* TUẤN KHANH
Thư cho người bạn trẻ,
Khi bạn hỏi tôi về sự kiện liên quan đến ông Bob
Kerrey, tôi nghĩ mình phải trình bày dài hơn dự định.
Việc cựu quân nhân Bob Kerrey có trở thành người đứng
đầu của trường ĐH Fulbright VN (FUV) hay không, hôm nay chắc đã không còn là
điều quan trọng nữa rồi. Những cuộc tranh luận gay gắt từ phía chống và phía
thuận, đang cho thấy một Việt Nam
đang bị xâu xé bằng ý thức hệ ngay trên thân thể của mình. Những mất mát và đau
thương và chính Nhà nước Việt Nam sau 1975 vẫn luôn kêu gọi hãy khép lại, mở ra
một chương mới hòa bình, đang bị một nhóm người mở lại, rạch ra: Không ai không
thấy đang có một cuộc nội chiến khác còn ghê sợ hơn cả cuộc chiến 20 năm
Bắc-Nam Việt Nam. Vết thương chưa bao giờ lành, nhưng đó không phải là vết
thương của bên ngoài mang đến, mà vết thương của tự mình cào cấu.
Ngôn ngữ của những người chống việc ông Bob Kerrey làm
Chủ tịch Hội đồng Tín thác (FUV) ngày càng rộ lên, mọi cách dẫn giải, vận dụng
đủ các hình tượng, thủ pháp gây ảo giác, để lôi kéo thêm những người chống lại
việc một trường đại học có một đại diện mà họ không muốn. Thật ra, Chủ tịch Hội
đồng tín thác tức là người chịu trách nhiệm tìm nguồn lực tài chính, không phải
là nhân vật giữ vai trò điều hành hay trực tiếp giảng dạy. Việc đánh vào người
có khả năng vận động tài chính cho nhà trường vào phút chót, không khác nào ngụ
ý việc muốn cản trở tiến trình hình thành trường FUV tại Việt Nam .
Mỗi người đều có sự không muốn rất riêng tư của mình.
Có những cái không muốn dễ bộc lộ cho thấy tư cách và vụ lợi. Có những cái
không muốn im lặng lùi vào hành động trong bóng tối, kể cả việc rút các bài
phát biểu của ông Đinh La Thăng, bí thư thành ủy “Vượt lên thù hận, chúng ta
mạnh mẽ hơn”. Có những cái không muốn rất công khai như “tôi sẽ không đem con
của mình đến học ở trường của một tên sát nhân”, hay “đừng nhân danh người chết
để đòi tha thứ”.
Dĩ nhiên, nhìn ở một góc khác, thật đáng sợ khi có
loại phụ huynh mang con mình đến trường, khởi đầu cuộc sống thơ ngây của nó
bằng cách dạy đứa trẻ biết căm ghét một người hiệu trưởng, cũng như không ai có
quyền nhân danh người chết để phất ngọn cờ cơ hội về thù hận, mà sự thù hận đó
không đại diện cho truyền thống nhân nghĩa và hòa ái của người Việt Nam từ ngàn
năm.
Lịch sử trên sách giáo khoa của Việt Nam không có
bài học rõ ràng. Ẩn dưới những con chữ khéo léo che đậy là phần lời giải tự
thân của mỗi con người, mỗi gia đình. Ngoài những câu chuyện về thảm sát Thạnh
Phong 1969 mà ông Bob Kerry có liên quan – luôn được tô đậm, thì các câu chuyện
về chiến tranh Bắc Kinh xâm lăng 1979, Trung Quốc thảm sát ở Lão Sơn 1984, giết
người và chiếm đảo Gạc Ma 1988… vẫn mù mờ như một bức tranh chuyển động theo
vui buồn của người cầm quyền, dù sự kiện tươi mới nhất.
