Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

TIỀN và LUẬT NHÂN QUẢ


* ĐOÀN TUẤN
Thiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền. Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt đối không được sử dụng đồng tiền. Và kết cục số phận của hắn và số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.
Kể lại câu chuyện đó với bạn đọc để người viết mong bạn đọc có dịp nhìn đồng tiền từ một phía khác, cực đoan, phía không cần tiền. Để thấy rằng không thể có một xã hội mà trong đó người dân không tiêu tiền. Và lúc này, chúng ta đang sống trong một xã hội, đặc biệt là trong một thời điểm mà người ta nói quá nhiều đến tiền.
Cách đây ít lâu, người viết bài này có dịp gặp bà Thu An- diễn viên điện ảnh- trên đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Chuyện trò lan man về sức khỏe và công việc. Bà kể chuyện sau khi đóng phim, có anh đạo diễn đến nhà trả tiền đóng phim cho bà. Khi anh ta về, bà giở tiền ra đếm thì mới hay trong mỗi tập đều bị rút lõi vài ba tờ. Bà đành phải cười buồn vì không biết truy tìm thủ phạm ở đâu. Có bà đồng nghiệp an ủi: “Tôi cũng bị thế nhiều lần rồi. Thôi thì, của đi thay người.” Người viết bài này chia sẻ, bà yên tâm, nó lấy của bà thì lúc khác, người khác sẽ lấy của nó. Bà cười hóm hỉnh, hãy đợi đấy, thử xem. Rất lâu sau, người viết bài này được tin, cậu con trai người đạo diễn đó bị mất xe máy. Gọi điện cho bà, giọng bà thảng thốt: Thế à? Sao khổ thế? Tôi có mong chuyện này xảy ra đâu?- Bà thấy chưa, ác giả ác báo. Nhân quả nhãn tiền mà.
Lại một chuyện khác trong làng điện ảnh. Có ông đạo diễn nổi tiếng là tham. Ăn chặn đủ thứ. Từ tiền kịch bản đến tiền diễn viên, tiền bối cảnh, tiền quay phim… Anh ta mang tiền về nhà mình nhiều đến nỗi, có lần con anh ta mở tủ, bị những cục tiền đổ ụp xuống đầu, xuống mặt. Song kết cục vẫn thật buồn. Vợ anh ta bỗng mắc bệnh nan y. Còn cậu con trai bỗng sinh đổ đốn, bỏ học, lêu lổng và xung khắc với bố, không bao giờ thèm nói chuyện với bố. Giờ đã nghỉ hưu, mỗi khi gặp lại bạn bè, anh đều khuyên một câu, đừng bao giờ để cho con cái biết mình có nhiều tiền! Thiên hạ còn bao nhiêu chuyện khác liên quan đến luật nhân quả của đồng tiền. Luật nhân quả không chỉ liên quan trực tiếp đến người gây ra nhân mà nó có một sự vận động vô hình nào đó, ta không thể nhìn thấy được, song một lúc nào đó, nó giáng cái quả hết sức khắc nghiệt đến chính những chỗ mà ta không ngờ nhất, đến chính những người thân của ta. Người viết nhớ một câu của kinh Phật là trong tất cả mọi luật của con người thì luật nhân quả là luật quan trọng nhất.
Nếu gặp may, đồng tiền đến với ta như một điều phúc. Nhưng giữ được đồng tiền ấy lại liên quan đến một vấn đề khác. Ấy là cái đức, ân đức hay đạo đức. Liệu ta có đủ đức để giữ được số tiền đó không? Nếu ta không đủ đức để giữ được, thì số tiền đó, những đồng tiền đó, sẽ hiện nguyên hình mặt trái của nó. Tức là nó sẽ biến thành quỷ thành ma. Nó sẽ làm khổ ta, tàn phá ta, đưa lối dẫn đường ta vào hết lỗi này sang tội khác. Và chỉ có cái chết may ra mới làm ta hết đau khổ.
Dư luận xì xào về cô diễn viên nào đó nay đi xe này, mai thay xe khác. Cô ấy đi ra ngoài có vẻ vung vinh. Nhưng ai biết cô ấy những lúc trong tay các đại gia, đã như súc thịt, như đồ chơi, không hơn không kém. Rồi những lúc bẽ bàng, chán xe, chán tiền, chán tất cả. Nhiều tấm gương đồng nghiệp đi trước, và xung quanh, cô thấy đời mình kết thúc sao mà sớm vậy.
Đồng tiền đến với ta một cách dễ dàng cũng đi khỏi ta một cách tương tự. Không tin, bạn hãy thử kiểm nghiệm đời mình. Khi vận tốt đến, bạn có thể giành được phần thắng trong cuộc chơi không công bằng. Nhưng khi vận xấu đến, bạn sẽ âm thầm trả giá. Lúc đó, nằm một mình vắt tay lên trán, ngẫm lại, bạn mới biết sợ cái bí ẩn của quy luật cuộc đời.
Tôn giáo dạy chúng ta nên biết ăn năn, hối cải. Luật pháp ngăn chúng ta không làm điều xấu. Ta có thể đi nhà thờ xưng tội hay vào chùa cầu tai qua nạn khỏi. Và luật pháp có thể không chạm đến ta. Song có một thứ luật mà Chúa hay Phật cũng đều tuân theo, một thứ luật vô hình giúp ta tin và hy vọng vào cuộc sống. Đó là luật Nhân Quả. Đối xử với đồng tiền một cách đúng mực bạn sẽ có tình yêu và hạnh phúc.
Đ.T
----------------

