(tiếp theo) - …Chủ nghĩa dân tộc kinh tế đã tồn tại dưới nhiều
dạng thức khác nhau trong thế giới hiện đại. Để đáp lại cuộc cách mạng thương
mại và sự mở rộng thương mại quốc tế ở những giai đoạn đầu, các nhà trọng
thương cổ điển nhấn mạnh sự phát triển của thương mại và thặng dư thương mại.
Sau cuộc cách mạng công nghiệp, các nhà trọng thương công nghiệp như >> Ba tư tửng…Phần 1; Phần 2
Bất chấp những điểm mạnh và điểm yếu với tư cách là
một lý thuyết về kinh tế chính trị quốc tế là gì đi nữa, sự nhấn mạnh của chủ
nghĩa dân tộc kinh tế đối với vị trí địa lý và sự phân chia các hoạt động kinh
tế đã mang lại cho nó những sức hút mạnh mẽ. Trong suốt lịch sử hiện đại, các
quốc gia đã theo đuổi các chính sách thúc đẩy công nghiệp, công nghệ tiên tiến,
và các hoạt động kinh tế có lợi nhuận cao và tạo ra nhiều việc làm trong phạm
vi lãnh thổ của nước mình. Các quốc gia sẽ cố gắng tạo ra một sự phân công lao
động quốc tế có lợi cho các lợi ích kinh tế và chính trị của mình. Thực ra, chủ
nghĩa dân tộc kinh tế vẫn có một sức ảnh hưởng lớn đối với quan hệ quốc tế khi
mà hệ thống các quốc gia vẫn tồn tại.
Quan
điểm của chủ nghĩa Mác
Cũng như chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc, chủ
nghĩa Mác đã phát triển theo nhiều hướng quan trọng kể từ khi các ý tưởng cơ
bản của nó được Karl Marx và Friedrich Engel đưa ra vào giữa thế kỷ 19.
Chính tư tưởng của Mác cũng thay đổi trong suốt cuộc đời của ông, và các lý
thuyết của ông cũng là chủ đề của các cách hiểu trái ngược nhau. Mặc dù Mác xem
chủ nghĩa tư bản như là một nền kinh tế toàn cầu, ông đã không phát triển một
hệ thống ý tưởng về quan hệ quốc tế; công việc này do những nhà tư tưởng kế
thừa Mác thực hiện. Hơn nữa, sau khi chọn chủ nghĩa Mác làm hệ tư tưởng chính
thức của mình, Liên Xô và Trung Quốc đã thay đổi cách hiểu về chủ nghĩa Mác khi
cần thiết nhằm phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình.
Cũng
như chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc, có hai quan điểm cơ bản có thể rút ra
từ chủ nghĩa Mác hiện đại. Trường phái thứ nhất là quan điểm tiến hóa của chủ
nghĩa Mác về dân chủ xã hội với Eduard Berntein và Karl Kautsky, trong lịch sử
đương đại tư tưởng này đã thay đổi và trở nên khó phân biệt với những quan điểm
của chủ nghĩa tự do. Trường phái khác là những quan điểm cách mạng của Lenin,
ít nhất là trên lý thuyết. Vì trở thành hệ tư tưởng chi phối ở một cường quốc
trong số hai cường quốc của thế giới nên trường phái này quan trọng hơn và sẽ
được nhấn mạnh ở trong bài viết này.
