Hôm nọ trong một buổi gặp gỡ bạn bè, một vị GS cũng thân quen, kéo mình ra một chỗ, vỗ vai, cười thân mật: Độ này ông hay viết những bài bình luận thời sự, chính trị hay ra phết… Nhưng mình nói thật, dây vào cái trò chơi chính trị để là gì? Tránh xa nó ra. Chính trị là cái trò gian manh, tráo trở, bẩn thỉu, không biết đâu mà lường!
Mình vốn dốt về chính trị. Thấy ông bạn nó vậy, cũng hoang mang, về thử tra WIKIPEDIA thì thấy: “Hiện nay, trên thế giới đã hình thành 4 cách hiểu khác nhau về chính trị:
1. Nghệ thuật của phép cai trị
2. Những công việc của chung
3. Sự thỏa hiệp và đồng thuận
4. Quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích (xem Andrew Heywood, Politics (third edition), Palgrave Macmillan, New York, 2007).[cần dẫn nguồn].
“Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó”… “Trong bất kỳ xã hội nào thì cũng cần những luật lệ chung để hoạt động nhịp nhàng và khoa học, tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm quyền lợi, lợi ích, tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính mạng của người khác hay của cộng đồng. Một ví dụ đơn giản, xã hội dù có phát triển đến đâu thì cũng cần có luật giao thông để con người có thể lưu thông một cách trật tự và hiệu quả. Hay, con người không thể sống trong một xã hội mà tình trạng an ninh không đảm bảo (cướp bóc, khủng bố chẳng hạn) do thiếu luật lệ. Mặc dù phần lớn xã hội hiện nay trên thế giới không tránh khỏi các hiện tượng cướp bóc và khủng bố nhưng phải thừa nhận rằng pháp luật đã góp phần ngăn chặn đáng kể những hành vi bất lương đó”…
Ô, ra vị GS này nhìn chính trị trên chính trường Việt Nam, rồi tự rút ra bài học an phận cho mình, né tránh cái “trò chơi gian manh, tráo trở, bẩn thỉu”!
Không! Chính trị là kết tinh trí tuệ nhân loại, đem lại những điều tốt đẹp cho xã hội, mà mỗi công dân phải có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, phát triển những giá trị tốt đẹp của Chính trị! Tại sao các trí thức cũng coi chính trị là bẩn thỉu, cần tránh xa, thật khó hiểu!?
15/5/2017
Mạc Văn Trang/(FB Mạc Văn Trang)
------------
Chính trị là một trò chơi cao sang hay hèn hạ bẩn thỉu ? Đây là một câu hỏimà người ta có thể nhận ra âu cũng do trí tuệ của mỗi người , như khi ta sa sánh hai ông Obama và ông Trump ngày nay; Một ông hiền lành và điềm đạm một ông năng nổ ai nhìn vào cái môi ông khi ông nói cũng đủ ngán ông , nhưng người yêu ông này người thích ông kia còn thuộc vào tính khí của người đó, như câu nói : Ngưu tầm ngưu ,mã tầm mã.
Trả lờiXóa"Nhưng mình nói thật, dây vào cái trò chơi chính trị để là gì? Tránh xa nó ra."
Trả lờiXóaLời nói của những Con Cừu...
Có gì khó hiểu đâu bác Mạc Văn Trang vì hầu hết những người được gọi là trí thức ơ Việt Nam không phải là trí thức. Họ được đào tạo trong nhà trường của nhà nước toàn trị nên kiến thức một chiều, không có tinh thần và khả năng phản biện, không có sự can đảm trí tuệ. Hơn nữa, ông bạn Bác lại còn là giáo sư của cái hệ thống này thì thái độ của ông ta như thế là dễ hiểu.
Trả lờiXóaChính trị là gian manh -tráo trở -lừa bịp -bẩn thỉu của nhân loại . Đặc biệt nên chính trị của CS lại là đỉnh cao của mọi xấu xa -bẩn thỉu đó .
Trả lờiXóaNỗi đau của dân tộc ta là không có độc lập về chính trị.
Trả lờiXóaChính trị phải lấy chiến tích làm cơ sở cho thăng tiến, thay cũ đổi mới trong chính trị là động lực cho xã hội phát triển...
Nếu việc thăng tiến chỉ cần dựa vào lịnh hót bọn tàu hay bọn thân tàu, bỏ tiền ra mua, hoặc thuần phục... thì cần gì chiến tích. Xã hội muốn phát triển vượt bậc chỉ là ảo tưởng, cái phát triển hiện thời chỉ là phát triển theo mô hình bố thí....
Dù bất kỳ chế độ nào thì cũng có kết quả gần giống nhau: Một ông vua thông minh, biết nhìn xa trông rộng và bề tôi giỏi thì đất nước cường thịnh. Một ông vua ngu hèn và lũ bề tôi lươn lẹo thì tan hoang đất nước. nhưng có ai can ngăn hoặc phản đối thì dễ dàng bị gài bẫy và luận tội phản nghịch... vì đã chạm tự ái của họ trong khi họ có toàn quyền. Nếu có sự chuyển mình thay đổi thì nhất quyết phải có những nhân tài xuất hiện. Người thường thì chỉ là một quần chúng trong sự chuyển hóa mà thôi.
Trả lờiXóaCàng học càng ngu....càng tỏ ra hiểu biết thì lại chả biết gì....một đằng nói chính trị theo nghĩa hẹp....thì lại hiểu theo nghĩa rộng.....cả một sự khác biệt
Trả lờiXóa