Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

> Ba kịch bản có thể xảy ra tại Biển Đông


NCBĐ - Tranh chấp trên Biển Đông; triển vọng của một cuộc đối đầu quân sự lớn hoặc một giải pháp hòa bình, đã trở thành một chủ đề quan trọng trong năm 2012. Giờ là thời điểm thích hợp để tìm kiếm những kịch bản tương lai có thể xảy ra đối với tình thế trong khu vực.

Tương lai của Biển Đông dựa trên 6 yếu tố: (i) Sự tồn tại của một nước bá quyền có khả năng và động cơ để tạo ra một trật tự ổn định. (ii) Sự phân bổ sức mạnh quân sự đồng đều và tránh các hành vi hiếu chiến thái quá. (iii) Việc tôn trọng thông lệ quốc tế trong giải quyết tranh chấp hòa bình các xung đột. (iv) Sự ưu tiên duy trì quan hệ kinh tế quốc tế và phát triển. (v) Sự hiện diện của các thể chế để quy chuẩn hóa đối thoại và hợp tác. (vi) Các thực thể nội địa thống nhất, ưu tiên các giải pháp cùng thắng và hòa bình.
Tương lai của Biển Đông sẽ ra sao? 6 yếu tố trên có phù hợp với tình hình hiện nay? Có 3 kịch bản có thể xảy ra: kịch bản tận diệt, kịch bản mơ ước và kịch bản nguyên trạng.
Kịch bản xung đột (The apocalypse scenario) là viễn cảnh xấu nhất có thể xảy ra; trong kịch bản này, sẽ nổ ra một cuộc xung đột giữa các bên tranh chấp, có cả sự tham dự của Mỹ. Đối đầu quân sự lớn sẽ bắt nguồn từ sự bất lực của Mỹ trong việc duy trì thế trung lập trong cuộc tranh chấp hoặc rút hết quân khỏi khu vực, sự sụp đổ hoàn toàn của các cuộc thảo luận khu vực, việc gạt bỏ các thông lệ quốc tế và các tính toán tỉ mỉ của các bên tranh chấp.
Kịch bản mơ ước (The dream scenario) đề cập đến tình huống trong đó các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ được giải quyết hoàn toàn và bằng biện pháp hòa bình, và một giải pháp cùng thắng được đưa ra. Muốn đạt được điều này, các bên tuyên bố chủ quyền phải có quan điểm thực tế và 6 yếu tố nêu trên phải được đặt đúng chỗ.
Kịch bản nguyên trạng (The status-quo scenario), là kịch bản có khả năng xảy ra nhất trong 10 năm tới, các bên tuyên bố chủ quyền có thái độ nửa vời trong việc giải quyết các tuyên bố về lãnh thổ và duy trì ổn định.
Các thông tin hiện nay cho thấy rằng một cuộc xung đột lớn sẽ không diễn ra. Các nhà phân tích quân sự của tổ chức IHS Jane’s nhận định rằng các quốc gia ĐNÁ, bao gồm các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong năm 2011 đã tăng 13,5% chi tiêu cho quốc phòng, lên mức 24,5 tỷ USD. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 40 tỷ USD vào năm 2016. Điều này sẽ ngăn chặn Trung Quốc gây sức ép mạnh với các bên tuyên bố chủ quyền hoặc chiếm đóng vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Một yếu tố làm ổn định khác đó là Mỹ. Chính sách hướng về Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 2009 bao gồm cả cam kết kiềm giữ các bên tuyên bố chủ quyền vì khu vực này có giá trị chiến lược và kinh tế cao. Gần 1/3 lượng tàu thuyền hàng hải của thế giới đều đi qua khu vực này.
Mong muốn của các bên tuyên bố chủ quyền nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực có thể chưa đủ để đảm bảo sự ổn định trong tương lai. Khả năng của các chính phủ trong việc thuyết phục các thể chế nội địa và công dân của mình chấp nhận một giải pháp cùng thắng, toàn diện và hòa bình cũng là hết sức quan trọng.
Tác giả Anggrutari C. Sari, giảng viên tại khoa quan hệ quốc tế, Đại học Công giáo. Bài viết đăng lần đầu tiên trên The Jakarta Post (ngày 31/12).
Vũ Hiền (gt)

3 nhận xét:

  1. Chủ yếu la OKINAWA,Căn cứ to đùng của Mỹ trước yết hầu của TRUNG QUỐC,
    Căn cứ Đài LOAN của Mỹ,
    Nội tình lục địa Trung Quốc đều hợp pháp tiến lên TƯ BẢN tàn khốc,
    Ba yếu tố chính trên,khiến bộ máy hiện nay ở Trung Quốc trước nguy cơ mất quyền lãnh đạo,mất sổ hưu.
    Le-Nin từng dạy:năng suất lao động của chủ nghĩa xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản,thì chiến thắng và ngược lại.
    Vai trò đảng chính trị là quan trọng nhưng không quyết định.
    Đến nay suy cho cùng nguyên lí này hoàn toàn đúng.
    Nỗ súng thì các thành phố ven biển Trung Quốc tan nát,quân đội MỸ-TRUNG sẽ nâng cao trình độ đi xe bằng tay,loại xe lăng thương binh VN đang dùng.Nghe tới biển ĐÔNG,SENKAKU...đến 3 đời về sau,Trung Quốc vẫn còn run.
    Hòa bình cho châu Á ít nhất sau 100 năm,vì Trung Quốc không thể ngóc đầu dậy nỗi.
    Mấy ông tướng ba hoa vừa qua ở TRUNG QUỐC chắc sang Mỹ định cư,vì Mỹ trsr tiền cò quá lớn.
    Công Sơn máu lên nói thật,Việt Nam không can dự.

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc đang có ảo tưởng giống như Hitler thập niên 1930.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy! Nhưng kết quả sẽ thê thảm hơn Hitler nhiều chục lần!

      Xóa