Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Nước nhỏ nhưng có phải là nhược tiểu không?

Nhìn vào các quốc gia như Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ chúng ta thấy gì? Họ chỉ là các nước nhỏ so với các quốc gia khác ở Âu Châu. Na Uy chỉ có 5 triệu dân, Thụy Điển 9 triệu dân, Thụy Sĩ khoảng 8 triệu.
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, từ bộ tộc, rồi sau này trở thành quốc gia, chủ trương “sức mạnh ở trên lưỡi gươm”, “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh hiếp yếu” là tối thắng. Một số các nước nhỏ sở dĩ còn tồn tại tới ngày nay là nhờ dũng cảm chiến đấu, song cũng có thể vì yếu tố địa lý - xa xôi cách trở chẳng hạn. Nhưng phần lớn là nhờ sự đấu tranh kiên cường hoặc nhờ sự tranh chấp giữa các nước lớn khiến nước nhỏ trở thành “vùng trái độn” hoặc “ vùng quyền lợi sinh tử” không ai dám thôn tính, hoặc bất ổn bên trong các để chế khiến tham vọng thôn tính các nước nhỏ bị ngưng lại. Thế nhưng thời kỳ tự do chinh phạt, lấn chiếm đất đai, bắt nạt người ta qua rồi.
            Khi cuộc Chiến Tranh Lạnh chấm dứt vào năm 1991 và khi nhân loại bước vào Thế Kỷ 21 với Toàn Cầu Hóa, cộng thêm với cuộc cách mạng về tin học và truyền thông, thì thế giới thu nhỏ lại và mọi quốc gia, dù chỉ là hòn đảo nhỏ bé cũng có tiếng nói. Liên Hiệp Quốc, dù không phải là toàn năng nhưng là một diễn đàn, một áp lực có tính cách quốc tế để có thể ngăn chặn những tham vọng cuồng điên. Đây chính là thời kỳ “vàng son “mà các nước nhỏ, xưa gọi là “tiểu nhược quốc” thoát khỏi thân phận hèn kém để vươn lên. Nhưng các nước nhỏ, nạn nhân của thời kỳ Thực Dân Đế Quốc cũng nên quên đi quá khứ, từ bỏ quan điểm thù hận và kiêu căng phách lối là mình đã đánh đuổi họ, để nhìn về tương lai: Đó là tương lai của một nước nhỏ có bản sắc, phát triển và ổn định và được thế giới yêu mến, kính phục. Chuyện này có thể làm được không?
Nhìn vào các quốc gia như Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ chúng ta thấy gì? Họ chỉ là các nước nhỏ so với các quốc gia khác ở Âu Châu. Na Uy chỉ có 5 triệu dân, Thụy Điển 9 triệu dân, Thụy Sĩ khoảng 8 triệu. Thụy Sĩ có ranh giới chiến lược với bốn nước mạnh là Ý, Pháp, Đức, Áo mà duy trì được thể chế trung lập cho tới ngày nay. Thành Phố Genève (Geneva) là nơi tổ chức những hội nghị quyết định vận mệnh của thế giới, nhưng Thụy Sĩ lại là quốc gia duy nhất không gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ) để tránh liên lụy tới các quyết định của LHQ nhiều khi rất bất công do các siêu cường áp áp đặt. Còn Na Uy và Thụy Điển hiển nhiên không phải là các nước lớn và mạnh, dĩ nhiên trình độ phát triển cao nhưng không phải là dẫn đầu thế giới nhưng tại sao họ lại được toàn thế giới kính nể? Họ có ranh giới với một nước khổng lồ là Liên Xô, nay là Liên Bang Nga, nhưng liệu trong đầu người Nga có ai dám nghĩ đến chuyện xâm chiếm hai nước nhỏ này không? Sự kính nể của thế giới dành cho hai nước Na Uy và Thụy Điển nằm ở chỗ: đất nước thanh bình, người dân hiền hòa, giàu lòng nhân ái, đóng góp tích cực vào nền hòa bình, khoa học và văn hóa cho nhân loại.
Điều quan trọng đáng nói ở đây là đời sống của người dân trong nước không đua chen, hưởng thụ, tranh nhau làm giàu như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Hoa và Hoa Kỳ. Tôi có kỷ niệm gặp gỡ một vị nữ bác sĩ người Thụy Điển tại trại tiếp cư Bataan Phi Luật Tân năm 1985 như sau: Trong thời gian này tôi phục vụ tại Chùa Vạn Hạnh là ngôi chùa do đồng bào Phật tử đến trước, tự thiết lập tại đây. Sư cô trụ trì có một người em trai bị bệnh thần kinh và dĩ nhiên được Văn Phòng Cao Ủy Tỵ Nạn cử người tới chăm sóc. Ngày nọ, một vị nữ bác sĩ tới thăm. Phải nói, tôi đã nhìn thấy khá nhiều phụ nữ Tây Phương, ngoài đời cũng như qua phim ảnh nhưng chưa thấy một người đàn bà nào đẹp và giản dị như thế. Đây không phải là vẻ đẹp thường tình -  mà là vẻ đẹp mảnh mai, trí thức và quý phái. Khi tôi cho biết cậu em của sư cô còn đang ngủ, bà ra dấu cho tôi chớ đánh thức cậu ấy dậy, và đứng đó chờ như một người mẹ hiền nhìn con. Trong thời gian chờ đợi tôi hỏi bà đến từ quốc gia nào và có mở phòng mạch tư không? Bà cho biết bà là người Thụy Điển và không hề có ý nghĩ mở phòng mạch tư vì lương chính phủ trả đủ sống, bà không hề có ý nghĩ làm giàu mà dành thời giờ còn lại giúp người tỵ nạn. Cảm giác của tôi lúc bấy giờ thật vô cùng ngạc nhiên và kính trọng. Kính trọng bà và kính trọng đất nước Thụy Điển đã thực hiện được một thứ “Chủ Nghĩa Xã Hội Bắc Âu” có một không hai trên hành tinh này. Nơi mà mọi công dân hạnh phúc với một số lương vừa đủ, không toan tính làm giàu, không chạy đua theo nhu cầu phù phiếm của vật chất mà dành thời giờ dư thừa của mình để giúp đỡ người khác.
Vậy thì một nước nhỏ có phải là một nước nhược tiểu yếu hèn không?
Trở lại trường hợp của Á Châu. Có một quốc gia, đó là Thái Lan. Với dân số 68 triệu dân (thống kê 2010), Thái Lan phải kể là một trong những nước nhỏ, thụ hưởng một nền hòa bình lâu lài, với chính sách ngoại giao khôn khéo, kinh tế phát triển, đất nước đoàn kết vì sự thuần nhất về văn hóa do ảnh hưởng sâu xa của Phật Giáo, tại sao sau hơn nửa thế kỷ, lại không thể tiến lên như là một quốc gia được kính nể như các quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu? Có hai nguyên do: Thứ nhất đất nước này luôn luôn bị trì trệ bởi nạn  tham nhũng và sự lũng đoạn của nhóm quân phiệt khiến gây bất ổn chính trị triền miên. Nền dân chủ chính thức được thiết lập năm 2001 với cuộc bầu cử trong sạch đưa Ô. Thaksin – thành vị thủ tướng dân sự lần đầu tiên. Thế nhưng nền dân chủ non trẻ này chết yểu năm 2006 bởi cuộc đảo chính của nhóm quân phiệt, cáo giác Ô. Thaksin tham nhũng và bất minh trong việc quản trị đất nước. Thái Lan có đầy đủ điều kiện để tiến tới một nước nhỏ được yêu mến và kính nể như hai nước Na Uy và Thụy Điển, Thụy Sĩ …cơ hội đó sẽ không bao giờ có nữa nếu Thái Lan không biết kiềm chế các nhóm quân phiệt và điều chỉnh lại đường lối phát triển và lối sống của đất nước. Thật là đáng buồn cho Á Châu.