Bạo lực cách mạng trong chiến tranh và cả thời bình là
điểm quan yếu cốt lõi của tư tưởng Marx-Lenin. Trong thời bình, bạo lực cách
mạng là phải tạo ra một kẻ thù ngay trong ý thức để xây dựng sức mạnh của chính
quyền. Và dĩ nhiên, bất chấp việc xâm lược, tấn công ngư dân Việt, phong tỏa
biển… của Trung Quốc, Tập Cận Bình vẫn là được vỗ tay chào đón ở Quốc Hội Việt
Nam như người bạn cao cả, và người Mỹ bị chọn trở thành kẻ thù, dù lúc này chỉ
còn là kẻ thù trong tư tưởng. Thực tế cho thấy kẻ thù là một phép tính chứ
không dựa vào giá trị hiện thực.
Vì thế, hôm nay người Việt bị phân hóa trong câu
chuyện của Bob Kerrey cho thấy: Một lớp người đứng về quan điểm kẻ thù được chỉ
định, và một lớp người sống với hiện thực. Dĩ nhiên, quyền lựa chọn ở phía nào,
là tự do tối thiểu của mỗi người, tùy theo nhận thức.
Đó không phải là ngoại lệ đầu tiên, ngay trong lịch sử
dân tộc, những người soạn sách giáo khoa ăn lương nhà nước cũng đã sống với bạo
lực tư tưởng khi dạy cho trẻ nhỏ phải biết căm ghét ngay vua Nguyễn Ánh “cõng
rắn cắn gà nhà”, mà xóa mờ giá trị thống nhất đất nước đầu tiên của ông trong
lịch sử. Bạo lực tư tưởng cũng ám thị người ta phải chọn yêu bằng việc nhập tâm
“tiếng đầu đời con gọi Stalin”, bất chấp đó là nhà độc tài lừng danh của thế kỷ
20.
Trên thực tế, dân tộc Việt Nam thông minh hơn mọi lời tuyên
bố, phát biểu hay áp đặt trên truyền thông nhà nước mà lâu nay vẫn diễn ra. Sự
im lặng của họ chứa đầy hiểu biết và chọn lựa riêng. Nếu phải cầm súng hôm nay,
họ biết kẻ thù là Bắc Kinh. Nếu phải lựa chọn từ sự kiện của ông Bob Kerrey,
chắc chắn người dân Việt Nam tỉnh táo sẽ không gieo hạt giống tương lai trên
mảnh đất bị ghim giữ bằng thù hận – thậm chí có thể là thù hận chỉ định.
Nhưng đáng tiếc, như lâu nay, mọi lựa chọn và quyết
định vẫn chưa bao giờ thực sự là của nhân dân.
Có ai đó đã nói đừng lợi dụng chuyện Bob Kerrey để
khuấy động lịch sử - nhưng không có lửa làm sao có khói. Lịch sử đời của Bob
Kerrey rất ngắn ngủi nhưng ông ta minh bạch về tội lỗi của mình trước hàng
triệu người. Còn Lịch sử vĩ đại của chúng ta vẫn bị gói buộc bằng những sợi chỉ
đỏ tư duy, chỉ bởi với một ít người. Minh bạch thì chỉ có thể tái hiện, còn che
giấu mới thật sự bị khuấy động.
Vậy thì tôi và bạn, chúng ta, sẽ chọn đứng đâu trong
thế giới này? Chúng ta nên sống với thù hận hay với thứ tha?
Ngoài lẽ phải và sự thật mà chúng ta suốt đời cần đeo
đuổi, còn một thứ nữa giúp chúng ta vượt qua sự thấp hèn của chính mình: đó là
lòng vị tha.
Nếu không có sự tha thứ, làm sao Nelson Mandela
(1918-2013) có thể duy trì được quốc gia Nam Phi lớn mạnh, thoát khỏi bóng ma
thù hận về chế độ aparthied suốt từ năm 1948 đến 1990? Nhân cách của một người
làm chính trị lớn, đã giúp cho ông Nelson Mandela hiểu rõ rằng muốn đi tới ngày
mai, chỉ có thể tha thứ để cùng nhau xây dựng, giáo dục và phát triển.
