Dư luận
những ngày gần đây nổi lên câu hỏi tại sao Quốc hội Việt Nam lại gấp gáp
miễn nhiệm ba vị trí cao nhất nước trong khi thời gian tại chức của họ theo
hiến pháp quy định là chưa hết hạn. Việc làm này dấy lên nhiều nghi ngờ rằng có
sự cô lập đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để vô hiệu hóa những dự tính nếu
có của ông này. Mặc Lâm theo dõi và lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như
các cán bộ cao cấp ghi nhận vấn đề này theo ý kiến riêng của họ nhằm đưa ra
được phần nào bức tranh chính trị đương thời. GS-TSKH Nguyễn Minh Thuyết, hai
lần là đại biểu Quốc hội đã trả lời phỏng vấn:
- Mặc Lâm: Thưa GS, trong vài ngày qua dư luận rất quan tâm tới việc Quốc
hội đưa ra quyết định là sẽ miễn nhiệm ba vị trí cao nhất nước hiện nay vào
ngày7 tháng 4 thay vì tháng 7 là ngày hiến pháp quy định thời gian mà ba vị này
đương nhiên tại chức. Việc miễn nhiệm trước ngày mãn nhiệm của họ theo ông có
đúng với tinh thần của hiến pháp hay không?
- GS Nguyễn
Minh Thuyết: Tôi
được biết chương trình làm việc của Quốc hội lần này sẽ miễn nhiệm một số các
vị đương nhiệm mà vừa qua không tham gia vào Bộ chính trị hoặc Ban chấp hành
Trung ương và bầu một số vị mới. Nếu như chúng ta so sánh với quy định tại một
số điều của hiến pháp ví dụ như điều 87 quy định như thế này: Nhiệm kỳ của Chủ
tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chủ tịch
nước tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước. Điều
97 quy định là nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi Quốc hội
hết nhiệm kỳ thì Chính phủ tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới
thành lập chính phủ. Nếu so sánh với hai điều mà chúng tôi vừa đọc thì đúng là
không phù hợp lắm.
- Mặc Lâm: Không
phù hợp! có phải ý GS nói là trái với hiến pháp?
- GS Nguyễn
Minh Thuyết: Nói rằng nó trái
với hiến pháp thì cũng không hẳn bởi vì khoản 6 điều 74 của Hiến pháp quy định
Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội bầu miễn nhiệm bãi nhiệm
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội, Chủ tịch Hội
đồng bầu cử Quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước. Và theo khoản 3 điều 88 thì Chủ
tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiềm sát nhân dân tối cao và căn cứ vào nghị
quyết của Quốc hội bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức thẩm phán v. . .v. . .Ông Chủ
tịch nước cũng có quyền đề nghị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng.
Trong trường hợp này nếu không có đơn xin từ chức của
Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội mà các chức danh quốc hội
bầu thì chỉ cần Ủy Ban thường vụ Quốc hội có tờ trình đề nghị miễn nhiệm Chủ
tịch nước đương nhiệm để bầu Chủ tịch nước mới, và Chủ tịch nước có tờ trình
miễn nhiệm Thủ tướng đương nhiệm để bầu Thủ tướng mới là được.
Khi Thủ tướng chính phủ đã bị miễn nhiệm thì toàn bộ
nội các coi như được miễn nhiệm luôn.
- Mặc Lâm: Qua
kinh nghiệm hai lần là đại biểu quốc hội có bao giờ Quốc hội từng bãi nhiệm các
chức vụ cao nhất trong chính phủ như lần này không, thưa ông?
- GS Nguyễn
Minh Thuyết: Trong những năm gần
đây cũng đã từng có những lần bầu lại Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ
tịch Quốc hội khi các vị này chưa hết nhiệm kỳ. Ví dụ tháng 6 năm 2001 thì Quốc
hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch của ông Nông Đức Mạnh vì ông Mạnh đã được đại
hội lần 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam bầu làm Tổng bí thư vào tháng 4 năm 2001
tức là trước đó hai tháng và Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Văn An thay thế. Tháng
6 năm 2006 thì Quốc Hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội của ông Nguyễn Văn
An bởi vì sau Đại hội Đảng lần thứ 10 đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng thay thế.
