Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

ĐỂ CÁC THÀNH PHỐ CỦA TA THÊM PHẦN ĐÁNG SỐNG

* NGUYỄN THANH GIANG
Nhiều thành phố lớn trên thế giới rất phồn hoa đô hội nhưng vẫn có nhiều chim trời. Ngồi trong các công viên lớn giữa Washington, Moskva, St Petersbourg hay Paris du khách thường bị từng đàn bồ câu hàng trăm con xà xuống sán đến tân chân vòi ăn.
Ngay giữa đường phố Washington nhiều phụ nũ đã bị chim xà xuống đậu lên tóc như đậu trong tổ của mình. Chính tôi hôm đang đi trên đường phố Amsterdam bỗng giật mình vì một chú chim (hình như chèo bèo) bay sướt qua mũi. Trong khuôn viên các trường đại học llinois, Texas A&M ở Hoa Kỳ, chồn cáo vào tận ban công kiếm ăn, dưới sân sóc chạy tung tăng hoặc chuyền thoăn thoắt trên các cành cây. Thành phố Bombay, Ấn Độ thì nhiều quạ đến phát sợ. Sớm sớm chiều chiều chúng kêu la inh ỏi ngay trong khuôn viên Đài Địa Từ trường Quốc gia…
Giữa Thủ đô Hà Nội, vào những năm 50 thế kỷ trước chim trời cũng không hiếm. Trên các ngọn sấu, cơm nguội xum xuê ở phố Lò Đúc, phố Phan Đình Phùng, … cò, vạc giỡn nhau quang quác, phân của chúng rơi trắng gốc cây.
Không kể chim rừng, chim trời trong các khu dân cư từng xuất hiện nhiều trong thơ ca Việt Nam: “Cái cò, cái vạc, cái nông/ Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò” (ca dao). “Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” (ca dao). “Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy” (Trần Đăng Khoa). “Le,vịt cùng ta như có ý/ Đi đâu thì cũng đi theo” (Nguyễn Khuyến).”Bầy sâm càm nhỏ vỗ cánh Mặt Trời”(Trịnh Công Sơn) “Đỗ quyên nay đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông” (Nguyễn Du).”Giọt sương phủ, bụi chim gù/ Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi” (Nguyễn Gia Thiều) “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” (Bà Huyện Thanh Quan). “Tu hú ơi sao không về đây ở cùng bà/ Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa” (Bằng Việt). Đất nước thức ở trong hồn Nguyễn Đình Đình Thi vì có “Trời đầy chim và đất đầy hoa”.
Vắng tiếng chim môi trường âm thanh thiên nhiên quanh ta thiếu hẳn cung bậc thanh cao. Sáng dậy sớm dược nghe đôi going chim ca nơi đầu nhà hoặc văng vẳng từ xa, tâm hồn ta sẽ thư thái và trở nên thanh khiết. Tiếng chim giúp ta xả tresh, chống trầm cảm. Biết yêu hình dáng mảnh mai thon nhẹ, biết lắng nghe tiếng chim, con người sẽ trở nên tế nhị, tươi sáng, bớt cộc cằn thô bạo. Học sinh bớt sắn tay đánh hội đồng bạn gái. Thanh niên bớt rút dao đâm nhau chỉ vì một va chạm nhỏ trên đường. 
Hãy trả lại tiếng chim cho phố phường, làng mạc bằng các biện pháp:
   1 – Cấm ngặt săn bắt chim muông ở các khu dân cư
   2 – Dạy trẻ em biết yêu chim, biết thưởng thức tiếng chim
   3 – Thành lập “Hội bảo vệ và phát triển chim muông ở các khu dân cư”. Hội này lập dự án “Bảo vệ và Phát triển chim muông ở các khu dân cư” trình Nhà nước phê duyệt. Kinh phí cho dự án không lớn nhưng cần có để: nghiên cứu các loài chim thích hợp, làm tổ và treo các giỏ thức ăn cho chim trên các cành cây trong công viên, dọc các đường phố … 
           Hà Nội ngày 21 tháng 6 năm 2016
Nguyễn Thanh Giang (Tiến sỹ Địa Vật lý)                                                                                         /Số nhà 5 ngõ 341 đường Trung Văn
Quận Nam Tư Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165/
-------------

11 nhận xét:

  1. Cấm ngặt những kẻ vô năng "lãnh đạo" 1 thành phố!

    Trả lờiXóa
  2. Với những chính quyền CSVN cai trị các thành phố VN thì lam sao VN có được các thành phố đáng sống như phương Tây, tác giả này lơ mơ quá. Chừng nào còn CSVN lãnh đạo các thành phố thì còn ô nhiễm, còn tai nạn, còn côn đồ du côn côn an đàn áp dân lành, còn bọn tham nhũng, nhũng nhiễu và hối lộ. Người dân sống trong ngột ngạt của không khí chính trị thối tha thì đáng sống cái nỗi con khỉ gì!!!

