Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Thầy thuốc "cái bang" và quan tham thời nay

Có lẽ trong đời làm thầy thuốc, chưa bao giờ bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung
nghĩ tới giờ phút mình phải làm "cái bang"- đứng giữa chợ huyện Vị Xuyên.

                                                                    Ảnh minh họa: suckhoedoisong
* KỲ DUYÊN
Xét cho cùng, dù giầu có và nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, họ mới chính là những "cái bang"- theo đúng nghĩa của từ này- về nhân cách công dân. Sự giàu nghèo trong xã hội, đôi khi không thể tính bằng nhà lầu, xe hơi.
Chỉ có điều, vì thế xã hội rất khó phát triển, và khát vọng hóa rồng của nước Việt thật…. xa khơi.
Xin được mượn cái tít bài của nhà báo Hoàng Linh cho bài viết này. Bởi câu chuyện mới xảy ra gần đây tại phiên chợ huyện Vị Xuyên (Hà Giang) quả là ấn tượng, lay động sâu sắc tận tâm can mọi người. Ở đây là tấm lòng của các bác sĩ Bệnh viện huyện Vị Xuyên nói chung, của bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung, Phó Giám đốc bệnh viện nói riêng. Giữa thời buổi lòng người đầy hoài nghi nhau bởi hai chữ kim tiền.
"Có anh đời còn... dễ thương"
Chuyện bắt đầu từ công việc nghề nghiệp của họ: Sản phụ trẻ Phàn Thị Thẩy, 20 tuổi, người dân tộc Dao sinh con lần thứ hai. Vào giờ phút thai nhi ra đời, các thầy thuốc ngỡ ngàng trước một tình huống bất ngờ- thai song sinh. Oái oăm thay, hai bé dính nhau ở phần bụng. Tư thế dính khiến cho các bé không thể bú mẹ như bình thường, và cũng không thể phát triển lành mạnh như mọi đứa trẻ.
Ai cũng biết, xưa nay bệnh viện huyện, lại là ở tỉnh miền núi cao và nghèo như Hà Giang, đến máy siêu âm vẫn là máy đen trắng, nhiều thiết bị kỹ thuật vẫn còn rất thô sơ, thì việc phẫu thuật cho hai bé song sinh dính nhau- không chỉ đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao, mà còn đòi hỏi các phương tiện thiết bị kỹ thuật, điều kiện chăm sóc đặc biệt.
Mà muốn cứu được hai bé, chỉ có cách chuyển các bé về Hà Nội, nơi có các bệnh viện phương tiện kỹ thuật cao cấp và bảo đảm.
Nhưng gia đình sản phụ Phàn Thị Thẩy quá nghèo. Gặng hỏi mãi, mới biết trong túi người chồng, chỉ có... 200.000 đồng. Mà nếu có vay mượn bà con làng bản, may ra chỉ được 02 triệu. Vì họ cũng nghèo như nhau. Đường về Hà Nội thì quá xa xôi. Và còn không biết bao nhiêu khâu, dịch vụ đều cần đến đồng tiền.
Trong khi sự sống của hai bé song sinh không thể chờ đợi
Có lẽ trong đời làm thầy thuốc, chưa bao giờ bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung nghĩ tới giờ phút mình phải làm "cái bang"- đứng giữa chợ huyện Vị Xuyên, mặc bộ áo Blouse trắng, trưng tấm biển dán hình hai bé song sinh, để xin tiền khách đi chợ lại qua, mong chờ vào sự cứu giúp của những tấm lòng đồng loại.
Chiếc áo Blouse trắng đó là vật "làm tin".
Quả thật, việc làm bột phát và khẩn cấp của người thầy thuốc không quản ngại sự sĩ diện hay thị phi, và cũng không còn cách nào, như anh nói- lúc đó chẳng nghĩ được gì khác- đã giúp cho hai bé song sinh nhanh chóng được chuyển về Hà Nội. Dư âm của việc làm tử tế đó lay động các trang mạng xã hội đến hôm nay. Còn người viết bài thực sự đã khóc khi nhìn bức ảnh và đọc câu chuyện.
Thương số phận những người nghèo. Và thương quá việc làm của người bác sĩ trong cơn hoạn nạn của bệnh nhân.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Ca từ của nhạc sĩ họ Trịnh, may mắn thay, dường như vẫn hiển hiện trong đời sống này, chẳng phải để gió cuốn đi, mà là để cuốn mọi tấm lòng vào những tấm lòng trắc ẩn trước số phận bất hạnh của con người, nhất là các bé em không may.
Và rồi, đứng ở phiên chợ vùng cao, làm "cái bang" bất đắc dĩ với chiếc áo Bouse trắng tinh, trong 02 giờ, người bác sĩ đã nhận được của cộng đồng gần 7,5 triệu đồng, số tiền đủ cho gia đình người sản phụ trẻ đưa con về kịp Hà Nội trong ngày. Theo Tuổi trẻ, ngày 16/7, cho tới hôm nay, nhờ các trang mạng xã hội, nhờ những tấm lòng kết nối, chia sẻ, số tiền giúp đỡ mẹ con sản phụ Phàn Thị Thẩy đã là 40 triệu đồng. Các y bác sĩ của bệnh viện đã giúp sản phụ Phàn Thị Thẩy có riêng một tài khoản ngân hàng đầu tiên trong đời, để chị có thể tiếp tục nhận được những tấm lòng của các nhà hảo tâm.
