Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Ù xọe trong Thi hành án Vinashin !?

           
           Không tiền bồi thường thi hành án vụ Vinashin  - Tiền đi đâu? Đây chỉ là trò ù xọe, lấp liêm, bao che cho nhau, có sự ăn chia...để chiếm đoạt’cho trọn’ tiền của Nhà nước. Số tiền phải thi hành án lên tới 1.200 tỉ đồng nhưng tài sản đảm bảo của các đương sự đã bị thế chấp ngân hàng hoặc có giá trị rất thấp.
Tại cuộc họp báo sáng 26.7, ông Hoàng Sỹ Thành, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp cho biết mặc dù đã gần 1 năm sau khi bản án phúc thẩm vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) có hiệu lực nhưng việc thi hành án dân sự đang gặp nhiều khó khăn.
“Đây là vụ án lớn, phức tạp với giá trị phải thi hành án lên tới 1.200 tỉ đồng, trong đó có gần 1,9 tỉ đồng là thi hành án chủ động (án phí, tiền phạt) và 1.100 tỉ đồng là thi hành án theo yêu cầu. Ngay sau khi bản án có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã chủ động họp với các bộ ban ngành liên quan để tìm mọi cách giải quyết, trên cơ sở đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tổng cục Thi hành án dân sự cũng đã thành lập các tổ theo dõi, đôn đốc nắm tình hình nhưng đến nay gần như không thi hành được bao nhiêu”, ông Thành nói.
Theo Tổng cục Thi hành án dân sự, có 3 nguyên chính dẫn tới việc khó thu hồi tài sản về cho ngân sách nhà nước gồm: Trong quá trình tố tụng, xét xử TAND đã không áp dụng các biện pháp bảo đảm đối với người phải thi hành án nên khi thi hành án thì mới phát hiện các bị cáo không có tài sản để thi hành.
Bên cạnh đó, mặc dù Bộ GTVT đã có chỉ đạo nhưng các doanh nghiệp thụ hưởng số tiền thu được từ các bị cáo - chủ yếu là công ty con của Vinashin - đều không có đơn đề nghị thi hành án, trừ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu.
Đáng chú ý, khi xác minh điều kiện thi hành án của 9 cá nhân liên quan trực tiếp trong vụ án này, cơ quan thi hành án đã phát hiện số tài sản có giá trị rất ít hoặc đã được thế chấp ở ngân hàng nên việc đảm bảo thi hành án rất khó khăn.
Người đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp cho biết sẽ phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo bởi nếu như tình hình hiện nay sẽ không thể thi hành án.
Theo bản án phúc thẩm của TAND tối cao, ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương cùng liên đới bồi thường cho Vinashin số tiền hơn 991 tỉ đồng…
                     >>  Xem Video -Youtube  
---------------

4 nhận xét:

  1. Chả lẽ lại tự vả vào mặt mình ???

    Trả lờiXóa
  2. Vậy là vụ án Vinashin lên tới 1.200 tỉ đồng có nguy cơ...xù..
    Tiền của dân đóng thuế chúng nó tha hồ ăn xài, chôm chỉa, tẩu tán. Rốt cuộc dân đã nghèo lại còn phải gánh nợ.
    Thật đúng là một hệ thống xã hội tàn tệ mạt hạng của loài người.

    Trả lờiXóa
  3. Chắc có lẽ nhầm, vụ án VInashin, tập đoàn 3X làm thất thoát 120.000 tỷ (gần 6 tỷ USD).
    3X đã chính thức nhận lỗi trước Quốc Hội thuy nhiên hắn ta không chịu từ chức.
    Và lạ nữa là 3X là người ký các quyết định sau này của Vinashin mà lại được đổ vấy cho đời thủ tướng trước 2006 để chạy tội.

    Tội của 3X so với anh Đoàn Văn Vương là một trời một vực, vậy mà hắn ta không bị gì cả, để sau đó qua vụ Vinalines, hắn ta lại tiếp tục lòi thêm tội, nhưng vẫn không bị gì còn xúi đàm em tổ chức cho Dương Chí Dũng (Cục Trưởng Cục Hàng hải< nguyên Giám đốc vinalines) bỏ trốn để chạy tôi một lần nữa.
    Lại lạ một cái nữa là DC Dũng bị bắt đã lâu mà không thấy đưa ra xét xử gì? Hay là 3X cho chìm xuồng rồi?

    Trả lờiXóa
  4. Cứ cho chìm xuống ( Dân chúng có thắc mắc thì nói: đang điều tra làm rõ ??? ) cho đến khi 3X về hưu,thế là xong ! Lúc ấy c.. trâu đã hóa bùn! Đây là một chiêu trò đã cũ rích nhưng rất hiệu quả của các vị lãnh đạo của "Nhà nước của quan,do quan,và vì quan" !!

    Trả lờiXóa