    Trả lờiXóa
  3. Người ta nói:" Đất lành, chim đậu". Con chim, một sinh vật nhỏ bé, nhưng nó biết hết. Mặt đất không lành, con người hung tợn, thì nó không thể đậu đươc. Chúng tôi sống ở miền Nam, chiến tranh kéo dài suốt 20 năm, do các ông gây ra, tiếng súng hầu như mỗi ngày, nhưng chim chóc vẫn bay qua lại, vì người ta không bẫy chim. Nói chung là điều trên rất khó thưc hiện, khi cái môi trường cũa con chim không còn nữa. Câu nói trên cũng giống như câu: " Chính trị như hổ dữ". Hay " Phải cung, rày đã sợ làn cây cong".

    Trả lờiXóa
  4. các ông còn non và xanh lắm, ở thiên đường xhcn làm gì có chim, khi xưa tq muốn diệt chim thì bắt nông dân cầm nồi ra gõ, chim nghe chịu không nổi rớt đầy đồng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chim không chổ đậu, bay liên tu mõi cánh, rớt.

      Xóa
  5. Thanh-pho nao` cung o-nhiem : khoi' xe, bui., xe gan-may' "dinh tai nhuc oc' " ca ngay` ca dem...+ bat Chim de nhau bia khong con` mot con...Vay ma` bac' Thanh-Giang con` mo-mang` nhu ngay` xua con` be'...!

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh 19:19 nói quá đúng,cám ơn bạn !

    Trả lờiXóa



  7. ''Tôi đã có một tuổi trẻ không nên có, phải không?''
    ***********************************



    Nữ vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Nụ, Người từng được mệnh
    danh là Cô gái Vàng của Thể thao Việt Nam



    https://www.youtube.com/watch?v=UGnRAg2j-LA

    Nước mắt cho Ngày Phụ nữ Thế giới 8.3: Vòng Hoa nào cho Nguyễn Thị Nụ ?



    Hiến dâng Tuổi trẻ cống hiến cho Quê Hương
    Nữ vận động viên mang Vinh quang cho Đất Nước
    Sao cuộc sống hiện nay lại đau sót tang thương !
    Xem phóng sự xong không ai cầm nổi nước mắt
    Sống nhờ ở tạm không có tiền mổ vết chấn thương .. ..
    Nơi làm việc vô cảm hình như Chị không hiện hữu
    Phân biệt đối xử với Người nay ngã ngựa giữa đường
    ''Tôi đã có một Thời Tuổi trẻ không nên có,
    Phải không?'' Ngậm ngùi chua chát thốt lên đau thương


    TRIỆU LƯƠNG DÂN



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tại vì Tôi, Cô Nụ và bao người VN mấy thế hệ cho đến nay vẫn cả tin mà nghe đảng tuyên truyền, đã nghe đảng xui mà ăn cứt gà sáp

      Xóa
  8. Kính Bac Thanh Giang : một khi còn ĐCSVN cai tri thì côn trùng cũng không Sống nổi ở các thành phố và trong tất cả mọi nơi trong cả nước , đừng bao giờ nghĩ đến PHẦN ĐÁNG SỐNG .

    Trả lờiXóa
  9. Nếu Việt nam mà đáng sống thì đã không có thuyền nhân VN (Boat people) và hàng triệu người vượt biên vượt biển dám đối mặt với sóng to, hải tặc, đem mạng sống ra đánh cược để đến bến bờ tự do mà mưu cầu hạnh phúc.
    "một là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con"(nếu trót lọt thì con sau này có thể nuôi má, hai là con chêt trên biển, ba là con không đi thì không bao giờ nuôi được má mà ngược lại má cứ phải nuôi con hoặc nếu bị bắt giam khi vượt biên thì má phải thăm nuôi con trong tù).
    Do đó mà đã có thời, và cho đến nay, nếu ra đi không bị ngăn cản, không bị từ chối nhận tị nạn thì "cây trụ điện nó cũng đi"- người viết này cũng rất muốn đi.
    (tù nhân trại tù lớn VN-Hà nội)

    Trả lờiXóa