Ngày 28.7, gửi đại biểu Quốc hội báo cáo về vụ cá chết
hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận sự cố này đã
gây tâm lý bức xúc, bất an trong dân, làm giảm lòng tin của người dân vào khả
năng của các cơ quan trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp về môi
trường…
Thiệt hại
nặng nề
Theo báo cáo về tình hình, nguyên nhân, hậu quả và
giải pháp khắc phục sự cố môi trường gây ra việc hải sản chết bất thường tại 4
tỉnh miền Trung, sau quá trình đấu tranh pháp lý, Việt Nam đã buộc Formosa phải
thừa nhận 53 sai phạm hành chính. Trong đó có những lỗi rất lớn như tự ý thay
đổi trái phép công nghệ luyện cốc từ công nghệ dập cốc khô (dùng khí trơ) sang
công nghệ dập cốc ướt (dùng nước), không xây lắp bể lọc của trạm xử lý nước
thải sinh hoạt theo cam kết…
>> Chính phủ thừa nhận 9 bài học sau vụ Formosa
>> Chính phủ thừa nhận 9 bài học sau vụ Formosa
Kết quả đã khiến phía Formosa đã ký thỏa thuận về việc
giải quyết sự cố môi trường tại 4 tỉnh với 5 nội dung chính: công khai xin lỗi;
thực hiện bồi thường; khắc phục hệ thống xử thải; xây dựng giải pháp kiểm soát
môi trường và thực hiện đầy đủ các cam kết, không để tái diễn.
Theo đó, những thiệt hại về kinh tế được báo cáo nêu
ra lên tới gần 18.000 tàu thuyền với 41.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp,
trong đó có gần 4.000 tàu đang phải nằm bờ; trên 1.600 lồng nuôi cá bị chết; 10
ha cua, 5,7 ha tôm bị chết; 19.500 người buôn bán hải sản, dịch vụ tại cảng
cá... bị ảnh hưởng thu nhập.
Sự cố cá chết cũng khiến ngành du lịch lao đao. Đồng
loạt 4 tỉnh miền Trung tỉ lệ khách hủy tour lên tới 50%; công suất sử dụng
phòng chỉ còn 40-50%, cá biệt tại Hà Tĩnh chỉ còn 10-20%.
Một thiệt hại rất lớn khác là môi trường, theo báo
cáo, đã có khoảng 115 tấn cá chết dạt vào bờ (Hà Tĩnh 15 tấn, Quảng Bình 100
tấn), số chìm dưới đáy chưa thống kê được. Thống kê sơ bộ cũng cho biết, có tới
450 ha rạn san hộ bị tác động trực tiếp, trong đó có đến 40-60% rạn san hô bị
phá huỷ. Những thiệt hại môi trường chi tiết sẽ tiếp tục được điều tra, đánh
giá toàn diện và công bố vào đầu tháng 8 tới.
Gây bất an
trong dân
Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận, sự cố gây tâm lý bức
xúc, bất an trong dân, làm giảm lòng tin của người dân, giảm lòng tin vào khả
năng của các cơ quan trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp về môi
trường. Sự cố để lại hệ quả bất an trong xã hội, người dân lo lắng về việc mất
sinh kết, thất nghiệp, nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được cá và sản phẩm
hải sản. Nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội cũng tiềm ẩn…
Chính phủ xác định các hoạt động bồi thường sẽ tiếp
tục triển khai trong thời gian tới, trước hết là xác định, bồi thường thiệt hại
và hỗ trợ khắc phục hậu quả, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, phấn đấu
trong tháng 8.2016 việc bồi thường thiệt hại trực tiếp đến được với người dân.
Theo đó, báo cáo cũng nêu rõ, để khắc phục các tồn
tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi
trường, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và UBND Hà Tĩnh tiến hành
kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với những thiếu sót của các tổ chức, cá nhân
có liên quan. Trường hợp phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật. Đồng thời, giao Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an tiến hành điều tra,
xử lý theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ,
ngành, địa phương đang tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân và xử lý nếu phát hiện có thiếu sót, dẫn đến vi phạm.
Quá coi
trọng đầu tư, ít để ý môi trường
Qua sự cố này, Chính phủ cũng cam kết sẽ đánh giá toàn
diện hơn về hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI trong thời gian qua,
nhất là với các dự án có nguồn thải lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhập máy móc,
công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường...
Chính phủ đánh giá thời gian qua Việt Nam đã quá coi
trọng thu hút đầu tư mà chưa quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường,
chưa lường hết được những nguy cơ tiềm ẩn. Trên thực tế có những sự cố môi
trường đã xảy ra rất khó khắc phục hoặc không thể khắc phục nên Nhà nước cần
thay đổi quan điểm trong vấn đề đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Xác định FDI tiếp tục là nguồn vốn quốc tế quan trọng
đối với Việt Nam khi viện trợ phát triển ODA đang có xu hướng giảm, đầu tư gián
tiếp khá bấp bênh nhưng cần định hướng FDI chuyển sang chính sách nâng cấp, coi
trọng hơn chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, xác lập hệ thống các tiêu
chí giúp sàng lọc, lựa chọn, ưu tiên các dự án công nghệ cao, thân thiện với
môi trường, bảo đảm đúng định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đất
nước.