Tuy nhiên trong nỗi chán chường đó chúng ta chợt nhận ra một tia hy vọng - đó là đất nước Tích Lan. Tích Lan (Sri Lanka), 20 triệu dân (thống kê 2010) cũng bị đủ các loại thực dân như Bồ Đào Nha, Hòa Lan và  Anh dày xéo, cải đạo, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tích Lan giành được độc lập năm 1948 nhưng cuộc nội chiến khốc liệt giữa hai sắc dân Sinhalee (đa số) và Tamil (thiểu số) bùng nổ vào năm1983. Vào năm 2009 tổng thống Sri Lanka chính thức tuyên bố cuộc nổi loạn của Mãnh Hổ Tamil bị dẹp tan. Sri Lanka là thành viên của Liên Hiệp Quốc,  Khối Thịnh Vượng Chung (của Anh), G77 và Phong Trào Phi Liên Kết (Non-aligned Movement). Tích Lan tham gia vào lực lương gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và đã gửi quân tới Haiti năm 2009. Hiện nay, với tình hình chính trị ổn định, đất nước với dân số 70% là Phật tử, thuần nhất về văn hóa, vốn là một dân tộc hiền hòa, Sri Lanka đang có những nỗ lực đáng kể hoằng dương Đạo Phật trên thế giới như là một Tôn Giáo Phục Vụ Hòa Bình và được rất nhiều các quốc gia Tây Phương cũng như Á Châu kính nể. Tích Lan được coi như quê hương thứ hai của Phật Giáo.
Nhìn vào những trường hợp điển hình như Na Uy, Thụy Điển và Tích Lan chúng ta thử hỏi: Đâu là những điều kiện thiết yếu để một nước nhỏ tạo được sự kính nể và bảo vệ của thế giới?
Sau đây là một số nhận xét:
Hầu như tại các quốc gia trên đều có những điểm tương đồng như sau:
1) Không gây chiến, lấn chiếm đất đai của các nước láng giềng. Nếu chúng ta chủ trương gây chiến, lấn đất, bá quyền, bắt nạt các nước láng giềng thì chúng ta lộ rõ bộ mặt hiếu chiến. Khi đó cả thế giới sẽ xúm lại giương cao ngọn cờ “Thế Thiên Hành Đạo” để tiêu diệt chúng ta. Nếu Saddam Hussein không xâm lăng Kuwait vào năm 1990, không bị nghi ngờ cất giấu vũ khí giết người hằng loạt thì năm 2003, đã không bị liên quân Mỹ-Anh tấn công và tiêu diệt. Ngoài ra họ lại có chính sách ngoại giao cực kỳ bén nhậy. Không hấp tấp dính líu vào những tranh chấp trên thế giới, ngoại trừ tranh chấp đó liên hệ đến sự tồn vong của đất nước.
2) Tăng cường quốc phòng nhưng không chạy đua vũ trang khiến các nước trong vùng phải lo sợ. Hiện nay các nước Ả Rập rất lo ngại sức mạnh quân sự và sự de dọa của Iran. Các quốc gia Đông Nam Á, kể cả Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc Châu đang lo ngại sức mạnh quân sự của Trung Hoa trên biển và những tuyên bố rất hung hăng, vô lý về chủ quyền của các Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh hải và thềm lục địa.  Ngày hôm nay, người hùng của thế giới không phải là những kẻ hung bạo đi xâm chiếm đất đai của các nước khác, hoặc chiến thắng lẫy lừng của các ông tướng như Hitler, Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại Đế năm xưa, kể cả ông tướng Norman Schwarzkopf chỉ huy cuộc hành quân Bão Tố Sa Mạc lật đổ Saddam Hussein v.v.. mà là sự tuân thủ hợp lý các quy tắc quốc tế, sống hòa bình với các nước lân cận và giữ gìn hòa bình cho thế giới. Do đó các quốc gia có biên giới là bờ biển phải đạt cho được những thỏa hiệp phối hợp quân sự, dân sự, tuần tra trên biển với các quốc gia trong vùng để bảo đảm an ninh và công bình trong việc khai thác dầu khí, ngư nghiệp và hàng hải thương thuyền.
3) Phi hạt nhân, ký kết các thỏa ước phi nguyên tử với Liên Hiệp Quốc hoặc các quốc gia trong vùng. Lấy một ví dụ nhỏ. Chẳng hạn bây giờ Miến Điện có bom nguyên tử thì Phi Luật Tân, Mã Lai, Việt Nam, Nam Dương, Thái Lan nghĩ sao? Đừng tưởng có bom nguyên tử là mình sẽ trở thành cường quốc. Bắc Hàn có bom nguyên tử đó, nhưng Bắc Hàn có phải là cường quốc không? Nếu cuộc chiến nổ ra, chắc chắn đối phương phải dùng bom nguyên tử đánh phủ đầu để tiêu diệt Bắc Hàn. Khi đó Bán Đảo Triều Tiên sẽ ra sao?
4) Tuân thủ Hiến Chương LHQ. Tại sao nước nhỏ lại phải dựa vào “chiến lược” tuân thủ Hiến Chương LHQ? Dù muốn dù không, Liên Hiệp Quốc vẫn là một diễn đàn quốc tế để giải quyết những mâu thuẫn của thế giới. Một quốc gia bị Liên Hiệp Quốc lên án, sớm muộn thế nào cũng bị cấm vận, cô lập. Chủ Nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc Nam Phi (Apartheid) bị xụp đổ vì sự lên án của thế giới. Trước con mắt của thế giới, chiến lược của một nước nhỏ, nhất là nước nhỏ nằm sát một nước lớn, luôn luôn là thái độ hiếu hòa, và cho cả thế giới thấy mình đang bị nước lớn bắt nạt, ăn hiếp. Đừng bao giờ bày tỏ thái độ hung hăng, hiếu chiến. Càng mềm dẻo càng tốt. Nhưng chắc chắn mềm dẻo không có nghĩa là yếu hèn.
5) Giao hảo với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nước nhỏ mà đóng cửa rút cầu, không chơi với ai là tự sát. Giao hảo với các quốc gia trên thế giới có nghĩa là làm ăn buôn bán với họ. Khi có giao thương như thế thì quyền lợi mới gắn bó. Khi quyền lợi vật chất gắn bó thì cam kết mới nảy sinh. Xin nhớ cho cả thế giới này “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Giả dụ Ả Rập không ngồi trên giếng dầu hỏa thì có lẽ Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ không phải bận tâm, lo lắng đến như thế.
6) Vận động để một phân bộ nào đó của LHQ có trụ sở tại thủ đô để đất nước mình trở thành “tai mắt”của thế giới. Khi có trụ sở Liên Hiệp Quốc đóng tại sứ sở mình điều đó có nghĩa là mọi hành vi của kẻ xấu muốn xâm phạm đất nước sẽ động ngay tới Liên Hiệp Quốc trước khi vấn đề được đưa ra Hội Đồng Bảo An. Ngoài ra cũng cần mở rộng phạm vi hoạt động cho các hãng thông tấn quốc tế mà không sợ họ dòm ngó đất nước mình. Đối với phóng viên, báo chí nước khác thì tôi không rõ. Trong một cuộc điều trần tại quốc hội dưới thời TT. Bush (Con), Giám Đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) xác nhận rằng CIA không bao giờ xử dụng phóng viên báo chí, thông tin viên truyền hình v.v..làm mật báo viên. Tôi tin tưởng vào điều này vì báo chí Hoa Kỳ là cơ quan độc lập, họ còn phanh phui hoặc tố giác cả những hoạt động của CIA và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ …đã tra tấn, nhục mạ các tù binh bị giam giữ tại Guantanamo Bay (Cuba) mà họ nghi là các tay khủng bố Iraq và A Phú Hãn. Sự tố giác này làm rung chuyển nước Mỹ. Nói về sức mạnh và hữu hiệu của truyền thông Hoa Kỳ, thật tức cười, trong Cuộc Hành Quân Bão Tố Sa Mạc (Operation Desert Storm) năm 1992 chính Tổng Thống Bush (Bố) phải theo dõi các đài truyền hình CNN và Fox News để biết chính xác diễn tiến của cuộc tiến quân mà chính ông ra lệnh, bởi vì báo cáo của Bộ Quốc Phòng không kịp thời và sống động bằng trực tiếp truyền hình từng giây, từng phút của các phóng viên chiến trường. Khi các hãng thông tấn loan tin về một biến cố nào đó, có khi còn mạnh hơn lời kêu gọi của một vị nguyên thủ quốc gia.
7)  Đóng góp nhân lực, tài lực cho các chiến dịch nhân đạo trên thế giới. Thế giới luôn luôn trân trọng đối với sự đóng góp của mọi quốc gia khi có thiên tai như bão tố, lụt lội, động đất, sóng thần v.v.. Là nước nhỏ không khả năng đóng góp nhiều thì đóng góp ít. Cố gắng vận động LHQ để tham gia vào các toán cứu trợ nhân đạo hay lực lượng gìn giữ hòa bình để tạo uy tín quốc tế.
8) Giáo dục dân chúng theo đuổi một cuộc sống “tri túc, thiểu dụng” không điên cuồng a dua và chạy đua theo xu hướng hưởng thụ. Nhà nhà sống trong tinh thần trọng pháp, thân ái và đặt giá trị con người lên trên hết. Trong lãnh vực này, vai trò của tôn giáo chủ trương một đời sống thanh tịnh, các nhà đạo đức và trí thức rất quan trọng.
9) Ngày nay, thế giới thu hẹp và tương đối thái bình nên kỹ nghệ du lịch nở rộ. Khi du khách ngoại quốc tới đất nước mình là dịp để thu ngoại tệ và giới thiệu những nét hay đẹp về quê hương mình mà không cần quảng cáo. Do đó cần giáo dục dân chúng đối xử công bằng, lịch sự với du khách ngoại quốc, không coi du khách là cơ hội để trấn lột. Nhưng điều phải nhớ là - phát triển kỹ nghệ du lịch không có nghĩa biến đất nước thành ổ mãi dâm và sòng bài.Toàn dân phải ý thức rằng  đối xử đúng mức và lịch sự đối với du khách là giữ gìn danh dự, phẩm giá của dân tộc.
10) Giữ cho bằng được giá trị của đồng bạc, tránh lạm phát để thế giới tin tưởng. Một đất nước mà trị giá đồng bạc lên xuống bất thường sẽ tạo nghi ngại nơi thế giới và chắc chắn sẽ không được kính nể, chưa kể sợ thua lỗ họ sẽ rút những dự án đầu tư ra khỏi nước.
11) Bảo vệ môi trường sống, bảo vệ các loài thú hiếm quý. Biến đất nước thành một nơi du lịch lý tưởng về di tích lịch sử, về môi trường (rừng, núi, bãi biển, hồ, thắng cảnh) và cũng là nơi tìm thấy sự an tĩnh của tâm hồn, nét đẹp của thiên nhiên, con người…làm du khách nhớ mãi. Xin nhớ cho Phi Châu đang được thế giới thích thú vì những loại thú hiếm quý như sư tử, cheetah, beo gấm, ngựa vằn, hươu cao cổ v.v.. Phải bảo vệ các khu đầm lầy là nơi sinh sống, ẩn náu an toàn (Sanctuary) của các loài chim v.v..Các đầm lầy là “báu vật” để cân bằng khí hậu.
12)  Xây dựng một bản sắc và văn hóa dân tộc thuần nhất khiến thế giới phải kính nể và đất nước đoàn kết. Một đất nước xung đột về tôn giáo, khác biệt văn hóa thì không có sự kính nể của thế giới, chưa kể đất nước sẽ tan nát. Muốn đất nước thuần nhất về văn hóa thì song song với tự do tín ngưỡng, phải có một dòng chính ”mainstream” tức là một tôn giáo làm trụ cột cho tâm linh và bản sắc dân tộc. Phải bảo tồn và trùng tu tất cả những di tích lịch sử. Thế giới ngày hôm nay là thế giới đa văn hóa. Tây Phương không còn coi văn hóa của họ là “rốn của vũ trụ” nữa. Họ rất thích thú trong việc nghiên cứu các nền văn hóa khác.
Những nhận xét trên đây có thể là rất chủ quan. Tuy nhiên nó là đề tài mà các nước nhỏ muốn vươn lên cần phải suy nghĩ. Các nước nhỏ nên lựa chọn một con đường phát triển như thế nào? Chính sách ngoại giao như thế nào? Xây dựng một mẫu mực đạo đức, tâm linh và văn hóa dân tộc như thế nào? Ngày nay, quan niệm “Nước xa không cứu được lửa gần” sai rồi. Một nước nhỏ vẫn có thể vững như bàn thạch nếu có chính sách ngoại giao khôn khéo và đi đúng nhịp thở của thế giới. Câu nói “Nước xa không cứu được lửa gần” xuất phát từ thời Xuân Thu Chiến Quốc khi các nước Tấn,Yên, Tề, Sở, …chưa có hàng không mẫu hạm, chưa có bom nguyên tử, chưa có hỏa tiễn liên lục địa, chưa có các pháo đài bay tàng hình Stealth thì làm sao có thể cứu được các nước Trần, Vệ, Sái ở xa xôi? Trong tình hình thế giới ngày hôm nay, với sự xuất hiện của siêu hàng không mẫu hạm như chiếc Washington thì dư “nước” để dập tắt “lửa gần”.
Các nước nhỏ có thể tiêu vong trong các cuộc đụng chạm giữa các siêu cường. Nhưng các nước nhỏ cũng có thể nhờ đó mà vươn lên khi các siêu cường cọ sát với nhau. Tất cả tùy thuộc vào sự thông minh của một dân tộc. Suy nghĩ được như thế là đi vào chủ điểm: Nước nhỏ nhưng có phải là một nước nhược tiểu mãi mãi  không?
Đào Văn Bình/TG&DT
------------