Như Robert Heilbroner đã lập luận, mặc dù tồn tại
những dạng khác nhau của chủ nghĩa Mác, bốn yếu tố quan trọng có thể được tìm
thấy trong các tác phẩm của những người theo chủ nghĩa Mác. Yếu tố thứ nhất là
cách tiếp cận biện chứng đối với kiến thức và xã hội, theo phương pháp này bản
chất của sự vật là luôn luôn vận động và mang tính mâu thuẫn, bất ổn xã hội và
những thay đổi sau đó là do sự đấu tranh giai cấp và giải quyết những mâu thuẫn
nội tại trong các hiện tượng chính trị và xã hội. Do đó, theo những người theo
chủ nghĩa Mác, không có sự hòa hợp nội tại trong lòng xã hội hay sự trở lại
trạng thái cân bằng như những nhà tự do tin tưởng. Yếu tố thứ hai là cách tiếp
cận mang tính duy vật đối với lịch sử; sự phát triển của các lực lượng sản xuất
và các hoạt động kinh tế là trung tâm của những biến đổi lịch sử và xảy ra
thông qua đấu tranh giai cấp về phân chia các sản phẩm xã hội. Yếu tố thứ ba là
quan điểm về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa và số phận của nó bị chi phối bởi các “quy luật kinh tế về sự vận
động của xã hội hiện đại”. Yếu tố thứ tư là những cam kết mang tính mong muốn
đối với chủ nghĩa xã hội; tất cả những nhà Mác xít tin tưởng rằng chủ nghĩa xã
hội là kết cục vừa cần thiết vừa đáng mong đợi của sự phát triển lịch sử. Phần
này chỉ trình bày về yếu tố thứ ba.
Chủ nghĩa Mác miêu tả chủ nghĩa tư bản là hình thức sỡ
hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất song song với sự tồn tại của những
người lao động làm công ăn lương. Chủ nghĩa Mác cho rằng chủ nghĩa tư bản bị
chi phối bởi mong muốn tìm lợi nhuận và tích lũy tư bản trong một nền kinh tế
thị trường canh tranh của những nhà tư bản. Những người lao động bị bần cùng
hóa và trở thành một dạng hàng hóa vận hành theo cơ chế giá cả. Theo Mác hai
đặc điểm quan trọng trên của chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân của sự năng động
và làm cho nó đến giờ vẫn là phương thức sản xuất hiệu quả nhất. Mặc dù mang sứ
mệnh lịch sử là phát triển và thống nhất nhân loại, sự thành công của chủ nghĩa
tư bản cũng sẽ mang lại sự tiêu vong của chính nó. Theo Mác, nguồn gốc, sự tiến
hóa, và cuối cùng là sự suy vong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bị
chi phối bởi ba quy luật kinh tế không thể tránh khỏi.
Quy luật thứ nhất, quy luật chênh lệch giữa cung và
cầu. Quy luật này phủ nhận quy luật của Say vốn cho rằng cung sẽ tạo ra cầu do
đó cung và cầu sẽ luôn cân bằng, trừ một số thời điểm nhất định. Quy luật của
Say cho rằng quá trình tự cân bằng này sẽ khiến việc sản xuất dư thừa không thể
xảy ra trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hay nền kinh tế thị trường. Mác, cũng
giống như John Maynard Keynes, phủ nhận sự tồn tại của khuynh hướng tự cân bằng
và cho rằng nền kinh tế tư bản thường có xu hướng sản xuất dư thừa một số sản
phẩm. Do đó, Mác cho rằng chủ nghĩa tư bản tồn tại mâu thuẫn nội tại giữa khả
năng sản xuất và khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng (những người làm công ăn
lương), việc chênh lệch cung cầu xảy ra liên tục do tình trạng “vô chính phủ”
của thị trường gây nên các cuộc khủng hoảng định kỳ và những bất ổn kinh tế.
Ông tiên đoán rằng những cuộc khủng hoảng lặp đi lặp lại sẽ ngày càng trở nên
nghiêm trọng và đến một lúc nào đó sẽ làm cho giai cấp vô sản bị áp bức nổi dậy
chống lại hệ thống này.
Quy luật thứ hai chi phối sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản theo chủ nghĩa Mác là quy luật tích lũy tư bản. Mục tiêu của chủ nghĩa
tư bản là lợi nhuận và nhu cầu của các nhà tư bản là tích lũy tư bản và đầu tư.
