Những yếu tố cơ bản của tự do học thuật bao gồm quyền tự do của giảng viên trong việc tìm hiểu bất cứ chủ đề tri thức nào mà mình quan tâm; quyền trình bày những khám phá của mình cho sinh viên, đồng nghiệp, và những người khác biết; quyền công bố bằng cách xuất bản những số liệu và kết luận của mình mà không bị kiểm soát hay kiểm duyệt; và quyền giảng dạy theo cách mà mình thấy phù hợp về mặt chuyên môn. Đối với sinh viên, những yếu tố cơ bản bao gồm quyền tự do học tập và nghiên cứu những gì mình quan tâm và quyền đưa ra những kết luận của chính mình, cũng như quyền biểu đạt những ý kiến của mình
Theo những người ủng hộ tự do học thuật thì quyền tự
do này ra đời không phải để giảng viên và sinh viên có được sự tiện lợi hay dễ
chịu mà vì lợi ích của xã hội; nghĩa là, những lợi ích lâu dài xã hội được phục
vụ tốt nhất khi quá trình giáo dục dẫn đến sự tiến bộ về mặt tri thức, và tri thức có
thể đạt được sự tiến bộ cao nhất khi việc tìm hiểu tri thức không bị những ràng
buộc từ phía nhà nước, giáo hội, những định chế hay tổ chức khác, hay từ phía
các nhóm lợi ích...
* * *
Chính trị hóa nền học thuật là một trong những trở ngại lớn cần phải đối mặt ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới chứ không phải chỉ riêng Việt Nam.Bởi, bản chất của học thuật là hoàn toàn “vô chính phủ”, nghĩa là để giữ một thái độ khách quan và vì cộng đồng, giới học giả cần thiết phải đứng ngoài sự ảnh hưởng tư tưởng của nhà nước hay dân tộc của mình. Đương nhiên điều này là rất khỏ thực hiện và khó được chấp nhận. Tuy nhiên, nếu Tự do học thuật chỉ được hiểu là chống lại chính trị hóa học thuật thì đó là cách nhìn hoàn toàn thiển cận về vấn đề này. Bởi khả năng “chính trị hóa học thuật” chỉ có thể thực hiện được khi nền học thuật ấy đang ở trong những tình trạng sau:
Độc quyền thông tin và kiến thức
Ở Việt Nam, nếu ai đã từng là một sinh viên , chắc hẳn phải trải qua cảnh khó khăn trong việc tìm số liệu hoặc tài liệu để hoàn thành bài luận của mình. Không dễ dàng gì để các sinh viên tiếp cận với các viện nghiên cứu chuyên ngành, hay thậm chí là bất lực trong việc xin xỏ từ thư viện của khoa. Các thư viện công như Thư viện Quốc gia hay Thư viện địa phương, các bạn chỉ có thể tiếp cận các sách tồn kho của các Nhà xuất bản, và muốn nghiên cứu chuyên sâu các bạn phải có giấy giới thiệu của cơ quan nghiên cứu nào đó như Viện chuyên ngành hoặc trường đại học. Nếu bạn là một người nghiên cứu tự do mà không thuộc bất cứ cơ quan nghiên cứu nào lại càng khó tiếp cận hơn với các tư liệu chuyên ngành. Điều này dẫn đến một tình trang là đa số công chúng không hiểu các cơ quan nghiên cứu (đặc biệt là trực thuộc nhà nước) đang làm gì.
Đây là một điều hoàn toàn bất hợp lý. Ngân sách đổ vào các Cơ quan nghiên cứu nếu không phải từ Ngân quỹ nhà nước thì cũng từ các quỹ hỗ trợ học thuật của cộng đồng (đa phần là các NGO nước ngoài). Xuất phát điểm của những quỹ này đều đến từ người dân hay cộng đồng, và bởi thế các công trình nghiên cứu (nếu không thuộc bí mất quốc gia) phải được công bố công khai để bất cứ ai cũng có thể tiếp cận khi cần thiết. Điều bất hợp lý này trong nhiều năm không ai để ý và coi đó là đặc quyền của các Cơ quan nghiên cứu. Họ đã quen với lối nghĩ ngân sách của nhà nước hỗ trợ thì các công trình chỉ phục vụ nhà nước mà quên mất rằng ngân sách đó được gây dựng bằng tiền thuế của dân chúng. Bạn thử nghĩ xem, việc giữ khư khư kho tư liệu khổng lồ ấy liệu có phải là điều hợp lý?