29 nhận xét:

  1. Pháp luật nghiêm cẩn không được nhắc tới, hay do tôi đọc sót ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đâu là những điều kiện thiết yếu để một nước nhỏ tạo được sự kính nể và bảo vệ của thế giới?
      Tác giả còn quên một điều kiện vô cùng quan trọng nữa: không ở cạnh một nước lớn xấu xa, bành trướng như nước Tàu và không phải là một nước có vị trí địa chiến lược trong khu vực.
      VN sở dĩ không phát triển được dù dành được độc lập năm 1945 là cũng vì bị bọn Tàu công xúi dục để bên ngoài thì tiếp tục đánh Pháp rồi đánh Mỹ, bên trong thì giết hại nhau với cuộc chiến liên miên từ 1945 đến 1975 (30 năm), tưởng đã yên rồi để xây dựng đất nước thì từ 1975 đến giờ lại rơi vào chiến tranh với Tàu cộng.
      Tuy nhiên, nếu có một chính thể lãnh đạo dân chủ và cộng hòa, không phải CS thì VN còn có cơ may phát triển. Còn bây giờ vẫn u mê trong cõi XHCN và Mác Lê chưa thấy đường ra đến nỗi người đứng đầu CSVN còn thú nhận là 100 năm nữa cũng chưa chắc đã có CNXH chưa?
      Vậy mà cả tập đoàn CSVN vẫn bảo thủ đi theo con đường XHCN mà chính đảng trưởng đã thú nhận. Thật là không thể hiểu nổi CSVN ăn phải bả của CS tàu nó lừa cho. Tụi tàu đâu có còn CS và XHCN nữa, chúng nó đang đi theo con đường TBCN và đế quốc để phát triển và xâm lược.
      CSVN vẫn nằm trong cơn mê sảng này cho đến bao giờ? Đi với Mỹ mà vẫn là CS thì cũng không thể phát triển được vì muốn phát triển theo mô hình những nước thân Mỹ đã làm như Thái lan, Hàn quốc, Đài loan thì phải được lãnh đạo bởi một chính thể dân chủ hoặc cộng hòa.
      Đó là điều ai cũng biết, có lẽ CSVN cũng biết nhưng vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân chà đạp lên lợi ích đất nước để cho đất nước mãi nghèo đói trong khi chúng thì trở thành các tên tư bản đỏ.

