Ảnh kỷ niệm tại Hội nghị Thành Đô 9-1990 |
* BÙI VĂN BỒNG
(tiếp theo - Kỳ 9)
- Bình
thường hóa quan hệ năm 1990
- Hội nghị
Thành Đô
Theo “Hồi ức và
suy nghĩ” của Trần Quang Cơ:
> ... Trong 44 năm (1954-1997) làm ngoại giao, trải qua
những giai đoạn khác nhau, bản thân chứng kiến và tham gia nhiều sự kiện ngoại
giao đáng ghi nhớ của thời kỳ kháng chiến và của thời kỳ hậu chiến như cuộc đàm
phán hoà bình với Mỹ ở Paris (1968-1973), đàm phán về bình thường hoá quan hệ
với Mỹ (1977 ở Paris, 1978 ở Nữu-ước), đấu tranh ngoại giao về vấn đề Campuchia
và bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, sở dĩ tôi chọn quãng thời gian
1975-1991 này để viết ký ức này vì nó chứa đựng nhiều diễn biến khúc mắc tế nhị
về đối ngoại, nhất là trong quan hệ của ta với ba nước lớn, dễ bị vô tình hay
cố ý làm “rơi rụng” để cho lịch sử được “tròn trĩnh”; khiến cho việc đánh giá
và rút bài học bị sai lệch, và đây cũng là giai đoạn mà mối quan hệ của ta với
các nước lớn có những điều đáng phải băn khoăn suy nghĩ, không những cho hiện
tại mà có thể cả cho tương lai...
Bối cảnh quốc tế lúc này rất phức tạp, chiến tranh
lạnh đã đi vào giai đoạn cuối, cả 3 nước lớn Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc đều có
những chuyển đổi về chiến lược, từ chỗ đối đầu quyết liệt với nhau chuyển sang
hoà hoãn tay đôi rồi tay ba. Cục diện chính trị luôn biến đổi ở châu Á - Thái
Bình Dương tác động trực tiếp đến tiểu khu vực Đông Nam Á và nước Việt Nam
ta. Khu vực Đông Nam Á lúc này cũng đang trong quá trình chuyển đổi từ quan hệ
đối đầu sang quan hệ đối thoại giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN. Hoàn
cảnh này đúng ra (đòi hỏi) Việt Nam
phải mạnh dạn sớm đổi mới tư duy về đối ngoại để có được một đường lối phù hợp
với thực tiễn khách quan nhằm thoát ra khỏi thế cô lập, hoà nhập được với đà
phát triển chung của khu vực và thế giới. Nhưng không ! Tư duy chính trị sơ
cứng đã giam giữ nước ta trong cảnh khó khăn một thời gian dài. Chính vì thế,
ngoại giao quãng thời gian này đã để lại trong tôi nhiều băn khoăn suy nghĩ về
cái đúng, cái sai cái nên làm và cái không nên làm. Tôi nghĩ rằng nếu nghiên
cứu một cách trung thực và có trách nhiệm những sự kiện của giai đoạn lịch sử
này thì từ đây có thể rút ra những bài học bổ ích và đích đáng cho ngoại giao
ta hiện tại và tương lai với mục đích tối cao là đảm bảo được lợi ích của dân
tộc trong mọi trường hợp.
Vì vậy tài liệu này tôi viết làm 2 phần: Hồi
ức và Suy nghĩ. Phần Hồi ức cố gắng ghi lại một cách khách
quan và trung thực diễn biễn của các sự kiện trong thời gian 1975-1991 trên cơ
sở những tư liệu và nhật ký công tác còn lưu giữ được. Còn phần Suy
nghĩ dành cho những ý nghĩ của riêng tôi, những điều trăn trở của tôi khi
nghiền ngẫm lại các sự việc đã trải qua. Những ý nghĩ hoàn toàn theo chủ quan,
có thể sai có thể đúng.
(23.1.2001; Bản thảo này đã được bổ sung
và hoàn chỉnh ngày 22.05.2003
Trần
Quang Cơ).
>… Bắc Kinh triệu tập cuộc họp Thành Đô một cách rất
trịch thượng. Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy chỉ báo trước có 5 ngày, yêu cầu
ngày 2-9-1990 phải có mặt ở Thành Đô, lại là ngày Quốc khánh chẵn của Việt Nam.
(Tân Hoa Xã)
Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nhận định về
cuộc họp Thành Đô đầu tháng 9-1990 rằng: “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm
đã bắt đầu!”. Một lời than não nề. Một lời cảnh báo đến vẫn nay còn có giá trị.