Nếu không có sự tha thứ, làm sao đất nước Miến Điện
với Aung San Suu Kyi có thể trở thành một quốc gia dân chủ hòa ái sáng chói,
sau khi lật đổ chế độ độc tài quân sự sau 25 năm cai trị bằng súng và nhà tù,
chỉ bằng những lá phiếu (tháng 11/2015). Ý nguyện cao cả và quyết định tha thứ
của nhân dân đã dẫn đến một tương lai rực rỡ cho Miến Điện. Nếu không được tha
thứ, chắc chắn người cầm nắm quyền lực, tướng Min Aung Hlaing sẽ không ngại mở
ra một cuộc nội chiến mới với 500.000 quân trong tay, trong một đất nước chỉ có
50 triệu dân.
Chúa Jesus dạy rằng “hãy yêu kẻ thù của mình, để mặt trời có thể mọc trên cả cái ác và điều
lành, để mưa có thể xuống nơi có lẽ phải và cả nơi bị bất công”.
Đức Phật dạy “Con
người tự hủy hoại mình khi nuôi dưỡng hận thù”.
Không có tha thứ, loài người không thể bước vào thế
giới văn minh với bình an cho mình và cho cả người khác. Không nhân danh lý
tưởng để che đậy quyền lợi cá nhân, con người mới có thể chân thành với chính
mình và đồng loại. Chỉ với tuệ giác, con người mới có thể nhận ra và tự tận
diệt trăm lần bản thân mình hôm qua để tái sinh ngày hôm nay. Kẻ tội đồ có thể
tái sinh làm Bồ tát. Kẻ tự xưng mình là Bồ tát thì mãi mãi trầm luân.
Và trên một mảnh đất bị cài đặt bởi hận thù và tuyên
ngôn trá mị, làm sao chúng ta có thể tái sinh và tìm thấy một tương lai?
Tuấn Khanh/(Blog
RFA)
-------------
Mấy ngày qua trên mạng khá ồn ào về việc một Cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến và gây tội ác tại VN được bổ nhiệm làm CTHĐQT trường Đại học Funrai của Mỹ tại VN, nhất là một nữ ký giả Tôn Nữ nào đó lên án Cựu qn và không đồng ý với quyết định trao cho anh ta việc đó.Theo tôi đất nước ta đã quá khổ rồi , một đất nước có hơn một thế kỷ chiến tranh rồi,gần như đã sức cùng lực kiệt. Hết đánh giăc ngoại xâm từ Tây-Mỹ lại đến thằng bạn Tàu, thực lòng mà nói dân tộc ta vừa bất hạnh vừa vô phúc, đến bây giờ đất nước kết thúc chiến tranh sau 27 năm (21/12/1988)nhưng do ta ngủ trong men say,lãnh đạo năng lực quản trị yếu kém, tất cả mọi mặt xuống cấp và đến tại thời điểm ngày hôm nay thì đất nước như một bãi thải của thế giới văn minh, mọi thứ ở VN đều được làm ngược với thế giới bên ngoài, đời sống vật chất tinh thần , thu nhập quá thấp, xã hội hỗn loạn vô pháp luật, cái ác lên ngôi, cái tốt không còn chỗ đứng , thỉnh thoảng ông Trọng TBT động não nhớ vài câu thơ của những bậc tiền nhân do ông được học lớp trước thôi chứ thời nay tìm không thấy trong sách giáo khoa để răn dạy học sinh....Nói chung là buồn và những người có lương tri động lòng rơi nước mắt.
Trả lờiXóaNgười Mỹ,người Pháp đã đứng trước mặt người dân VN để đón những cái bắt tay hóa giải rộng lòng của người VN và họ đã quyết tâm hàn gắn vết thương cho cả hai bà Mẹ của hai chiến tuyến bằng nhữn việc làm cụ thể. Họ sẵn sàng giúp VN xây dựng một đất nước mà ở đó người dân chịu nhiều đau khổ nhất trong chiến tranh sẽ là người họ mang ơn và trả ơn nhiều nhất.Nhưng chúng ta thì sao, trông mong gì vào thằng Tàu mà còn lên án Mỹ, sao không lên án thằng Tàu luôn, nó giết bao nhiêu quân và dân thường vô tội trong chiến tranh biên giới Tây nam và phía Bắc từ sau 1975- 1988 trong đó có cả Hoàng sa- trường sa> Hỡi những người có lương tâm thương nước thương nòi, hãy rộng mở lòng mình như mồm mình vẫn nói lòng khoan dung của một dân tộc chiến thắng, hỹ chìa tay ra bắt tay người thua cuộc để cùng chung sống hòa bình, Ta nên nhớ nước Mỹ là nước đứng đầu thế giới tự do, Trung quốc là nước có máu bành trướng Đại hán, chơi với Mỹ sẽ còn tất cả, chơi với Tàu nguy cơ mất nước thì không phải bàn.