Cũng thời gian này thì Quốc Hội đã bầu ông Nguyễn Minh
Triết thay ông Trần Đức Lương làm Chủ tịch nước và bầu Nguyễn Tấn Dũng thay thế
ông Phan Văn Khải làm thủ tướng chính phủ.
Thế nhưng các trường hợp nói trên nó được miễn nhiệm
và bầu khi nhiệm kỳ của các vị đang ở các chức vụ đó theo quy định của Hiến
pháp là còn một năm vì vậy một năm mà chờ thì nó dài quá. Đến nhiệm kỳ khóa 12
của Quốc hội thì nhiệm kỳ Quốc hội được rút lại còn 4 năm thôi cho sát với thời
gian kết thúc Đại hội đảng hơn.
Sau
đại hội vào tháng Giêng năm 2011 ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư
và được tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội và ông Nguyễn Minh Triết không
tiếp tục vẫn tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch nước cho đến khi kỳ họp đầu tiên của
Quốc hội khóa mới bầu các vị lãnh đạo. Tức là có lúc bầu giữa nhiệm kỳ, có lúc
đợi cho hết nhiệm kỳ mới bầu.
Đến kỳ này thì Quốc hội quyết định miễn nhiệm các vị
để bầu người mới thì tôi thấy cũng có quy định trong hiến pháp cho phép làm như
vậy, nhưng kể ra đáng lẽ phải sắp xếp như thế nào đó để thời gian tổ chức đại
hội đảng và bầu cử Quốc hội nó sát nhau hơn để tránh chuyện bầu chức danh lãnh
đạo nhà nước hai lần trong vòng ba tháng như lần này.
- Mặc Lâm: Cả
thế giới đều biết vị trí của ba lãnh đạo sau khi Đại Hội 12 chấm dứt đó là bà
Nguyễn Thị Kim Ngân là chủ tịch Quốc hội, ông Trần Đại Quang với chức vụ Chủ
tịch nước và ông Nguyễn Xuân Phúc được đề cử làm Thủ tướng, vậy mà Quốc hội còn
bầu cho ba vị trí này nữa thì hóa ra hình thức quá hay không thưa ông?
- GS Nguyễn
Minh Thuyết: Vâng, thường thì ở
Việt Nam
cũng như ở các nước do đảng cộng sản lãnh đạo thì nhân sự do đảng cộng sản
quyết định. Trung ương đảng cộng sản Việt Nam cũng đã giới thiệu các vị mà
ông nói để mà quốc hội xem xét để bầu vào các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà
nước. Thế nhưng việc trung ương giới thiệu như thế thì cũng chỉ xuất hiện trên
báo chí thôi chứ tôi cũng chưa đọc một thông tin chính thức nào nói như vậy cả.
Vả lại chúng ta phải chờ quyết định cuối cùng là quyết định của quốc hội. Về cơ
bản tôi chắc rằng quyết định của Quốc hội chắc cũng không khác so với đề nghị
của đảng, thế nhưng gầnđây có thay đổi gì không trong quyết định của đảng thì
cũng chưa biết được.
- Mặc Lâm: Xin
cám ơn GS.
* * *
Theo chương trình kỳ họp quốc hội sáng 21 tháng 3 vừa
qua thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội để miễn nhiệm Chủ tịch Quốc
hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia của ông Nguyễn Sinh Hùng, trong buổi
chiều cùng ngày sẽ trình kết quả lên Quốc hội chức danh Chủ tịch Quốc hội mới,
để rồi vào ngày 31 tháng 3 Chủ tịch Quốc hội mới sẽ tuyên thệ trước Quốc Hội.