      Xóa
    2. Cmt của bạn lập luận logic và thuyết phục.Điều vô cùng quan trọng mà bạn nêu lên cũng rất đúng,Cuba là 1 nước rất nhỏ,địa dư lại rất gần Mỹ,chống Mỹ triền miên mà Mỹ chỉ có thể cấm vận
      Nếu Cuba nằm sát Tàu hay Nga mà thù địch với Nga-Tàu liệu có bình yên với chúng không?

      Xóa
  2. Người biết xỉ nhụclúc 12:59 18 tháng 7, 2015

    Không cần phaỉ hỏi. Việt Nam không nhỏ và cũng không phải là nước nhược tiểu.
    Việt Nam là một đất nước bất hạnh, ở cạnh một thằng khổng lồ tham lam, độc ác mà vẫn không biết chọn bạn mà chơi.

    Bây giờ VN bắt đầu tỉnh ngộ.
    Hãy đoàn kết, kiên định và bảo nhau sống cho ra sống.
    Không cần học tập Na uy Thụy Điển ở nơi xa xôi.
    Singapore bé nhỏ ở ngay cạnh ta, dân số Singapore xấp xỉ như Hà Nội thôi, nhưng Singapore văn minh, giầu có đứng hàng đầu thế giới

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các nước nhỏ này làm được vì họ không có đảng CS lãnh đạo!