Cũng theo báo này, được thông tin, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã tặng bằng khen cho bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung, và yêu cầu Bệnh viện Việt- Đức tạo mọi điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho hai bé.
Hẳn bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung lại thêm một bất ngờ. Còn người viết bài này chỉ nghĩ tới ca từ bất hủ của nhạc sĩ Phạm Duy may mà có anh (em) đời còn dễ thương.
Nhưng khi câu chuyện cảm động làm "cái bang" để cứu người của bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung và các y bác sĩ Bệnh viện huyện Vị Xuyên khép lại, cũng là lúc mở ra cho ngành y nói chung, các bệnh viện nói riêng một vấn đề cần cả xã hội chung tay chia sẻ, giải đáp. Đó là tình huống có những bệnh nhân nghèo phải cấp cứu mà không có tiền, cũng không biết nương tựa vào đâu, số phận họ sẽ ra sao? Mà người viết tin rằng những phận nghèo không may này cũng không ít!
Vì đâu phải lúc nào họ cũng có thể gặp được tấm lòng "cái bang" như của bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung?
Lòng tham tàn tệ
Đối lập với việc làm đầy tính thiện đó của bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung, là những thông tin dù là chuyện biết rồi khổ lắm, nhưng vẫn phải nói.
Đó là quốc nạn tham nhũng, đã tàn phá không thương tiếc nền tảng kinh tế- văn hóa- đạo lý xã hội này, dẫn đến di họa lớn nhất, là tàn phá niềm tin của người dân. Những thông tin mà đọc lên ai cũng phải bất bình.
Sao không bất bình được. Bởi những con số tham nhũng và chống tham nhũng hệt những cặp đôi... cọc cạch, so le.
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, theo ông Thổng Thanh tra CP, dù có nhiều cố gắng, nhưng tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp nhiều ngành nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi (Tiền phong, ngày 12/7).
10 năm qua, thiệt hại do các vụ việc tham nhũng đã gây ra, được phát hiện là 59.750 tỷ đồng, trên 400 hecta đất. Nhưng số tiền thu hồi cho Nhà nước rất khiêm tốn- chỉ mới 4.676, 6 tỷ đồng và trên 219 hecta đất.
Cũng theo ông Tổng TTCP, việc kê khai tài sản, thu nhập còn mang nặng tính hình thức, quy định về nộp lại quà tặng cũng... rứa, hiệu quả thấp và trên thực tế rất khó kiểm soát. 10 năm qua, mới xử lý kỷ luật được 17 người kê khai tài sản không trung thực, 10 cán bộ nhận quà biếu bị xử lý.
Người viết bài không nêu các giải pháp, vì nó hiện diện quá nhiều trên mặt các bài báo đã viết.
Chỉ hoài nghi, thắc mắc một điều:
Vì sao đôi chân tham nhũng thì khỏe, chạy nhanh, chạy mạnh, xoay quay các lợi ích nhóm, còn đôi chân công khai, minh bạch, nắm tận gốc các thu nhập quan chức trong đối tượng công khai tài sản, lại như bị... liệt?
Vì sao, đôi chân cải cách thể chế kinh tế, (nhằm hạn chế cơ chế xin cho của khu vực kinh tế nhà nước, mảnh đất dưỡng sinh tham nhũng, lợi ích nhóm) lại yếu và bước đi chậm chạp đến vậy?
Vì sao, đôi chân cải cách hành chính, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, hạn chế tệ nạn tham nhũng nơi công quyền lại yếu và chậm chạp không kém? Thậm chí nhiều nơi bộ máy công quyền có xu hướng mắc bệnh "béo phì".
Lỗi tại ai? Hay tại dân? Những người dân gánh hàng nghìn loại phí, lệ phí/ năm tưởng không thể ... thở nổi?
Nơi này, một bác sĩ phải làm "cái bang" để xin tiền người dân cấp cứu đồng loại. Nơi kia, các quan chức tham nhũng, đục khoét quốc gia, tàn phá xã hội, khiến quốc gia phải tủi hổ đứng trong xếp hạng thấp của văn minh nhân loại.
Nhưng xét cho cùng, dù giầu có và nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, họ mới chính là những "cái bang"- theo đúng nghĩa của từ này- về nhân cách công dân. Sự giàu nghèo trong xã hội, đôi khi không thể tính bằng nhà lầu, xe hơi.
Chỉ có điều, vì thế xã hội rất khó phát triển, và khát vọng hóa rồng của nước Việt thật…xa khơi
Kỳ Duyên/(Tuần Việt Nam)
------------