Để hiểu rõ sự kiện lịch sử tệ hại này, mời các bạn tìm
đọc tập hồi ký rất chân thực và sinh động của nguyên thứ trưởng ngoại giao Trần
Quang Cơ, với đầu đề “Hồi Ức và Suy Nghĩ” dày hơn một trăm trang, mô tả tỷ mỷ
các sự kiện, khắc họa từng nhân vật các bên ở một thời điểm lịch sử then chốt.
Sau chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới
phía Bắc những năm 1976 -1979, rồi chiến sự ở Campuchia kéo dài đến cuối năm
1988, mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vốn dĩ phức tạp từ xa xưa, khi bạn,
khi thù, đến đây lại có bước ngoặt, từ chiến tranh quyết liệt, từ đối đầu
chuyển sang bình thường hóa, rồi từ bình thường hóa chuyển nhanh sang tình hữu
nghị «16 chữ vàng» và «láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt»,
trên thực tế là phía lãnh đạo Việt Nam chịu sự phụ thuộc về nhiều mặt đối với
thế lực bành trướng nước lớn.
Thái
độ này được các nhà trí thức yêu nước và bà con ta gọi là thái độ “hèn với
giặc, ác với dân”, từ sự kiện Thành Đô đến nay đã kéo dài 22 năm.
Về các nhân vật lãnh đạo vào thời điểm tháng 9-1990,
nên chú ý: Lê Duẩn, nguyên tổng bí thư từ năm 1960 – là người chống Trung Quốc
bành trướng quyết liệt nhất – đã chết bệnh ngày 10-7-1986. Trường Chinh làm
quyền tổng bí thư từ tháng 7 đến tháng 12 -1986, rồi làm cố vấn Ban Chấp hành
Trung ương, chết ngày 30-9-1988. Trường Chinh khi cuối đời rất hăng hái với
việc ghi trong Hiến pháp 1980 đoạn lên án bọn xâm lược và bành trướng Trung
Quốc.
Nguyễn Văn Linh được bầu là tổng bí thư trong Đại hội
đảng lần thứ VI cuối năm 1986, chỉ làm 1 nhiệm kỳ, đến Đại hội VII làm cố vấn.
Ông Linh nổi tiếng là con người hời hợt, không có chiều sâu, hay ngả nghiêng,
có thời rất cởi mở, viết báo đều trong chuyên mục «Những việc cần làm ngay» ký
tên N.V.L. (sau bị châm biếm là « Nói và Lừa »), sau lại quay sang kiểm soát
chặt báo chí. Có dạo được coi là một Gorbachev Việt Nam , chủ trương cởi trói cho văn
nghệ sỹ được tự do sáng tác, sau đó lại quay ngoắt sang trừng trị họ. Tại Thành
Đô ông là kẻ ngây ngô tán tỉnh Giang Trạch Dân và Lý Bằng nên ưu tiên thắt chặt
tình hữu nghị Trung – Việt do cùng là nước xã hội chủ nghĩa anh em (!). Ông còn
có lúc ngả sang theo quan điểm thâm độc của Lê Đức Anh là thực hiện «giải pháp
đỏ», nghĩa là đoàn kết trước hết các đảng cộng sản Trung Quốc, Việt Nam, Khơme
Đỏ theo bản chất cộng sản là anh em thân thiết nhất. Ông từng nghe bùi tai lời
của Lê Đức Anh là “tôi từng quen, là bạn và làm việc với Pon Pot”. Ông Linh bị
nhỡ tàu khi phía Trung Quốc trả lời rằng Trung Quốc chỉ coi quan hệ với Việt Nam
như với mọi nước bình thường khác.
Phạm Văn Đồng bị nhử sang Thành Đô chỉ là do phía
Trung Quốc hé ra khả năng ông sẽ được Đặng Tiểu Bình – lúc ấy là lãnh tụ cao
nhất tiếp. Về sau ông tỏ ý tiếc, rằng lẽ ra ông không nên đi. Con người ông lú
lẫn đến mức quên rằng Đặng là kẻ mưu thâm và tàn ác nhất khi đích thân ra lệnh
cho quân bành trướng khi rút quân phải phá sạch, giết sạch, không ngần ngại,
theo phương châm 4 chữ «sát cách vô luận».
