Xe tăng Trung Quốc ở Campuchia |
* BÙI VĂN BỒNG
(tiếp theo - Kỳ
14)
‘ĐƯỜNG LƯỠI BÒ’ TRONG MƯU ĐỒ BÁ VƯƠNG
… Từ lâu, Trung Quốc đã muốn “sớm được cơ hội” thế
chân Mỹ làm chủ Đông Dương, từ đó bành trướng xuống Đông Nam Á. Khi nguòn tài
nguyên, khoáng sản “đại lục” đã cạn kiệt, Trung Quốc đòi giành hết Biển Đông để
thâu tóm quyền lực và vơ hết quyền lợi về cho mình – vốn tự coi là “Con số 5
giữa Hà Đồ”, tức Trung tâm trái đất, làm chủ toàn cầu; chừng nào chưa vươn vòi
bạch tuộc tham lam chế ngự, chi phối
Đông Nam Á, thì nhà cầm quyền Trung Nam Hải còn lồng lộn lên. …
Khi tự vạch ra một đường vẽ trên bản đồ biển Đông, có
thể nói nhà cầm quyền Trung Quốc coi như là phác thảo phạm vi cần thiết cho bản
đồ tác chiến tầm chiến lược khu vực. Họ gọi là đường chữ U, hoặc đường “đứt
khúc khảo cứu hải dương”, “cửu đoạn hải giới”…Cái chữ “hải giới” đã bộ lộ ý đồ
như một “hằng số” - số không đổi, trong ý đồ bành trướng độc chiếm biển Đông.
Với đường lưỡi bò, sẽ không một nước nào còn biển để mà đàm phán trong tranh
chấp biển Đông với Trung Quốc. Việc in chìm mờ đường lưỡi bò vào hộ chiếu phổ
tông của Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ nham hiểm đó.
Hiện nay các nước trong vùng Đông Nam Á không gọi
đường chữ U theo hay “cửu đoạn hải giới” như TQ tự đặt ra, mà không ai bảo ai
đều gọi là Đường Lưỡi Bò, vì họ gần như đồng quan điểm nhìn nhận với nhau là
lòng tham lam, ý đồ bành trướng của Trung Quốc khác nào cái lưỡi bò liếm ngoẹo
khắp chung quang để rồi cái gì cũng muốn vơ vào cho nước mình, nhất là những
nơi có nhiều nguồn tài nguyên quý. Đất nước của họ rộng rồi, muốn rộng hơn nữa,
đông dân rồi, muốn đông thêm nữa.
Thực tế từ nhiều đời qua, cả mấy
nghìn năm, ai chẳng thấy máu bành trướng của Trung Quốc cứ dâng lên phừng
phừng, không có độ dừng. Xưa nay, tuy đất rộng, người đông không nước nào sánh
bằng, nhưng TQ vẫn còn lấn chỗ này một chút đường biên, chen chỗ kia chút biến,
nhòm ngó đảo này đảo kia của nước láng giềng.
Nhìn lại, ý đồ bành trướng có quy mô, có tầm chiến
lược ghê gớm nhất của TQ là từ những cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Khi
ấy, đánh hơi thấy khả năng VN sắp thắng Mỹ-ngụy, sẽ giải phóng được miền Nam,
thống nhất đất nước, TQ đã sắp sẵn ý đồ đã có từ lâu hòng thế chân Mỹ thôn tính
Đông Dương. Đối với TQ, bán đảo này là vị trí chiến lược, là cửa ngõ phía Nam,
là miếng mồi ngon nhăm nhe cả nghìn năm chưa dễ nuốt.
Nhiều đời, từ giặc Ân đến giặc Minh đều không “bình
định”, chinh phục nổi Việt Nam, thậm chí nhiều nơi đã cắm quan người Tàu cai
trị đến tận quận, phủ, nhưng rồi cũng bị Việt Nam đánh cho tơi tả, ôm đầu máu
chạy về cố quốc. Muốn “lấy” VN từ lâu rồi, nhưng khi quân Minh bị tan tác, đến
đời nhà Thanh thì sự biến trên thế giới thay đổi, TQ không từ bỏ ý đồ xâm lược,
thôn tính VN, nhưng từ cuối thế kỷ 19, VN bị Pháp xâm lược, rồi sau 1954 lại bị
Mỹ can thiệp, Mỹ xâm lược, TQ có muốn cũng đành chờ thời cơ. Thật là
“miếng ngon mất đi sầu bi phát khùng”.
