Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX - Phần cuối

* TRẦN MẠNH HẢO
(tiếp theo - Phần cuối)
… Con người (cũng như cây cỏ muông thú), được tạo hóa ban cho bản năng gốc là bản năng tư hữu (sở hữu). Cái sở hữu đầu tiên của con người là tôi chính là của tôi, thân xác tôi, tay tôi, mắt tôi, tư tưởng của tôi là sở hữu của chính tôi; rồi vợ của tôi, con của tôi, nhà của tôi, đất nước của tôi...Đến ngôn ngữ cũng có động từ, danh từ sở hữu huống nữa là con người. Nếu theo Marx, thử bỏ các từ “của” đi thì cuốn “ Tư bản luận” sẽ thành vô nghĩa. Con người bị Marx xóa đi cái sở hữu, tức là xóa cái tôi, tức xóa chính nó, xóa cá nhân, tức xóa chính con người.
Đưa con người trở về thời đại hão huyền bịa đặt là cộng sản nguyên thủy để xóa tư hữu, tức là Marx xóa chính con người. Do đó học thuyết Marx là một học thuyết phi nhân.
CHỦ NGHĨA MARX XÓA BỎ TÔN GIÁO, XÓA BỎ ĐẠO ĐỨC, XÓA BỎ LỊCH SỬ THÀNH VĂN NHÂN LOẠI, XÓA BỎ GIA ĐÌNH, XÓA BỎ TỔ QUỐC, XÓA BỎ NHÀ NƯỚC, XÓA BỎ ĐIỀU THIỆN, XÓA BỎ NHÂN TÍNH, XÓA BỎ PHÉP BIỆN CHỨNG…TỨC MARX MUỐN XÓA BỎ LOÀI NGƯỜI.  
                                      => Phần 1 ;  Phần 2  ; Phần 3;  Phần 4  
Từ học thuyết “tha hóa” và học thuyết “phủ định của phủ định” của Hegel, Marx tiến tới xã hội cộng sản tước bỏ tư pháp, tước bỏ đạo đức, tước bỏ gia đình, tước bỏ xã hội công dân, tước bỏ nhà nước, tước bỏ lịch sử thế giới: 
“C.Mác cũng đã vạch ra quan niệm của Hêghen về tha hoá trong xã hội: “Chẳng hạn như trong triết học pháp quyền của Hêghen, - C.Mác viết -, tư pháp đã bị tước bỏ là đạo đức, đạo đức đã bị tước bỏ là gia đình, gia đình đã bị tước bỏ là xã hội công dân, xã hội công dân đã bị tước bỏ là nhà nước, nhà nước đã bị tước bỏ là lịch sử thế giới. Trong hiện thực thực tế, tư pháp, đạo đức, gia đình, xã hội công dân, nhà nước, v.v. tiếp tục tồn tại như trước, chúng chỉ trở thành những nhân tố, những hình thức sinh tồn và hình thức tồn tại hiện có của con người, những hình thức và nhân tố này nếu cô lập với nhau thì không có sức mạnh, chúng xoá bỏ lẫn nhau, sản sinh lẫn nhau v.v. những nhân tố của vận động””. 
Trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, Marx từng tuyên bố những người cộng sản (đảng của giai cấp công nhân) không có tổ quốc: 
“Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc[9], phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu.” 