Tình trạng độc quyền thông tin và kiến thức như hiện nay là tiềm ẩn cho một nguy cơ tập đoàn hóa nền học thuật giống như tình trạng ở Mỹ hiện nay. Gỉa sử một ngày các cơ quan nghiên cứu sẽ không còn trực thuộc nhà nước và không còn được hỗ trợ ngân sách nữa, các cơ quan này sẽ buộc phải tìm kiếm nguồn quỹ từ các tập đoàn và đem các công trình cũng như số liệu phục vụ mục đích tập đoàn. Trong khi ấy, nhiều chục năm trời, kho tự liệu được gây dựng nhờ vào tiền thuế của dân. Những người đấu tranh cho tự do thông tin ở Mỹ đã và đang chống lại tình trạng này một cách kịch liệt. Aaron Swartz nhân vật thủ lĩnh của phong trào này đã bị ám sát một cách bí ẩn, bởi lẽ phong trào này đã làm lung lay thế độc quyền của chính phủ Mỹ về một quyền lực mà ít người để ý đến. (Mời các bạn đọc thêm về Aaron Swartz – chàng Robinhood của thời đại thông tin, và Bản Tuyên ngôn tự do truy cập thông tin )
Nhiều người sẽ viện dẫn Luật Bản quyền và Sở hữu trí tuệ để biện minh cho tình trạng trên, nhưng thử hỏi những điều luật đó có được tôn trọng đúng đắn và xây dựng các điều khoản dựa trên tinh thần bảo vệ quyền lợi của tác giả và người sáng tạo hay bảo vệ một nhóm lợi ích nào đó? Nếu để phục vụ nhóm lợi ích thì vô tình Luật Bản quyền và Sở hữu trí tuệ lại trở thành công cụ cho các nhóm lợi ích giữ thế độc quyền thông tin và kiến thức (Mời các bạn đọc thêm bài Download là độc ác – Theo giáo trình mà các tập đoàn soạn cho trẻ em )
Tại sao họ cần độc quyền thông tin và kiến thức đến vậy? Ở khía cạnh tập đoàn thì chúng ta có thể thấy quá rõ ràng, đó là để phục vụ lợi nhuận Ở khía cạnh cá nhân, đó là cơ hội để một số thành viên của các cơ quan nghiên cứu này giữ mãi vị trí độc tôn và thẩm quyền định hướng dư luận, tránh được các phản biện cũng như cạnh tranh từ những nhà nghiên cứu độc lập. Nếu theo dõi những cuộc tranh luận các vấn đề học thuật trong giới học giả, các bạn sẽ thấy rằng đó là những cuộc lời qua tiếng lại mà chỉ họ hiểu với nhau, công chúng hoàn toàn bị đẩy ra ngoài cuộc. Trong khi, các công trình học thuật để làm gì nếu không phục vụ chính cộng đồng?
Thiếu tự do tư tưởng
Khi một chủ nghĩa hay một tư do được áp đặt, trở thành độc tôn trong xã hội thì nó trở thành một hệ quy chiếu chính trong nền học thuật. Những tác phẩm có tư tưởng khác với tư tưởng độc tôn sẽ bị thải loại hoặc lãng quên trong góc kín của thư viện, những học giả đi theo tư tưởng dị biệt sẽ không có vị thế và tiếng nói trong giới học thuật.
Một khi sự thiếu tự do tư tưởng bị đẩy lên cấp độ chính trị hóa, có nghĩa là sử dụng các quan điểm chính trị để bài xích một tác phẩm hay một công trình nào đó thì hiện trạng bất công sẽ xảy ra. Các luận điểm chính trị lại trở thành công cụ để các cá nhân đấu đá nhau nhiều hơn là góp phần bảo vệ và góp phần xây dựng quốc gia.