Thế nên, khi ấy, dù nội bộ có “bè lũ 4 tên” (Giang
Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng) gây rối lung tung, lộn
tùng phèo nội bộ thiên triều Trung Nam Hải, nhưng TQ vẫn đưa ra một số nội dung
về đối ngoại và cả đối nội, bắt VN phải “từng bước phục tùng”.
Khi VN tỏ thái độ cứng rắn, giữ vững quan điểm độc lập
chủ quyền, tỏ ra không “tâm phục khẩu phục”, thì TQ liền liền đỏ mặt tía
tai. TQ cho là VN chỉ quá nghe lời LX, nghe ông Tây, hoặc bị LX xúi giục nên
đã gây nhiều cuộc xung đột biên giới với Liên Xô từ thời đó. Đến mức,
tình hình xung đột hai nước lớn vẫn là nỗi đau, nỗi lo của Bác Hồ trước khi
Người ra đi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Về phong trào Cộng sản thế giới - Là một người suốt đời phục vụ cách
mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc
tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các
đảng anh em!..”.
Tiếp đến, nhà cầm quyền TQ lúc đó còn có nhiều động
thái với đủ kiểu hăm hè, đe dọa, khống chế VN. Ai đã từng chứng kiến và theo
dõi thời cuộc vào cuối những năm 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ trước đều biết
rất rành rẽ ngọn nguồn về những khó khăn trong giải quyết mối quan hệ với nước
láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” này.
Thời đó, cả hai nước lớn trong phe XHCN là Liên Xô và Trung Quốc
đều ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Liên Xô ủng hộ bởi muốn giữ vững và mở
rộng thành trì CNXH ở khu vực Đông Nam Á. Còn Trung Quốc, với sự tiếp nhận chủ
nghĩa Mác nửa với, ý thức về CNXH ít hơn, chủ yêu ủng hộ VN là muốn đánh bật Mỹ
ra khỏi Đông Dương để TQ thực hiện ý đồ trùm khu vực.
Bởi vì khi VN đánh thắng Pháp, quân Tàu Tưởng thấy
thời cơ ngon ăn nhảy vào thế chân Pháp, bị Bác Hồ nhìn thấy dã tâm không thiện
chí, đã phải ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, để Pháp dẹp Tàu Tưởng. Ai ngờ, ngay
sui đó, Mỹ lại nhảy vào miền Nam Việt Nam. Cho nên, TQ tức mà không thể kêu
được, hầu như phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Vì thế, xét động cơ giúp VN thì
trong đó có cái chủ đích của TQ giúp VN là coi như tự giúp mình, tự chủ động
“giữ cho mình”, có lợi thì mới làm, buông VN thì mất hết quyền chi phối, bá chủ
khu vực. Nếu như không giúp VN đánh Mỹ, để cho đế quốc đầu sỏ đầy sức mạnh này
mà chiếm được cả VN thì coi như tiêu, nguy to. Mỹ mà nằm ngay sát nách Trung
Quốc thì coi như “thượng phong tiêu thế, đại kế tiềm vong” (cái thế thượng
phong bị triệt hãm, mưu lớn bị mất).
Thế nên, thời đó cả “hai ông anh khả kính” đều nhiệt
tình dồn sức ủng hộ VN, muốn Mỹ phải cuốn gói nhanh khỏi VN. Cũng là giúp VN
đánh Mỹ, nhưng Liên Xô giúp trang bị vũ khí tối tân, hiện đại, chuyển giao kỹ
thuật sử dụng và tác chiến (tên lửa, máy bay, xe tăng...), còn Trung Quốc giúp
quân trang (quần áo Tô Châu, mũ cối, giày dép, lương khô, bi đông đựng nước
uống...).
Cũng vì “cái lưỡi bò” tham lam đó, nhìn quá lại một
chút từ năm 1956, lợi dụng tình hình Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc cho
quân đội ra chiếm nhóm phía đông quần đảo Hoàng Sa, rồi cho quân đội ra chiếm
đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 1-1974, lợi dụng tình hình Mỹ phải rút khỏi Đông
Dương, Trung Quốc tranh thủ ăn chặn, chiếm chỗ trến biển Đông, qua mặt chính
quyền Hà Nội, gian manh đánh lén, dùng một lực lượng hải quân, không quân quan
trọng đánh chiếm nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa khi đó do quân đội của chính
quyền Sài Gòn bảo vệ. Năm 1988, Trung Quốc lại huy động lực lượng không quân,
hải quân tấn công chiếm sáu điểm trên quần đảo Trường Sa, từ đó ra sức củng cố
các điểm này làm bàn đạp cho những bước tiến mới.
