Hải Quân Trung Quốc tuần
tra trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef),
thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp
ngày 09/02/2016
* REUTERS/Stringer
Từ khi lên nắm
quyền vào cuối năm 2012, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay hiện đại hóa
lực lượng quân sự, đặc biệt là kho hạt nhân. Căn cứ vào một số khía cạnh, cuộc
cách mạng này nhằm cản đường chiến lược xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ. Trên
đây là nhận định của chuyên gia người Pháp Mathieu Duchâtel trong bài phỏng vấn
được đăng trên nhật báo Pháp Le Monde, số ra ngày 29 và 30/05/2016.
An ninh tại châu
Á và các cuộc xung đột hàng hải là một trong những chủ đề nghiên của Mathieu
Duchâtel, trợ lý giám đốc chương trình châu Á tại Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại
Châu Âu (ECFR). Ông từng làm đại diện tại Bắc Kinh từ 2011 đến 2015 của Viện
Nghiên Cứu Hoà Bình Quốc Tế Stockholm (Sipri).
Chủ tịch Trung
Quốc Mao Trạch Đông từng nói : « Quyền lực nằm trên đầu nòng súng ». Chủ tịch
Tập Cận Bình dường như đang đi theo lời khuyên của bậc tiền bối. Từ năm 2012,
trong mọi thông cáo mang tính chính trị, ông nhấn mạnh đến vai trò là người
đứng đầu quân đội. Đến ngày 20/04/2016, ông chính thức trở thành “tổng tư lệnh”
các lực lượng vũ trang, theo cách gọi của cơ quan truyền thông nhà nước Trung
Quốc.
Thâu tóm quân
đội để phục vụ chính sách đối ngoại
Ngay tháng
09/2015, người đứng đầu nhà nước thông báo cải tổ sâu rộng cơ cấu của Quân Đội
Giải Phóng Nhân Dân (APL). Theo phân tích của nhà nghiên cứu Duchâtel, cuộc cải
tổ này nhằm hai mục đích: thứ nhất là mang ý nghĩa chính trị nhằm mục đích kiểm
soát; thứ hai mang tính tác chiến, nhằm thành lập thêm các cơ quan cho phép
quân đội Trung Hoa theo đuổi quá trình hiện đại hóa. Nhiều mặt của tổ chức hùng
hậu này đã tạo điều kiện cho tình trạng tham nhũng và hình thành các vùng ảnh
hưởng độc quyền trong nội bộ quân đội. Đây cũng chính là những trở ngại để quân
đội hiện đại hóa và ông Tập Cận Bình muốn xóa bỏ tình trạng này.
Về mặt đối
ngoại, ông Tập Cận Bình đánh dấu sự khác biệt với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào,
thường bị trỉ chích là thiếu quyết đoán. Ngược lại, chủ tịch Tập luôn đưa ra
những quyết định quan trọng tác động đến quốc tế, như xây dựng đảo nhân tạo
trên quy mô lớn trong vùng Biển Đông, đưa giàn khoan dầu vào vùng chủ quyền của
Việt Nam...
Hơn nữa, vì quân
đội được hiện đại hóa nên tầm hoạt động của lực lượng này cũng được mở rộng.
Không chỉ còn bảo vệ lợi ích chủ quyền tại các vùng có tranh chấp, từ giờ quân
đội Trung Quốc có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc ở nước ngoài.
Quân Đội Giải
Phóng Nhân Dân muốn khẳng định là một yếu tố chủ đạo trong vùng. Trong tay chủ
tịch Tập Cận Bình, lực lượng quân sự Trung Quốc trở thành một công cụ để dẫn
dắt chính sách đối ngoại của ông, chứ không chỉ còn đảm nhiệm vai trò phòng thủ
như dưới thời các chủ tịch tiền nhiệm.
Chính trong bối
cảnh này, vào tháng 02/2016, Bắc Kinh đã thông báo khởi công xây dựng một căn
cứ tại Djibouti ,
căn cứ đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài. Chuyên gia Mathieu Duchâtel đánh
giá, đây là một bước ngoặt chiến lược của Bắc Kinh, vì trước đây, Trung Quốc
luôn tuân theo nguyên tắc không can thiệp vào chuyện nước khác. Trong khi đó,
ngoài phục vụ lợi ích kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, căn cứ tại Djibouti còn
tham gia chống cướp biển và hỗ trợ các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại châu Phi.
Ngân sách giành
cho quân đội của Trung Quốc chỉ đứng sau ngân sách của Hoa Kỳ, lên đến 130 tỉ
euro. Thế nhưng, theo nhà nghiên cứu người Pháp, Bắc Kinh không muốn chạy đua
với Mỹ, mà nhằm cản trở chiến lược của Mỹ tại châu Á. Cuộc khủng hoảng eo biển
Đài Loan trong những năm 1995-1996 có thể giải thích cho những tham vọng hiện
đại hoá Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân. Vào thời kỳ đó, Trung Quốc bất lực nhìn
hai hàng không mẫu hạm Mỹ tuần tra tại vùng biển này mà không xua đuổi được.