Hàng đầu: Tổng bí thư Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng
Lý Bằng đứng giữa. Phía bên phải Giang là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn
Phạm Văn Đồng (chắp tay). Phía bên trái Lý là Thủ tướng Đỗ Mười, Chánh văn
phòng TW Hồng Hà, Thứ trưởng ngoại giao Đinh Nho Liêm. Ảnh do Tân Hoa xã đơn
phương công bố, dù 2 bên đã cam kết đây là cuộc họp tuyệt mật.
Sau Thành Đô, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng
hiểu rõ bụng dạ của từng người lãnh đạo Việt Nam, nên ngay năm sau 1991 họ đã
vận động để gạt phăng Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị, đưa Đỗ Mười thay
Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư, đưa Lê Đức Anh lên cương vị chủ tịch nước, rồi
đưa Nông Đức Mạnh làm chủ tịch Quốc hội và tổng bí thư sau này. Cả một bộ sậu
thân Tàu, chịu khuất phục Tàu, lũng đoạn nền chính trị nước ta cho đến tận ngày
nay.
Thành Đô là thành công hay là thất bại
của ta?
Trong “Hồi ức và suy nghĩ”, Trần Quang Cơ
viết:
... Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta
đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ
nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và
chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa
đế quốc do Mỹ đứng đầu.
Ngay sau khi ở Thành Đô về, ngày 05/09/1990 anh Linh
và anh Mười, có thêm anh Thạch và anh Lê Đức Anh đã bay sang Nông Pênh thông
báo lại nội dung cuộc gặp cấp cao Việt-Trung với BCT Campuchia. Để thêm sức
thuyết phục Nông Pênh nhận Thỏa thuận Thành Đô, anh Linh nói với lãnh đạo
Campuchia:
Phải
thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta
phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức
xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc. “Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng
thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu.
Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp
và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.
Nhưng câu trả lời của Heng Somrin thay mặt cho lãnh
đạo CPC, vẫn là: “Phải giữ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
chúng ta. Những vấn đề nội bộ liên quan đến chủ quyền CPC phải do các bên CPC
giải quyết”. Về “giải pháp đỏ”, Nông Pênh nhận định ý đồ của Trung Quốc không
muốn 2 phái cộng sản ở Campuchia hợp tác với nhau gây phức tạp cho quan hệ của
họ với Sihanouk và với phương Tây. Vì vậy chúng tôi thấy rằng khó có thể thực
hiện giải pháp đỏ vì giải pháp đỏ trái với lợi ích của TQ. Mặc dù ban lãnh đạo
Campuchia đã xác định rõ thái độ như vậy, song Lê Đức Anh vẫn cứ cốthuyết phục
bạn:
Ta nói giải pháp đỏ nhưng là giải pháp hồng, vừa xanh
vừa đỏ. Trước mắt không làm được nhưng phải kiên trì. Ta làm bằng nhiều con
đường, làm bằng thực tế. Các đồng chí cần tìm nhiều con đường tiếp xúc với
Khơ-me đỏ. Vấn đề tranh thủ Khơ-me đỏ là vấn đề sách lược mang tính chiến
lược…Nên kiên trì tìm cách liên minh với Trung Quốc kéo Khơ-me đỏ trở về … Ta
đừng nói với Trung Quốc là làm giải pháp đỏ, nhưng ta thực hiện giải pháp đỏ.
Có đỏ có xanh, nhưng thực tế là hợp tác 2 lực lượng cộng sản.
Nguyễn Văn Linh bồi thêm:
- Xin
các đồng chí chú ý lợi dụng mâu thuẫn, đừng bỏ lỡ thời cơ, TQ muốn đi với Mỹ,
nhưng Mỹ ép TQ nên TQ cũng muốn có quan hệ tốt với Lào, Việt Nam và Campuchia.
Nếu ta có sách lược tốt thì ta có giải pháp đỏ.
Theo báo cáo của Đại sứ Ngô Điền, thái độ của bạn CPC
đối với ta từ sau Thành Đô đổi khác. Về công khai, bạn cố tránh tỏra bị lệ
thuộc vào Việt Nam .
Trên cơ sở tính toán về lợi ích của mình, bạn tự quyết định lấy đối sách, không
trao đổi trước với ta, hoặc quyết định khác với sự gợi ý của ta trên nhiều
việc.
Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã bị mắc lỡm
với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm:
-
Trung Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề CPC và vấn đề bình
thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề Campuchia, còn vấn đề bình
thường hoá quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là có giải
quyết vấn đề Campuchia thì mới nói đến chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước;
-
Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp Cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng
đó chỉ là cái “mồi” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.