Cách làm này của Quốc hội được giới quan sát cho rằng
cách thức tổ chức bầu cử ngay trong cơ chế cao nhất nước đã có một vết gấp khá
lớn và rất dễ nhận ra, ngay cả khi có người khẳng định chính Quốc hội đã vi
phạm hiến pháp cũng không hẳn là sai lạc. Đại tá Nguyễn Đăng Quang từng phục và
về hưu trong ngành công an cho rằng gấp gáp bầu Chủ tịch Quốc hội như vậy là vô
lý, nếu không muốn nói là có động cơ khác:
Tình hình đất nước hiện nay không đòi hỏi phải làm một
việc khẩn trương, cấp thiết như vậy. Việc bầu mới ba chức vụ lãnh đạo này để
bầu cử Quốc hội vào ngày 22 tháng 5 và Quốc hội mới sẽ họp trong tháng 7. Trong
phiên họp đầu tiên vào tháng 7 thì sẽ bầu mới ba chức vụ lãnh đạo nhà nước là
Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng chánh phủ cho nên không có gì cấp
thiết cả thì tại sao lại miễn nhiệm ba vị lãnh đạo này để ba tháng sau lại phải
làm lại cái chu kỳ này thì hết sức vô lý.
Điều đáng suy gẫm hơn hết là tính minh bạch trong việc
bầu Chủ tịch Quốc hội mới mà Quốc hội đứng ra tổ chức có một dấu hỏi rất lớn
nằm ở phía sau. Trong khi báo chí, dư luận trong và ngoài nước đều rõ mười mươi
bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã được Đại hội đảng 12 đề cử chức Chủ tịch Quốc hội
khóa 14 thì việc bầu cử được xem là giả vờ của quốc hội phải nên nhìn nhận ra
sao?
Ông Nguyễn
Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho báo chí biết rằng vấn đề nhân sự do Đại hội
đảng giới thiệu nhưng Quốc hội là nơi đề cử. Tuy nhiên giải thích này khó
thuyết phục người dân vì đối với cả hệ thống thì chính Đảng là nơi quyết định
chứ không phải Quốc hội. Bằng chứng
là thời gian tổ chức đại hội do đảng chỉ định và Quốc hội bị bó tay trong việc
chuyển đổi nhân sự. Thường thì các chức vụ cao nhất trong nhiệm kỳ cùng với
Quốc hội là 5 năm nhưng Đại hội đảng lại tổ chức vào năm thứ tư của nhiệm kỳ đó
nên một năm còn lại của các chức danh cao nhất phải tùy thuộc vào không khí
chính trị của từng giai đoạn. Vì vậy Quốc Hội khóa 12 phải đi theo đảng tổ chức
Quốc hội với nhiệm kỳ là 4 năm. Điều này cho thấy Đảng toàn quyền điều hành mọi
thứ ngay cả chức vụ cao nhất của chính phủ là Chủ tịch nước và Thủ tướng cũng
do Đảng quyết định.
Theo ông Tổng Thư ký Quốc hội thì lần này sở dĩ yêu
cầu ba vị cao nhất làm đơn từ nhiệm vì thời gian kéo dài tới tháng 7 là quá
lâu. Trong trường hợp không ai chịu từ nhiệm thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ
làm theo luật Tổ chức Quốc hội là yêu cầu Quốc hội bãi nhiệm họ mà không vi
hiến.
Tất cả các chuyển biến trên đang bị dư luận chỉ trích,
theo đại tá Nguyễn Đăng Quang thì Quốc hội đang lạm dụng luật Tổ chức quốc hội
để vi phạm hiến pháp, ông nói: “Tôi cho
rằng việc làm này vi phạm điều 87 và 97 của hiến pháp hiện hành. Trong hai điều
này quy định về nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ. Người ta căn
cứ vào Luật Tổ chức quốc hội trong các điểm 18 và điều 11 nói rằng Quốc hội có
quyền bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng. Nhưng trong vấn đê này thì phải căn cứ vào
hiến pháp là chính còn Luật Tổ chức quốc hội là bộ luật thấp hơn Hiến pháp cho
nên không thể lấy bộ luật thấp hơn để thực hiện điều trái với quy định của hiến
pháp”.