16 nhận xét:

  1. Các quan phụ mẫu đang lo giành ghế, giữ ghế và hội họp ăn nhậu triển khai nghị quyết TW, các con dân tự mà lấy thân nhá nhá

    Trả lờiXóa
  2. nhục nhã thay cho dân tộc việt nam

    Trả lờiXóa
  3. Thằng nguyễn phú trọng có nhắn tin cho gia đình Phàn Thị Thẩy tới nhà hắn để hắn lo toàn bộ chi phí viện phí giúp gia đình chị Thầy?
    Tiên sư bố cái đảng csVN (đảng cộng sản vô nhân)

    Trả lờiXóa
  4. Ông Bồng ơi, sao dạo này tin vừa cũ lại vừa ít thế? Tôi là một bạn đọc tin ông và hay mở trang ông, nhưng dạo này thưa, vì mở ra chả thấy lượng thông tin mấy. Rất ,ong ông điều chỉnh để biến thành địa chỉ tin cậy, ít nhất là với tôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải có lý do nào đó mà bác ấy mới vậy. C1 bao giờ bạn lo lắng cho bác ấy không? Hay chỉ trách móc?

      Xóa
  5. Tấm lòng vì bệnh nhân của BS Nguyễn Ngọc Chung thật đáng ngưỡng mộ và kính trọng. Mong có nhiều BS có tấm lòng như thế với Nhân dân. Nhưng có lẽ nên suy nghĩ cách làm khác với cách làm " cái bang" bất đắc dĩ như BS Chung . Lẽ ra việc này bàn với lãnh đạo Bệnh viện, tổ chức Công đoàn, Phụ nữ, đoàn Thanh niên để vận động quyên góp nhân đạo trong nội bộ và nhân dân địa
    phương. Sự kiện BS làm "cái bang" hy hữu này chứng tỏ mấy chục năm Đảng và nhà nước tăng cường đưa cái chữ và y tế về vùng cao, chỉ tốt đẹp trên báo chí, thực tế chỉ làm nửa vời . Đó là hệ lụy của chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục , y tế ...theo phong trào, "đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột ". Bộ chính trị ĐCSVN, Nhà nước, Chính phủ VN nhiệm kỳ mới này liệu có khắc phục được tình trạng này không, là câu hỏi Nhân dân đang cần câu trả lời.

    Trả lờiXóa
  6. Có 1 sự bất bình thường nhưng được coi là "bình thường" ở VNcs: nhân dân VN và nước ngoài phải tự bỏ tiền ra xây nhiều cây cầu, còn "nhà lước" thì mặc kệ xác?! Dù thật ra xây cầu là nhiệm vụ của chính phủ.

    Trả lờiXóa
  7. Bố tôi nay lắc đầu chán nản: "Cái xứ gì mà kết quả ADN cũng có thế là giả? Thời này là thời gì?!"

    Trả lờiXóa
  8. Tặng cái bằng khen vô duyên, có lẽ BS Chung không muốn nhận nhưng ngại phiền phức quy chụp. Bằng với chả sắc có giá trị nhân tâm gì ! Tờ giấy làm màu.

    Trả lờiXóa
  9. Nói chung là chỉ thấy dân thường đùm bọc lấy nhau, cấm có thấy Tổng bí thơ, chủ tịch, bộ chánh trị có ông nào ủng hộ người nghèo. Toàn quân đểu .