20 nhận xét:

  1. Nhà Phật đưa ra một khái niệm đơn giản: "Trồng bầu hái bầu, trồng bí hái bí". Đó là Nhân- Quả.
    Ngay cả trong giới tu cũng có nhiều người thất bại chứ đừng nói gì đến nhân sinh trong cõi Ta Bà. Nhưng dù sao có học một chút giáo lý Đạo Phật thì vẫn hơn. Tôi có một anh bạn nhà văn, anh ấy nói rằng: Giá như trong mỗi Đảng viên có một ngôi Chùa thì hay biết bao nhiêu.
    Qua tìm hiểu về Đạo Phật ta mới thấy, việc cầu Phật giải nghiệp cho mình là ảo tưởng của nhưng kẻ tu mù. Chỉ có học giáo lý nhà Phật, ta biết thế nào là nên và không nên, tránh được những sai lầm không đáng có. Nói thì rất dễ nhưng hành thì khó vô cùng. Nhìn nhận Đạo Phật là đạo "Yếm thế" là một sai lầm lớn.
    Đồng tiền vốn không có thiện ác. Mọi lành dữ từ đồng tiền là do người sử dụng. Không chấp có cũng chẳng chấp không, có nhiêu hưởng nấy. Vậy là phẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiền không mang lại hạnh phúc cho những người không có tiền

      Xóa
    2. Tiền cũng có thể mang lại vô phúc cho những người có tiền. Những hình ảnh chứng minh đầy rẫy trong cuộc sống.

      Xóa
    3. Đạo Phật ở VN đang bị biến chất, do "người ta" sợ nó trở thành thế lực thù địch. Cái biến chất đó biểu hiện rõ ràng qua việc đề cao sự "Cúng dường". Nhiều vị sư còn rất "điềm đạm" khuyên Phật tử "đừng ăn chay quá, mất sức. Nên ăn mặn"? Đúng là thời mạt pháp!

      Xóa
  2. Có 1 chuyện của nhà văn Anh về tiền rất hay.
    Tóm tắt, hai vợ chồng già nọ có 1 người con trai duy nhất làm thợ mỏ than. Được 1 pháp sư cho 1 bàn tay khỉ giúp họ đạt 3 điều ước.
    Đầu tiên họ ước có 1 số tiền lớn - và ngay lập tức chủ mỏ than cho người đem tới cho họ mấy chục ngàn bảng (thời đó rất lớn), để bồi thường vì... con trai họ đã chết do sập hầm!
    Họ cực kỳ đau khổ, và ước điều thứ hai là cho con trai họ sống lại, không cần số tiền đó nữa.
    Nửa đêm thanh vắng, có tiếng đập cửa, giọng đứa con thều thào "Cha mẹ ơi... Mở cửa cho con..."
    Họ run rẩy, co rúm, lập bập ước điều cuối cùng "Hãy để con chúng tôi yên nghỉ..."
    Ngoài sân, tiếng chân chậm chạp đạp trên lá rụng, rời đi xa dần... Đống tiền cũng không còn... chỉ còn im lặng...