      Xóa
    2. Việt Nam phải thoát ra khỏi TQ thì mới phát triển được vì TQ không muốn VN mạnh ở bên cạnh để dễ bề thôn tính.
      VN phải dựa vào Mỹ thì mới phát triển được

      Xóa
    3. Lần đầu tiên, trong cuộc họp Obama-Nguyễn Phú Trọng, Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố “tôn trọng thể chế chính trị” Cộng sản của Việt Nam, song song với tôn trọng “độc lập, chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ”. Điều này có thể hiểu từ nay Việt Nam không còn e ngại Hoa Kỳ sẽ tìm cách lật đổ đảng CSVN bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, hay cách mạng không đổ máu, hoặc còn được gọi là cách mạng xanh mà đảng CSVN luôn luôn cáo buộc Mỹ đã đạo diễn ở Trung Đông và Phi Châu trong vài năm vừa qua.
      Do vậy, đi với Mỹ thì sẽ được nhiều thứ mà CSVN vẫn giữ được chế độ.
      Vậy mà vẫn dùng dằng không quyết vì tụi Tàu đâu có muốn để cho VN theo Mỹ.

      Xóa
    4. Năm 1965, Ông Lý Quang Diệu sang thăm Nam VN, đã từng mơ ước một ngày nào đó Singapore được như Tp Sài gòn.
      Còn bây giờ thì CSVN lại mơ một ngày nào đó VN được như Singapore.
      Nguyên nhân chính của sự tụt hậu là do CSVN, thế mà CSVN vẫn kiên trì Mác Lê, XHCN...

      Xóa
    5. Năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.
      Thế cho nên VN chậm tiến là phải, nhưng đâu là nguyên nhân?
      Chế độ CSVN và XHCN đã làm cho người VN làm ăn như vậy.

      Xóa
    6. Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người. Nhất là chế độ lãnh đạo và con người lãnh đạo.

      Xóa
    7. Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.

      Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại - kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.

      Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?

      Xóa
    8. Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản. Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần, nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. Chúng ta ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt, nhưng năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.
      Mà tại sao con người lại yếu kém: đó là do giáo dục, mà tại sao giáo dục VN lại yếu kém, đó là do giáo dục theo kiểu XHCN, cái kiểu mà học như không học cũng có bằng cấp, nạn chạy trường, chạy thành tích, chạy điểm, chạy bằng... biến con người VN cần cù thành những kẻ ma lanh, khôn nhà dại chơ. Lại thêm tầng lớp lãnh đạo CSVN thiển cận và bảo thủ làm cho VN không phát triển được.

      Xóa
    9. Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. nhưng đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho hãng này. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới. Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?

      Xóa
    10. Có thể nói, 10 hay 15 năm sau khi ‘giải phóng miền Nam’, chính quyền Việt Nam mắc nhiều sai lầm, gặp nhiều thất bại trên nhiều phương diện, cả về đối nội và đối ngoại.
      Với việc tiến hành đổi mới từ cuối những năm 1980, Việt Nam đã có những thay đổi tích cực, đặc biệt về mặt kinh tế.
      Chính ông TT NT Dũng cũng phải thừa nhận rằng, hiện tại Việt Nam đứng chót trong nhóm ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore), ‘thậm chí có lĩnh vực còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar’ – ba nước được coi là kém phát triển nhất trong khối.
      Một trong những lĩnh vực mà Việt Nam xếp sau ba quốc gia đó là tự do báo chí. Chẳng hạn, năm 2015, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam thứ 175 trên 180 các quốc gia, lãnh thổ - đứng sau Lào (171), Myanmar (144) và Campuchia (139).
      Nhắc lại một vài tụt hậu của Việt Nam so với các nước khu vực – những sự thua kém mà ông chính Dũng nói là ‘làm sao mà đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được’ – để thấy rằng sau 40 năm ‘đi lên chủ nghĩa xã hội’, Việt Nam vẫn chưa thực sự tự do, giàu có gì.
      Trong bốn thập niên đầu của ‘kỷ nguyên mới’ Việt Nam mới chỉ ‘thoát khỏi tình trạng kém phát triển’. Trong khi ấy cũng với khoảng thời gian tương tự, từ một nước nghèo, kém phát triển, lại thiếu tài nguyên, Singapore đã trở thành một quốc gia giàu có, phát triển.

      Xóa
    11. Vấn đề là, chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa được 40 năm nhưng thế hệ lãnh đạo cho đến bây giờ vẫn là những người đi ra từ cuộc chiến đó.

      Hơn nữa, cẩm nang gối đầu giường của họ vẫn là tư tưởng Mác-Lênin – một học thuyết đã không còn liên quan gì nhiều đến thực tế cuộc sống.

      Cần nhớ rằng ông Lý Quang Diệu không cần một chút gì của chủ nghĩa Mác-Lênin mà vẫn xây dựng được đất nước phồn vinh và mức sống cao cho người dân.

      Tôi không rõ ngoài những lý thuyết về đấu tranh giai cấp, 16 vị ủy viên Bộ Chính trị hiện nay liệu có nắm những kiến thức về quản trị đất nước, có hiểu biết khoa học kỹ thuật, nắm rõ tình hình thế giới và đoán trước xu thế phát triển của thời đại hay không?

      Và nếu như Đảng Cộng sản Việt Nam không sẵn sàng hoặc chưa sẵn sàng cho những lãnh đạo kiểu như Lý Quang Diệu thì liệu họ có thể áp dụng những bài học của ông Lý để biến Việt Nam thành Singapore thứ hai trong vòng 30 hay 40 năm nữa?