Kho hạt nhân
được cho là điểm chủ đạo trong kế hoạch trên vì Bắc Kinh không có tầu ngầm mang
tính răn đe. Trung Quốc cũng nhận thấy dễ bị tấn công trước những kế hoạch phòng
chống tên lửa của Mỹ và những chiến dịch tuần tra ngoài khơi Biển Đông. Vì vậy,
Bắc Kinh áp dụng chiến thuật chống tiếp cận/chống xâm nhập -
Anti-Access/Area-Denial (A2/AD).
Trung Quốc không
còn nhún nhường như trước đây, mà tỏ ra hiếu chiến hơn. Điều này được ông
Mathieu Duchâtel giải thích rằng Bắc Kinh đã có năng lực lớn hơn, đặc biệt là
lực lượng tuần duyên được trang bị các phương tiện cần thiết để bảo vệ quyền
lợi của mình. Lực lượng này có khả năng phản ứng khi ngư dân Philippines hay Việt Nam đánh bắt trong một số khu vực
có tranh chấp chủ quyền.
Mỹ cản đường phát triển
hạt nhân của Trung Quốc ?
Thế nhưng, đằng
sau những hành động đó, còn có canh bài chiến lược xung quanh vấn đề hạt nhân
với Hoa Kỳ, dù Bắc Kinh rất ít khi nhắc đến. Thực vậy, Trung Quốc có một căn cứ
tầu ngầm được trang bị hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân tại đảo Hải Nam , trong vùng
Biển Đông. Trung Quốc rất cần căn cứ này để đưa tầu ngầm ra khơi. Việc Mỹ can
thiệp vào vùng Biển Đông bị Bắc Kinh xem là hành động cố ý ngăn cản Trung Quốc
phát triển hạt nhân. Mức độ quan trọng của vấn đề này không được nhắc nhiều,
trong khi đó đây lại là một canh bài quan trọng.
Theo nhận định
của ông Mathieu Duchâtel, việc tổng thống Mỹ Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận
bán vũ khí cho Việt Nam thể hiện rằng sức kháng cự trước các lực lượng hùng hậu
của Trung Quốc tại Biển Đông không con mang tính đơn lẻ, mà từ giờ mang quy mô
cấp vùng. Đối với Việt Nam và Philippines, cần phải tìm cách đối trọng với sức
mạnh Trung Hoa, vừa bằng cách phát triển khả năng của mỗi nước, đồng thời phải
tìm được các đồng minh hay bằng cách thắt chặt mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Trung Quốc có
ngân sách quốc phòng còn lớn hơn tổng ngân sách của cả hai nước Việt Nam và Philippines gộp lại và cả hai nước
đều thiếu khả năng. Dù sao, quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam
vẫn là một biểu tượng mang tính chính trị lớn.
Châu Âu vẫn cấm
bán vũ khí cho Trung Quốc. Thế nhưng, các tập đoàn công ngiệp vũ khí châu Âu
lại có chính sách đầy hoài bão tại khu vực Đông Nam Á. Họ tranh thủ tình hình
để tìm kiếm thị trường mới và có mặt ở bất kỳ thị trường nào vẫn còn chỗ.
Về các tranh
chấp tại Biển Đông, Liên Hiệp Châu Âu tuân theo một nguyên tắc : ủng hộ áp dụng
luật biển quốc tế và đàm phán. Thế nhưng, vị thế này đã thay đổi, từ ủng hộ đối
thoại sang hòa bình và một cách tiếp cận cụ thể hơn, trong bối cảnh Philippines
đang chờ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế La Haye về những yêu sách chủ
quyền trên Biển Đông của Trung Quốc. Mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc có
nguy cơ bị ảnh hưởng vì phán quyết của tòa trọng tài mà châu Âu sẽ ủng hộ, còn
Trung Quốc thì luôn phản đối.
Vậy, liệu Trung
Quốc có sẵn sàng chấp nhận một cơ chế để tránh leo thang ? Theo ông Duchâtel,
thực ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những thoả thuận để tránh sự cố trên
biển và trên không. Các cuộc đàm phán liên quan đến biển Hoa Đông với Nhật Bản
vẫn đang được tiến hành, nhưng hiện đang gặp trở ngại về vấn đề xác định vùng
địa lý mà Bắc Kinh phải áp dụng. Về vấn đề Biển Đông, bộ quy tắc ứng xử (COC)
giữa Trung Quốc và khối ASEAN vẫn không bị loại trừ, nhưng lại không đúng thời
điểm chính trị do Philippines đã đệ đơn lên tòa trọng tài quốc tế và các tranh
chấp đang bị quân sự hóa.
