Nói đến điện
tức là năng lượng nhưng trước hết là nói đến ánh sáng, nói đến sản phẩm tuyệt vời
mà con người có thể tạo ra. Điện là sáng, vậy mà ở nước ta xem ra nó vẫn cứ tù
mù! Tù mù không phải do sụt áp, do quả tải mà là tù mù trong cách tính giá
thành, giá bán điện. Vì sao nên nỗi?
Điện sinh ra ánh sáng, nhưng nó lại được nuôi dưỡng trong
tù mù, nên nó điên nặng lắm. Trong một nền kinh tế thị trường, lẽ ra dùng nhiều
sẽ được giảm giá thì ở nước ta lại dùng nhiều thì bị tính theo giá lũy tiến là có bàn tay độc
quyền nhà nước trong đó. Nhưng ngược đời là phần thu trội lên lên vì tính theo
giá lũy tiến đó không được nộp cho ngân sách nhà nước, mà ngành điện được hưởng
trọn vẹn. Có thể nói đây là một hình thức
bóc lột lợi dụng danh nghĩa nhà nước để thu lợi riêng.
Chúng ta đều biết
điện có thể được tạo ra từ việc đốt than đá, khí tự nhiên, nhiên liệu dầu, từ
năng lượng hạt nhân hay thủy điện, khai thác từ gió, ánh sáng mặt trời, hoặc lấy
nhiệt từ lòng đất (địa nhiệt). Yếu tố truyền tải điện từ trạm phát điện đến
khách hàng cuối dựa trên một mạng lưới truyền dẫn và phân phối phức tạp, gọi là
lưới truyền tải điện hoặc lưới điện.
Sơ đồ dịch vụ điện ở Mỹ
(Nguồn:
Dự án phát triển giáo dục năng lượng quốc gia)
Do việc cấp điện (phát) và nhu cầu (phụ tải) phải là cân
bằng liên tục, các đơn vị điều hành hệ thống điện phải liên tục điều chỉnh quy
mô phát điện đến phụ tải trên lưới điện. Ví dụ: tối ưu hóa các nguồn phát trong khi duy trì độ ổn định
với chi phí thấp nhất (không cắt giảm điện trừ khi trong trường hợp bất khả
kháng không thể dự báo được trước).
Phương thức
tính giá điện ở MỹNgành công nghiệp năng lượng
điện ở Mỹ đã thay đổi đáng kể từ năm 1990. Các yếu tố cạnh tranh đến phát điện
tạo ra bởi công nghệ, yếu tố thị trường và chính sách của chính phủ đã cho phép
người dùng tại một số bang được quyền lựa chọn nhà cung cấp. Ngoài ra, việc
hình thành một số thị trường bán buôn ở quy mô khu vực đã tăng tính hiệu quả của
thị trường và sự minh bạch về giá.
Ở Mỹ, họ
chia ra làm 2 phần:
1. Dây dẫn cao thế, tới một vùng thường chỉ có 1 đường
dây (cũng như đường xá chỉ có một) vì tính chất độc quyền thiên nhiên nên giá
phải bị kiểm soát.
2. Ở một vùng có thể có nhiều nhà máy sản xuất điện nên có thể
tự do cạnh tranh giá, dùng đường truyền (theo giá kiểm soát) dẫn đến người tiêu
thụ.
Giá bị kiểm soát là giá đầu vào (nguyên liệu, dịch vụ,
lao động) cộng chi phí khấu hao đầu tư (tính theo giá thay thế) cộng phần trăm
lợi nhuận. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới giá thành là giá đầu vào và giá
thay thế đối với tài sản cố định thay đổi. Giá thành công khai minh bạch nên người
dân dễ dàng chấp nhận giá điện theo thị trường
bởi các hợp đồng được ký kết.
Giá điện ở
Việt Nam
Ngay cả nhiều chuyên gia trong ngành điện cũng không được biết công thức tính giá điện mà chỉ
biết Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công thương quy định về
thực hiện giá bán điện. Đây là Thông tư
liên quan đến loại người tiêu thụ và loại giá được hưởng, chứ không liên quan đến
giá người sản xuất điện được phép tính.
Giá điện Việt Nam thấp hơn các nước nhưng lương bổng, sinh hoạt
cũng thấp hơn nhiều. Trong cái “rẻ” của giá điện, phải nghĩ đến phần lớn vốn
xây dựng các dự án điện quốc doanh là từ vốn ODA, vay lãi suất thấp, vốn nhà nước,
phải kể đến thủy điện chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu điện. Trong đó thì nhà máy
thủy điện Hòa Bình và Thác Bà đã khấu
hao hết từ lâu. Khấu hao hết không có nghĩa là không tính phần sửa chữa để tiếp tục khả năng cùng một lượng điện. Tuổi đời
càng cao, sửa chữa có thể càng lớn. Đó là chưa kể phải chi thêm để nâng chất lượng
máy móc.