    Trả lờiXóa
  10. Kỳ Duyên viết đúng đấy,mọi diễn biến xấu trong đời sống xã hội hiện tại chung quy lại do Đảng cộng sản Viêt Nam.Đảng không chia sẻ quyền lãnh đạo,mà trực tiếp,toàn diện thì còn đổ lỗi cho ai đươc?
    Trong đấu tranh cách mạng(gọi là cách mạng) Đảng ta đươc dân tin,sau cách mạnh tháng Tám(1945) rồi sau hòa binh lập lại(30/4 1975) thì Đảng băt đầu có vấn đề,đăc biệt từ lúc bỏ thư chủ nghĩa giáo điều,duy ý chí,kinh tế đất nươc bắt đầu có sự phát triên thì trong Đảng môt bộ phân không nhỏ Đảng viên bắt đầu suy thoái,cùng Đảng viên mà có ông tài sản hàng trăm,hàng ngàn tỷ,có Đảng viên là cựu chiến binh chưa có nhà ở,thế thì ngay trong Đảng viên chưa đồng chí chứ nói gì với hàng triệu nhân dân.Đảng tuyên truyền giáo dục Nhân dân,khi xây dựng chủ nghĩa xã hội mọi tư liệu sản xuất là của chung chỉ có 2 hình thức sở hữu là tập thể và nhà nước,gần non một thế kỷ,nào hợp tác hóa,nào tập thẻ hóa,nay lại đẩy mạnh cổ phần hóa,thưc chất là tư nhân hóa(ai nắm nhiều cổ phần nhât thì làm chủ(chủ tịch hội đồng quản trị).Vào doanh nghiệp cỏ phần hóa thì vấn đề đấu tranh giai cấp còn ý ngĩa gì hỡi các nhà Maxit,khi đang kêu gọi đầu tư có nguồn vốn FDI.Hơn 80 năm đấu tranh cách mạng,cải cách ruộng đất để người cày có ruộng,đấu tranh với giới chủ để công nhân làm chủ nhà máy,xí nghiệp,sau hiệp định Jowneo đánh Bạch Thái Bưởi,Trịnh Văn Bô.....,những năm cuối thập kỷ 1970 ông Đỗ Mười vào Sài Gòn đanh tư sản cụ thể là đi cươp không tà sản của Mã Hỷ(vua lúa gạo),Lưu Tú Dân(vải vóc),Hoàng Kim Quy(vua kẽm gai),Bùi Văn Lự(phụ tùng xe máy),Trần Thiện Tứ(xuất khẩu Cà phê),Lý Sen(kinh doanh săt thép),Trương Dĩ Nhiên(độc quyền phim,ảnh) sự kinh doanh củ họ chăng khác gì so với Phạm Nhật Vương,Đoàn Nguyên Đưc,Trần Nguyên Vũ,Thái thị Hương....Nhưng do giáo điều,duy ý chí mà làm cho đât nươc khủng hoảng,kiệt quệ về kinh tế,bị cô lập về chính trị.Đổi mơi chỉ là tuyên truyền lừa mị,chăng qua đi sai đường,làm trái quy luật,thât bại,không còn sự lựa chọn thì bảo đổi mới.Lấy râu ông nọ chăp cằm bà kia thì dẫn đến khập khễnh.Giai cấp Công nhân đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản,thì hãy xem ai đang nuôi sống ai,sau giải phóng huy hoàng ai đang lam chủ ai trong nhà may,xí nghiệp,phả chăng chỉ giải phóng Đảng con giai cấp công nhân thì cứ an phận làm thuê.Trên Tổ Quôc thông nhất ai đang thực sự được làm chủ?








    Trả lờiXóa
  11. Sao các bác sỹ không bỏ tiền ra làm từ thiện, không hiến máu, hiến các bộ phận cơ thể, mà lại kêu gọi người khác? Bó mẹ bác sỹ vào bệnh viện còn phải có phong bì lót tay đấy, xin trích nguyên văn lời nói của các bác sỹ "nếu không anh em lại bảo, anh em với nhau mà không bằng người ngoài!!!". Tức là người ngoài còn có phong bì "cảm ơn", anh em với nhau, thiếu gì tiền mà lại không có. Thường là các bác sỹ phong bì cho nhau nhiều tiền hơn bệnh nhân, như việc A, bẹnh nhân phong bì trung bình khoảng 200, thì cũng việc như thế của nhà bác sỹ, các bác sỹ sẽ phong bì 300. Xin nói cho những người còn mơ màng hoăc chở vờ mơ màng biết.

    Trả lờiXóa
  12. Lương y như tháng trước

    Trả lờiXóa
  13. Đào tạo bệnh nhân thành bác sĩ, vì chỉ có bệnh nhân mới hiểu bệnh nhân

    Trả lờiXóa
  14. Kỳ Duyên viết rất đúng và sâu sắc. Tìm ra người tốt trong thể chế khốn cùng và nhiễu nhương này rất khó. Kẻ tử tế thì ít và nghèo. Bọn có tiền đa phần là tham nhũng. Chính thể chế này đã tạo ra hậu quả tai hại cho Đất nước.
    NGƯỜI TỐT NÀO CŨNG CÔ ĐƠN ( Kể cả cô đơn về tiền bạc )
    BỞI VÌ KẺ XẤU ĐÔNG HƠN RẤT NHIÊU ( kể cả đông về tiền bạc )

    Trả lờiXóa