Tự do tư tưởng là một yếu tố cần thiết để có nền học thuật tự do. Chỉ khi các tư tưởng hay chủ nghĩa được tôn trọng ngang nhau và có quyền được biểu lộ công khai thì các học giả mới giữ được sự công tâm của mình và xã hội mới hình thành được một cơ chế phản biện cũng như tự do ngôn luận có văn hóa. Giống như Triết gia thời Khai Sáng là Voltaire đã từng khẳng định: “Tôi không đồng ý với những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ chiến đấu đến chết để bảo vệ quyền được nói ra điều đó của bạn”
Công chúng trở thành người ngoài cuộc
Như đã nói ở trên, bấy lâu nay công chúng trở thành người ngoài cuộc và gần như không biết thông tin gì về hoạt động của các cơ quan nghiên cứu. Ở những thế kỷ trước, khi Internet chưa xuất hiện, việc độc quyền trở thành mặc nhiên do các khó khăn về việc in ấn và truyền thông. Nhưng hiện nay, Internet đã xóa bỏ được những khó khăn ấy. Thế nhưng công chúng vẫn là kẻ ngoài rìa.
Các học giả vốn không coi trọng quyền được phản biện và thẩm định của công chúng. Họ vẫn coi rằng công chúng là một đám đông hỗn tạp. (Khi tôi nhắc đến từ “công chúng” có nghĩa là tôi nhắc đến một tập hợp những người đọc, tìm hiểu và quan tâm đến vấn đề học thuật, công chúng có đối tượng của mình còn đám đông thì không.) Công chúng đang ngày càng trở nên thông minh hơn sự tưởng tượng của các học giả nhờ vào việc tìm tòi ở các thư viện mở trên Internet. Cái họ thiếu để không thể trở thành một học giả được không phải ở khác biệt về khả năng tư duy mà có thể chỉ là vì kỹ năng viết lách, vị thế nghề nghiệp và quan trọng hơn hết: các đặc quyền về thông tin.
Bấy lâu nay, giới học thuật vẫn giữ thái độ từ cách đây mấy trăm năm, tự giam mình trong “tháp ngà”, coi thường công chúng, bởi thế, nền học thuật trở thành chiến trường để sát phạt cá nhân nhiều hơn là một tinh thần tự do học thuật. Khi thẩm quyền của công chúng được tôn trọng, nền học thuật mới tránh được tình trạng những cá nhân hoặc những nhóm lợi ích muốn thao túng bằng quyền lực để điều hướng dư luận xã hội.
Cần thiết phải xây dựng nền học thuật lành mạnh và tự do cho một Việt Nam trỗi dậy
Nền tảng học thuật là cơ sở vững chắc cho chiến lược phát triển của một quốc gia. Để có nền giáo dục vì con người thật sự, nền tảng học thuật là cơ sở khoa học đồng thời cũng là cơ hội cho mỗi học sinh, sinh viên có thể tự học thay vì phụ thuộc toàn bộ vào trường lớp. Để có một chính sách tốt và thiết thực, nền tảng học thuật cung cấp cho chính phủ và các bộ ngành cơ sở dữ liệu để kiểm chứng chính sách ấy.
Nhưng nền tảng học thuật sẽ trở thành phản tác dụng nếu nó cực đoan, một chiều và bị quyền lực can thiệp, thao túng. Khi ấy, các chính sách sẽ không còn được đưa ra chuẩn xác và thực tế. Hãy thử tưởng tượng ở trong tình trạng khẩn cấp và nguy biến, chính phủ hay cộng đồng phải quyết định một chính sách mà không dựa trên các cơ sở dữ liệu thực tế mà dựa trên những thông tin sai lệch? Có lẽ không cần phải bàn thêm về hậu quả.
