Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

TÍNH ĐA PHƯƠNG, ĐA CHIỀU CỦA TPP

 
* BÙI VĂN BỒNG
       BVB - Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh:: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một Hiệp định/thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, NewZealand và Sigapore ký vào ngày 03-6-2005 và có hiệu lực ngày 28-5-2006. Hiện tại, thêm 5 nước đang đàm phán để gia nhập, đó là các nước Australia,Malaysia, Peru, Hoa Kỳ và Việt Nam. Ngày 14 tháng 11, 2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tai Nhật Bản, lãnh đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị thượng đỉnh APEC từ năm 2011 tại Hoa Kỳ.
Hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) do Singapore, New ZealandChile xây dựng lần đầu vào năm 2003 như một lộ trình tự do hóa thương mại trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Brunei tham gia đàm phán năm 2005 và TTP có hiệu lực từ năm 2006. Tháng 3 năm 2008, Mỹ tham gia đàm phán nhằm ban hành các quy định về đầu tư và dịch vụ tài chính. Mỹ đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các thành viên TPP là Singapore, Chile và với các bên tham gia đàm phán TPP là Úc và Peru. Tổng thống Bush đã thông báo với Quốc hội Mỹ ý định đàm phán với các thành viên TPP hiện hữu vào ngày 22 tháng 9/2008 và với các thành viên tiềm năng khác là Úc, Peru và Việt Nam ngày 30 tháng 12/2008. Nhóm 8 nước này đã trải qua 3 cuộc đàm phán trong năm 2010. Malaysia là đối tác đàm phán thứ 9 được gia nhập năm 2010 và nước này đã tham gia vòng đàm phán thứ tư vào tháng 12 năm 2010 tại New Zealand.
Theo các nhà nghiên cứu và chuyên viên như ông Ian F. Fergusson, Chuyên gia Tài chính và thương mại Quốc tế; ông Bruce Vaughn, Chuyên gia Á vụ và tài liệu của Vụ Khảo cứu Quốc hội (Mỹ): Tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tháng 11 năm 2011, lãnh đạo các nước Mỹ, Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã công bố phác thảo chung của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà các bên mong muốn hoàn thành trong năm 2012. Khi có hiệu lực, TPP sẽ loại bỏ 11000 dòng thuế của các bên, 26 chương đang đàm phán và có khả năng sẽ đóng vai trò như một khuôn mẫu cho các đì6u ước mậu dịch trong tương lai của các nước thuộc APEC Trong cuộc gặp, lãnh đạo các nước Nhật, Canada và Mexico đã bày tò mong muốn thảo luận với các nước đối tác hướng tới việc tham gia vào các cuộc đàm phán.
Châu Á được xem như có tầm quan trọng sống còn đối với thương mại và an ninh của Mỹ. Theo đại diện thương mại của Mỹ, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là tác nhân then chốt của phát triển kinh tế toàn cầu, đóng góp gần 60% GDP toàn cầu và trên dưới 50% mậu dịch Quốc tế.Từ 1990, thương mại Châu Á – Thái Bình Dương đã tăng trưởng 300% trong khi tăng trưởng đầu tư toàn cầu và khu vực này là 400%. Mỹ đã theo đuổi các lợi ích thương mại khu vực song phương và qua các khối đa phương như APEC -  là khối tạo nên liên kết giữa Tây bán cầu và Châu Á. Có vẻ như có một sự tương quan giữa việc tăng cường các hoạt động trong khu vực và tăng cường hợp tác ngoại giao và chính trị trong khu vực.
Có một số mô hình trùng lặp và có tính cạnh tranh tiềm tàng trong khu vực Châu Á mang cả ý nghĩa chiến lược và kinh tế. Các mô hình này có thể chia làm 2 nhóm, một là các mô hình tập trung vào khu vực Châu Á theo hướng loại trừ Mỹ, còn lại là các mô hình xuyên Thái Bình Dương bao gồm Mỹ và các nước thuộc Tây bán cầu. Chính sách của Mỹ cho thấy đang nhắm tới việc đưa Mỹ gia nhập vào các khối Châu Á mở rộng nhằm tăng cường hoạt động của mình tại khu vực này.
Các khối Châu Á mở rộng đầu tiên gồm ASEAN +3 và ASEAN +6. Khối ASEAN +3 gồm các thành viên ASEAN (Brunei, Burma, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam) cùng với Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc. Khối ASEAN +6 còn gọi là EAS gồm các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand.
Tiếp theo các kiến nghị của Mỹ, New Zealand và Chile cũng đưa ra các nhượng bộ về thương mại và biến đổi khí hậu, và New Zealand đã có đề xuất về đánh bắt hải sản. Úc kiến nghị loại bỏ hoàn toàn thuế hàng hóa môi trường, một mục tiêu mà Mỹ và Hội nghị thượng đỉnh APEC gần đây ủng hộ.
Để tăng thêm hiẹu lực Quyền xúc tiến thương mại và nhằm đưa các hiệu định TPP đã đàm phán đi vào hoạt động, các luật thực thi hiệp định phải được cả 2 viện của Quốc hội Mỹ thông qua. Hầu hết các hiệp định thương mại trước kia được quốc hội xem xét theo các quy trình “tốc hành” còn được biết đến như quyền xúc tiến thương mại đã hết hiệu lực năm 2007.  Quyền xúc tiến thương mại cho phép Quốc hội thực hiện quyền lập hiến đối với thương mại đồng thời trao cho Tổng thống quyền đàm phán các hiệp định thương mại thông qua việc đảm bảo với các đối tác thương mại của Mỹ rằng các hiệp định cuối cùng sẽ được xem xét nhanh chóng và nguyên vẹn. Một số quan sát viên đã bày tỏ quan ngại rằng các hiệp định thương mại trong tương lai, bao gồm mọi hiệp định đạt được trong khuôn khổ TPP đều rất khó đàm phán nếu không có quyền xúc tiến thương mại.
