Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Trung Quốc đang 'ngoại giao giàn khoan', sát thủ kinh tế...

 Trung Quốc vừa đưa giàn khoan Khải Hoàn 01 ra vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Giàn khoan này như thế nào, khả năng khai thác ra sao?
LTS: Chuyên gia hàng hải Đỗ Thái Bình (Hội Khoa học Biển TP Hồ Chí Minh, Thành viên Hội Đóng tàu Mỹ SNAME) nhân dịp Trung Quốc mang giàn khoan tới vùng biển Đông Hải, nơi có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã có một bài viết phân tích về "thị trường" giàn khoan và những cơ hội cho Việt Nam. Sau đây xin gửi tới bạn đọc nội dung bài viết.
Trung Quốc đang "ngoại giao giàn khoan"
Tạp chí hàng hải quốc tế “Trade Winds” đưa tin về việc TQ đưa giàn khoan mang tên “Khải Hoàn 01” ra Đông Hải, vùng quần đảo Senkaku tranh chấp với Nhật Bản, một hành động làm người ta nghĩ ngay tới vụ họ đưa giàn 981 vào vùng biển nước ta và mới rút đi cách đây không lâu. Chúng ta thử xem về mặt kỹ thuật giàn này có gì đặc biệt.
Trước hết, tên giàn này là “Kaixuan yi hao” ( 凯旋一号 Khải hoàn nhất hiệu) tức “Khải Hoàn số 1” là giàn tự nâng bình thường mà ngành dầu khí nước ta đang dùng và đã chế tạo được. Đó là giàn có chân chống xuống đáy biển với kích thước: chiều dài 66,71 m, rộng 67,06 m, làm việc tại những vùng có độ sâu không quá 400 feet (122 m) và khoan sâu tới 35 nghìn ft (11.000 m).
Giàn được đóng tại Xưởng COSCO Nantong, một liên doanh giữa tập đoàn vận tải biển COSCO (như Vinalines Việt Nam) với Sembcorp Singapore, tức là xưởng không nằm trong hệ thống hai tập đoàn đóng tàu khổng lồ CSIC và CSSC mà là xưởng “nhỏ” hơn, dễ biến báo với thị trường thế giới.
Nhưng khác với Vinalines trầy trật trong dự án xưởng sửa chữa (ụ nổi 83M) và những liên doanh đổ vỡ, thì COSCO Nantong có tên tuổi trên thế giới không chỉ sửa chữa mà cả đóng mới nhiều loại tàu, giàn khoan phức tạp. Trong một loạt Xưởng của vận tải biển COSCO, xưởng tại Nantong (Nam Thông) này đứng hàng đầu. Nantong nằm ven sông Trường Giang, thuộc tỉnh Giang Tô, cách Thượng Hải khoảng 129 km về phía Bắc.
Một đặc điểm của các giàn này là được thi công khá đúng tiến độ. Ngày 17/07, giàn đã được giao cho Công ty dịch vụ khoan COSL (China Oilfield Services Limited) kéo đi thử tại vùng sâu 94 m.
Việt Nam có điều kiện để hát khúc khải hoàn
Vào những lúc họ làm cái giàn Khải Hoàn, từ Vũng Tàu chúng ta cũng bàn giao một giàn khoan chân chống đặc biệt: tàu có chân chống xuống đáy biển, chuyên để phục vụ sửa chữa các giàn khoan mà ta có thể gọi tên là tàu tự nâng (liftboat) hay SEU (Self Elevating Unit).
Nếu giàn chân chống được các phương tiện kéo nó ra biển, sau đó nó mới đứng vững trên các chân của mình thì SEU là một cái tàu, tự đi được và khi tới gần cái giàn cần sửa chữa, nó dừng lại, hạ chân chống xuống, gắn với đối tượng và tiến hành sửa chữa, hoán cải, lắp đặt.
SEU đã làm thay công việc của cả một đội nào tàu cẩu, tàu hậu cần trong bối cảnh nhu cầu sửa chưa giàn khoan ngày càng nhiều. Ngay trong vùng Đông Nam Á đã có khoảng 3.0Nắm bắt được nhu cầu đó, Triyards trụ sở chính đặt tại Singpore và Houston (Mỹ) đã chọn khu Đông Xuyên (Vũng Tàu) “hạ trại,” lập nên Triyards SSY Sài Gòn và Triyards SOFEL có tên trên bản đồ thế giới. Họ không tiếc trả công cho thợ hàn giỏi - một ưu thế của lao động Việt - “cao hơn cả giám đốc doanh nghiệp”.
Họ cũng đặt hàng cho “vua phần mềm Việt” FPT những hợp đồng cao giá để “quản trị toàn diện Người Việt” (một việc mà Vinashin trong buổi hưng thịnh vì được bơm tiền nên không hề làm, trong khi chỉ lo đi mua mấy phần mềm vẽ tàu của nước ngoài!)
