LỜI NÓI ĐẦU
Sáng ngày 6/11/2017 Hội nghị APEC khai mạc tại thành phố Đà Nẵng Việt Nam. Đây là một sự kiện lớn được mọi người quan tâm.
Tôi không quan tâm đến hội nghị này, tôi cũng không quan tâm đến thành phần tham dự Hội nghị cùng những phát biểu, những diễn văn… của các thành viên, dù họ là ai.
Với tôi, hội nghị này có tính hình thức, cũng giống như các cuộc thi hoa hậu. Các phát biểu, các bài diễn văn cũng mang tính hiếu hỉ, ngoại giao và phô diễn… giống như những bức thư tình mà người ta muốn gởi đến nhân dân Việt Nam và khu vực, hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế nào.
Trước đây, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, ông Obama cũng có một bài diễn văn nổi tiếng được rất nhiều người ca ngợi, nhưng tôi cho rằng đó cũng chỉ là một bài thơ tình có chất lượng trung bình, nhằm tán tỉnh các cô gái nhẹ dạ cả tin, còn thực chất chỉ là những lời nói suông bay theo gió, và cho đến nay, không để lại một dấu vết nào.
Lần này tổng thống Trump không biết có làm được như Obama không, nhưng cho dù có làm được đi nữa thì củng chỉ là những vần điệu hoa mỹ vô tích sự mà thôi.
Tuy nhiên, nhân Hội nghị này tôi xin có vài ý kiến thô thiển về mối quan hệ tay ba giữa Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ, vì tôi cho rằng chắc chắn nhiều người đang rất quan tâm đến nó.
TRUNG QUỐC: Là nước đông dân nhất hành tinh, láng giềng của Việt Nam. Ngày xưa Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược và chiếm đóng Việt Nam, bắt đầu từ năm 111 TCN nhà Hán diệt Triệu Đà, chiếm Nam Việt chia làm 9 quận, (trong đó có quận Giao Chỉ)… cho đến khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, giành độc lập vào năm 938. Thời kỳ Bắc thuộc này kéo dài 1.000 năm.
Sang thời đánh Pháp, Mỹ… Trung Quốc là “đồng chí” của Việt Nam, giúp Việt Nam đánh thắng Pháp ở trận Điện Biên Phủ, sau đó giúp Việt Nam đánh thắng Mỹ, thống nhất đất nước, đổi lại, Việt Nam phải lệ thuộc và làm chư hầu của Trung Quốc.
Việt Nam có ý muốn cưỡng lại điều đó nên Trung Quốc xua quân sang đánh Việt Nam năm 1979 để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cuộc chiến tranh biên giới này tuy Trung Quốc thiệt hại nhân mạng nhiều hơn Việt Nam nhưng nó đã làm Việt Nam sáng mắt. Sự kiêu ngạo của “bên thắng cuộc” hoàn toàn sụp đổ, nhất là khi Liên Xô tan rã. Vì thế Việt Nam phải gặp TQ ở hội nghị Thành Đô năm 1990 và từ đó bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới, nguy hiểm hơn các kỳ Bắc thuộc trước đây rất nhiều. Có thể nói hiện nay chúng ta đã mất nước về tay TQ rồi.
HOA KỲ: Là nước giàu nhất, văn minh, hiện đại nhất hành tinh. Tháng 3/1965 họ đưa quân sang Việt Nam để giúp chính thể Việt Nam Cộng Hoà do tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, để chống lại chiến tranh du kích do đảng Cộng Sản miền Bắc tiến hành với mục tiêu cuối cùng là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Đó là một cuộc chiến dai dẳng, đã làm cho quân đội Mỹ và nhân dân Mỹ chán nản nên đành bỏ cuộc. Năm 1972 để dọn đường “rút lui trong danh dự” Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc, công nhận “một nước Trung Hoa”, đưa Trung Hoa vào giữ một trong 5 ghế thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (có quyền phủ quyết) thay cho Đài Loan, bán đứng Việt Nam Cộng Hoà bằng hiệp định Paris về Việt Nam ký ngày 27/1/1973.
Vì lâu nay VNCH dựa dẫm vào Mỹ, nên khi Mỹ rút thì họ sụp đổ nhanh chóng, tạo điều kiện dễ dàng cho Bắc Việt chiếm miền Nam và thống nhất đất nước.
Như vậy Mỹ đã chọn Trung Quốc làm bạn, và bỏ Việt Nam từ năm 1972.
Tồng thống Mỹ Reagan có câu nói nổi tiếng: ”Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau.”
Câu nói ấy tỏ rõ Mỹ đã quyết tâm bỏ rơi VN cho dù họ biết rằng “cái giá phải trả là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau.”