      Xóa
    12. Có một câu chuyện có thật nói về lòng tự hào của người VN:
      Sau chiến thắng 30/4, một lãnh đạo của VN đi thăm một nước Đông Nam Á, hình như Thái lan thì phải, đã khoe với thủ tướng Thái rằng: nhân dân VN chúng tôi rất tự hào là nước duy nhất trên thế giới đánh thắng 2 đế quốc to là Pháp và Mỹ.
      Vị thủ tướng Thái cười mà trả lời rằng: nhân dân Thái Lan cũng rất tự hào là chúng tôi không phải đánh nhau với một đế quốc nào cả và để thời gian đó xây dựng đất nước như ngày nay.

      Xóa
    13. VN=Con mèo hen!

      Xóa
    14. Yên Tâm đi: Trung Cộng lo sợ Việt Nam sắp có máy bay F16 của Mỹ.

      Thời gian qua, trong khi thông tin việc Mỹ gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Trung Quốc lo ngại trước việc Việt Nam có thể mua máy bay F-16 của Mỹ để sử dụng cho mục đích bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa.

      Các bài phân tích của truyền thông Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam mua được F-16 kể cả là cũ từ Mỹ sẽ tạo ra ưu thế vượt trội so với J-15 hay Su-30MK2 của Trung Quốc.

      Lâu nay, TQ thường vỗ ngực tự hào quảng bá rằng các vũ khí do họ sản xuất là có tính năng ngang ngửa thậm chí vượt trội so với vũ khí của Nga hoặc Mỹ, nhưng khi đề cập đến những vũ khí Mỹ có thể bán cho Việt Nam, trong đó có F-16C/D thì Trung Quốc cũng không khỏi giật mình lo sợ.

      Xóa
    15. Đúng vào lúc Trung Cộng đang lo sơ trước những động thái quân sự mới đây của Mỹ tại Biển Đông, tiếp theo cuộc viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng mới đây, có nhiều lời đồn đoán cho rằng Việt Nam đang thảo luận với Mỹ về Chiến Lược Đổi Trục, một chiến lược liên hoàn Mỹ-Việt theo đó Mỹ muốn kéo Việt Nam ra khỏi qủy đạo Trung Cộng và Việt Nam muốn xử dụng Mỹ như là một thế lực kiềm chế Trung Cộng (TC).

      Hoa kỳ muốn trở lại vùng Á châu và Thái Bình Dương vì lý do bảo vệ an ninh của thế giới đang bị Trung Cộng đe dọa. Đây là thời cơ cho VN, một tia hy vọng cho VN thoát khỏi vòng tay kiềm tỏa của Trung Cộng.

      Đồng thời, những sự kiện trên xảy ra đúng vào thời điểm nội tình của TC rất là đen tối: cuộc đấu đá tranh dành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự suy thoái kinh tế trầm trọng của TC.

      Xóa
    16. KINH TẾ TRUNG CỘNG ĐANG SUY THOÁI: thị trường chứng khoán sụp đổ trong mấy tuần lễ vừa qua mà chính quyền Trung Quốc không che giấu được.Tình hình xấu đi trên đây của TC là cơ hội tốt cho cả Mỹ và Việt Nam liên kết nhau trong chién lược “Đổi Trục”.

      Nhất là đối với VN, một nước nhỏ ở vị trí địa lý bất lợi có cùng biên giới với một nước CS phương bắc khổng lồ rất hiếu chiến. VN vốn đã bị TC thôn tính nhiều lần, kinh qua bao nhiêu năm tủi nhục với bài học mà Đặng Tiểu Bình dạy VN khi TC phát động cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979.

      Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Ngậm đắng nuốt cay hơn mấy thập niên! Qủa thật là bài học đích đáng nhưng nó vạch trần bộ mặt phách láo của một đàn anh đã ăn ở với nhau qua nhiều thập kỷ thân thiết như “răng với môi”!

      Đến nay mới có chút hy vọng rút ra khỏi vòng tay của TC, thì dĩ nhiên VN phải chộp lấy cơ hội. Nhưng liệu TC có để yên cho? Điều này còn qúa sớm, chưa có thể đoán trước được.

      Xóa
  3. Nước đã nhỏ, càng thêm nhược bởi lũ DLV tăm tối!

    Trả lờiXóa
  4. Gửi bạn:// Người biết xỉ nhục12:59 Ngày 18 tháng 07 năm 2015//
    Người ta nói con cái không chọn được cha mẹ ! Người dân không chọn được tổ quốc cũng là lẽ tự nhiên thôi. Đất nước VN cũng vậy, nhưng đất nước đã tạo nên con người và là gốc rễ gây dựng lên tổ quốc thiêng liêng. Cho nên chúng ta không được phép than vãn kêu ca, mà cái cốt lõi là phải biết tự vấn, tức đặt câu hỏi cho chính mình !
    Bài viết của tác giả Đào Văn Bình gợi cho chúng ta phải biết liên hệ lịch sử nhân loại mà dựng nước dù trong quá khứ hay tương lai. Đó là bài viết hay, mang đầy tính suy tư và trách nhiệm công dân. Mở rộng ra, chúng ta phải trả lời được: Thế giới bản chất là gì, còn chúng ta là ai trong thế giới đó, để mà tìm ra kế sách để được thế giới kính nể !

    Trả lờiXóa
  5. Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ chúng ta thấy gì? Họ chỉ là các nước nhỏ so với các quốc gia khác ở Âu Châu. Na Uy chỉ có 5 triệu dân, Thụy Điển 9 triệu dân, Thụy Sĩ khoảng 8 triệu.