Ngoài vấn đề chi phí sản xuất các nguồn điện khác nhau,
thông tin về sử dụng và đơn giá sử dụng điện trong các ngành khác nhau hay các
loại tiêu dùng (cho sản xuất hay cho tiêu dùng của chính phủ và hộ gia đình)
cũng không thể tìm được để giúp phân tích về sử dụng .
Để kiểm soát ngành điện, cần có công thức tính giá, thông
tin về lượng cung, chi phí cũng như
thông tin về lượng dùng, giá cho từng loại khách hàng. Còn về nhiệt điện, Việt
Nam chưa nhập than và dầu khí nhiều để phát điện, nên giá nhiên liệu đầu vào cũng
thấp.
Việt Nam đang bán điện với giá trung bình cỡ 7cent/kWh tương
đương với Thái Lan và Trung Quốc. Từ ngày 16/3/2015 mức giá điện mới được áp dụng
tăng 7,5% , thực tế nhiều gia đình đã phải trá giá điện tăng gấp 2-3 lần do
cách phương pháp tính lũy tiến của ngày điện lợi cho người nghèo thì ít nhưng lợi
cho ngành điện thì nhiều.
Trong khung cảnh nền
kinh tế của ta đang ở giai đoạn
quá độ nên nó đang hỗn độn, không theo hẳn
thị trường mà cũng không còn như thời bao cấp, nên dựa trên cơ sở nào để phán
quyết đúng sai cho một sự việc cụ thể quả là khó. Kêu ca của người tiêu dùng,
giải thích của EVN - ai cũng có lý cả. Có điều ai cũng thấy rõ là với mô hình
doanh nghiệp nhà nước nói chung thì cứ mập mờ vai trò kinh doanh (để giải thích
về tính tự chủ của doanh nghiệp khi có vẻ đang thắng thế và chi tiêu quá tay) của
một doanh nghiệp với vai trò xã hội (để giải thích khi làm ăn thất bát). Riêng
một số tập đoàn (như EVN) còn độc quyền thì còn sự tùy tiện và khi không có cạnh
tranh thì khó nói tới hiệu quả.
Xét về khía canh kinh doanh, sản xuất thì điện Việt Nam
đang sản xuất ở mức phải trợ giá thông qua nhiều cách khác nhau và điều này thì
không tốt trên bình diện chung cho đất nước vì nó trái quy luật kinh tế nhưng
tăng giá điện thì dân phản đối mạnh vì thu nhập còn khó khăn và giá thành sản xuất điện tù mù, không rõ ràng minh bạch.
Giá điện thấp gây ra nhiều hệ lụy như không phát triển được
năng lượng tái tạo không có được công nghệ tiết kiệm năng lượng trong các ngành
công nghiệp vì việc cân đối giá thành thì công nghệ tiết kiệm năng lượng không
có lãi suất bằng so với công nghệ lạc hậu hơn và đầu tư thấp hơn. Ý thức tiết
kiệm điện của người dân thấp hơn đặc biệt với những người giàu tiền điện chẳng
đáng kể.
Giá điện thấp cũng hại cho đất nước vì nhiều công ty FDI lợi
dụng giá rẻ sản xuất nhiều lĩnh vực tiêu tốn năng lượng như xi măng, sắt thép, tận
dụng nhân công rẻ trong nước để sản xuất còn thì nguyên phụ liệu nhập từ nước
ngoài và sản phẩm thì xuất khẩu. Vậy thì cái bù giá điện của ta so với cái lợi
về thuế họ đóng khiến cho ta chẳng còn lãi nữa.
Dân than
phiền
Nhiều người dân ca thán ngành điện giảm chỉ số công tơ
tháng thấp điểm để tăng ở tháng cao điểm. Thông thường vào tháng tết nguyên đán
và tháng nắng nóng cao điểm, bao giờ nhu cầu sử dụng điện cũng tăng đột biến.
Ví dụ: Tháng 5/2015, ngành điện thường sử dụng “chiêu độc”
như sau: điện 1 hộ gia đình thực tế là 151 kw. Nhưng khi thanh toán thì Ngành
điện chỉ tính 101kw, để chuyển sang tháng sau 50 kw. Việc này, do bộ phận kinh
doanh xử lý bằng cách ghi tăng, giảm chỉ số cuối của công tơ hàng tháng. Sang
tháng 6, là tháng cao điểm nắng nóng nên lượng sử dụng = 351 kw, tăng so với
tháng 5 = 200 kw. Nhưng vì tháng trước còn để lại 50 Kw nên hoá đơn thu tiền điện
tháng này sẽ là 401kw. Vì vậy số 50 kw để lại tháng trước sẽ được tính vào giá
luỹ tiến cao nhất (giá từ 401 kw trở lên) = 2.587 đ/kw, thay vì nếu tính từ
tháng trước chỉ có 1.786 đ/kw (đơn giá từ 101 kw – 200 kw).