Nhìn lại năm 2010, các đối tác đàm phán TPP đã kết thúc 4 vòng đàm phán tại Melbourne, San Fransisco, Brunei, và Auckland. Tại Brunei, các thành viên đã bỏ phiếu tán thành kết nạp Malaysia như một đối tác đàm phán. Các cơ hội tiếp cận thị trường ban đầu đã được các bên đề xuất trong tháng 1 năm 2011 và 5 phiên họp đã được tổ chức từ đó: tháng 2 tại Santiago - Chile, tháng 4 tại Singapore, tháng 6 tại Hà Nội – Việt Nam, tháng 9 tại Chicago, và tháng 10 tại Lima, Peru. Các bên đàm phán đã công bố khuôn khổ cho hiệp định cuối cùng tại cuộc họp các Bộ trưởng APEC 2011 tại Honolulu - Hawaii từ ngày 8 – 13 tháng 11.
Các đàm phán TPP có thể trở thành chính sách thương mại đặc trưng của Mỹ dưới thời Obama. Các hiệp định hóa ra không dễ dàng đạt được khi Mỹ tiếp tục tham gia với các đối tác thương mại thuộc WTO khi vòng đàm phán Doha đang diễn ra. Cũng vì những trở ngại khác nhau xung quanh các hiệp định thương mại tự do chưa hoàn tất với Colombia, Panama, và Hàn Quốc, Chính phủ Mỹ vẫn chưa thể quyết định đưa chúng ra cho Quốc hội xem xét theo quyền xúc tiến thương mại. Giả sử Mỹ đã ký kết các hiệp định thương mại tự do toàn diện với 4 thành viên tiềm năng của TPP, việc đàm phán các hiệp định TPP có thể mang đến cho Chính phủ mới các phương tiện nhằm theo đuổi một chiến lược thương mại hoàn toàn mới mà không bị ràng buộc bởi các bất đồng thương mại hiện tại.
Các nhà phân tích, các quan sát viên và các lãnh đạo tin rằng việc kết nạp Mỹ có vai trò thúc đẩy sự gia nhập của các nước Châu Á – Thái Bình Dương khác. Bằng cách này, TPP được xem như một nền tảng đề xây dựng một Khu vực mậu dịch tự do Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) lớn hơn  Bước đi có nhiều ý nghĩa ở chỗ nó sẽ được xem như một chính sách của Mỹ đáp lại sự tiến triển nhanh chóng các liên kết chiến lược và kinh tế giữa các nước Châu Á, một vài trong số đó đã loại bỏ Mỹ và các nước Châu Mỹ những năm gần đây..
Chile, New Zealand, và Singapore đều bày tỏ sự ủng hộ đối với sự tham gia của Mỹ vào TPP cũng như hy vọng hành động này sẽ tiếp tục kích thích sự mở rộng của TPP. Chile là một quốc gia phụ thuộc thương mại tương đối bị cô lập đang hướng về Châu Á nhằm mở rộng các cơ hội mậu dịch. Chile xem TPP là cách giúp nước này định hướng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa tăng cường và như một công cụ để tiếp cận thị trường Châu Á và bảo đảm không bị cô lập khỏi các hiệp định thương mại Quốc Tế ở Châu Á.
New Zealand, một nước phụ thuộc thương mại khác, ủng hộ tự do hóa thương mại thông qua tiến trình WTO nhưng cũng vẫn đang tìm kiếm các quan hệ thương mại tự do toàn diện trên các diễn đàn khu vực và song phương. New Zealand xem TPP như một cách tạo đà cho tự do hóa thương mại cùng với các nước thành viên của APEC. New Zealand cũng ủng hộ sự tiếp tục tham gia của Mỹ trong khu vực. Theo cách này, có cả lý do kinh tế và lý do chiến lược để kết nạp Mỹ vào TPP.
Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ 19 của Mỹ với tổng khối lượng thương mại 2 chiều đạt 37,8 tỷ USD năm 2010 - xuất khẩu đạt 25,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 12 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Mỹ sang Malaysia gồm mạch điện tử, thiết bị và linh kiện máy tính, thiết bị khoa học, máy bay, và các loại máy móc. Mỹ nhập khẩu từ Malaysia chủ yếu là máy vi tính và linh kiện, máy điện, thiết bị viễn thông, nội thất và sản phẩm từ cao su. Mỹ cũng đã tham gia thương mại dịch vụ trị giá 3,3 tỷ USD với Malaysia trong năm 2010 với thặng dư 853 triệu USD.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 29 của Mỹ với tổng khối lượng thương mại 2 chiều đạt 18,3 tỷ USD năm 2010 - xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14,8 tỷ USD. Trong quan hệ hai nước đó là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ (BTA) có hiệu lực năm 2011, kim ngạch thương mại 2 chiều tăng liên tục, năm 2012 đạt 24,5 tỷ USD tăng 14% so với năm 2011. Tính đến tháng 5/2013, kim  ngạch 2 chiều đạt 11 tỷ USD; tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 10,5 tỷ USD với 658 dự án. Hiện có nhiều công ty Hoa Kỳ đang kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có những công ty lớn, đầu tư lâu dài, ổn định.
Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thành lập Ủy ban Hỗn hợp hợp tác khoa học- công nghệ. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác và nhiều thỏa thuận khác trên một số lĩnh vực như năng lượng hạt nhân, biến đổi khí hậu, hải dương học, công nghệ không gian…Việt Nam hiện có khoảng 16.000 học sinh, sinh viên, thực tập sinh Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ. Hai nước cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc lập Nhóm chuyên trách giáo dục, nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học giữa hai nước. 

           Có 11 quốc gia hiện đang thương  lượng Hiệp định TPP  là Hoa Kỳ, Úc, Brunei, Canada, Chilê, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Trong số 11 quốc gia này, Hoa Kỳ là đối tác “khó tính” nhất. Nếu hàng hóa Việt Nam bị kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ, chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thua. Hơn nữa, không giống như các hiệp định khác, TPP là một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển, nên không có chính sách ưu đãi như khi Việt Nam đàm pháp gia nhập WTO. Thêm vào đó, trong khuôn khổ TPP, Việt Nam phải cam kết về nhiều lĩnh vực như đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động... Đặc biệt, những yêu của Mỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ rất cao, cho nên một nước đang phát triển như Việt Nam khó mà đáp ứng nổi.
              Mới đây, ngày 15/7/2013, vòng đàm phán thứ 18 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức diễn ra tại Kota Kinabalu, thủ phủ bang Sabah (Malaysia), thu hút sự tham gia của các nhà đàm phán đến từ 12 nước. Nhật Bản là nước lần đầu tiên tham gia đàm phán TPP cùng với các nước Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế Trần Quốc Khánh dẫn đầu cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan đã tham dự phiên đàm phán. Các cuộc đàm phán kín về TPP diễn ra trong các ngày 15-25/7. Ngoài ra, ngày 20/7, một diễn đàn dành riêng cho các bên liên quan đã được tổ chức với mục đích để các bên trình bày những quan tâm và quan ngại của mình về các nội dung đàm phán.
             Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ lần này xem kết quả thế nào toát lên tầm lãnh đạo của một đất nước có độc lập, tự chủ? Sẽ khẳng định được tầm nhìn trước thời cơ mới, trí tuệ, bản lĩnh và nhất là nhạy bén của Việt Nam đến đâu - trước tính đa phương, đa chiều trong nền kinh tế thời toàn cầu hóa, "thế giới phẳng"?
          Trong Thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 19.7.2013 có 82 chữ ký đại diện cho giới Trí thức Việt Nam nêu rõ vấn đề cốt yếu và cũng là ý nguyện toàn dân, là nỗi bức xúc của toàn xã hội: “Chuyến công du của Chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Thực trạng kinh tế rất đáng lo ngại. Nhiều hoạt động kinh tế bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động thiếu việc làm, nông dân và ngư dân gặp vô vàn trở ngại, đời sống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo, người sống ở vùng sâu vùng xa hết sức khó khăn. Nhiều giải pháp tháo gỡ đang được đặt ra và xúc tiến mạnh mẽ, trong đó việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần được xem như một hướng ra, một giải pháp quan trọng. Đây là vấn đề được đưa ra trong chương trình nghị sự của Chủ tịch Nước với người đồng cấp Hoa Kỳ.

"Tuy nhiên những điều kiện tham gia TPP không đơn thuần chỉ là những cam kết về kinh tế mà bao gồm cả những vấn đề dân chủ và nhân quyền. Báo chí và truyền thông Mỹ những ngày gần đây liên tục đưa tin về chủ đề này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear đã không ngần ngại nói rõ: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi trình hiệp ước đó (TPP) lên, chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”. Tuy thế, dân biểu Frank Wolf của Đảng Cộng hòa vẫn quyết liệt: “Người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những gì mà Đại sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đã làm thất vọng mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo”… Đây lại là thời cơ để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng trách trước Tổ quốc và nhân dân. Và đây cũng là thời cơ thuận lợi để đẩy tới công cuộc “giải Hán hóa” mà dân tộc ta bao đời nung nấu, quyết thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc hội nhập vào thế giới dân chủ, văn minh". 
BVB
---------------

2 nhận xét:

  1. Tôi sống theo hiến pháp, điều 4. "Lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", bảo gì, tôi làm theo. Họ bảo,tôi phải chửi bố tôi, thì tôi cũng phải làm, vì họ lãnh đạo tòa án, nơi quyết định: đúng hay sai, mà không cần bằng chứng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù gì chăng nữa, tôi không bao giờ chửi bố tôi! Đâu phải thời CCRĐ?! Mà có là giống thời đó thì nay nhân dân cũng không hèn nữa!

      Xóa