Báo cáo cũng cho hay, sắp tới đây, khi gia nhập TPP,
Việt Nam được dự kiến sẽ thu hút khối lượng lớn đầu tư nước ngoài vào dệt – sợi
và nhuộm, những lĩnh vực có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng (nhất là khâu
nhuộm).
Vì vậy, Chính phủ cho rằng việc tăng cường giám sát
FDI từ góc độ bảo vệ môi trường là rất cấp bách, tránh tái diễn tình trạng thu
được lợi nhuận nhưng tàn phá môi trường của Việt Nam và để lại hệ quả nặng nề cho
người dân như sự cố cá chết hàng loạt vừa qua.
“Sự cố này cũng cho thấy kẽ hở trong pháp luật về đầu
tư, xây dựng, môi trường; thiếu quy chuẩn cho việc triển khai các hạng mục công
trình xử lý chất thải”, báo cáo nêu.
Trí Lâm/(Một Thế Giới)
--------------
Hi vọng sau này chế độ mới sẽ công bố những thiệt hại do...đãng gây ra cho đất nước sau bao nhiêu năm "lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối".
Trả lờiXóakhông thể thống kê nổi ...
Xóađầu độc bao nhiêu thế hệ, văn hoá suy đồi ...đến mấy chục đời cũng chưa biết có lấy lại được không
Chưa thấy con cá bự nào chịu trách nhiệm nhở?
Trả lờiXóaLại sâu sắc rút kynh nghuyệt
Đọc những nội dung chính phủ công bố về vụ thảm họa môi trường do Formosa gây ra chúng tôi thấy chính phủ đã có thay đổi về nhận định, chú ý thay đổi cách nghĩ đầu tư và bảo vệ môi trường .Tuy nhiên theo tôi chính phủ chưa nhìn thấy nguy cơ của những dự án do Trung quốc đưa vào Việt nam - công nghệ lạc hậu, làm ăn gian dối, mua chuộc cán bộ có chức quyền làm hư hỏng cán bộ - nhất là những cán bộ cao cấp của ta. Các dự án của Trung quốc luôn nhằm chiếm lĩnh những vị trí hiểm yếu, chiến lược về an ninh, quốc phòng của ta. Cần phải dẹp những dự án đó đi . Cứ mỗi lần thấy chính phủ định thực hiện một dự án nào mới, to lớn ... của Trung quốc là dân tình lại hoảng cả lên. Đảng và chính phủ nên chú ý đến nhận xét của dân, những nhắc nhở của dân ... đa số người dân nhận xét rằng đảng và chính phủ ta có biểu hiện mở đường cho Trung quốc lũng đoạn kinh tế, văn hóa, chính trị và cả quốc phòng của chúng ta - dân lo mất nước đến nơi rồi đấy ! Dân lo, dân báo động cho đảng và nhà nước dưới nhiều hình thức, kể cả xuống đường biều tình để nhắc nhở và đòi hỏi đảng, chính phủ phải làm đúng ... thì đảng và chính phủ lại xua công an, dân phòng, cả một bọn lưu manh côn đồ đi đàn áp, bắt bớ, đánh chảy máu đầu, chảy máu mặt người dân ... Thực trạng đó hỏi dân phải nghĩ thế nào ?
Trả lờiXóaHãy tránh xa những dự án của Trung quốc đi, về lâu dài, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại hơn là lợi ích !
Làm sao mà tránh được,đảng Vịt cọng đang dọn dường để hoàn thành lộ trình Thành đô đó ông Vũ Linh ơi.
XóaNay tất cả đã rõ,nói thẳng-sợ gì phải nói trệch đi
Lại Nếu Náo
Trả lờiXóaHoan hô Tổng thống Đài Loan
Trả lờiXóaDù vậy, thiệt hại do Formosa gây ra còn di chứng mãi
Còn bao nhiêu Formosa trên đất nước ta nữa?
Trả lờiXóacòn nhiều mà cái lớn nhất: "là ô. già trên 70 đó."
Xóabắc chước côn an
Xóa"còn đảng còn formosa"
Nhân dân VN quán triệt rằng:"Khi Đảng cộng sản này, chỉ đạo thực hiện bất cứ công việc gì. Nếu thất bại, gây nguy hại cho đất nước, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, toàn dân im lìm để chịu chết thì không sao. Nếu phản ứng, nói lên chính kiến của mình thì y như rằng, bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản sẽ lô loa lên (Đây là thủ đoạn của thế lực thù địch, có bàn tay của Đảng Việt Tân kích động) làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng & nhà nước. Hiện tình, đất nước đang như thế này đây!