Với “chiêu” này thì số tiền ngành điện sẽ “móc túi” được
của gia đình nói trên là: 50kw x (2.587 – 1.786) = 40.050đ, tính cả VAT =
44.055đ. Thời điểm chốt số công tơ theo
định kỳ hàng tháng chỉ cần chậm thêm 1 – 2 ngày thì mức tiêu thụ điện sẽ tăng,
theo đó số tiền cũng tăng vọt theo giá luỹ tiến như nói trên. Cái cần là
"minh bạch hóa" giá thành thì xã hội mới có thể chia sẻ, thông cảm được.
Đề xuất
công thức tính giá điện
Nhiều chuyên gia ngành điện cũng không được biết
giá điện ở Việt Nam được tính trên cơ sở nào? Kể cả những
lần tăng giá? EVN thì tiếp tục muốn độc
quyền nhưng lại không muốn kiểm soát. Người dân thì chỉ muốn giá rẻ. Có nhiều
biện pháp giải quyết vấn đề năng lượng, hoặc là tăng cung hoặc là giảm cầu bằng
cách tăng hiệu năng.
Cầu khó giảm và hiệu năng khó tăng nếu như giá năng lượng
rẻ như hiện nay. Điều này chưa được phân tích kỹ lưỡng ở Việt Nam vì không thấy
nơi nào cung cấp đủ số liệu. Hay nói cách khác
mọi lời nói và mọi con số của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị bây giờ
không có bảo chứng (thế chấp), lại “tiền hậu bất nhất” thì làm sao mà phân tích
đánh giá cho chuẩn xác?.
Tôi không phải chuyên gia về giá, nhưng dựa trên cơ sở khoa
học và căn cứ vào thực tế, có thể đề xuất công thức tính giá điện như sau:
Như vậy giá điện/chỉ số giá điện là giá tổng hợp dựa trên
các yếu tố trên. Hệ số dựa vào điều tra giá thành sản
xuất điện theo một công nghệ nhất định. Giá sản xuất từ nhà máy thủy điện thấp hơn giá sản xuất từ
xăng dầu.
Để tính khấu hao thì phải biết giá trị máy móc, nhà xưởng
dùng trong sản xuất. Vì giá thị trường của các loại này thay đổi nên phải tính
theo giá thay thế .
Nếu đã biết công thức và các hệ số thì có thể dễ dàng
tính chỉ số giá (hay độ điều chỉnh giá) khi biết giá các thành phần. Và nếu mọi
sự đều minh bạch thì mọi thành phần xã hội đều có thể dễ dàng đi đến thỏa thuận
về điều chỉnh giá để bảo đảm rằng người đầu tư điện có thể có lợi nhuận so với
mức lợi nhuận trung bình trong xã hội và người tiêu thụ không phải bị “chém
giá” một cách tù mù .
Lời kết
Nói
đến giá điện là vấn đề là giá và hệ thống quyết định giá nằm ngoài ảnh hưởng
chính trị và phe nhóm. Để so sánh việc sử dụng điện tạo ra 1 đồng US GDP thì Việt
Nam dùng gấp 3-4 lần so với Philipines , Singapore và cao hơn nữa so với Úc. Không những thế, điện sử
dụng ngày càng tăng để tạo ra 1 đồng GDP, và hệ số dùng cao nhất châu Á. Chính
phủ cần kiểm soát giá sản phẩm mang tính độc quyền bằng các chính sách vi mô
mang tính hành chính. Đây là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, không cho phép doanh
nghiệp phù phép làm giàu, đồng thời không cản trở sự vận hành hữu hiệu của
doanh nghiệp và nền kinh tế.
Việt Nam hiện nay thủy điện đã cạn, xăng không đủ dùng và
chỉ còn than (lại xuất khẩu trái phép) năng suất lao động thấp nên giá điện phải
tăng là tất nhiên. Tuy nhiên, việc tăng giá điện phải do một cơ quan nhà nước
quyết dựa vào một công thức minh bạch, chứ không thể dựa vào quyền tăng của điện
lực. Tiền thu do tăng giá, vượt giá thành và lợi nhuận cho phép, nên đưa vào
quĩ phát triển năng lượng tái tạo thay vì sử dụng vào việc khác.