    Trả lờiXóa
  3. Nhân quả hay lương tâm, thời nay là món hàng xa xí phẩm, rất ít người dám xài nó. Cán bộ học tập đạo đức cách mạng... nhưng vẫn thụt két, sẳn sàng hạ thủ đồng liêu để giành ghế, cán bộ cao cấp sâng sàng đuổi cha mẹ ra ngoài đường...... Nếu họ sắm món hàng Nhân Quả thì làm sao họ làm những chuyện xấu xa được... Tuy thế họ vẫn thường đi lễ nhà thờ, đi chùa cúng dường thật hậu hỉnh .... Ra khỏi chùa thì sẳn sàng ra tay làm ác ngay .

    Trả lờiXóa
  4. Tôi học Lịch sử các học thuyết chính trị thấy ông giáo 35 năm tuổi Đảng nói với tôi (nói riêng khi đàm đạo riêng): Tôn giáo là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại trên con đường tiến hóa của mình.

    Trả lờiXóa
  5. Có tiền, nhưng xài tiền thế nào là cả một nghệ thuật, không phải ai cũng ý thức được điều này. Họa, phúc cũng từ đó mà ra.
    Có thiên hạ, nhưng không phải ông vua nào cũng biết cách điều hành thiên hạ, mặc dù ông nào cũng vỗ ngực anh minh, sáng suốt, vạn tuế. Họa, phúc cũng từ đó mà ra.
    Chuyện gì cũng phải tuân theo luật nhân quả, chỉ sớm hoặc muộn thôi.
    Mấy bác có tiền bằng cách tham nhũng, thụt két. Đang phởn phơ, vênh váo cứ chờ đấy , sẽ thấy ứng nghiệm thôi, tâm trí bất an là tín hiệu đầu tiên dễ kiểm nghiệm nhất.
    Mấy bác đang nắm vận mệnh quốc gia cũng đừng chủ quan tin vào thanh kiếm và lá chắn sẽ bảo vệ mình, tránh được nhân quả.
    Lan man một tý, mong các còm sỹ thông cảm, chỉ vì mình không có (nhiều) tiền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các vị sa vào "Con cá, chột nưa" của Tố Hữu rồi?

      Các vị hổng thấy sao? mấy cha lĩnh đụ vỡn xài tiền của dân, tưng bừng, ăn chơi nhảy múa, chém gió, chém bão

      "Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải giữ gìn"

      Con ơi? cháu ơi? chắt ơi? ......chút chít ơi......dài vô tận chút chít ơi? chưa đẻ ra, chưa sinh, chưa biết có được sinh ra không? mà đã có sứ mệnh thiêng liêng cao cả thế này?

      Xóa
    2. Có bốn ông vua tham tiền bán nước sau bị quả báo phải chạy trốn sang Tàu - nhà cửa biệt thư nguy nga không ở được và cuối cùng chết không có đất chôn - đúng là quả báo .

      Xóa
  6. Quỳên lực,tiền bạc là ma lực,là ma túy của con người,nhưng không ai không thích,để chế ngự ma lực hay ma túy này con người sáng tạo ra tôn giáo và luật lệ.đại bọ phận đã được chế ngự,tuy nhiên có số không nhỏ đã sống vô thần và lách được luật nên bị quyền và tiền tha hóa!