Đến năm 2016 khi thổng thống Obama sang Việt Nam, ông này lại cam kết với TQ một lần nữa rằng nước Mỹ đã thảy con mồi VN cho các anh, các anh muốn nuôi trong chuồng cho béo hay muốn xơi tái ngay thì tuỳ các anh, chúng tôi không can thiệp, đổi lại các anh phải cam kết bảo đảm tự do hàng hải cho Mỹ và các đồng minh thân thiết như Australia, Nhật Bản, Anh… trên biển Đông. Ông Obama nói: “Mỹ tôn trọng đầy đủ thể chế chính trị của Việt Nam.”
“Thể chế chính trị” ấy là gì? Câu nói ấy ngụ ý gì?
VIỆT NAM: Một nước nhỏ, lạc hậu, trình độ công nghiệp chỉ mới chế tạo được chiếc xe đạp gia dụng (chưa chế tạo được xe đạp đua) và…. cái ốc vit. Tất cả những sản phẩm công nghệ khác đều là gia công lắp ráp với linh kiện và dây chuyền của nước ngoài.
Từ xưa đến nay, Việt Nam từng là thù và là bạn của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhưng hiện nay, tình hình đã khác. Việt Nam đã hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc và đã quá trễ để cải thiện tình hình ấy.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC VỀ CƠ BẢN RẤT KHÁC NHAU, tuỳ theo các tương tác giữa họ và những nước có liên quan. TUY NHIÊN ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG THÌ LẬP TRƯỜNG CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC LÀ MỘT.
Bằng chứng là:
-TQ coi VN là chư hầu, và Mỹ “tôn trọng” điều đó.
-Khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngày 17/05/2015, tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình đã nói rằng Thái Bình Dương khá rộng lớn, đủ cho Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Như vậy ở Việt Nam hiện nay có một sự thật đau lòng mà ít người ngờ tới là: KẺ NÀO CHỐNG TRUNG QUỐC TỨC LÀ CHỐNG MỸ, NGƯỢC LẠI KẺ NÀO THÂN TRUNG QUỐC TỨC LÀ THÂN MỸ.
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ thực chất là quan hệ giữa một đơn vị hành chánh của Trung Quốc với Mỹ.
Ngược lại, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam thực chất là quan hệ giữa Mỹ và một “cấp chính quyền” của Trung Quốc mang tên Việt Nam.
Vì thế chuyện “Việt Nam đang đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ” là chuyện hoang đường. Sự thực, Việt Nam đang bị mắc kẹt giữa hai con mãnh thú ấy.
Việt Nam hiện nay giống như một con nai con đang bị CỌP Trung Quốc săn đuổi. Muốn sống sót, nó phải chạy về với mẹ, với bầy đàn. Hay chạy về phía SƯ TỬ Mỹ để cầu cứu?
ĐÀO HIẾU/(Blog Đào Hiếu)
------------
ĐCSVN nếu ra mặt theo TQ để mất Biển Đông sẽ mang tội bán nước . Nhưng nếu ngã theo Mỹ thì ngại TQ cho một bài học , mang thêm tội danh bám chân đế quốc phản bội Đảng , phản bội cả TQ . Lãnh đạo ĐCSVN trước tình thế xâm lược BĐ của TQ chẳng tìm được một chính sách đối đầu ngoại giao sáng suốt , lay hoay như gà mắc đẻ .
Trả lờiXóaLại thêm nội bộ lãnh đạo ĐCSVN chia rẽ tranh quyền , tham nhũng hối lộ công khai không thể nào ngăn chận .
Vấn đề đối ngoại để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ĐCSVN trước mắt hoàn toàn thất bại , bị TQ kìm kẹp khống chế , VN vì vậy chỉ phản ứng lấy lệ .
Con đường duy nhất để giành lại chủ quyền lãnh thổ là phải thay đổi chính quyền , ĐCSVN phải thoái vị về với nhân dân , chấp nhận đa nguyên đa đảng , bầu cử chọn một chính quyền dân chủ mới . Phải thoát xác Cọng Sản VN để đương đầu trực tiếp với Cọng sản TQ bằng tiếng nói ngoại giao mạnh mẽ dựa vào thế giới và Liên Hiệp Quốc chứ không riêng gì Mỹ .
Mỹ biết được nhược điểm của ĐCSVN nên ở thế tọa sơn ngư ông chờ đợi . Tuyên bố tôn trọng thể chế chính trị VN và chờ đợi thể chế chính trị VN thay đổi vì sẽ có những cán bộ lãnh đạo ĐCSVN yêu nước kết hợp với tinh thần chống TQ đã tự phát mạnh mẽ trong nhân dân .
Tư tưởng TCB một lần nữa khẳng định xu thế thống trị thế giới bằng mọi giá không che đậy càng khiến cho tinh thần chống TQ tại VN bùng phát mạnh mẽ để tự vệ .
Chính bành trướng TQ buộc chế độ VN phải thoát Cộng chứ không phải một thế lực phản động nào khác tác động để thay đổi thể chế chính trị XHCN VN hiện nay .
Tất cả rõ ràng đều do ý trời khiến TQ cuồng bạo , Mỹ rút vòi tự thủ , Bắc Triều tiên lên cơn điên và Biển Đông dậy sóng .