Ở Việt Nam, nên có một nghiên cứu nghiêm túc, chi tiết về
năng lượng tái tạo để thay thế dần năng lượng hóa thạch sẽ bị cạn kiệt trong tương
lai gần.
TVT (Tác giả gửi BVB)
----------------
Cách đây mười mấy năm,khi ông nội VNPT còn độc quyền,một mình một chợ,cước phí một phút ĐTDĐ là 3000đ,tương đương với 20.000đ bây giờ.Thậm chí,cuộc gọi chỉ hơn 3 giây đã tính tròn 1 phút.
Trả lờiXóaChỉ khi nhiều nhà mạng cạnh tranh,cước phí và các dịch vụ khác mới giảm như bây giờ.
Ông nội EVN bây giờ cũng giống VNPT ngày trước,không cho ai cạnh tranh nên muốn vơ vét bao nhiêu cũng phải chịu.Chưa kể đến chuyện làm thất thoát,lãng phí,hao hụt trong quá trình truyền tải điện mà nếu là DNTN,họ sẽ hạn chế đến mức tối đa,còn ông nội EVN thì bỏ mặc vì mọi chi phí đều có "ông chủ" chịu hết rồi.
Tất cả mọi chi tiêu của mấy cha chóp bu,sân golf,biệt thự,đầu tư ngoài ngành lỗ chỗng vó,nuôi cái đám con cháu bất tài,đi nước ngoài "tham quan,học hỏi",lót tay cho mấy ông nội đảng,thưởng cho nhân viên....đều đè ngữa "ông chủ" ra mà thu.
Độc quyền là rứa đó
Độc đảng thì cũng như rứa mà nhân lên thêm 100 lần nữa
Lúc ấy nghe ĐTDĐ cũng phải trả xìn đó.
XóaTrên Internet có hướng dẫn nhiều phương pháp tự làm ra ánh sáng.
Trả lờiXóaTin cậy là mức độ, mà theo đó người ta tin là bạn giúp ích cho họ.
Trả lờiXóaVới những người tuyên bố vung vít về "lòng tinh chiếng luộc"; "mấc lòng tinh là mấc tấc cã";... mà không hề đem lại cho người khác sự tin tưởng, chắc họ không cảm thấy mình là kẻ lố bịch?
Lại một bài viết hay nữa của Ts Tô Văn Trường. Nội dung hơi đi sâu về kỹ thuật nhất là công thức tính gía điện thử xem EVN đưa công thức của họ ra so sánh xem sao? Xung quanh khu tôi ở gía điện tháng 5 nhiều hộ tăng vọt 2-3 lần không biết kêu ai. Đồng ý chia sẻ với nhà nước nhưng gía thành phải so với mức thu nhập của người dân và phải công khai minh bạch không thể quản lý kiểu đầu tư ngoài ngành thua lỗ hay trăm thứ bà lằng đều đổ vào giá thành bắt dân chịu. Trước hết tăng giá điện các ngành ngốn nhiều điện hiệu ích kém như xi măng, thép, quản lý tốt hơn đỡ tổn thất điện năng thì dân được nhờ. Bạn Lệ Thủy bình luận rất chuẩn tất cả do độc quyền mà ra.
Trả lờiXóa@Nguyễn Vận: Xin lỗi, bác kêu cái gì ?
XóaQuốc hội, do bác bầu ra, đã thông qua điều 4 hiến pháp, cho đảng cộng sản, ngồi trên hiến pháp, vậy đàn em của họ (cơ quan hành pháp) quyết điịnh giá điện thế nào, cũng Đúng Luật!
Ngành điện đông như quân nguyên, nhưng lương khủng tất cả là do móc túi của người dân. Nóng bực mình với thời tiết lại thêm giá tiền điện treo lở lửng trên đầu
Trả lờiXóaTôi đọc một loạt các báo lề phải chính thống của nhà nước đều phản ánh ý kiến chung và cụ thể của người dân có địa chỉ đàng hoàng phê phán rất nặng nề về cửa quyền, độc quyền, tính giá điện tăng "đột phá" làm thủng túi người dân. Đọc bài viết của tác giả TVT trên blog BVB mới càng hiểu rõ hơn nguyên nhân . Xin cám ơn
Trả lờiXóaTrong chế độ toàn trị, quyền làm chủ tập thể tức là vô trách nhiệm , góp ý dù có hay , có thiện chí chỉ cũng như gẩy đàn tai trâu nói chuyện với kẻ điếc.
Trả lờiXóaLàm ra ánh sáng thôi không đủ vì người dân còn cần điện để chạy máy điều hòa, quạt điện, tủ lạnh là những thứ cần thiết cho cuộc sống.
