại giao Việt Nam này đã được phản ánh trong cuốn hồi ký Trần Quang Cơ, với những chi tiết như về Hội nghị Thành Đô 1990 cho thấy "các giới hạn của môt thời kỳ lịch sử, cái khó của đất nước đứng cạnh Trung Quốc và chịu sức ép của Trung Quốc", theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường.
Ông Trường nói với BBC: "Cuốn hồi ký thể hiện tính khách quan, không phải là chống Tàu, mà là 'thân Việt'".
"Chính vì vậy mà nhân dân biết đến ông và tôn trọng ông." (BBC)
---------

12 nhận xét:

  1. Ông Trường nói với BBC: "Cuốn hồi ký thể hiện tính khách quan, không phải là chống Tàu, mà là 'thân Việt'".

    "THÂN VIỆT"(!?) như vậy cuốn hồi ký nầy là của "người nước ngoài" viết về VN và Tàu sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là "quan trí csVN kao" đấy bạn ạ...

      Xóa
    2. Đó là ông Trường nói "khéo-chơi chữ " thôi , chứ đọc hồi ký thì thấy rõ ngay là ông Cơ chống Tàu.

      Xóa
    3. Ủa mà tại sao phải "khéo-chơi chữ" chi cho mệt, chống Tàu phù thì nói chống Tàu vì nó cướp đất và biển đảo của mình rõ ràng mà.
      Khi xưa Mỹ có hiếp đáp người Miên Nam đâu, MN cũng chả cần "phỏng gi" và MỸcũng có lấy miếng đất nào đâu mà mấy "đồng chí" phải sống chết đòi "SINH BẮC, TỬ NAM" la làng chống MỸ "đánh đến người VN cuối cùng" cho TQ, LX và đòi "đốt luôn cả dãy Trường Sơn" cũng không sao, thế mới kinh.
      Giờ sao hiền khô dzậy nè, lạ nhĩ.
      Chắc lai vì CỤC gì chắc TO lắm nhĩ?

      Xóa
    4. Tôi nghĩ khác.Ông NNT.muốn nói để gây chú ý
      là người VN.thì không nên thiên tả,thiên hữu,
      thân Mỹ,thân Tàu,thân Nga mà là thân Việt !

      Xóa
  2. Cuốn hồi kí chỉ ra rõ tổ chức đảng và nhà nước ta lúc đó chủ trưởng tự vệ kinh hoàng, không phải tất cả vì giá trị quốc gia, sự phát triển của dân tộc. Tự làm khó mình sau 75, sa lầy chiến tranh để rồi tiếp tục làm con cờ ngả giá suốt cho tới tận ngày nay.
    Đọc hồi kí mà tôi tưởng đất nước giống như bang hội. Ngồi kế bên chưởng môn là đại trưởng lão, dưới là các hộ pháp, đường chủ, ... Quả thật họ tự tin chỉ có một nhúm người với bấy nhiêu đó tư tưởng có thể ngồi đánh bài trá với Trung Quốc ? Nếu Hàn Quốc, Nhật Bản nghĩ giống Việt Nam thì chắc chẳng có Hàn, Nhật ngày nay. Bảo thủ chế độ là tự hạn chế năng lực, nhân lực, đồng nghĩa với phung phí tài năng, tài nguyên quốc gia.
    Bao nhiêu năm rồi vẫn đi kiểu đó thì càng không đủ uy, tín thì chỉ còn chơi bài gian, bài trá cứ như là ai cũng là Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  3. Ông Trần Quang Cơ cho rằng,
    Âm mưu của Trung Cộng là muốn Việt Nam – Đông Dương thành khu vực chịu ảnh hưởng của Trung Cộng, họ muốn tách Việt Nam khỏi Đông Nam Á và thế giới bên ngoài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ họ tách được hơn nửa rồi, còn chút xíu là xong hà! Có điều liên hệ giữa các Hồi ký của các ổng và thực tế thì thấy rằng vai trò của ông Lê Đức Anh trong ĐCS là rất cần phải được xem xét lại . Không phải chỉ dừng lại ở vụ TC2 , vụ hy sinh 64 chiến sĩ Gạc Ma , vụ ký HĐ Thành Đô,...Tôi nghi ông này là đặc tình của Trung NAm Hải cài lại từ thời Pháp ? Nếu thật thế thì nguy hiểm lắm , vì ông ta nghỉ rồi nhưng cũng còn cài cắm nhiều tay chân vào leo cao chui xâu trong ĐCS...Bà con thủ ngẫm lại mà xem...

      Xóa
    2. Dưới trướng của LĐA.thì có 2 tướng
      Phùng Q.Thanh và Nguyễn C.Vịnh.

      Xóa
  4. Trần quang Cơ,tuy là người cộng sản nhưng rất cao thượng,tốt bụng và yêu nước (loại này hiếm )// cầu chúc hương hồn ông sớm về cõi thanh bình !

    Trả lờiXóa
  5. Giá như Trần Quang Cơ, Trần Xuân Bách, Trần Độ... được làm Tổng bí thư thì có thể đất nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều ....

    Trả lờiXóa
  6. Đống ý với Nặc danh 09:13 / 30,06.2015 ! tôi rất kính trọng những người ông kể tên ở trên ( mặc dầu tôi là một sĩ quan cao cấp QL.VNCH,đối đầu trực diện với những người này trong chiến tranh vừa qua !) nay họ đã qui tiên cả rồi - ngậm ngùi thương tiếc! Thành kính thắp nén hương lòng nguyện cầu anh linh họ thanh bình nơi cõi vĩnh hằng !

    Trả lờiXóa