    Trả lờiXóa
  7. Tiền không đòi hỏi, cứ tự nhiên có người tự nguyện mang nó đến.....nộp...
    có bị nhân quả hay bị làm răng không các bác hỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Của biếu là của lo,của cho là của nợ đó bác.Mặt sau mỗi đồng tiền đều thấm đậm mồ hôi nước mắt của người làm ra nó và mồ hôi nước mắt không phải là thứ dễ nuốt .Vụ chánh án huyện Thanh liêm Hà nam nhận hối lộ trên 200 triệu nhưng vẫn phải kết án 12 tháng tù cho người đưa hối lộ nhưng đã bị bắt sau khi bị người đưa hối lộ tố cáo đã cho thấy đồng tiền bẩn nó bạc bẽo thế nào.Cũng qua vụ chánh án bị bắt do người hối lộ tố cáo này cho thấy,NẾU QUỐC HỘI MINH BẠCH,CHỈ TRUY TỐ NGƯỜI NHẬN HỐI LỘ THÌ SẼ CÓ NHIỀU KẺ NHẬN HỐI LỘ BỊ TỐ CÁO NHƯNG QUỐC HỘI LẠI TRUY TỐ CẢ NGƯỜI BỊ HẠI(ĐƯA HỐI LỘ) NÊN GIÁN TIẾP QUỐC HỘI ĐÃ NGẦM BẢO VỆ NGƯỜI NHẬN HỐI LỘ!!!!!Chuyện này các nghị sĩ đã được nghe cử tri kiến nghị nhưng chắc Quốc hội sợ hết người làm việc nên chưa thấy sửa luật .

      Xóa
  8. Hãy dọc bài viết này và dọc tất cả các nhận xét nhiều lần, bạn sẽ rút ra dược diều gì dó cho bản thân mình Cám ơn bac Bồng nhiều ! ! !

    Trả lờiXóa
  9. Muốn có một cuộc đời tốt đẹp hãy bố thí,hồi bé học tiểu học tôi thương người bạn nghèo ,tôi nói : Mày cần tiền cứ vay tao,nó vay tôi vài chục sau tôi cho nó luôn ,10 năm sau nó cho tôi ý kiến mở tiệm bán cà phê làm gia đình tôi kiếm được cả trăm cây vàng. Nguời trúng vé số mà không biết bố thí sau này cũng bị nghèo nàn.

    Trả lờiXóa
  10. Tiền là tiền các bác ạ,chả liên quan gì đến nhân quả cả.

    Nếu nguyên do xuất xứ của đồng tiền là không minh bạch ,người chủ những đồng tiền ấy là kẻ ăn bẩn và nếu thói ăn bẩn vẫn tiếp diễn bởi tật say tiền thì đi đêm lắm mà có ngày gặp ma hoặc sài tiền bẩn 9tieenf dễ dãi)thì cũng như bao gái SIDA,thế thôi chứ cứ cố gắn đồng tiền vào với cái nguyên lý nhân quả gì đó e bọn tham nhũng chúng sẽ cười cho đó.

    Trả lờiXóa
  11. Bàn về tiền là vô nghĩa, mất thời gian. Nhưng ít ai tỉnh táo trứơc nó.
    Bạn có 500.000 USD là tuyệt vời, phải không? Nhưng có người tự tử chết vì trong tay chỉ có 500.000 USD đấy. Đơn giản là mới trước đó ông ta từng có mấy chục triệu USD.