Trả lờiXóaTôi không phải chuyên gia về tính toán giá điện nhưng xuất phát tử quy luật giá trị, vận dung vào đặc điểm tổ chức sản xuất lưu thông của ngành điện thì tôi thấy có mấy vấn đề cần lưu ý sau đây :
Trả lờiXóa1 - Giá điện được hình thành ở đầu vào của hệ thống truyền tải, phân phối điện điện quốc gia là tổng giá điện mua từ các nhà máy điện trực thuộc EVN (chủ yếu là thủy điện nên giá ré) và của các nhà máy điện không trực thuộc EVN (chủ yếu là nhiệt điện, một phần nhỏ là điện gió nên giá cao hơn giá điện mua từ các nhà máy điện trực thuộc EVN). Ngoài ra là giá điện nhập khẩu, mua theo hợp đồng dài hạn, chủ yếu là của TQ, với những điều kiện ràng buộc khắt khe và với giá cao hơn giá điện nội địa, nếu tôi không nhầm).
2 - Giá điện ở đầu ra của hệ thống truyền tải, phân phối điện quốc gia là giá điện mua ở đầu vào cộng thêm chi phí (giá thành, lợi nhuận định mức, thuế, ...) của hệ thống này. Trên cơ sở đó, tính giá thành điện ở đầu ra để bán cho người tiêu đùng.
3 - Tôi thắc mắc là vì sao EVN lại kêu lỗ vì phải mua giá điện với giá cao ? Phải chăng giá thành ở đầu ra của hệ thống truyền tải và phân phối quốc gia của EVN không tính đến giá điện mua từ những nhà máy không trực thuộc EVN với giá cao hơn giá đầu ra tính theo cách EVN. "Tôi không có điều kiện tìm hiểu vấn đề này nên đề nghị anh xem xét để đánh giá chuẩn xác hơn."
4 - Vấn đề "điện cạnh tranh" chủ yếu là ở chỗ hệ thống truyền tài và phân phối điện mua điện của các nhà máy điện ở đầu vào với sự cạnh tranh của các nhà máy điện này (và cả sự cạnh tranh của giá điện nhập). Phải chăng không thể có sự cạnh tranh với hình thành nhiều hệ thống truyền tải và phân phối điện ngoài hệ thống truyền tải và phân phối điện quốc gia để người tiêu dùng có thể lựa chọn để mua điện từ hệ thống truyền tải và phân phối điện khác nhau được xây lắp trên địa bàn ? Đây cũng là vấn đề đề nghị anh xem xét và thẩm tra xem sự thật là như thế nào ? Trong lĩnh vực này, có thể một hộ tiêu dùng ở gần nhà máy điện có thể mua trực tiếp điện của nhà máy với dây truyền tải chuyển dùng,
nên không phải mua qua hệ thống truyền tải và phân phối.
5 - Việc dùng công thức toán học để tính giá điện cũng cần thiết nhưng để vận dụng được công thức toán học phải xác định được định lượng của một số thông số trong công thức. Chẳng hạn với công thức "a+b" mũ hai thì chỉ có thể có lời giải nếu a, b được định lượng cụ thể và đấy mới là khâu chủ yếu trong việc sử dụng các công thức toán học.
Tìm hiểu kỹ hơn, tôi được biết giá bán lẻ điện cho sinh hoạt được tính theo biểu giá lũy tiến nếu chỉ dùng từ 0 - 50 kWh/tháng thì giá là 1388 VND/kWh. Khi dùng nhiều hơn thì biểu giá sẽ tăng thêm theo mức lũy tiến. Cái này có lợi cho người nghèo vì người nghèo dùng ít điện với việc nhiều hộ gia đình một tháng có khi dùng dưới 100 nghìn tiền điện ở nông thôn. Đối với người giàu, họ dùng điều hòa, tủ lạnh thì cứ mỗi kWh tăng thêm thì phần tăng thêm đó phải trả với giá cao hơn theo lũy tiến. Cái này là để thu thêm của người giàu. Về nguyên tắc , tôi cũng đồng ý cho là hợp lý nhưng vào những thời kỳ nắng nóng đặc biệt thì cũng rất tốn kém, nhiều gia đình phản ánh tốn gấp đôi tiền điện vì mình phải bật điều hòa nhiều hơn. Cái này cũng giúp cho nhà giàu phải tìm biện pháp tiết kiệm điện hơn. Trường hợp người nghèo miền núi trả ít tiền điện cũng là một sự thực. Nhiều khi cán bộ thu tiền điện ở khu vực này đến thu 6 tháng 1 lần vì đường xa và tiền ít quá nên họ tự bỏ tiền ra đóng hộ rồi sau đó lên thu một thể cho đỡ mất công. Tôi hiểu tìm kiếm lợi nhuận từ ngành điện khó là một sự thực. Nước ngoài nó không thèm đầu tư đâu vì mình không có chính sách rõ ràng và với giá đó họ tính ra thì không có lãi.