Trả lờiXóaĐể cho nghiêm, cần xử lý một số người. Để quản trị quốc gia, theo sử sách để lại, có minh quân- lương tướng đã từng mượn đầu của thuộc cấp(thậm chí tâm phúc) khi phạm sai lầm để yên dân(với lời hứa sẽ lo chu tất cho mẹ già con nhỏ). Chuyện đã rõ, còn nghi ngại gì. Hãy vì nghĩa lớn các vị hãy hành động, sẽ để lại tiếng thơm.
Trả lờiXóaxử thế nào được
Xóathằng to dầu thì ề làm ng tử tế mất rồi
thằng vừa vua thì đứa về hưu đứa sẽ hạ cánh an toàn
thăng đương nhiệm thì chậy lên QH ngồi rồi ..
chỉ có thằng dân chết ráng chịu ai bảo hồi đó ngu theo cách mạng :D
CÁ chết trước,NƯỚC và DÂN chết sau !
Trả lờiXóaĐây là điều tất yếu,không thể không nhận ra,chỉ trừ kẻ cuồng tín,
giáo điều và những tên có quyền lực mà phản nước hại dân !
Không lẽ QH lại thông qua một báo cáo vớ vấn đến mức không coi QH ra gì, không coi dân ra gì nữa.
Trả lờiXóaThứ nhất, vì sao một thảm họa ghê gớm về môi trường biển như vừa qua mà chỉ hạ mức xuống còn "sự cố", vì sao lại phải hạ xuống như vậy thay vì phải ban bố tình trạng thảm họa môi trường quốc gia? Che cho ai, dấu cho ai và ai được lợi trong sự che chắn này?
Thứ 2, Bây giờ mới đưa ra một báo cáo đánh giá thiệt hại chung chung như thế này mà đã vội vàng đồng ý nhận 500 triệu đôla là tiền gì? Thao báo cáo thì có vẻ như đấy là tiền bồi thường, nhưng bồi thường cái gì và căn cứ để bồi thường là gì? Phải mất 3 tháng để... "đấu tranh pháp lý căng thẳng" (?) Ai đấu tranh với ai mà báo cáo dám trình ra QH như vậy? Việt Nam là quốc gia có chủ quyền còn formosa là một doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở VN thì phải tuân thủ luật pháp VN và CP chỉ quản lý họ theo luật và chính sách. Họ phải chịu sự điều chỉnh của các luật hiện hành liên quan và nếu vi phạm, xử lý theo luật pháp. Một quốc gia sao lại hạ mình ngang với doanh nghiệp để thương lượng, đàm phán và "đấu tranh". Kỳ cục hết chỗ nói.
Thứ 3, một thảm họa xẩy ra như thế mà phía thủ phạm gây ra thảm họa chỉ nhận 53 lỗi hành chính, kể cả giấy phép một đằng thực hiện một nẻo cũng chỉ là lỗi hành chính, xả thải bừa bãi cả xuống biển và trên bờ đều là lỗi hành chính cả thì đấu tranh pháp lý là đấu tranh cài gì nhỉ? Nhưng đó là phía formosa, còn phía VN mà không ai chịu trách nhiệm cũng là chuyện lạ. Tất cả các báo cáo và ý kiến đều cho đây là cơ sở kinh tế của formosa Đài Loan nhưng thức chất, tập đoàn Luyện kim của TQ đại lục (MCC) đầu tư vào đây là chủ yếu. Vì sao phải dấu? Dấu cho ai và vì mục đích gì? Nên nhớ là trên lãnh thổ VN ngày nay đã có hàng trăm cơ sở kinh tế của TQ phân bố khắp nước tại những vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng như Vũng Áng, mà chúng ta cứ "ưu đãi" hết mức, ngoài cả luật pháp, phải coi là hành vi tiếp tay cho giặc nếu không nói là bán nước chứ không thể quản trị quốc gia như thế này mãi được.
Tổ quốc ta có bao giờ như thế này chăng?
Dựa đâu để cong bố?
Trả lờiXóaƯớc khoảng vài ngàn tỷ dollars Mỹ chứ không ít đâu !
Trả lờiXóaThương lượng với kẻ gây tội ác với dân miền Trung để được đền bù 500 triệu USD (quy ra VND 11.555 tỷ) để đền bù thiệt hại và xử lý môi trường là một "chiến công" của nhà nước Việt Nam. Chắc "lãi to" rồi nhé!
Trả lờiXóaCác vị tính xem: Chỉ riêng Quảng Bình (tin từ Báo Quảng Bình) đã thiệt hại 4000 tỷ (chưa kể xử lý môi trường). Chưa kể thiệt hại này kéo dài đau khổ cho dân mấy chục năm nữa. Đừng vội mừng đã "thu lãi" quý vị ạ!?
Chưa tính toán thiệt hại mà nhận đền bù, một việc làm từ trước đến nay chưa hề có!