Liệu có thể giải
quyết được vấn đề chủ quyền trên quần đảo Trường Sa không ? Theo ông Mathieu
Duchâtel, khu vực này có quá nhiều đảo nhỏ và bị nhiều nước khác nhau trấn giữ nên
khó chia cắt được. Ông kết luận, có lẽ giải pháp khả quan là tất cả các nước có
tranh chấp cùng đề ra một kế hoạch phát triển kinh tế chung.
Thu Hằng/(RFI)
----------
QĐ TC không hế có 1 chút xíu kinh nghiệm nào về chiến tranh thế giới.
Trả lờiXóaXảy ra chuyện là lũ Tàu Ô này tan nát tức thì!
Bạn ơi không nên coi thường bọn này được, nó hơn ta về người và lượng vũ khí, ta cảnh giác và dùng yếu thắng mạnh, lấy đại nghĩa thắng hung tàn thôi-giai đoạn 2 cuộc chiến tranh BG tại Vị xuyên HG chúng tôi đã may mắn hơn các bạn là được chứng kiến và may mắn hơn những anh em hy sinh là cầm được gáo về nhà-quả là hạnh phúc quá lớn.Các điểm cao khi đặc công mình lấy được nhưng gioa cho bộ binh không giữ được vì hỏa lực nó mạnh quá, mình bắn một quả pháo thì nó bắn hàng nghìn quả, trận địa lúc nào cũng sạch tinh chẳng còn ngọn cỏ nào sống sót.Ở Vị xuyên bạn hãy lên một lần và tìm hiểu Ngã ba cửa tử,Thung lũng gọi hồn,Lò vôi thế kỷ...khốc nghiệt vô cùng.Nhân sắp đến ngày Đại giỗ của Sư đoàn 356 (12/7/1984) tôi xin thắp nén nhang tri ân những người lính thuộc 30 tỉnh thành đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc trường tồn,các anh sẽ mãi mãi được Tổ quốc ghi công.Xin chúc các bạn trẻ hãy phân biệt đúng bạn và thù để cùng nhau bảo vệ TQ VN tươi đẹp phồn vinh .
Trả lờiXóaCCB chống Tàu F313-QK2 mặt trận Vị xuyên HG 1984-1988
Bạn ơi không nên coi thường bọn này được, nó hơn ta về người và lượng vũ khí, ta cảnh giác và dùng yếu thắng mạnh, lấy đại nghĩa thắng hung tàn thôi-giai đoạn 2 cuộc chiến tranh BG tại Vị xuyên HG chúng tôi đã may mắn hơn các bạn là được chứng kiến và may mắn hơn những anh em hy sinh là cầm được gáo về nhà-quả là hạnh phúc quá lớn.Các điểm cao khi đặc công mình lấy được nhưng gioa cho bộ binh không giữ được vì hỏa lực nó mạnh quá, mình bắn một quả pháo thì nó bắn hàng nghìn quả, trận địa lúc nào cũng sạch tinh chẳng còn ngọn cỏ nào sống sót.Ở Vị xuyên bạn hãy lên một lần và tìm hiểu Ngã ba cửa tử,Thung lũng gọi hồn,Lò vôi thế kỷ...khốc nghiệt vô cùng.Nhân sắp đến ngày Đại giỗ của Sư đoàn 356 (12/7/1984) tôi xin thắp nén nhang tri ân những người lính thuộc 30 tỉnh thành đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc trường tồn,các anh sẽ mãi mãi được Tổ quốc ghi công.Xin chúc các bạn trẻ hãy phân biệt đúng bạn và thù để cùng nhau bảo vệ TQ VN tươi đẹp phồn vinh .
Trả lờiXóaCCB chống Tàu F313-QK2 mặt trận Vị xuyên HG 1984-1988
Giai câp thông trị Trung Quôc từ xưa đến nay chúng coi mạng sống của người dân nước họ cũng như cỏ rác.Trong suốt chiều dài lịch sử,do tranh chấp quyền lực hàng triệu người dân Trung Quôc đã bị đẩy vào những cuộc chiến huynh đệ tương tàn ,thời Phong kiến ,đế quôc đã vậy đến thòi cách mạng cộng sản còn tàn ác gấp bội phần,ngay cả trong thời bình Mao tiến hành cách mạng văn hóa còn giết hại hàng chuc triệu người trong đó có cả những đồng chí đã từng tham gia "cuộc vạn lí trương chinh" với Mao đấy.Nếu chỉ sợ Trung Quôc thì Viêt Nam đâu còn đến bây giờ.Nếu đồng hóa đươc thì Viêt Nam cung đâu còn có tên mà gọi trên bản đồ thế giới.Điều cơ bản là nhận diện cho đúng mặt bạn,thù để cùng nhau tồn tại như đã từng tồn tại,không tự hào,nhưng cũng đừng tự kỷ.
Trả lờiXóamỹ còn sợ trung quốc, gập rung như cầy sấy .ta bộ ngu sao hỏng sợ.,nhưng phải giữ vững chủ quyền đất nước.
Trả lờiXóasau hôm nay có nhiều ý kiến tốt vậy ta,quá đã.xin cám ơn
Trả lờiXóa