Xóa"Cái này có lợi cho người nghèo"?!
XóaNguyễn Quang ơi, bạn là ai, lưỡi gỗ à?
Về giá điện bán cho người tiêu dùng có nhiều điều phức tạp. Tôi là người ngoài ngành, không biết mọi ngóc ngách của nó, nhưng cũng thấy nhiểu nghịch lí. Có lẽ phải nghiên cứu ngay từ tổ chức của ngành điện, không nên gộp tất cả sản xuất, truyền tải và phân phối vào một Tổng công ty. Cụ thể đã xảy ra tình trạng khi điện nhiều thì EVN không mua (hay hạn chế mua) điện của các nhà máy ngoài EVN (như điện của ngành than - TKV), buộc các nhà máy này phải giảm công suất, mà mỗi lần giảm công suất vẫn phải "giấm lò", làm cho giá càng tăng.
Trả lờiXóaCòn nói giá cạnh tranh, thì ngoài việc trên còn chuyện, lấy ví dụ dễ nhận thấy nhất là giá thành thủy điện và nhiệt điện thường chênh nhau nhiều, cạnh tranh như thế nào được (thủy điện đầu tư lớn, chỉ ảnh hưởng đến khấu hao, mà khấu hao thường rất dài, người ta có thể ấn định mức khấu hao tùy dự báo , nhằm thu lợi nhận max). Mà giá thành của các nhà máy thủy điện cũng rất khác nhau. Lại còn nhà máy điện chạy khí (hiên nay hình như mới có turbine khí) giá thường rất cao (nhưng lại nằm trong EVN, họ tự điều chỉnh). Còn năng lượng tái sinh chắc còn lâu mới cạnh tranh được vì giá thành cao hơn điện sản xuất bằng các phương pháp truyền thống nhiều. Chỉ có thể hi vọng ở tương lai.
Tôi không rõ ở các nước họ giải quyết như thế nào. Nhưng ở VN hiện nay, có lẽ bước đầu tiên là phải tách các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối riêng, không để nằm trong một tổ chức và nghiên cứu kĩ hoạt động của chúng thì "may ra" mới tìm được lối ra.
Người nghèo, nhất là ở miền núi và nông thôn, tự họ biết tiết kiệm, và thường dùng không hết định mức. Thậm chí người nghèo ở đô thị cũng có những người như thế. Người có tiền, họ dùng thoải mái hơn, và có thể dùng vượt định mức.
Trả lờiXóaViệc tính giá lũy tiến là nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm. Vấn đề là giá điện gốc đã tính đúng tính đủ hay chưa? nếu chưa thì nên tính đúng tính đủ. (không được đưa cả việc đầu tư ngoài ngành thua lỗ vào giá điện) vv…Khi đã tính đúng tính đủ rồi, thì phần trợ giá cho người nghèo, Nhà nước phải trả lại cho ngành điện. Ngược lại, ngành điện phải nộp lại cho nhà nước khoản thu vượt trội do tính theo giá lũy tiến.
Như vậy mới công bằng, minh bạch.
Là một doanh nghiệp, đương nhiên không có quyền thu tiền điện theo giá lũy tiến. Chỉ có nhà nước mới được quyền ấy. Vì thế nếu đúng thì phần thu trội thêm ấy phải được nộp cho nhà nước.
Trả lờiXóa(coi như là ngành điện thu hộ cho nhà nước, thì phải nộp lại cho nhà nước).
Vấn đề là EVN có nộp hay không, hoặc Bộ Tài chính có yêu cầu phải nộp hay không, thì ta còn chưa biết. Phải vào bản quyết toán ngân sách hàng năm thì mới biết được.
Cháu tôi trong ngành điện điện nó cũng phải thú nhận là đọc báo hay ra đường nghe dân chửi thấy rát cả mặt. Tổn thất điện năng có thể sửa chữa bằng cách quản lý chặt chẽ và sử dụng khoa học công nghệ nhưng lòng tham cục bộ thì chỉ có pháp luật thực sự công tâm minh bạch mới trị được.
Trả lờiXóaLợi ích của điện có sân sau của nhiều vị có thẩm quyền đấy.