Nhắc lại một sự kiện đi đã vào lịch sử thế giới, loài
người không bao giờ quên được là tội ác diệt chủng của Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia.
Đâu phải ngẫu nhiên nội tại đất nước Chùa Tháp này tự nứt nòi ra cái bè lũ diệt
chủng Pôn-pốt, Iêng-xa-ri, Khiêu-xăm-phon độc tài phát xít tự hại chính dân
nước mình như thế? Cái gốc sâu xa của cuộc nội chiến, gọi là “Xây dựng chế độ
Cộng sản Pôn-pốt”, gây ra cảnh tang tóc đầu rơi như sung rụng, máu chảy
thành sông ở CPC, xem ra không ai khác mà chính là TQ, ông thầy Tàu đầy mưu sâu
kế độc thâm hiểm do lòng tham mở rộng cương thổ bá quyền.
Báo chí trên trên thế giới khi đó cũng đưa không ít
bình luận rằng: Vì ý định nhằm đạt mục đích mưu bá đồ vương, TQ đã đưa Pôn-pốt
sang TQ học tập, nhồi sọ, huấn luyện Pôn-pốt và phe lũ làm tay sai. Ông thầy
Tàu nhét vào đầu mấy thằng “Khơ-me đỏ” ngu dốt và thực dụng là “xây dựng chủ
nghĩa cộng sản kiểu mới” ở Cao Miên theo tư tưởng TQ, và TQ hứa hẹn sẽ giúp đỡ
hêt sức để Cam-pu-chiaxây dựng thành công chế độ cộng sản, hai nước sẽ hữu hảo
trường thiên lâu bền (!?).
Cũng trong mưu đồ muốn chớp cơ hội thay chân Mỹ thôn
tính Đông Dương, TQ bày kế, xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt gây hấn dọc toàn
tuyến biên giới VN-CPC, chọc ngang hông, để VN mới sau chiến tranh sẽ rơi vào
thế mất ổn định, thế bất lợi, có cớ cho TQ dễ bề can thiệp. Cũng với chiêu bài
thành bản chất truyền đời kiểu võ lâm kiếm hiệp “tọa sơn quan hổ đấu”, TQ cử
những đoàn chuyên gia quân sự sang giúp CPC, và trợ giúp mọi trang bị từ
vũ khí, lương thực, thực phẩm; đồng thời đứng phía sau bày kế, kích động cho
Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới với VN.
Cùng với việc TQ xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt không
ngán gì, cứ chọc phá VN cho nhiều vào. TQ còn nghĩ ra kế đánh lừa nước Lào vốn
bản tính cả tin, thật thà. TQ nói với Lào là giúp, viện trợ không hoàn lại cho
Lào mở con đường từ biên giới Trung Quốc qua Lào, tại phía tây A-pa-chải của
Lai Châu, phía Đông Sa-la Phăng của tỉnh Luông-phra-băng (Lào), Con đường này
nằm trên đất Lào phía Tây biên giới Lào-Việt, chạy suốt từ Thượng Lào, qua
Trung Lào đến tận Nam Lào. Con đường này trong ý đồ của TQ là con đường chiến
lược quan trọng, là “đường xương sống”
trên bán đảo Đông Dương. Khi Lào cho phép TQ mở con đường này, TQ mừng như vớ
được kho vàng.
