Trung Quốc thử vũ khí răn đe
trợ uy Phạm Trường Long đàm
phán với Mỹ
Thử nghiệm tên lửa siêu thanh Wu-14 có thể là một phản
ứng trước hoạt động bay do thám của Mỹ sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp,
xây dựng (bất hợp pháp).
South China Morning Post ngày 13/6 đưa tin, Bộ Quốc
phòng Trung Quốc hôm Thứ Sáu xác nhận họ đã thử nghiệm một loại vũ khí tối tân,
tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong bối cảnh căng thẳng
Trung - Mỹ leo thang trên Biển Đông. Bắc Kinh chỉ trích Washington có "động cơ cực đoan" ở
vùng biển này.
Wu - 14 là tên gọi loại vũ khí được Trung Quốc thử
nghiệm suốt 18 tháng qua, gần nhất là hôm Chủ Nhật vừa rồi. Lầu Bát Nhất trả
lời South China Morning Post rằng hoạt động thử nghiệm vũ khí trong lãnh thổ
Trung Quốc là bình thường, không nhằm vào quốc gia nào. Nhưng giới quan sát
quân sự tin rằng, tần suất thử nghiệm vũ khí của Bắc Kinh cho thấy Trung Nam
Hải đang củng cố khả năng răn đe hạt nhân trước sự can thiệp của Mỹ vào Biển
Đông.
Tên lửa siêu thanh Wu-14 |
Vụ thử nghiệm vũ khí diễn ra 1 ngày trước khi Phạm
Trường Long - Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương lên đường sang thăm Hoa Kỳ. Lần
thử nghiệm này đã được bố trí để hỗ trợ Phạm Trường Long phô trương thanh thế
trước các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, đồng thời phản đối Washington can thiệp vào
Biển Đông.
Antony Wong Dong, một nhà quan sát từ Macau nói với South China Morning Post: "Vụ thử
nghiệm vũ khí là nhằm giúp Phạm Trường Long tăng khả năng thương lượng trên bàn
đàm phán với người đồng nhiệm Mỹ". Ông Long đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
hôm Thứ Năm, căng thẳng trên Biển Đông là trọng tâm cuộc họp của họ.
Thử nghiệm tên lửa siêu thanh Wu-14 có thể là một phản
ứng trước hoạt động bay do thám của Mỹ sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp,
xây dựng (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), giáo
sư He Qisong từ đại học Khoa học Chính trị và luật pháp Thượng Hải bình luận.
"Wu-14 được Bắc Kinh thiết kế để chống lại hệ
thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ, có nghĩa là quân đội Trung Quốc có khả năng
bảo vệ yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của nước này. Một vụ thử nghiệm như
vậy chỉ có thể là một hành động răn đe hạt nhân. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều
không muốn tuyên chiến trên Biển Đông".
* * *
Tập Cận Bình giao "chuyện Biển Đông"
cho Phạm
Trường Long
Là viên tướng cao cấp nhất của quân đội, Phạm Trường
Long được Tập Cận Bình tin cậy nhất giao cho việc quản lý các căng thẳng ở Biển
Đông.
South China Morning Post ngày 12/6 bình luận, Bắc Kinh
đã điều viên tướng hàng đầu của mình, người được Tập Cận Bình tin cậy nhất sang
Lầu Năm Góc để đàm phán với Hoa Kỳ về căng thẳng giữa 2 nước trên Biển Đông.
Phạm Trường Long - Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc đang trong chuyến
thăm kéo dài 1 tuần tại Mỹ và đã làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash
Carter.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng Lầu Năm Góc
mời Phạm Trường Long, nhưng các nhà phân tích tin rằng ông Ash Carter đã mời
người đồng nhiệm Thường Vạn Toàn thăm Mỹ, nhưng Trung Nam Hải quyết định phái
Phạm Trường Long đi thay.
South China Morning Post dẫn nguồn tin cho rằng Hoa Kỳ mời Thường Vạn Toàn, Tập Cận Bình lại phái Phạm Trường Long đi thay. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
"Thường Vạn Toàn chỉ là một nhân vật tượng trưng
chuyên lo các vấn đề đối ngoại quân sự, Phạm Trường Long mới là tướng chỉ
huy cao nhất trong quân đội, phụ trách tác chiến, vũ khí khí tài và các vấn đề
quan trọng khác", Lý Kiệt, một Đại tá Trung Quốc nghỉ hưu tại Bắc Kinh nói
với South China Morning Post.
"Là viên tướng cao cấp nhất của quân đội, Phạm
Trường Long được Tập Cận Bình tin cậy nhất giao cho việc quản lý các căng thẳng
ở Biển Đông nhằm mục đích tránh bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào có thể giữa Hoa
Kỳ và Trung Quốc", Lý Kiệt bình luận.
Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc và các bên liên
quan dừng mọi hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trong cuộc
tiếp Phạm Trường Long hôm Thứ Năm, Carter lại lặp lại yêu cầu này. Phạm Trường
Long ngụy biện, các công trình Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông
chủ yếu để "cải thiện điều kiện sống và bảo vệ tốt hơn (cái gọi là) chủ
quyền của mình"?!
Phạm Trường Long đã hoạt động như người ủy nhiệm của
Tập Cận Bình trong suốt chuyến thăm Hoa Kỳ nhằm xây dựng một cơ chế kiểm soát
khủng hoảng mạnh mẽ hơn giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông. Phạm Trường
Long được "đột ngột thăng chức" Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương năm
2012 khi Tập Cận Bình làm Chủ tịch.
Ông Long được xem như "con ngựa đen tốt" của
Tập Cận Bình trong số các tướng dưới trướng Từ Tài Hậu. Năm nay 68 tuổi và đến
từ Liêu Ninh, Phạm Trường Long có 3 thập kỷ công tác tại Tập đoàn quân 16, căn
cứ quyền lực một thời của Từ Tài Hậu.
Năm 2012 Phạm Trường Long đã gói ghém đồ đạc, mua sắm
cần câu để chuẩn bị cho ngày tháng tiêu dao khi được nghỉ hưu thì bất ngờ được
Tập Cận Bình cất nhắc làm Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương mà không qua Ủy viên
Quân ủy trung ương như các tướng khác.
Phạm Trường Long là Tư lệnh đại quân khu Tế Nam trong trận
động đất tại Tứ Xuyên 2008. Ông Long đã nhanh chóng điều động chỉ huy 20 ngàn
quân đến tâm chấn tham gia khắc phục hậu quả. Ông Long cũng được biết đến với
việc bày tỏ thành công lòng trung thành của mình với Tập Cận Bình, không bao
giờ do dự trong việc ủng hộ ông Bình chống tham nhũng.
Hồng Thủy/GDVN
-------------
WU4 có bằng Các tên lửa đánh chặn hàng khủng SM-3 và SM-6 của Mỹ không mà đòi khoe.
Trả lờiXóaTrình độ công nghệ tên lửa trên thế giới hiện đại nhất hiện nay chỉ có Mỹ và Nga. tên lửa Trung quốc còn thua xa tên lửa Agni-5 của Ấn độ mà tụi Tàu cứ đòi đưa ra dọa Mỹ.
Chỉ vài quả tên lửa vượt đại dương của Mỹ phòng từ Hawai là mấy cái đảo của Trung cộng tan tành ngay. Còn loại WU4 của Trung công chưa kíp bay đi đã bị tên lửa đánh chặn của Mỹ từ Hạm đội 7 bắn hạ tan tành rồi.
Tụi Tàu còn ngán trước việc Nga bán tên lửa dòng Club-S, trang bị trên tàu ngầm Kilo Việt Nam huống hồ là tên lửa của Mỹ!
Trong Thế chiến 2, vũ khí của Đức và Nhật Bản thậm chí vượt trội hơn Phe Đồng Minh và Liên Xô. Rốt cục chúng vẫn thua vì phi nghĩa.
Trả lờiXóaNhưng Tàu Cộng vốn là tay thâm hiểm, chơi trò bí ẩn.
Có điều, nếu "hữu sự", anh ta cũng phải lộ thân hình thôi.
Thực tế, Hải quân Mỹ đã xây dựng các biện pháp đánh chặn để phòng vệ trước các cuộc tấn công của của bất kỳ nước nào. Các máy bay không người lái tầm xa có thể phá hủy các hệ thống tên lửa mà Bắc Kinh sử dụng. Không những vậy, các chiến đấu cơ F-35 với phạm vi chiến đấu từ 200 tới 300 hải lý sẽ hỗ trợ các tàu Mỹ chiến đấu mà không cần tiến quá gần vào bờ biển Trung Quốc.
Trả lờiXóaTụi tàu biết rõ điều này nên chỉ dọa như dọa VN vậy thôi, chứ đối với Mỹ và Nhật thì không dám hó hé gì!
Tau cong da kich dong chu nghia dan toc cuc doan (mot dang phat xit) de tao chinh danh cho minh khi ma Mac Le da het thieng
Trả lờiXóaChung da cuoi tren lung ho len se phai di toi cung
Nhan loai hay chuan bi cho kich ban xau nhat (rieng VN thi se rat toi te neu cu phi phet mai nhu hien nay)