Trả lờiXóaKhông biết điện có ảnh hưởng đến nhà bác Bùi Văn Bồng không mà sốt dẻo cho đăng 2 bài về giá điện rất hợp lòng dân. Cẩn thận đại tá nhé kẻo ông ngành điện lại cắt điện nhà bác đấy. huhu
Trả lờiXóaPhải thừa nhận sự lúng túng, yếu kém của ngành điện trong việc quản lý giá điện, cũng như tính giá điện có sự “tù mù” cho nên nhiều người dân đặt câu hỏi về cách tính giá và sự không minh bạch trong tính tiền. Nếu tính theo biểu giá của EVN mỗi gia đình chạy một máy điều hòa 12000 BTU trong thời gian từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng là giờ họ ở nhà, thì trung bình mỗi tháng họ sẽ tiêu thụ hết khoảng trên 450-500kW tùy theo chế độ sử dụng, chưa kể các thiết bị điện khác. Như vậy hầu hết mọi người có sử dụng điều hòa đều phải trả ở mức 2.587 đồng/KW, tức là 12cent/Kw chứ không phải 7 cent đâu.
Trả lờiXóaVí dụ nếu so với cùng tháng 4 và tháng 5/2014 thì tháng 4 và tháng 5/2015 cơ quan tôi phải trả cao hơn khoảng 15%-20% trong khi giá điện theo thông báo chỉ tăng 7.5% - 7.8%. Mà năm nay các thiết bị sử dụng, công suất sử dụng còn ít hơn năm trước vì đã giảm một máy điều hòa thì ít ra cũng phải giảm được khoảng 800,000/tháng. Nhà tôi những tháng bình thường chỉ trả 1,5 triệu tiền điện nhưng tháng 5 vừa rồi trả 3.6 triệu và chắc là tháng 6 nay còn cao hơn.
Chuyện công tơ lắp đặt thế nào chỉ một số người ngành điện biết thôi chứ dân làm sao biết mà bàn luận dài dòng, vì tự EVN sản xuất, tự lắp đặt, tự kiểm tra, tự tính tiền. Người dân chỉ đặt vấn đề cần có sự giám sát độc lập để bảo đảm sự minh bạch. Giờ ông EVN cứ ngồi ôm lấy tất cả hệ thống không cho ai ngó vào trong khi vẫn tự khẳng định mình mình đúng và trong sạch thì chắc là khó ai nghe được .
Bậc 1 (cho kWh từ 0-50): 1.484 đồng/kWh
- Bậc 2 (cho kWh từ 51-100): 1.533 đồng/kWh
- Bậc 3 (cho kWh từ 101-200): 1.786 đồng/kWh
- Bậc 4 (cho kWh từ 201-300): 2.242 đồng/kWh
- Bậc 5 (cho kWh từ 301-400): 2.503 đồng/kWh
- Bậc 6 (cho kWh từ 401 trở lên): 2.587 đồng/kWh.
Báo Dân Trí mới đăng bài EVN trần tình về giá điện. Và ý kiến của người dân bình luận thì vẫn cực kỳ bức xúc. Mà dân thì luôn đúng.
Phải thừa nhận sự lúng túng, yếu kém của ngành điện trong việc quản lý giá điện, cũng như tính giá điện có sự “tù mù” cho nên nhiều người dân đặt câu hỏi về cách tính giá và sự không minh bạch trong tính tiền. Nếu tính theo biểu giá của EVN mỗi gia đình chạy một máy điều hòa 12000 BTU trong thời gian từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng là giờ họ ở nhà, thì trung bình mỗi tháng họ sẽ tiêu thụ hết khoảng trên 450-500kW tùy theo chế độ sử dụng, chưa kể các thiết bị điện khác. Như vậy hầu hết mọi người có sử dụng điều hòa đều phải trả ở mức 2.587 đồng/KW, tức là 12cent/Kw chứ không phải 7 cent đâu.
Trả lờiXóaVí dụ nếu so với cùng tháng 4 và tháng 5/2014 thì tháng 4 và tháng 5/2015 cơ quan tôi phải trả cao hơn khoảng 15%-20% trong khi giá điện theo thông báo chỉ tăng 7.5% - 7.8%. Mà năm nay các thiết bị sử dụng, công suất sử dụng còn ít hơn năm trước vì đã giảm một máy điều hòa thì ít ra cũng phải giảm được khoảng 800,000/tháng. Nhà tôi những tháng bình thường chỉ trả 1,5 triệu tiền điện nhưng tháng 5 vừa rồi trả 3.6 triệu và chắc là tháng 6 nay còn cao hơn.