Theo thiết kế của TQ, con đường biên đi dọc vùng rừng
núi phía Đông nước Lào, từ Thượng Lào, chạy suốt Trung Lào đến tận Hạ Lào rồi
nối thông vào tận Cam-pu-chia. Theo thiết kế, con đường này chạy dọc suốt tuyến
biên giới Lào-Việt trến đất Lào, đến tận phía tây Trường Sơn, vượt
qua lưu vực thượng nguồn Sê-băng-hiên, miền thượng Se-san, qua vùng rừng nui
At-tô-pơ, vào tỉnh Rát-ta-na-ki-ri và Môn-dol-ki-ri của Cam-pu-chia. Nếu
thực hiện được tuyến đường này, TQ sẽ có ngay con đường chiến lược tại Đông
Dương. Với ý đồ này, được Lào chấp nhận, TQ rần rần cho công binh, xe máy mở
đường ngay. Khi VN truy đuổi Pôn-pốt, giải phóng Cam-pu-chia, TQ đã mở được gần
100 km thông từ biên giới TQ sang Lào, chạy dọc biên giới Lào giáp với
Việt Nam…
(còn tiếp)
------------------
Hơn 2 triệu dân CPC vô tội chết dưới bàn tay Khme đỏ ,đó là hậu quả giúp đỡ toàn diện của TQ. Nhớ lại hậu quả đau lòng mà cải cách ruộng đất (tham mưu TQ) mới thấy sự tương đồng của hai sự kiện.Đó là âm mưu thâm độc của ông bạn 4t ,mượn bàn tay của đảng anh em ,tiêu diệt dân ,làm rối loạn,suy yếu đất nươc CPC và VN để dễ bề thôn tính
Trả lờiXóaMượn bạo lực không thôn tính được ,TQ đã thay đổi phương cách ,cuộc xâm lược mền của''cà rốt'' tỏ ra có hiệu quả .''Chó sói Phương Bắc'' đã đặt được một chân vào nhà ''dê Phương Nam''.''Dê con hai nhà'' thích thú trước những ''củ cà rốt'' bắt mắt .Đặt nốt những bàn chân còn lại vào những ngôi nhà hàng xóm có lẽ chỉ là vấn đề thời gian
Những chiếc tank kiểu T này, mà Iraq mua của TQ, vô dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh. Hiện nay, tank M1-Abrams của Mỹ đang đứng đầu.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaTuyệt chiêu bàn đạp ấy mà
Cái trò con nít mà lừa được ai
Cao Miên chỉ thích lãnh tiền
Xông pha đạn lửa lắc đầu làm thinh .
Dường như kinh nghiệm trong bao năm làm báo đã được nhà Báo Bùi Văn Bồng dồn vào loạt bài về Trung Quốc này , với những nhận xét và đánh giá tình hình rất chính xác và nhiều phán đoán vượt trước thời gian . Báo QĐND từ rất lâu rồi đã không còn một tay viết và những bài viết tầm cỡ như thế này .
Trả lờiXóaBạn đọc luôn mong chờ các phần tiếp theo của loạt bài này .
để gió cuốn đi
Trả lờiXóaCái chi tiết "từ năm 1956, ..., rồi cho quân đội ra chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa" chưa chính xác thì phải!
Đảo Ba Bình là quân đội Tưởng Giới Thạch chiếm đầu năm 1947, sau khi hết thời hạn tước vũ khí quân Nhật ở ĐD phía bắc vĩ tuyến 16. Hiện nay Đài Loan đang chiếm đóng.
TQ, Lào, Campuchia họ tăng trưởng trên 8% hàng năm, còn VN là dưới 6%. Tại sao VN không khiêm tốn để học hỏi mà cứ huyênh hoang kiêu ngạo nhỉ? Có thấy gái TQ, Lào, Campuchia, Mianma sang VN làm gái đĩ đâu? Còn gái VN sang TQ, Lào, Campuchia, Singapo... làm đĩ kiếm cơm thì đầy rẫy!
Trả lờiXóaThật thương xót, buồn đau cho thân phận người phụ nữ Việt!
Cảm ơn Đảng - Chính phủ! Cảm ơn Đảng - Chính phủ! Cảm ơn Đảng - Chính phủ!
TQ, Lào, Campuchia họ tăng trưởng trên 8% hàng năm, còn VN là dưới 6%. Tại sao VN không khiêm tốn để học hỏi mà cứ huyênh hoang kiêu ngạo nhỉ? Có thấy gái TQ, Lào, Campuchia, Mianma sang VN làm gái đĩ đâu? Còn gái VN sang TQ, Lào, Campuchia, Singapo... làm đĩ kiếm cơm thì đầy rẫy!
Trả lờiXóaThật thương xót, buồn đau cho thân phận người phụ nữ Việt!
Cảm ơn Đảng - Chính phủ! Cảm ơn Đảng - Chính phủ! Cảm ơn Đảng - Chính phủ!
Đường cao tốc Côn Minh - Hà Nội hại hơn là lợi, nguy hại cả về kinh tế lẫn quân sự an ninh quốc phòng cho VN
Trả lờiXóaĐường cao tốc Côn Minh - Hà Nội hại hơn là lợi, nguy hại cả về kinh tế lẫn quân sự an ninh quốc phòng cho VN
Trả lờiXóa