    Trả lờiXóa
  12. Tản mạn về tiền, nghĩ đâu nói đấy!!!
    Tiền là tiền, luật nhân quả cũng nhãn tiền.
    Tiền là một phát minh vĩ đại của con người có lẽ nó cũng như phát minh ra lửa, mà lửa không phải do con người sáng tạo ra, mà biết sử dụng nó. Còn tiền mới thực là sản phẩm của Trí tuệ con người.
    Con người biết lấy một giá trị vật chất rất nhỏ để thay thế một giá trị vật chất không giới hạn. Cũng chẳng ngạc nhiên, một ngày nào đó, có một ngừơi bỏ cả một quốc gia, cả hành tinh, thậm chí vũ trụ vào trong ví của mình: "có tiền mua tiên cũng được".
    Trong quan hệ xã hội, đồng tiền có sức mạnh vạn năng, nó đi vào mọi ngõ ngách cuộc sống. Vẫn biết có tiền chưa chắc đã sướng, nhưng không có tiền thì thật là khổ. Mọi mặt cuộc sống con người, từ tinh thần đến vật chất, từ lao động đến hưởng thụ...đều gắn bó với tiền và hình như nó mua được tất cả, không loại trừ hạnh phúc.Nhất là tiền có tác dụng gần như tuyệt đối trong các mối quan hệ:"Tiền không có chân mà đi được mọi con đường". Tiền có một vị trí độc tôn, quyền lực tối thượng. Thường số người ca ngợi ít hơn số người lên án nhưng ai cũng muốn có nó. Để có nền văn minh loài người hôn nay phần cơ bản là do con người sáng tạo ra tiền, biết kiếm và tiêu tiền.
    Vì thế, tham tiền trở thành một thuộc tính con người; con người sáng tạo ra tiền rồi chịu sự chi phối gần như tuyệt đối của nó. Không phủ nhận được rằng, tiền là một động lực thức đẩy con người phát triển, thúc đẩy xã hội loài người phát triển.
    Người ta lao vào kiếm tiền, bằng mọi biện pháp, mọi phương tiện, kiếm tiền tiền trở hoạt động riêng của loài người, nhưng xét về bản chất cũng như loài vật tích trữ thức ăn, "càng nhiều càng ít" và đó là bi kịch. Kiếm tiền để tiêu, nó chỉ có giá trị khi tiêu và tiêu tiền nó cũng đầy đủ các thuộc tính của kiếm tiền.
    Vì tiền con người: Sản xuất, buôn bán, góp nhặt, lừa đảo, trộm cắp, cướp bóc, giết tróc để có và có càng nhiều càng tốt.
    Lòng tham tiền đã trở thành một thuộc tính xấu xa của con người, động tiền đã nhuốm đen phẩm giá, làm ô uế những giá trị nhân văn, làm suy sụp lòng tin, biến con người thành giả thú. Con giả thú ấy mua bán tất cả, thiên nhiên, tình yêu, bạn bè, gia đình và cả chính bản thân.
    Kẻ có tiền mua được tất cả nhưng cũng có thể mất đi tất cả.
    Đó chính là nhãn tiền của luật nhân quả.
    Nhân nào quả nấy là một Định luật. Đồng tiền phản ánh rất rõ định luật ấy. Muốn hưởng quả lành, con người phải xác định bản thân là người chủ hay là đầy tớ, đồng tiền là mục đích hay phương tiện. Con người phải biết kiếm tiền, nhưng vấn đề là kiếm bằng cách nào; con người phải biết tiêu tiền nhưng tiêu vì mục đích gì.
    Người ta không thể không kiếm, không tích lũy, không tiêu tiền đồng nghĩa cái ác không thể không nảy sinh muốn hạn chế nó trước hết phải có một cơ chế quản lý khoa học với hệ thống pháp luật chặt chẽ, phục vụ số đông, đặt quyền lợi đại đa số lên trên tất cả, một xã hội bình đẳng trên cơ sở lao động của mỗi thành viên.Thứ hai, xã hội nền tảng đạo đức được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, dân chủ, phát huy tối đa năng lực mỗi cá nhân. Tất cả những điều đó có trong tiết lý Nhà Phật.
    "Tham, sân, si' tam độc của con người, nó tồn tại trong mỗi con người, nó là bản năng. Có lẽ trong tất cả các tôn giáo, không có tôn giáo nào coi sự ngu muội dốt nát là một tội. Con người phải ngộ ra, hiểu ra cái thiện, cái ác trong kiếm tiền và tiêu tiền, hiểu ra cái ánh sáng lớn lao và bóng tối khôn cùng của một sáng tạo: đồng tiền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn là người am hiểu rộng và sâu về nhiều vấn đề. Đồng ý với comment này.

      Xóa
    2. Chỉ xin bàn với bác về mấy chữ chữ THAM SÂN SI.

      Mục đích tiêu tiền có ý nghĩa chi phối hành vi kiếm tiền và nếu tham tiền vì những mục đích tiêu tiền trong sáng nhân văn thì cái sự tham này là rất ĐÚNG và ĐÁNG tham.

      KhôngTHAM SÂN SI quyết không phải là người .

      Không có THAM SÂN SI quyết không có xã hội loài người.

      Tham vì người là cái tham cao thượng .

      Thấy cái ác,cái bất công mà không SÂN thì cũng chỉ là người ích kỷ vô hại nhưng cũng chẳng có lợi gì cho xã hội.

      Gặp thất bại mà không SI,không buồn thì cũng không dễ có thành công.

      Xóa