Cạnh tranh buộc các nhà tư bản tăng cường hiệu quả và đầu tư tư bản hay tránh
rủi ro. Kết quả là sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản hướng tới sự gia tăng tập
trung của cải vào tay một ít người và sự bần cùng hóa của nhiều người khác.
Trong khi giai cấp tiểu tư sản gia nhập hàng ngũ ngày càng gia tăng của giai
cấp vô sản, đội quân thất nghiệp ngày càng lớn, lương lao động giảm, và xã hội
tư bản trở nên chín muồi cho các cuộc cách mạng xã hội.
Quy luật thứ ba của chủ nghĩa tư bản là quy luật lợi
nhuận giảm dần. Khi tích lũy tư bản ngày càng trở nên lớn hơn và dư thừa, tỉ lệ
lợi nhuận đầu tư cũng giảm theo, qua đó làm giảm động lực đầu tư. Mặc dù các
nhà kinh tế tự do cổ điển đã nhận ra khả năng này, họ tin tưởng rằng sẽ có giải
pháp cho vấn đề này qua những công cụ như xuất khẩu tư bản và các sản phẩm công
nghiệp và nhập khẩu thực phẩm rẻ. Trái lại, Mác tin rằng khuynh hướng lợi
nhuận giảm dần là không thể tránh khỏi. Dưới áp lực của cạnh tranh, các nhà tư
bản buộc phải gia tăng hiệu quả kinh tế và năng suất lao động thông qua việc
đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm lao động và cho năng suất cao hơn, do đó
thất nghiệp tăng, tỉ lệ lợi nhuận hay giá trị thặng dư sẽ giảm. Các nhà tư bản
sẽ mất đi động cơ để đầu tư vào các nhà máy có năng suất cao và tạo ra việc
làm. Điều này sẽ dẫn đến trì trệ kinh tế, gia tăng thất nghiệp, và sự “bần cùng
hóa” giai cấp vô sản. Cùng lúc đó, sự gia tăng về tần suất và chiều sâu của chu
kỳ kinh doanh sẽ làm cho những người công nhân nổi dậy và phá hủy hệ thống kinh
tế tư bản chủ nghĩa.
Nội dung chủ yếu của những chỉ trích của Mác đối với
chủ nghĩa tư bản là mặc dù cá nhân từng nhà tư bản rất lý trí (như những nhà tự
do giả định), nhưng hệ thống tư bản thì lại không lý trí. Thị trường cạnh tranh
làm cho cá nhân những nhà tư bản phải tiết kiệm, đầu tư và tích lũy. Nếu như
mong muốn đạt lợi nhuận là nhiên liệu của chủ nghĩa tư bản, thì đầu tư là motor
và tích lũy là kết quả. Tuy nhiên, trên tổng thể, sự tích lũy tư bản của cá
nhân từng nhà tư bản dẫn đến việc sản xuất dư thừa sản phẩm theo định kỳ, sự
thặng dư tư bản, và sự biến mất của những động lực đầu tư. Cùng lúc đó, tính
trầm trọng ngày càng tăng của khủng hoảng theo chu kỳ kinh doanh và xu hướng
lâu dài hướng tới khủng hoảng kinh tế sẽ khiến tầng lớp vô sản đánh đổ hệ thống
thông qua bạo lực cách mạng. Do đó, mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản là
với tích lũy tư bản, chủ nghĩa tư bản ươm mầm cho chính sự tự hủy diệt chính
mình và sẽ được thay thế bằng hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Mác tin rằng vào giữa thế kỷ 19, sự trưởng thành của
chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và việc các quốc gia ngoại vi bị kéo vào kinh tế thị
trường đã tạo ra bối cảnh cho cách mạng vô sản và sự kết thúc của nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa. Khi điều này không xảy ra, những người kế thừa Mác như là
Rudolf Hilferding và Rosa Luxemburg bắt đầu quan tâm đến sự tiếp tục tồn tại
của chủ nghĩa tư bản và việc nó không chịu biến mất. Sức mạnh của chủ nghĩa dân
tộc, sự thành công về kinh tế của chủ nghĩa tư bản, và sự xuất hiện của chủ
nghĩa đế quốc dẫn đến một dạng thức khác của chủ nghĩa Mác mà đỉnh cao là
cuốn Chủ nghĩa đế quốc của Lenin, được xuất bản lần đầu tiên vào năm
1917. Được viết vào giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
và dựa vào những tác phẩm khác của các nhà Mác xít khác, Chủ nghĩa Đế
quốc vừa là một bút chiến chống lại những tư tưởng đối kháng vừa là một
bản tổng hợp những điểm chỉ trích của chủ nghĩa Mác đối với nền kinh tế tư bản
thế giới. Để bảo vệ quan điểm của mình, Lenin về cơ bản đã chuyển chủ nghĩa Mác
từ một lý thuyết về kinh tế trong nước trở thành một lý thuyết về mối quan hệ
chính trị quốc tế giữa các nước tư bản.