Muốn phát triển và xây dựng đất nước vững mạnh thì nền móng phải vững chắc, mà nền học thuật chính là một bộ phận quan trọng trong nền móng ấy. Nếu Việt Nam lại một lần nữa trỗi dậy trên nền đất lún thì thật là nguy hiểm biết bao. Và nếu các cơ quan nghiên cứu và các học giả chính thống hiện nay không hiểu cũng như không có ý định xây dựng một nền tự do học thuật thì đây lại trở thành trách nhiệm của công chúng và có lẽ đã đến lúc công chúng cần tự khẳng định thẩm quyền của chính mình. Công chúng có thể lại là những người sẽ đấu tranh để cho chính các học giả được tự do lên tiếng như tinh thần mà Voltaire đã cổ vũ từ thời Khai Sáng.
Hà Thủy Nguyên
---------------------------
Cảm ơn tác giả Hà Thủy Nguyên đã cho độc giả chúng tôi những nhận định có giá trị -,vấn đề này dài lắm thưa 2 vị (tác giả và chủ nhân trang báo)-nhưng ý chính thì đã nằm trong bài viết rồi- tôi nói vắn tắt để khỏi mất thì giờ bằng hữu -Trường đại học Sorbonne lừng danh của nước Pháp là một trường tư,Trường Đại học Oxford và Cambridge đứng vào hàng nhứt nhì thế giới là những trường tư,Trường Đại học khét tiếng mà cả loài người ưa chuộng Harvard của Mỹ là trường tư.. Phải hiểu tư của họ là tư,là nhà nước không dính dáng gì vào tổ chưc hành chánh,nhân sự, chường trình đạo tạo ( còn của VN,tư thì cũng để có cho vui thôi,nói thôi,chứ tất cả mọi sự là của nhà nước,vẫn học Marx-Lenin,vẫn có chi bộ đảng,vẫn có công đoàn đảng cộng sản !!!-chỉ có tài chính thì nhà nước không nhúng vào ! )...dài lắm các vị ạ- biết đến bao giờ VN mới giống thiên hạ đây ???- Bởi vậy,ta ở xứ "đỉnh cao trí tuệ" loài người mà cứ cho con cái sang cái đất của bọn"giãy chết" mà học (Mỹ,Anh,Pháp,Đức...là bọn giãy chết đấy !!!)-Bạc Qua Qua (con của Bạc Hi Lai,một tên trùm cộng sản vừa bị hạ bệ của TQ) cũng học ở Harvard / Ông bà ta có câu"còn miệng ăn,hết miệng nói" là thế này đây !!!
Trả lờiXóaHoc không hỏi thôi đừng học nữa
Trả lờiXóaHọc mà chỉ theo đường thôi đừng học
Học làm người không nên học ô danh
Thực hành sợ sai không bao giờ làm được
Có đi mới biết con đường đi rồi đi nữa mỗi ngày mỗi khác
Nghe nói làm theo sức hưởng theo nhu cầu thôi đừng học cứ xông pha theo Đảng cộng
Ôi mơ hồ ôi mông mị lắm người nghe
Chừ ngã đạn chúng vơ sạch bây giờ ngồi ngơ ngáo
Ùm bà lằng một lũ hét mị dân
Việt Nam ơi ! Có còn hùa theo Đảng cộng
Dân tình ơi ! chịu khổ đến bao giờ
Trí thức ơi ! mình có phải mình không ?
Không lễ dân mình còn ngu mãi ...Đễ chúng ngồi ngự tri mãi ngu dân .
Ai cũng học ở Tây nên cũng sẽ sống ở Tây thôi quý vị.
Trả lờiXóaBác Hà Thủy Nguyên, nói lạ thật. Sống phải theo hiến pháp, điều 4, tức là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" (theo điều 4 hiến pháp), chỉ tay, RA LỆNH, cái gì, thì công dân, cứ PHẢI làm theo.
Trả lờiXóaTại sao, quốc hội bỏ phiếu thông qua điều 4 hiến pháp rồi, mà dân cứ không chịu chấp hành.