Cho nên cờ của các đảng cộng sản trên thế giới đều là cờ búa liềm, cờ của Liên Xô. Từ khi Liên Xô sụp đổ (1991), những người cộng sản trên khắp thế giới đều mồ côi tổ quốc. 
Cũng trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” Marx tuyên bố thẳng thừng những người cộng sản triệt để xóa bỏ các thành tựu nhân văn của quá khứ: 
“Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ.” 
Khi người cộng sản tuyên bố đoạn tuyệt với các tư tưởng kế thừa của quá khứ, tức họ đoạn tuyệt với các tư tưởng nhân văn quá khứ đã làm nên nhân loại; họ xóa bỏ và đoạn tuyệt với các nền văn minh tiền Marx như văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi-La, những giá trị nhân bản vô cùng của thời Phục Hưng, thời Ánh Sáng…Và các tư tưởng nhân văn của Cách mạng Pháp với khẩu hiệu Tự do-Bình đẳng-Bác ái cũng bị Marx đoạn tuyệt và xóa bỏ. Như thế này, chính Marx đã xóa sổ học thuyết của ông toàn bắt nguồn từ các dòng tư tưởng xưa cũ. Chính Marx đã khai tử duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của ông vậy.  
Marx và những người cộng sản tuyên bố thẳng thừng họ chỉ có một biện pháp duy ác dùng bạo lực để lật đổ thế giới cũ. Con đường họ tiến lên xây dựng thiên đường cộng sản là con đường đẫm máu các giai cấp hữu sản: 
“Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới. 
Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại! 
Marx từng viết về việc xóa bỏ tôn giáo với hai lời tuyên bố rùng rợn như sau: 
“Điều kiện tất yếu đầu tiên cho hạnh phúc của nhân dân là sự bãi bỏ tôn giáo. 
The first requisite for the happiness of the people is the abolition of religion.” 
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. 
Religion is the opium of the masses.” 
Tôn giáo là bước phát triển văn hóa lớn nhất của con người từ mông muội đến văn minh. Cứ giả sử như không có Thượng Đế đi chăng nữa, thì sự sáng tạo ra Thượng Đế là sự sáng tạo lớn nhất của con người nhằm thiêng liêng hóa hình ảnh của mình, giúp con người khác xa con vật. Nhờ có tôn giáo, nhờ có Thượng Đế làm chỗ dựa tinh thần, làm cứu cánh giúp con người thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi, thoát khỏi cô đơn, giải tỏa được nỗi sợ chết có thể làm con người điên loạn mà tự hủy diệt mình. Tôn giáo chính là con đường nhân loại cởi bỏ lốt thú vật để khoác lên mình bộ cánh thiên giới bay đến chân trời văn minh hôm nay. Xóa bỏ tôn giáo, khác gì Marx đã xóa bỏ chính con người. 
Ta mới hiểu vì sao các xã hội cộng sản hậu bối của Marx thực thi mệnh lệnh tiêu diệt tôn giáo khủng khiếp nhường vậy. Xin bạn đọc vào công cụ tìm kiếm http://google.com rồi đánh tên tác giả và tác phẩm: “ Tân tử Lăng Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” do Thông tấn xã Việt Nam dịch và in năm 2009, sẽ thấy Mao Trạch Đông và cộng sản Trung Hoa phá nát đình chùa miếu mạo nhà thờ trên đất Trung Hoa khủng khiếp ra sao. 
Ở Việt Nam, chính người viết bài này đã mục kích cảnh đảng ra lệnh cho dân quân phá hủy nhà thờ, chùa chiền hồi cải cách ruộng đất tàn bạo vô cùng. Hãy đọc một đoạn nhà văn Đỗ Chu kể lại chiến dịch đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh đốt phá các chùa chiền trên núi Yên Tử ra sao: 
“Hỏi các vị bô lão trong vùng mới biết có chỗ là do Tây đốt, có chỗ là do ta đốt, ta đốt phá mới nhiều mới dữ. Một cụ chống gậy lọm khọm bước đến trước tôi kể, chính tôi hồi ấy đã được cấp trên gọi đi đốt phá cả chục ngôi chùa, tượng lớn tượng nhỏ cho trôi sông tuốt. Rồi ông cụ tặc lưỡi cười rất thành thực, thì cái thời nó thế, tôi lúc đó trẻ đang hăng lắm, được phong làm trưởng ban phá hoại huyện.” 
(trích bài “ NĂM THÁNG GỌI VỀ” –ĐỖ CHU báo Văn Nghệ số Tết 2013) 
Xin hãy nghe nhà văn Võ Văn Trực kể như sau: 
“Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa” 
(Chuyện Làng Ngày Ấy của Võ Văn Trực do NXB Lao Động ấn hành tháng 6 năm 1993) 
Marx viết: “Chế độ cộng sản bãi bỏ những chân lý muôn thưở, nó bãi bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải cách nó; và nó đi ngược lại tất cả những phát triển lịch sử trước nó” (Marx et Engels – Manifeste du Parti communiste – trang 51. www.librio.net
Có phải vì những lời giáo huấn duy ác này của Marx mà ta thấy trong các chế độ cộng sản cái ác lên ngôi, cái đểu lên ngôi, cái xấu lên ngôi, cái giả lên ngôi, cái dối trá lưu manh lên ngôi hay không? 
Marx chính trị hóa triết học, cách mạng hóa lý thuyết ảo tưởng của mình bằng hai câu nói mà nhiều người khen là tuyệt vời hơn các triết gia khác: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới “…“Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”