Vừa qua, họ đã bàn giao SEU thế hệ mới nhất, ký hiệu BH-450 do Công ty thiết kế A.K.Suda thực hiện, với địa danh Việt Nam được nêu đầy trên các media!
Việt Nam có đang đi đúng hướng?
Đúng là tàu tự nâng (liftboat /SEU) dùng nhiều cho công nghiệp phong điện (điện bằng sức gió) đang phát triển. Nhưng với thị trường dầu khí hiện nay, nó cũng đang rất "hot". Ta thử phân tích, so sánh SEU với cách chữa giàn truyền thống :
1/Thuận tiện sử dụng: Bình thường, khi sửa chữa hoán cải công trình ngoài khơi thường kéo giàn tự nâng, sà lan cẩu, đội tàu dịch vụ tới. Những phương tiện này thường phục vụ cho nhiều mục đích như khoan, đặt đường ống... Do số giàn khoan tuổi đã cao ngày càng tăng, hiệu quả nhân quả là có một phương tiện dùng chỉ dùng đúng mục đích là bảo dưỡng, nâng cấp hay nhổ loại bỏ các giàn khoan cũ. SEU là phương tiện chuyên dùng, giá chế tạo thấp, thay thế cho một loạt các phương tiện kể trên 00 giàn cần chữa, cần hoán cải.
2/Không thêm chi phí điều động: Ví dụ ta phải điều giàn chân chống và sà lan cẩu phục vụ cho một giàn ngoài khơi. So với SEU, chi phí thuê giàn này và sà lan cẩu rất đắt tiền. Trong khi đó, giàn tự nâng và sà lan cẩu lại không tự chạy được nên phải huy động các dịch vụ kéo và neo buộc, tức là các tàu kéo và tàu dịch vụ AHTS.
3/An toàn trong thời tiết xấu: Giả sử tàu phục vụ là một tàu cẩu lớn, có khả năng tự chạy.Nhưng không có chân chống, nên tàu cẩu này không kề sát gian được và phải có các thiết bị neo buộc. Khi thời tiết xấu, tàu cẩu không làm việc được trước sóng gió. Trong khi đó, SEU vững vàng hơn trước sóng gió vì nó chống chân xuống đáy biển tới cả độ sâu nước 220 ft, và nằm trên chiều cao sóng tối đa.
4/Về giá tiền: Theo thông báo của Triyards, giá một chiếc SEU mà Ezion đang sở hữu vào khoảng 55-60 triệu USD. Một giàn tự nâng cấp B theo thiết kế của Keppel Fels 300-350ft có giá khoảng 180-220 triệu USD. Một sà lan cẩu mà SapuraKencana đang dùng giá khoảng 130 triệu USD. Giá thuê hàng ngày một giàn và sà lan cẩu khoảng 100.000 - 160.000 USD trong khi giá thuê ngày một SEU cỡ 40.000 - 60.000 USD .
Theo nhiều chuyên gia, thị trường SEU toàn cầu vẫn còn đang nóng. Tôi có vài con số thống kê sau đây: Bắc mỹ có 250 tàu tự nâng SEU phục vụ cho 3.257 giàn cố định tức là 1 SEU = 13 giàn. Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Phi có 62 SEU phục vụ cho 3.266 giàn cố định tức là 1 SEU: 53 giàn.
Những con người ở Singapore nhỏ bé có tầm toàn cầu đã thấy vấn đề, và nhảy vào Việt Nam để dùng lao động khéo tay và giá thành rẻ mạt. Trung Quốc cũng nhìn thấy điều đó và sắp cho ra đời chiếc SEU đầu tiên. Trong khi bản thân Việt Nam không nhìn thấy vấn đề như vậy và mải theo đuổi những giấc mơ nào đó rất viển vông như tàu khổng lồ của Vinashin?!
Đỗ Thái Bình/ĐVO

 
---------------------

4 nhận xét:

  1. Việt Nam có đang đi đúng hướng? Những kẻ quờ quạng, chân nam đá chân chiêu (xiêu vẹo) có thể làm được việc ấy? Thậm chí họ còn ngồi phịch xuống, thở héo hắt!...

    Trả lờiXóa
  2. Đi tắt đón đầu
    ai thèm để ý ba cái lẻ tẻ

    Trả lờiXóa
  3. Mệ...mới trong ý tưởng đã nghĩ cắt xén, phải bôi trơn....
    quan chức trong đầu chỉ quay cuồng nhiêu phần trăm
    một người làm, chục thằng đứng-ngồi rình rập để làm khó, để xin đểu.....

    Trả lờiXóa
  4. Mĩ thì ngoại giao PHÁO HẠM .TQ ngoại giao DÀN KHOAN .VN thì ngoại giao CON KHỈ-ĐU DÂY...
    NGLUY

    Trả lờiXóa