Nhân quả cả bác ơi. Mười mấy vị ấy sợ nhất là gì, sợ chết, sợ mất lợi ích. Cái dân tộc này có thể ngậm đắng nuốt cay gây dựng lại từ đầu, chấp nhận những bất ổn như cách hàng ngàn năm nay họ đã chịu. Nhưng cái tổ chức tự phong mình trong hiến pháp đó không có cái khả năng ấy. Hãy nhìn cái cơ hội, vận mệnh mà họ đã có để phát triển đất nước từ rất thấp, từ trong chiến tranh nhưng xem họ đã làm thế nào, dùng người thế nào? Giáo dục cả đấy. Bây giờ với tấm gương kiểu đó, lãnh đạo kiểu đó thì giáo dục người thế nào? Học Tây cũng không thể khi thực tế cuộc sống xung quanh mới là nền tảng cơ bản của nhân cách.
XóaNói lòng vòng tôi cũng xin nêu một điểm, cải cách giáo dục, y tế triệt để vững chãi là không thể với cái thể chế này. Chúng ta không thể thay đổi, áp dụng cái mới với những thái độ cũ, nề nếp cũ, tư duy cũ và nhất là với những con người có những mối liên hệ dây dưa cũ. Cải cách rồi cũng trở thành mẩu bánh bị cắn xé như cái vỉa hè ngàn tỷ đồng mỗi năm đào lên lắp lại.
Bạn con tôi học ở trường một trường mang tính quốc tế tại SG. Nó nói "Trường con không dạy bất cứ cái gì về Marx, Lenin hay Lịch sử đảng gì cả. Thay vì vậy, họ cho đi ngoại khóa để học cách sống thân thiện và tích cực ngoài xã hội"
Trả lờiXóasuy thoái...suy thoái quá
XóaKhông có đảng làm sao có ngày nay
vô ơn quá.......
Bác đừng nên đưa những còm kiểu 1849, 1853 (mà theo mốc thời gian chỉ là một người).
XóaChả hiểu châm biếm hay bênh vực đảng của nó?!
Máu dân đổ triệu triệu lần máu của những đảng viên DCSVN, hay DCSVN tự nhận mình không phải là dân Việt? Tôi nhớ ơn ông tôi, ông cố tôi , những người dân bỏ cuốc cầm súng mà ngả xuống chứ chẳng nhớ ơn cái đảng nào. Từ ngàn năm cho dù không có đảng CSVN vẫn đầy đầy những người bỏ cuốc, bỏ cày cầm lên dáo mác. Đừng có kệch cỡm nhắc nhở công lao. Nói cho những người như 18 49 rõ, có những người đầy công trạng trước trong sau giải phóng không thèm nhận 1 cái huy chương, từ chối tham gia bất cứ tổ chức, ... Đấu tranh yêu nước chính là việc làm thanh thản, phải làm, nó nằm ngoài khái niệm ơn nghĩa. Và nhất là nó chẳng liên quan gì tới sự thất bại trong xây dựng đất nước.
XóaBọn lên án chửi TB,Mĩ 'trả vờ' là bọn quan chức lắm tiền nhiều của do tham nhũng con cái chúng toàn sài tiền do và du học -ăn choi rửa tiền ở bọn TB giãy chết???
Trả lờiXóaNGLUY
xin lỗi bạn, bọn tớ đi thăm quan xem nó dãy kiều gì để tránh không dẫm vô vết xe đổ của bọn chúng nó nhá....
Xóamuốn tự do
Trả lờiXóamuốn học thuật, học giả học thật gi gỉ gì gi gì cũng được
nhưng phải đúng định hướng, đường lối của đảng, chính sách của nhà nước, trong khuôn khổ pháp luật nhé
- DLV này - ND 18:53 - bị nhồi sọ lâu năm, lèn chặt thêm ít tiền, bị 'bê ông hóa tư duy' rồi, hết thuốc chữa, khoan cắt bê tôn cũng chịu ...pó tay!
XóaNặc danh06:13 Ngày 11 tháng 07 năm 2014 luận chính xác, rõ ràng 2 comt 18:49 và 18:53 là của một thằng cha DLV quen ăn sẵn, bị đặc đầu và thần kinh rồi!