Chính khái niệm “ cải tạo thế giới” bằng triết học này của Marx đã góp phần làm hỏng cả triết học lẫn con người. Biến triết học còn nhiều điều chưa hợp lý, chưa khoa học, thậm chí chỉ là những giả định,những ý niệm chủ quan duy tâm của mình thành vũ khí giết người của Marx thì lý thuyết này khác gì tòa án giáo hội thời trung cổ dùng giàn hỏa thiêu để thực thi đức tin tôn giáo độc quyền của nhà thờ. Thực ra, bản chất triết học nói cho cùng chính sự hoài nghi của con người về tồn tại. Không thể có một học phái triết học nào trở thành chân lý tuyệt đối. Lấy thuyết cộng sản của mình làm chân lý tuyệt đối để tiêu diệt các học phái triết học khác, chính Marx mới là ngụy triết học, phản triết học. 
Theo Engels định nghĩa triết học: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Lấy tư duy về tồn tại để cải tạo thế giới là một sự lầm lạc đáng tiếc gây ra cái chết đau thương cho hàng trăm triệu con người là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản do Marx vẽ vời ra để các nhà cách mạng đồ tể thực thi. 
Rất tiếc, 05 tháng trước khi qua đời, Engels đã nhận ra sai lầm của mình và Marx khi ông viết “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, rằng học thuyết dùng cái ác, dùng bạo động để giành chính quyền của giai cấp vô sản đã bị thời đại bỏ qua, đã bị chủ nghĩa tư bản nhân đạo bỏ qua: 
“Ngày 6-3-1895, trong lời nói đầu của cuốn: “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, Engels viết: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn. Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mắt...” (Engels qua đời 5-8-1895) 
Engels còn kể lại có vẻ khôi hài rằng: “Marx nói với Lafargue: «Tôi, Karl Marx, không phải là người Marxiste » – Thư Engels gửi Berstein - 3/11/1882” 
Sự sám hối của Engels hình như đã muộn, học thuyết duy ác của các ông đã bị Lenine bắt cóc đưa về Nga để làm cuộc tàn sát vĩ đại con người có tên là cộng sản. 
Tại quê hương Marx sinh ra, vùng Trèves, người ta có dựng lên một bức tượng của Marx, nhưng người ta có đề hàng chữ ở dưới chân tượng: "Đây là nơi sinh ra Marx, nhưng ở đây không chấp nhận tư tưởng của ông ta..." 
Những nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ nhân đạo như Karl Kautsky, Wilhelm Liebknecht, August Bebel, Ferdinand Lassalle... đồng thời với Marx hay sau Marx đã chia tay học thuyết xã hội chủ nghĩa bạo lực của Marx để xây dựng một xã hội chủ nghĩa dân chủ, bác bỏ thuyết đấu tranh giai cấp, bác bỏ chuyên chính vô sản, bác bỏ xóa tư hữu, bác bỏ kinh tế tập trung của Marx, chủ trương đa nguyên kinh tế và đa nguyên chính trị để giúp giai cấp vô sản đấu tranh bằng nghị trường ôn hòa. Những nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ nhân đạo trên từng bị Marx, Engels, Lenine nguyền rủa nặng nề nhưng hướng đi của họ là đúng, đã dẫn dắt châu Âu và chủ nghĩa tư bản đến thành công mỹ mãn như hôm nay, chiến thắng hoàn toàn học thuyết dùng cái ác để cải tạo thế giới của Marx. 
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng Châu Âu (tiếng Anh: Parliamentary Assembly of the Council of Europe; tiếng Pháp: Assemblée parlementaire du Conseil de l'Europe), một cơ quan dân cử của 46 quốc gia châu Âu đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481 (2006) [2] với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người. 
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B_quy%E1%BA%BFt_1481_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%93ng_ch%C3%A2u_%C3%82u
Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin trích lời của hai nhà văn quân đội, hai vị cựu đại tá là nhà văn Tân Tử Lăng bên Trung Quốc (hiện đang sống tại Trung Quốc và không bị bắt bớ vì dám nói thật) và nhà văn cựu đại tá Nguyễn Khải (đã mất) của Việt Nam, từng viết như sau: 
Đây là lời của nhà văn đại tá Tân Tử Lăng Trung Quốc: 
“Thiên đường cộng sản chủ nghĩa do chính Mao thiết kế và lãnh đạo xây dựng đã biến thành địa ngục trần gian.” 
(Mao Trạch Đông ngàn năm công tội- Tân Tử Lăng – Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009) 
“Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông - những lý luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải cách-mở cửa.” (Tân Tử Lăng- sách đã dẫn) 
Và đây là lời trăn trối lại trước khi chết của nhà văn, Đại tá Nguyễn Khải: 
“Những gì mà chủ nghĩa cộng sản hứa sẽ thành hiện thực trong tương lai thì cái hiện thực ấy sẽ giết chết cả loài người….Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống.” 
(trích bài: “ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT” của nhà văn Nguyễn Khải – giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật). 
                / Viết nhân dịp kỷ niệm 195 năm ngày sinh của Karl Marx (5.5.1818 – 5.5.2013) và kỷ niệm 130 năm ngày mất của ông (14.3.1883- 14.3.2013) /
                   Sài Gòn ngày 10-04-2013 
T.M.H
-------------
<Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, bạn đọc thầy cần có thể phản biện, phản bác,  bút chiến)