Kịch bản nào cho thủ tướng?
Theo ngôn ngữ mà Quốc hội áp dụng cho những vị đang
còn tại chức có ba cách diễn tả, thứ nhất là từ nhiệm, thứ hai là miễn nhiệm và
thứ ba là bãi nhiệm. Người dân thắc mắc tại sao hai chữ “mãn nhiệm” không được
nhắc tới đối với họ sau khi hết nhiệm kỳ theo quy định của hiến pháp mà lại sử
dụng những danh từ rất nhạy cảm cho ba vị trí cao nhất nước? Nếu để cho họ phát
biểu trước Quốc hội, trước nhân dân ngày họ mãn nhiệm sẽ hợp lý và lịch sự hơn
rất nhiều còn hơn là dựa dẫm vào các lý do tự đặt ra để đẩy họ ra khỏi chính
trường một cách thô bạo sẽ gây nhiều phản cảm cho công chúng.
Đại tá Nguyễn Đang Quang phân tích ba kịch bản mà Quốc
hội có thể phải đối phó như sau: “Theo
tôi kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là kịch bản từ nhiệm tức là để bầu ba
vị mới trong phiên họp này thì ba vị cũ là ông Trương Tấn Sang ông Nguyễn Sinh
Hùng ông Nguyễn Tấn Dũng phải có đơn từ nhiệm. Khi cả ba ông này không có đơn
từ nhiệm mà quốc hội miễn nhiệm ba ông này thì không có cơ sở pháp lý để thực
hiện việc miễn nhiệm. Cho đến hôm nay tôi được biết cả ba ông chưa ông nào có
đơn từ nhiệm cả.
Còn kịch bản
thứ hai là việc miễn nhiệm thì ít khả năng xảy ra hơn nhưng thật ra mà nói thì
kỳ họp thứ 11 của quốc hội lần này trong đầu tháng 4 tới thì quốc hội sẽ thực
hiện kịch bản này tức là miễn nhiệm ba ông. Nhưng việc miễn nhiệm không căn cứ
vào điều khoản của pháp luật nào cả. Trên điều kiện thực tế quốc hội muốn miễn
nhiệm thì phải dựa trên cơ sở thực tế chẳng hạn ba ông đều không có đủ khả năng
thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ trọng trách của mình. Ví dụ ba ông đang
sức khỏe yếu kém, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc có tai nạn bất ngờ gì đó mà không
hoàn thành được nhiệm vụ lúc đó quốc hội phải miễn nhiệm để bầu người khác lên
thay thế. Nhưng thực tế ba ông này vẫn bình thường không có ông nào là không đủ
sức khỏe để thực hiện nốt thời gian trong nhiệm kỳ của mình còn lại. Cho nên
việc miễn nhiệm ba ông này không phải căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế
khách quan.
Kịch bản thứ
ba tức là bãi nhiệm tức là quốc hội kỷ luật ba ông này, tuyên bố cả ba ông
không xứng đáng làm nhiệm vụ của mình nên quốc hội bãi nhiệm, tức là coi như
cách chức ba ông này. Tuy nhiên không thể có kịch bản này được vì cả ba ông này
đang đảm nhiệm nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất có thể cho nên không thể có
cơ sở bãi nhiệm, thôi chức của ba ông này được”.