XóaÔng bạn Đinh Đăng Thành à ,dư luận viên 18:53 đúng là hết thuốc chữa rồi - Ở trang báo này nó lịch sự đấy- Ở chỗ khác,nó ăn nói tục tỉu vô cùng,"tao","mầy","chúng mầy"...như một lũ móc túi sống dưới gầm cầu vậy..,tôi cũng đã nhiều phen chửi bới với chúng bằng cái"văn hóa rác rưởi" ấy /cũng vui lắm (đi với bụt mặc áo cà ra,đi với ma mặc áo giấy mà !!!)- có một điều rất tệ hại là, -chúng cứ lầm tưởng rằng như vậy là chúng đã khắc phục được hoàn cảnh, thu phục được nhân tâm- không ngờ nó phản tác dụng vô cùng / người ta càng căm ghét chúng,càng căm ghét bọn sử dụng chúng- Thật là trớ trêu !!!
Trả lờiXóaTruyền hình VN truyền hình trục tiếp một sự kiện thể thao nào đó , nhưng chúng vẫn cứ gọi là 'tường thuật trục tiếp ' mà kg sửa sai, chỉ chúng có quyền ăn quyền nói theo ý của chúng , bảo thủ , độc tài như vậy thì làm gì có "tự do học thuật" đúng nghĩa !
Trả lờiXóa1849, 1851, 1853... liên tục nói nhảm, chỉ là một người. Chẳng biết bạn hiền này có phải là phe tham nhũng không, nhưng nói năng cợt nhả cứ như dân tào lao đứng ở bến xe Lào Cai.
Trả lờiXóaBạn thử nghĩ xem, giá như Đảng Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền ngay sau khi thành lập (1930); nền văn học hiện đại Việt nam sẽ có những gì? Chắc chắn không có các trào lưu văn học văn học Lãng mạn, Hiện thực phê phán; Không có Tự lực Văn Đoàn, Phong trào thơ mới và chắc chắn không thể có Tắt đèn, Số đỏ, Chữ người tử tù, Chí phèo, Nhớ rừng...Nếu chúng ta có Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thế Lữ ....thì họ cũng dật dờ như những ông Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thế Lữ ...từ sau Cách mạng tháng Tám và cũng chưa chắc họ đã dật giờ được như thế vì họ không thể tiếp cận được những tư tưởng, những nền văn học đã nuôi nấng tâm hồn họ để họ thành tài, đó là nên văn học phương tây tư bản.
Trả lờiXóaVà nếu không có cơn sóng tư tưởng những năm sau 1986, sự cởi trói dù chỉ là tạm thời đã không có những Nguyễn huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương.
Thiếu tự do tư tưởng bắt nguồn từ thiếu tự do học thuật. Một đứa trẻ Việt nam bắt đầu đi học cho đến suốt cuộc đời được nhồi nhét rất nhiều cái rất khó tiêu hóa, xa lạ với cuộc sống thực tại; người ta đã định hình cho nó cảm xúc không qua trãi nghiệm, phải yêu, ghét một cách máy móc; mỗi ngày phải xưng tụng những điều xa vời và con người trở thành những cái máy nhớ những điều vô bổ rỗng tuếch. Mọi suy nghĩ, mọi ý tưởng bị triệt tiêu, mọi sáng tạo bị thóa mạ.
Tự do tư tưởng ư? Hãy coi tấm gương tầy đình cảu những Hữu Loan, Phùng Quán< Nguyễn Hữu Đang, Trần Đình Thảo.
Bộ máy chính trị của Đảng Cộng sản muốn kiểm soát mọi suy nghĩ, mọi tư tưởng, chính vì thế tư tưởng người Việt trở nên nô lệ, èo uột, khô xác. Thiếu tự do tư tưởng con người trở nên hèn kém, thiếu bản sắc và cũng xây dựng nên một quốc gia hèn kém, thiếu bản sắc.
Bạn Nặc danh 16:55 ngày 11.07.2014 nói quá chính xác,bọn chúng đã phá tan nát không còn gì !
Trả lờiXóa