6 nhận xét:

  1. Một bài viết rất công phu ,nhiều luận điểm khá thuyết phục;hay

    Trả lờiXóa
  2. thời đại nào rồi mà còn loanh quanh với câu hỏi đúng sai về chủ nghĩa mác, cứ lang thang trong mớ bòng bong thì làm sao nhìn thấy ánh mặt trời.

    Dưới con mắt của những bậc thầy chính trị, ai cũng hiểu trước khi phong kiến Nga suy yếu nó chỉ là mớ giấy lộn không hợp thời, chỉ đáng vứt vào sọt giác. Nhưng thời thế tạo anh hùng, khi phong kiến Nga suy yếu thì nó lại là cục vàng trong mắt người làm chính trị. Có thể dùng thứ lý luận này để kích động dân nghèo, những kẻ bần cùng trong xã hội nổi loạn rồi nhân đó mà giành thiên hạ. Người Nga thành công 1917, họ có động cơ hơn hết việc kích động trên toàn thế giới để chia lửa cùng họ trong việc đối đầu với tư bản.Việt nam ta cũng lợi dụng cái thời cơ này để giành độc lập, sau khi giành độc lập 1945 chúng ta chìa tay ra với thực dân pháp và đế quốc mỹ chỉ mong có được sự yên ổn cho giang sơn đất nước. Nhưng bọn chó đấy nó không thèm đếm xỉa, mà nó đẩy chúng ta tiến sâu hơn về phía Nga và Trung quốc khối xhcn. Biến Việt nam trở thành chiến trường của chiến tranh ủy nhiệm, và cũng khiến chúng ta bị xa lầy ở chính cái chủ thuyết mà chúng ta dùng nó để giành độc lập. Hâu quả kéo dai cho tới ngày nay âu cũng từ cái căn nguyên ấy mà ra....