Lenin đặt cho mình nhiệm vụ giải thích cho việc chủ
nghĩa dân tộc đã thắng thế trước chủ nghĩa vô sản quốc tế khi cuộc Chiến tranh
thế giới lần thứ nhất nổ ra và tìm cách để cung cấp những cơ sở học thuật cho
việc thống nhất phong trào cộng sản quốc tế dưới sự lãnh đạo của ông. Ông muốn
chỉ ra tại sao đảng cộng sản của nhiều nước Châu Âu, đặc biệt là Đảng Dân chủ
Xã hội Đức dưới thời Karl Kautsky đã ủng hộ cho những người tư sản. Ông cũng cố
giải thích tại sao sự bần cùng hóa giai cấp vô sản đã không xảy ra như dự đoán
của Mác mà thay vào đó lương đã được tăng và các công nhân trở thành những
thành viên nghiệp đoàn…
(còn nữa)
----------------
Ôi....vẫn còn nữa chưa hết ah!
Trả lờiXóaBóng bàn mác giáo lê mao xít làm gì?
hãy bàn về vẹm đi
bọn địa ngục làm giàu để làm chính trị
xứ vẹm làm chính trị để làm giàu...bảo sao nó không loạn
Chủ nghĩa gì thì chủ nghĩa,tên gì thì tên gì - nhưng tuyệt đối phải lấy con người làm gốc - phải lấy sự thật làm gốc - phải sống và hiểu thấu đáo niềm đau và nổi khổ của kẻ khác - tôn trọng quyền làm người của mỗi người ( không phải chỉ giành cho riêng mình ! ) - không tàn bạo,không độc ác với những ai nói khác mình - không tham lam vô độ - không gian manh xảo trá v v và v v. như vậy là tuyệt vời - dân sẽ giàu,nước sẽ mạnh từ đây !
Trả lờiXóaMột nhà thờ ở Montenegro trang trí tường vẽ cảnh lãnh đạo cộng sản của Yugoslav Josip Broz Tito bị đốt trong lửa địa ngục cùng Karl Marx và Friedrich Engels.
Trả lờiXóaMột người dẫn dắt giáo hội, tên là Dragan, nói với hãng thông tấn AFP rằng Marx, Engels và Tito “nhân cách hóa cái ác của cộng sản ở vùng Balkans” và nghệ sỹ cần được “có tự do nhìn mọi việc theo ý ông ấy”.
Một người khác, tên là Milos, nói rằng chủ nghĩa cộng sản đã gây ra “bao nhiêu điều ác.
Quá nhiều người bị giết dưới danh nghĩa của tư tưởng do Marx, Engels và những người theo họ quảng bá.”
Một tu viện ở Ostrog cũng có tranh Hitler, Lenin và Titio cùng với Judas, người phản bội chúa Jesus.
Ở Việt Nam, các môn triết học và tư tưởng vẫn bắt buộc có phần về Karl Marx, Engels, Lenin và Hồ Chí Minh.