CCB chống Tàu F313-QK2-mặt trận Vị xuyên HG 84-88
Nhưng chơi với Mỹ khó có cơ hội tham nhũng, vinh thân phì gia. Nói trắng ra là khó ăn cắp của công, là "lí tưởng" hiện nay...
XóaLịch sử là lịch sử, chúng ta không thể thay đổi được, nhưng đừng nhân danh lịch sử để hủy hoại tương lai. Chúng ta kêu gọi hòa giải, hòa hợp mà trong lòng vẫn chứa chất hận thù thì chẳng bao giờ ngẩng đầu lên được. Đạo lý dân tộc VN ta có câu "Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại" và "lấy nhân nghĩa..." và lịch sử dân tộc các bậc tiền bối có biết bao tâm gương như thế. Mong rằng mọi người hãy nhìn về phía trước mà ngẩng cao đầu, đừng cúi mặt "ăn mày dĩ vãng". Tôi cũng là người bị chiến tranh cướp đi một phần thân thể ở chiến trường Miền Nam trong đoàn quân Giải phóng với câu nói cửa miệng "Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi", thời đó tôi nghĩ khác về Mỹ, bây giờ tôi nghĩ khác về họ vì tôi nghĩ mình phải nhìn lên chứ không cúi mặt nhìn xuống. Tôi ủng hộ câu nói của ông Thăng BT TP Hồ Chí Minh.
Trả lờiXóacon mẹ tôn nữ đấy câm như hến khi tập nổ vang trời về đại cục giữa quốc hội, ếch chỉ ngồi đáy giếng thôi
Trả lờiXóađại cục là gì hả bác, còn tiểu cục nữa, con mẹ tôn này và mụ phó doan cũng chỉ là phường xôi thịt thôu
XóaTrong tim tôi, hiện chỉ có 3 nhạc sỹ nổi tiếng chân chính còn sống ở VN là Tô Hải, Việt Khang, và Tuấn Khanh.
Trả lờiXóacòn lại là những nhạc nô cs, nâng bi cơ hội? Nhục vì miếng ăn.
Tác dụng ngược - từ vụ lùm xùm này mà cư dân mạng biết được các vụ tàn sát của VM, VC đối với dân thường Việt Nam, do chính người trong cuộc cung cấp.
Trả lờiXóaHồi trước mình thần tượng bà Tôn Nữ Thị Ninh lắm vì bà là nhân viên ngoại giao thuộc loại giỏi nhất (tốt nghiệp loại giỏi ở cả Pháp và Anh) trong thời đó. Nhưng khi bà so sánh việc chính quyền VN đàn áp người dân thì giống như cha, mẹ trong gia đình dậy dỗ con cái thì rõ ràng bà HỖN. Rồi giờ bà lại phản đối người mang lại biết bao nhiêu học bổng và lợi ích cho hàng trăm sinh viên VN! Trong khi bà làm được gì cho nhân dân VN chưa? Có bao giờ bà dám nói 1 câu phản đối nào với chính quyền Trung Quốc rằng đã tàn sát biết bao nhiêu lính VN, người dân, ngư dân VN hay chưa? Nói chung "thần tượng" sụp đổ rồi.
Trả lờiXóaO có tội ác nào cộng sản o dám làm hàng trăm triệu dân vô tội đã chết thảm khốc dưới các chế độ bạo tàn cs. Ngày nay hàng ngàn ngư dân vô tội của ta đang chết dưới bàn tay hung tàn của quan thầy Hà nội...còn người Mỹ chỉ giệt cs nên o có tội!!! Thế giới muốn văn minh và có hoà bình vĩnh cửu thì phải tiêu diệt cs!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Trả lờiXóa