    Trả lờiXóa
  3. Công bình mà nói thì bác TMH.bàn luận dài dòng nhưng dễ hiểu,có điều là bác mới
    "bàn qua" mà như thế này thì bàn kỹ không biết còn dài đến đâu,nên tôi thú thật rất
    cảm phục khả năng lý luận phong phú của bác TMH.
    Đồng ý hầu hết lời lẽ của bác Hảo,nhất là chỉ cần dựa vào nền tảng của thuyết CS.
    chủ trương đấu tranh giai cấp,đề cao bạo lực thì người ta ngộ ra sự tàn ác phi nhân
    của một thứ chính trị độc đảng độc quyền đang hủy hoại loài người mà bất hạnh là
    có đồng bào VN.trong đó.Mọi thủ đoạn ngắn hạn hay chiến lược trường kỳ đều bắt
    nguồn từ triết lý" tôn thờ bạo lực nói trên.
    Chỉ xin góp một ý nhỏ là tôi không đồng ý mấy "Cứ giả định không có Thượng Đế
    đi chăng nữa thì sự sáng tạo ra Thượng Đế là sáng tạo lớn nhất của con người...".
    Giả định cái gì cũng được nhưng không nên giả định điều mà trí óc loài người còn
    nhiều hạn chế vì nó vẫn chưa cắt nghĩa hết được những kỳ diệu trong thế giới vật
    chất hữu hình này,nói chi thế giới tâm linh và tinh thần vô hình,trừu tượng.
    Tôi thiển nghĩ chính vì sự hạn chế chưa đạt mức tuyệt đối,chưa biết hết hay chưa
    hiểu hết của loài người mà chúng ta tin là có một đấng Chân Thiện Mỹ hoàn toàn
    ở một thế giới khác vô hình (con người không thể thấy được) ở ngoài hay quanh
    trái đất chúng ta.Phải chăng nếu ta có con măt của chiều thứ tư như các vị thánh
    nhân thì mới ngộ ra ? (chúng ta chỉ mới biết trái đất có 3 chiều và chiều thứ 4 thì
    chỉ có bậc chân tu đạo hạnh mới thấy được).

    Trả lờiXóa
  4. Trong phần 1, diễn giải về "Lịch sử triết học", nhạt. Phần2,3,4,5, thấy cũng có lý nhưng không hoàn toàn đúng. Toàn tập 5/10 điểm. Chẳng có ai "Duy ác" mà lôi cuốn được hàng tỉ người theo, đánh đổ được chế độ Thực dân Phong kiến trên toàn thế giới, làm cho chủ nghĩa Tư bản phải lao đao hàng thế kỷ, buộc phải thay đổi cách "bóc lột" của họ. Hàng loạt nước theo CNXH bị sụp đổ không phải là do Mác, chính họ không chịu vận dụng một luận điểm cơ bản:" Khi Lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó, buộc lòng Quan hệ sản xuất phải thay đổi theo" Những nhà lý luận của chúng ta luôn né tránh điều này, hoặc có nói thì chỉ để cho vui. Cải cách chính trị rất châm chạp nên không thể quản lý hiệu quả nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Cạnh tranh chính trị và giám sát lẫn nhau là phương thức quản lý hiệu quả nhất. Hai "ông" đều là Cộng sản cũng tốt, nhưng phải cạnh tranh công bằng. Biện pháp "Phê và tự phê" đã lỗi thời, không giải quyết được thực chất vấn đề mà xã hội cần. Chỉ cần cải cách nhỏ thôi là tách Đảng ra làm hai, không cần thay đổi nhiều về thể chế chính trị, tự nhiên ta có 4 triệu thanh tra viên, 2 triệu ông này giám sát 2 triệu ông kia một cách rất hiệu quả, mà Nhà nước chẳng phải trả một xu tiền lương nào, chẳng cần chia sẻ quyền lực cho bất cứ thế lực nào khác. Chỉ cần tham nhũng giảm đi 50 phần trăm thôi, người dân Việt Nam cũng hạnh phúc lắm rồi. Còn nói về bài viết này của bác Hảo, chưa có một chế độ nào trên thế giới này là Toàn Thiện đâu bác ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là chưa hề có chế độ toàn thiện vì không có cái gì gọi là
      tuyệt đối ở thế giới này nhưng người ta sẽ chọn cái ít xấu hơn
      và TMH.cũng chẳng khẳng định có chế độ toàn thiện trong cả
      loạt bài này nhưng tốt hơn thì đó là dân chủ xã hội ở Bắc Âu.
      bài này

      Xóa
    2. Chung ta khong the mong dieu gi hoan thien, hoan my. Nhung chung ta co quyen cho duong sang de dan toc ta di len. Noi nhu Nac danh 11:15 thi giong hai dau cuc mot roi.

      Xóa