-
Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp
hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông
báo nội dung chi tiết bản Thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.
Ngày 07/09/1990 BCT đã họp thảo luận về kết quả cuộc
gặp cấp cao Việt-Trung và cuộc gặp cấp cao Việt-CPC sau đó, và quyết định ngay
hôm sau Đỗ Mười gặp đại sứ TQ thông báo lại lập trường của Nhà Nước CPC; đồng
thời thông báo với Liên Xô, Lào như đã thông báo với CPC. Nếu có ai hỏi về công
thức 6+2+2+2+1, nói không biết.
Báo Bangkok Post ngày 19/9/90 trong
bài của Chuchart Kangwaan đã công khai hoá bản Thỏa thuận Thành Đô, viết rõ
Việt Nam đã đồng ý với Trung Quốc về thành phần HĐDTTC của Campuchia gồm 6
người của Nhà nước Campuchia, 2 của Khơ-me đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái
Sihanouk. Thành viên thứ 13 là Hoàng thân Sihanouk giữ chức chủ tịch Hội đồng.
Còn Lý Bằng trong khi trả lời phỏng vấn của Paisai Sricharatchang, phóng viên
tờ Bangkok Post tại Bắc Kinh, ngày 24/10/1990, đã xác nhận có một cuộc gặp bí
mật giữa lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam hồi đầu tháng 9 và cho biết kết quả
cuộc gặp đã được phản ánh qua cuộc họp giữa các bên Campuchia ngày 10/9/90 tại
Jakarta. Trong khi nói không biết chắc phía Việt Nam đã cố gắng thuyết phục Nông
Pênh đến đâu, Lý nhận định là Hà Nội chắc chưa làm đủ mức. Điều đó có thể thấy
được qua việc Nông Pênh đã có“một thái độ thiếu hợp tác (uncooperative)”.
Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta
đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ
nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và
chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa “diễn biến hoà bình” của chủ
nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như
sai lầm “giải pháp đỏ”, v.v…
(còn tiếp)
------------------
Đọc bài này, thấy Trung quốc như thằng Chai-en, Việt Nam mình như Nôbita.
Trả lờiXóaĐô rê môn (Nhật) phải ra tay giúp Việt nam, nhanh lên đi.
Căm Pu Chia là thằng mỏ nhọn Xê Cô.
XóaTưởng cũng nên nhắc lại ở đây là đại sứ TQ.Trương Đức Duy là người thông dịch
Trả lờiXóatiếng Tàu cho chủ tịch Hồ Chí Minh,được TQ.tiến cử qua làm việc ở VN.
Phải chăng tên TĐD.kiêm luôn vai trò tình báo của TQ.với chức vụ nói trên mà VN.
và ngay cả cụ HCM.cũng không biết ?
Nói thẳng ra là ông Trần Quang Cơ đáng cảm phục trong tư cách một thứ trưởng
Bộ NG.khi ông không đồng ý về cái gọi là hội nghị Thành Đô 1990 thần phục TQ.
Lời than của ông Nguyễn Cơ Thạch : “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!” Đến nay đã được kiểm chứng rõ ràng hơn bao giờ hết , qua đó chúng ta hiểu thêm về " Tầm " của các lãnh đạo Việt Nam , khi có những đánh giá hết sức nông cạn , kém cỏi và thiếu hiểu biết , chủ quan một cách ngờ nghệch trong quan hệ với Trung Quốc : " Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc "
Trả lờiXóaQua hội nghị này bao xương máu của quân và dân trong chiến tranh biên giới 1979 - 1989 coi như vứt đi cả . Điều làm chúng ta đau đớn hơn , là nó diễn ra khi khói súng trên miền biên giới chưa kịp tan , nhân dân đang điêu đứng , khổ sở vì cuộc chiến tàn bạo và đểu cáng do Trung Quốc gây ra .
Vì " Sợ Trung quốc ……….. Theo đế quốc “ mà vô tình xô đẩy đất nước vào vòng kiềm tỏa của họ , nhưng vẫn nghĩ “ Mình “ cao tay , dẫn dắt được Trung Quốc - Thật ngớ ngẩn và “ Thật thà “ một cách non dại .
Xin cảm ơn Bác Bùi Văn Bồng đã trích đăng cuốn hồi ký này . Chúc Bác mạnh khỏe – Bình an .
Để gió cuốn đi