Giới quan sát và người dân cho rằng sở dĩ có tình
trạng gấp rút như vậy vì sự thăm viếng Việt Nam của Tổng thống Obama vào tháng
5 tới đây. Người ta còn nhớ, trong hội nghị cấp cao tại Sunnyland Hoa Kỳ, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mời Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, và đầu tháng
5 là ngày ông Dũng còn tại chức do đó ông sẽ là người đại diện chính phủ đón
tiếp Tổng thống Obama trong thời gian hiếm hoi còn lại. Dư luận nghĩ rằng phe
ông Nguyễn Phú Trọng không muốn Thủ tướng Dũng có cơ hội này vì không ai biết
những gì sẽ xảy ra khi ông Dũng vẫn còn tại vị.
GS Nguyễn Minh Thuyết, hai lần đại biểu Quốc hội cũng
là người từng công khai yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức trước diễn
đàn Quốc hội cho biết nhận xét của ông về sự nghi ngờ này: “Tôi nghĩ một số người nghĩ như vậy thì cũng bình thường, nhưng về
nguyên tắc ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị Sunnyland vừa rồi mời
Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam thì ông đã thay mặt nhà nước Việt Nam để mời.
Nhà nước là một sự kế tục liên tục cho nên dù ông Nguyễn Tấn Dũng có thôi không
làm thủ tướng thì những vị mới được bầu thay thế cho các vị cũ vẫn thực hiện
lời mời đó và tiếp đón, làm việc với Tổng thống Obama bình thường. Tôi chắc
rằng trong chương trình nghị sự cũng có thể nếu ông Obama ông ấy bố trí được
thời gian thì cũng có thể vẫn gặp ông cựu thủ tướng. Khi mà một số lãnh đạo
Việt Nam
như ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ thì cũng đến thăm cựu Tổng thống Bill
Clinton thì tôi nghĩ cũng không có vấn đề gì”.
Việc gấp gáp đưa ba nhân vật do Đại hội 12 đề cử vào
chính trường đã gây thêm bao câu hỏi sau khi quá nhiều sóng gió xảy ra trước và
trong đại hội. Tuy đã tạm yên nhưng sóng ngầm vẫn làm giới quan sát trong và
ngoài nước có cớ để xâu chuỗi các sự việc với nhau và nhiều người tin rằng phe
thua cuộc không dễ gì im lặng.(rfa)
-------------
=> Sai bét,miễn nhiệm ông Nguyễn phú Trọng thì đúng hơn(vì ông Trọng lớn tuổi hơn ông Dũng nhiều !)
Trả lờiXóaSai của Sai là Đúng! (Phủ định của Phủ định)
Trả lờiXóaÔng đại biểu nhân dân này có biết Điều 87 của Hiến pháp năm 2013
Trả lờiXóaquy định như thế nào hay không ?
Tôi nghi ông ta phò "dân chủ độc đảng" hay "dân chủ tự phát" ?
Điều 87 :
Xóa"Nhiệm kỳ của Chủ tịch Nước theo nhiệm kỳ của Quốc Hội.
Chủ tịch nước TIẾP TỤC làm nhiệm vụ cho đến khi QH.khoá
mới bầu chủ tịch nước",nghĩa là nhiệm kỳ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang còn kéo dái đến khoảng tháng 7/2016.
Ông NMT.đòi truất quyền thủ Dũng là chuyện không hề có với
chế dộ CS.nhưng ông ta là người đòi đầu tiên vì ông ta phò tổng bí Trọng,chứ không hẳn là đại biểu nhân dân như nhiều
người lầm tưởng trước đây.
Cụ Lê Nin từng viết:'cho tôi một tổ chức của những người Cộng sản,tôi sẽ làm đảo lộn cả thế giới'.Nên nhớ là ĐẢO LỘN CẢ THẾ GIỚI nhé.Còn miễn nhiệm 3 cái chứ danh ấy là gì đối với họ,phải không các quý vị?
Trả lờiXóaTrước những đòn đánh chí mạng của Tổng Trọng, ô Dũng chỉ còn con đường đứng lên, tách ra, thành lập đảng "Dân tộc tiến bộ" hay đảng "XHDC" v.v. để sửa sai và đóng góp cuối đời cho đất nước. Nếu không sẽ còn lĩnh đủ, vì đây mới là cú đấm thứ hai mà thôi.
Trả lờiXóaSau đó sẽ là những cú đòn tiếp theo: Thanh tra VINASHIN, VINALINE...đề quy trách nhiệm cho người gây ra thất thoát, thanh tra tất cả các tập đoàn sân sau của ông Dũng, các công ty và tài sản như núi của gia đình ông Dũng, chị, con gái, con rề....(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ rốt ráo làm việc này ngay khi thành thủ tướng) Ông Dũng không có đường lùi đâu. Đừng từ nhiệm. Đệ tử sẽ đề cử ông vào cương vị thủ tướng và rồi không khéo ông lật ngược thế cờ. Dân cũng chẳng ưa gì ông vì ông tham quá, nhưng giữa ông và Nguyễn Xuân Phúc thi chọn ông hay hơn, đỡ hại cho đất nước hơn. Chúc ông may mắn.
XóaTrung ương Đảng bị tẩu hoả nhập ma . ...! Báo hại tiền đóng thuế của dân chúng bị tiêu phí không đúng chổ .
Trả lờiXóaĐả đến lúc người dân Việt Nam chúng ta xem lại mình - Những trí thức thực thu xem lại mình - Trí thức cũng là người con ưu tú của Dân Tộc - Không lẽ sở tài của quí vị dú đi đâu mà chỉ dùng sở đoản để Dân Việt chúng ta sống nhục thế này-
Trả lờiXóaÔi! Cái thời của đại ca ... ní nuận
Trả lờiXóaCứ kéo ... cò quanh cái ghế thế thôi!
Người dân chúng ta lâu nay cứ đòi Dân Chủ - Đòi dân chủ tức là Xin cho người dân có Dân Chủ mà kẽ cầm quyên không bao giờ cho nếu cho chúng sẽ mất miếng mồi ngon như thế có điên mới cho -
Trả lờiXóaNgẫm nghỉ người dân chúng ta được quyền Tự Do Dân Chủ - Chúng ta thực hành dân chủ , chúng ta phải làm cho được dân chủ chứ không nên cúi đầu để xin được dân chủ - Lâu nay nhận thức của chúng ta quá hèn kém - Tức thật .
Chế độ độc đảng ,đứng trên hiến pháp họ làm gì cũng được .
Trả lờiXóaChỉ buồn cười là ông đảng trưởng bảo :dân chủ đến thế là cùng.!
Đúng như tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói : hãy nhìn cong sản làm ,dừng tin điều họ nói.!
Người dân giờ đả sáng mắt khi đả tiếp tay cho ĐCSVN cướp chính quyền - Bây giờ thử hỏi : Xin và nhờ :
Trả lờiXóaKhông bao giờ anh xin được kẽ cướp một thứ gì đừng mơ tưởng hảo huyền ....
Chế độ độc đảng ,đứng trên hiến pháp họ làm gì cũng được .
Trả lờiXóaChỉ buồn cười là ông đảng trưởng bảo :dân chủ đến thế là cùng.!
Đúng như tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói : hãy nhìn cong sản làm ,dừng tin điều họ nói.!
Theo GS Thuyết :"khoản 6 điều 74 của Hiến pháp quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội bầu miễn nhiệm bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội... Và theo khoản 3 điều 88 thì ...Ông Chủ tịch nước cũng có quyền đề nghị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng.
Trả lờiXóaVấn đề là Ủy ban thường vụ quốc hội lấy lí do gì để miễn nhiệm ông Chủ tịch nước ??? và ông chủ tịch nước lấy lí do gì miễn nhiệm ông thủ tướng ???.
Thôi đảng độc tài và lãnh đạo toàn diện lên làm gì chả được !
"Cũng tại dân ta ngu hơn lợn
Trả lờiXóaCho nên chúng nó mới làm quan"
Hay quá...
Xóa