Chuyện công tơ lắp đặt thế nào chỉ một số người ngành điện biết thôi chứ dân làm sao biết mà bàn luận dài dòng, vì tự EVN sản xuất, tự lắp đặt, tự kiểm tra, tự tính tiền. Người dân chỉ đặt vấn đề cần có sự giám sát độc lập để bảo đảm sự minh bạch. Giờ ông EVN cứ ngồi ôm lấy tất cả hệ thống không cho ai ngó vào trong khi vẫn tự khẳng định mình mình đúng và trong sạch thì chắc là khó ai nghe được .
Bậc 1 (cho kWh từ 0-50): 1.484 đồng/kWh
- Bậc 2 (cho kWh từ 51-100): 1.533 đồng/kWh
- Bậc 3 (cho kWh từ 101-200): 1.786 đồng/kWh
- Bậc 4 (cho kWh từ 201-300): 2.242 đồng/kWh
- Bậc 5 (cho kWh từ 301-400): 2.503 đồng/kWh
- Bậc 6 (cho kWh từ 401 trở lên): 2.587 đồng/kWh.
Báo Dân Trí mới đăng bài EVN trần tình về giá điện. Và ý kiến của người dân bình luận thì vẫn cực kỳ bức xúc. Mà dân thì luôn đúng.
Trần tình với trần nghĩa gì ông ! ông bóp cổ cho thiên hạ chết để ông vui thôi mà ! cho hay,nếu dân chết hết thì ông cũng không thể sống một mình được đâu ! phải hiểu như vậy chớ! lớp ăn lớp phá,tiền nào chịu nổi,ai đời một năm tăng giá 3-4 lần ! có nước nào trên thế giới như thế này không ?/ quá sức man rợ và cực kỳ độc ác !!!
Trả lờiXóaĐến tiến sĩ Tô văn Trường mà còn phải kêu lên về sự tù mù của nghành điện thì người dân còn biết lý giải thế nào.Bài toán giá điện hiện nay thực chất là không có lời giải,để có giá thành phải định lượng được cụ thể chi phí đầu vào,điều này đòi hỏi phải có cơ chế klnh tế thị trường.EVN hoàn toàn không phải là một doanh nghiệp kinh doanh thuần túy nên mong họ trưng ra được cách tính giá hợp lý là điều không tưởng.Ở Việt Nam chúng ta hiện nay có một điều ai cũng biết là mọi người,mọi nghành đều tận dụng kẽ hở của cơ chế để làm lợi cho mình.EVN có thể nói là độc..độc...độc quyền ,họ không tìm cách làm lợi cho mình thì mới là chuyện lạ.Theo thiển ý của tôi,trong khi chưa thể áp dụng cơ chế thị trường minh bạch cho nghành điện thì nên cho họ trở về đúng với chức năng PHỤC VỤ .Giá điện phải do bộ tài chính qui định trên cơ sở sức khỏe của nền tài chính Quốc Gia,nếu còn tính giá bậc thang thì cũng chỉ nên có hai,ba bậc thôi,còn tính nhiều bậc quá như hiện nay thì thật quá kỳ dị khôi hài.
Trả lờiXóaTS Tô Văn Trường nói đúng : Điện lá nguồn ánh sáng nhưng lạ thay nó lại rất tù mù ở VN. Nói cho nó " Vuông ". Ở VN còn rất nhiều thứ tù mù hơn cả điện.
Trả lờiXóaĐộc quyền, tham nhũng, lợi ích nhóm, không minh bạch nên mọi thứ nó tù mù. Những cái đó dẫn đến tương lai đất nước cũng lại tù mù. Tù mù mới là đất sống của " bầy chuột tham nhũng "!!
Em làm ở ngành điện nghe các bác ném đá rát mặt lắm nhưng thử hỏi có ngành nào ở VN mà không tù mù? Chỉ có mù ít hay mù tịt mà thôi.
Trả lờiXóaTôi là cử nhân kinh tế, không phải chuyên gia ngành điện nhưng có cảm nhận công thức tính giá điện do Ts TVT đưa ra trong bài viết rất đáng bàn luận. Nếu EVN phản biện đồng ý hoặc bác bỏ công khai minh bạch công thức tính giá điện này có phải là hay hơn không.
Trả lờiXóaTS Tô Văn Trường phát hiện ra sự tù mù của ánh sáng điện ở VN. Đây là mặt trái của điện. Ý Ông muốn nói sáng như điện mà ở VN nó còn tù mù thì lấy đâu ra minh bạch và dân chủ !.
Trả lờiXóaThực ra tù mù mới là môi trường sống tốt bầy sâu và bầy chuột tham nhũng !. Sáng sủa, minh bạch là mảnh đất tốt của dân chủ và phát triển. Hy vọng điện VN sẽ sáng hơn trong tương lai.