    XA VỜI XA QUÁ !!!

    Chỉ nhìn 2 nước cạnh VIỆT NAM là

    TÂN GIA BA Singapore năm 1967 LÝ QUANG DIỆU mơ ước được như Hòn ngọc Viễn Đông SÀI GÒN

    MÃ LAI Á .... nghe đâu mức phát triển kinh tế còn hơn cả NGA !!!!

    TamHmong: Nước Nga trong vòng tay của quá khứ huy hoàng

    http://hieuminh.org/2015/05/10/tamhmong-nuoc-nga-trong-vong-tay-cua-qua-khu-huy-hoang/

    So sánh với Malaysia

    Cách đây ít lâu nhân viết comment cho một bài mà anh Hiệu Minh đã viết sau khi đi thăm Điện Biên Phủ trong hieuminh.org tôi đã làm một so sánh nhỏ giữa Nga và Malaysia:

    Năm 1957 khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik vệ tinh đầu tiên của nhân loại thì Malaysia được Anh Quốc trao trả độc lập và Liên bang Malaysia ra đời.
    Malaysia lúc đó là một nước bé nhỏ hoàn toàn vô danh ở Đông Nam Á xa xôi có thu nhập TB khoảng $150/người.năm trong khi thu nhập TB của Liên Xô đã vào khoảng $3600/người.năm (40% Hoa Kỳ lúc đó).
    Năm 1990 thu nhập TB Nga khoảng $9000; Malaysia là $2500.
    Năm 2014 thu nhập TB Nga $17.000; Malaysia là $18.500.
    Tốc độ tăng trường kinh tế TB của Malaysia từ 1957-2005 là 6,5%.
    “Năm 1991, Thủ tướng Malaysia đương thời là Mahathir bin Mohamad phác thảo ý tưởng của ông trong “Tầm nhìn 2020″, theo đó Malaysia sẽ trở thành một quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2020. Thủ tướng thứ sáu là Najib Razak nói rằng Malaysia sẽ đạt đến tình trạng nước phát triển vào năm 2018, sớm hơn so với mục tiêu vào năm 2020” (Wiki). Như chúng ta biết Malaysia có một nền kinh tế khá cân đối và đa dạng.
    Tốc độ tăng trường kinh tế của Nga cao nhất khoảng 6,5% là giai đoạn 1999-2004. Năm 2015 dự kiến tăng trưởng âm (từ 3-4,5%). Như chúng ta biết Nga hiện nay vẫn thuộc hàng các nước đang phát triển và xét về cơ cấu kinh tế thì xếp hàng cuối trong BRICS – nhóm các nước đang phát triển hàng đầu thế giới với một nền kinh tế gần như “độc canh dầu khí” rất dễ bị tổn thương.
    Năm 2014 GDP Nga $2200 tỷ (nền kinh tế 11 thế giới); Malaysia $550 tỷ (29).
    Theo dự báo của ngân hàng HBSC vào năm 2050 các nền kinh tế của Nga và Malaysia sẽ có thứ hạng tương ứng là 16 và 21. Nghĩa là gần như đồng hạng về kích thước nền kinh tế nhưng nếu tính TB trên đầu người thì tỷ lệ Malaysia so với Nga sẽ khỏang 2.5/1.
    Năm 2014 số công bố khoa học quốc tế trên các tạp chí khoa học uy tín đạt chuẩn ISI/đầu người của Malaysia đã vượt chỉ tiêu này của Nga.

    Malaysia không có và chắc là sẽ không bao giờ có những tượng đài kỷ niệm chiến thắng hùng vĩ như ở Nga. Nhưng họ có những đài kỷ niệm khác cho hậu thế như Tòa tháp đôi Petronas nổi tiếng chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
  6. Bắc Âu là những quốc gia mà VN phải học tập họ về thể chế chính trị còn Nhật bản mới là quốc gia tương đồng để VN học tập họ phương thức quản trị kinh tế xã hội có hiệu quả .Singgapore là một thành phố,một quốc gia quá nhỏ không có nhiều vấn đề đa dạng tương tự cho VN học tập.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói bậy! Tấm gương thành công sát nách không học tập thì học tập ai? Học tập chú Cuội chắc?!
      Mà bọn ăn cắp (tham nhũng) thì biết học cái quái gì? Học giở thói hai ngón siêu phàm ư?!

      Xóa
  7. Các Bác ơi Bình luận so sánh làm gì cho người Việt càng tủi hổ . Sài gòn trước đây là : Hòn Ngọc Viễn Đông . Do Đ C S quang vinh thống trị nay đã trở thành cục Bùn đen kịt . càng ngày càng khổ . < trăm điều tại cái đảng ngu ,, cam tâm mãi mãi cầm cu thằng tàu >

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn cu thằng Nga nữa chứ . Hai tay hai cu . thì còn làm ăn cái gì nhỉ . Quá ngu .

      Xóa
    2. không cần "làm ăn" gì, chỉ cần lừa và cướp là được- he he, đố thằng nào dám chống lại tớ đấy.

      Xóa
  8. 'Hồng hơn Chuyên'...đó là vấn đề !

    Trả lờiXóa