* NGUYỄN ĐĂNG QUANG
Nhân
quyền là một giá trị phổ cập toàn cầu. Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do cố Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và tuyên đọc
trước quốc dân đồng bào ngày 2/9/1945, được mở đầu bằng lời trích bất hủ từ 2
áng văn vĩ đại của nhân loại về Nhân quyền. Đó là bản Tuyên ngôn Độc lập của
Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm
1791:
“
Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất
cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc”.
Lời
bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có
nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do, bình đẳng về quyền lợi”.
Đó
là lẽ phải không ai có thể chối cãi được!”
Liên
Hợp Quốc (LHQ) ra đời ngày 24/10/1945, là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh,
hiện có 193 quốc gia thành viên, bao gồm tất cả các nước độc lập và có chủ
quyền trên thế giới. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta tham gia LHQ ngày
20/9/1977, là quốc gia thành viên thứ 153 của Tổ chức này. LHQ có một thiết chế
rất quan trọng, đó là Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (The United Nations
Human Rights Council). Đây là cơ chế thường trực trực thuộc Đại Hội đồng LHQ
(The United Nations General Assembly). Tổ chức này có 47 thành viên được lần
lượt lựa chọn trong tổng số 193 quốc gia thành viên của LHQ thông qua ứng cử và
bầu cử. Từ sau khi gia nhập LHQ đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia hầu
hết các Công ước quốc tế về nhân quyền của LHQ. Đặc biệt, Việt Nam đã được bầu
chọn vào Hội đồng Nhân quyền LHQ cho nhiệm kỳ 3 năm (2014, 2015 và 2016). Việt
Nam đã thu hoạch được nhiều kinh nghiệm bổ ích và quý báu khi tham gia hoặc phê
chuