* MINH DIỆN
BVB - Sau khi đăng bài “ĐỗMười “đẻ ra” Lý Mỹ”, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi ai trao ‘Thượng phương bảo kiếm’ cho Đỗ Mười”?
Tôi xin trả lời đó chính là Tổng bí thư Lê Duẩn.
Nhưng ông Đỗ Mười đã lợi dụng “tướng ngoài biên ải”, không cần bàn bạc dân chủ, không cần điều tra, tính toán, cứ chém bừa.
Tổng bí thư Lê Duẩn ngay từthời kỳ đó đã ý thức được Trung quốc không muốn để Việt Nam yên, vì Việt Nam không nghe Trung Quốc ngừng tiến vào Sài Gòn, chậm thống nhất đất nước lại, và như vậy nghĩa là duy trì chính sách “Trung quốc hóa thay Mỹ hóa”.
Không thực hiện được mục đích đó, Trung Nam Hải đã tổchức huấn luyện quân đội Khmer đỏ, xúi dục bọn Pôn Pốt-Iengsari gây hấn vùng biên giới Châu Đốc, Hà Tiện, Tây Ninh và vùng đảo Thổ Chu. Bên trong chúng sử dụng “đội quân thứ 5” phá hoại kinh tếsẵn sàng tiếp ứng khi quân đội Khmer đỏ đánh sang Việt Nam . Ngày đó Khmer đỏ tuyên bố“Đánh sang tận Sài Gòn”, chúng nói khu vực Lăng Ông Bà Chiểu cũng là “đất Campuchia vì ở đó cũng có cây thốt nốt”. Còn ở Việt Nam , cái bài “Cải cách, cải tào đào tận gốc trốc tận rễ” cũng là do thầy Tàu chỉ dạy.
Nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn giao “Thượng phương bảo kiếm” cho ĐỗMười với mục đích rất rõ ràng, là điều tra, xác minh và “trảm” những mục tiêu gây hậu họa cho đất nước. Những mục tiêu đó không nhiều, muốn phát hiện chính xác phải dựa vào lãnh đạo chính quyền địa phương.
Nhưng ông Đỗ Mười đóng đại bản doanh ở ThủĐức, không tiếp xúc với lãnh đạo thành phố, chỉtin những người ông đưa từ Hà Nội vào, lực lượng tại chỗ thì dựa vào thành đoàn và thanh niên xung kich, được kích động như “hồng vệbinh” và ông ta ra lệnh chém bừa.
Ông NghịĐoàn, nguyên Bí thư quận 5, nói: “Hầu hết người Hoa quận 5 buôn bán nhỏ, những người buôn bán lớn, và những người có vấn đề chúng tôi biết từtrước giải phóng, nhưng X-3 không phân biệt, nhốt chung vào một rọ”.
Ông Hoàng Tùng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa (Tuyên giáo) Trung ương, nguyên Tổng biên tập báo Nhân dân, có lần nói trong cuộc họp giao ban tuyên huấn phía Nam: “Anh Ba nói tôi vào theo dõi chỉ đạo viết bài tuyên truyền cải tạo. Tôi ở T.78, nghe tình hình không ổn, tôi quay ra Hà Nội. Anh ĐỗMười hỏi: “Sao lại bỏ cuộc quay ra, tinh thần Bôn-sê-vích đâu?” Tôi nói: “Tôi không muốn bị sa lầy”. Tôi ra báo cáo với anh Ba và anh Ba có chỉthị gấp, nếu không thì hàng chục ngàn người Sài Gòn đã phải đi kinh tếchứ không ít”.
Ai cũng biết những thành công, thất bại của Đảng cộng sản Việt Nam đều là sản phẩm cùa một tập thể, nhưng khi vận dụng chủ trương chính sách còn tùy thuộc vào trình độ, bản lĩnh và lương tâm của mỗi người. Đây là một trong những vụ (việc) thể hiện mặt trái bất lợi, dễ bị lợi dụng thực thi nhiệm vụ để độc đoán, chuyên quyền.
Ông Kim Ngọc, “cha đẻcủa khoán hộ” là một điển hình của một con người bản lĩnh, có lương tâm, thương dân trọng lẽ phải. Còn Đỗ Mười thì ngược lại, thay vì nới tay cho dân lại trói chặt dân hơn.
Manh Thường Quân thời chiến quốc là tể tướng nước Tề được vua ban Ấp Tiết. Mạnh Thường Quân nổi tiếng giàu có, nghĩa hiệp thường nuôi 3.000 kẻsỹ trong nhà. Một trong những kẻ sỹ đó là Phùng Khoan.
Suốt ba năm, hai mẹcon Phùng Khoan được đối đãi như thượng khách, nhưng Phùng Khoan không hiến được kếgì. Nhân có nhiều người ởẤp Tiết trốn nợ, Phùng Khoan xin Mạnh Thường Quân đi đòi nợ. Mạnh Thường Quân nói: “Hẹn trong một tháng đòi nợ xong!” Phùng Khoan đi ba ngày quay về. Mạnh Thường Quân hỏi: “Sao về sớm thế?“, Phùng Khoan đáp: “Đòi nợ xong rồi!”. Hỏi tiền bạc đâu, Phùng Khoan nói: “Tôi đã thu hết giấy nợ của các con nợ tuyên bố Tểtướng xóa nợ, rồi đốt trước mặt họ”. Mạnh Thường Quân không vui, hỏi: “Sao làm thế?”. Phùng Khoan đáp: “Tể tướng tiếng tăm lừng lẫy, uy quyền muôn một, chẳng thiếu gì, tôi thấy ngài còn thiếu cái đức nên giúp ngài”.
Mấy năm sau Mạnh Thường Quân bị vua Tề bãi chức đuổi khỏi kinh thành do bọn nịnh thần xúi bẩy. Mạnh Thường Quân quay về Ấp Tiết, già trẻ gái trai ra đứng chật đường đón rước vì nhớơn xóa nợmấy năm trước. Bấy giờ Mạnh Thường Quân mới thấy bản lĩnh và chữ Nhân trong lòng Phùng Khoan lớn cỡ nào.
Thử hỏi, nếu Phùng Khoan cũng như ĐỗMười thì Mạnh Thường Quân có đất dung thân không? Nguyên tắc “tập trung dân chủ” của Đảng ta mà vận dụng trật thì hậu họa cũng lớn vô cùng, thậm chí mất nước. Làm sai hoặc thiếu sự kết hợp đồng bộ, đầy đủ nguyên tắc này nó sẽ làm rệu rã bộ máy chính quyền, làm băng hoại đạo đức, làm đảo lộn giá trị xã hội dưới một bức bình phong lớn là "thượng phương bảo kiếm" - quyền lực nhà nước. Nhưng trao "thượng phương bảo kiếm" cho ai, đó là cả một vấn đề không đơn giản… Một trong những lỗ hổng trong hệ thống là lỗ hổng về cán bộ: Hoặc do tham nhũng mà cố tình, hoặc vì quá tin cấp dưới, tin vào sự im lặng, sự a dua của nhiều người có chức năng thẩm định mà sợ quyền lực nên các cơ quan có thẩm quyền đã trao nhầm "thượng phương bảo kiếm" cho những người không xứng đáng! Dù là cố ý hay vô ý thì việc trao nhầm quyền lực cũng đều gián tiếp hoặc trực tiếp tạo ra mảnh đất màu mỡ cho nạn vi phạm quyền dân chủ, độc đoán chuyên quyền, tham nhũng phát triển. Cho nên, người đời mới đúc kết rằng: Quan có đức có tài không giao việc lớn cho kẻ ngu muội, ác đức và tham lam. Đây cũng là thuật dùng người của bậc đế vương, chọn người giao việc. Người cầm quan giỏi biết dùng tướng tài, nhà lãnh đạo tài biết chọn nhân sự. Họ được vinh danh hay chịu liên đới, liên lụy, chuốc vạ ô danh hạ nhục là ở chỗ giao quyền bính cho ai? Nhất là những vụ (việc) trọng đại của dân, của nước.
Mấy ngày qua tôi cũng nhận được những cuộc gọi đe dọa của những số điện thoại không xác định được chủthuê bao vì không hiện số. Tôi đã từng chịu đựng nhiều trong chiến tranh, và cuộc đời làm báo cũng nhiều bầm dập, nên tôi đã gác bút gần hai chục năm, làm người dân bình thường, chăm đi chùa và làm từ thiên. Vừa qua bạn bè, đặc biệt là anh Minh Tâm, luật sư, nhà báo hối thúc tôi cầm bút trở lại, và hình như cái nghiệp không bỏđược. Đúng như John Reet tác giả ‘Mười ngày rung chuyển thế giới’ từng nói: “Nếu có kiếp sau tôi vẫn làm nhà báo!”.
Khi tôi viết bài về sự lộng quyền, quá tả, vơ đũa cả nắm đánh tung tóe trong cải tạo công thương ở miền Nam năm 1978, tôi vẫn nghĩ: "Vậy, trong nhân cách và hành động của những người như Đỗ Mười, Lý Mỹ hoàn toàn không có một chút gì của Phùng Khoan, mặc dù họ cũng làm theo người Tàu"!
M.D
Trả lờiXóaChia sẻ cùng anh Minh Diện và anh BVB..
Người lính chiến không sợ gì súng đạn.
Người viết văn không sợ nạn oán thù,
Em cóp py bài này về trang thơ nhà cho xóm lá xem nhé...
Chúc các anh năm mới an lành.
Trong cuộc chống tham nhũng, chỉnh đốn để làm trong sạch Đảng hiện nay, trao thượng phương bảo kiếm cho ai sẽ đem lại Vịnh hay Nhục cho Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị.
Trả lờiXóaTrong tình hình hiện nay , trao thượng phương bảo kiếm cho ai cũng vậy thôi , không thể cứu được đâu. Trong Đảng còn mấy ai có lý tưởng trong sáng làm cách mạng vì dân vì nước đâu? Số còn lại là bảo thủ đến sơ cứng , không chịu cải cách để phù hợp với thời đại . Vậy ai có thể cứu được?Mà cứu để làm gì nữa?
XóaAnh Minh Diện "hãy giữ vững chí khí chiến đấu" nhé! Tôi biết rằng, một con người vào sinh ra tử như anh thì mấy vụ gọi điện thoại để khủng bố tinh thần đâu có nhằm nhè gì. Vẫn biết rằng "ở với man di rất khổ" nhưng mong Anh mãi "đam mấy thằng gian bút chẳng tà"! Năm mới đã đến, kính chúc Anh và gia quyến mạnh khoẻ, may mắn và hạnh phúc!
Trả lờiXóaAnh Minh Diện ơi,anh yên tâm đi .Anh có viết bao nhiêu chuyện nữa về thế hệ Đỗ Mười,Lê Duẩn...cũng ko bị đe dọa thật sự đâu .
Trả lờiXóaTôi thì chả lạ gì cụ Đỗ cả ,mọi hành động của ổng được lý giải bởi căn bệnh điên .Một người có tiễu sử mắc bệnh điên mà trở thành Tỗng Bí thư một ĐCS thì Đảng đó là Đảng gì?
Tôi chỉ đặt câu hỏi là chính sách "cải tạo công thương nghiệp", từ đúng của nó "đánh tư sản", đúng hay sai ? Nếu bảo là đúng thì Đỗ Mười sai, và nên làm lại . Nếu chỉ Đỗ Mười sai, kỳ này chọn lựa cán bộ thậy kỹ lưỡng, để xem kết quả có như cũ không ?
Trả lờiXóaTôi cho lời tiên đoán luôn, kết quả cũng vẫn vậy . Người nào có "tâm" lắm cũng chỉ có thể báo trước cho người thân của mình hoặc những người mình đang dùng như nhóm trí thức bao quanh ô Kiệt, và kiếm cách làm giảm tối đa hậu quả, nhưng không bao nhiêu . Chưa kể, nếu bao che nhiều quá sẽ bị trên khiển trách .
Ta phải chỉ rõ, các chính sách cải cách ruộng đất và cải tạo tư sản, bản chất là tội phạm hóa ít nhất một tầng lớp xã hội . Khi đã tội phạm hóa cả một tầng lớp xã hội thì mọi thứ có thể xảy ra .
Một trong những trò đánh tráo khái niệm là cân đong tội ác . 10000 người thiệt mạng hay táng gia bại sản vì một chính sách kỳ thị là sai lầm, nhưng chỉ có 1000 người sẽ là thành công . Ông Minh Diện đang xử dụng trò này .
Chia sẻ với anh Minh Diện.
Trả lờiXóaMời các bạn tìm hiểu thêm Chị thị Z30
http://tranhung09.blogspot.com/2011/08/chi-thi-z30-la-gi.html
Đường dẫn LINK trên đây của Trần Hùng quả là thêm tư liệu cho bạn đọc, bổ trợ cho bài viết nay. Mấy nội dung này trước đây bưng bít thế nào mà tôi chưa được đọc, nay đọc thấy kinh quá, lối làm việc tùy tiện, rất vô nguyên tắc và nhất là sự trắng trợn coi thưởng dân chủ. Cái mầm độc tài từ đây phát triển thành rừng rậm độc đoán chuyên quyền.
XóaXem thêm Huy Đức viết về Chiến dịch X-2-3
Trả lờiXóahttp://vnthuquan.net/%28S%28xpwwasmqyeomlxynaa4v4055%29%29/truyen/truyentext.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn2nvnnn1n31n343tq83a3q3m3237n3n&AspxAutoDetectCookieSupport=1
... Lý Mỹ vui và phấn khởi khi nghe đồng chí Thường vụ Thành đoàn tập huấn. Đây đúng là thời cơ để thuyết phục gia đình chuyển sang sản xuất, thời điểm chấm dứt cuộc đấu tranh giữa hai con đường trong gia đình, một thời điểm mà mình đã mong ước từ bấy lâu nay… Ngày 24-3-1978: “Mình nắm lấy thời cơ nầy để tuyên truyền đường lối, chính sách cải tạo thương nghiệp tư sản cho gia đình. Mình phải kiên trì thuyết phục cha mẹ, phải bám gia đình từng giây, từng phút, giúp đỡ gia đình kê khai tài sản”. Ngày 24-3-1978 của Lý Mỹ được báo Tuổi Trẻ tường thuật: Đi kèm bên mẹ, Mỹ luôn nhắc nhở mẹ nên kê khai những món hàng gì, thỉnh thoảng động viên người mẹ đang buồn rầu, hoang mang bởi những tin đồn thất thiệt. “Tịch thu tài sản rồi phải không? Mầy hãy lo lấy thân mầy đi, còn ăn học gì nữa”. “Đâu có ai tịch thu tài sản của mình đâu má. Mình kê khai đúng, đầy đủ, nhà nước sẽ trưng mua, với số vốn đó gia đình mình chuyển sang cách làm ăn mới. Vấn đề là mình có thành thật kê khai không”. “Vậy hả”. Rồi: Má Mỹ trở nên yên tâm hơn, sự bình tĩnh đã bắt đầu lộ rõ trên gương mặt. Trong lúc đó, Mỹ liến thoắng: “Tư trang, tư liệu sinh hoạt phải viết vào mục nào hả đồng chí?”. Miệng nói, tay viết, mà mắt Mỹ vẫn liếc vào những chiếc tủ đựng đầy ắp những món hàng để xem chừng mình đã khai đầy đủ chưa. Bây giờ, Mỹ đã trở thành một người chủ quản của gia đình. Mỹ thấy tự hào và sung sướng lạ... (Tuổi Trẻ, 31-3-1978).
Trả lờiXóa''''''''vừa đọc vừa nổi da gà ! thk Dương Ngọc Lan...
XóaCái giá phải trả của những người như ông Đổ Mười ở cuối đời cũng như sau này là sự phỉ nhổ của nhân dân vậy.
Trả lờiXóaThượng phương bảo kiếm bây giờ trao cho toàn bộ lực lượng "còn đảng, còn mình" rồi. Các chú tha hồ mà hành quyết
Trả lờiXóaTôi rất thích đọc những bài viết của anh Minh Diện, những cây bút như anh mới đích thực là một nhà báo
Trả lờiXóa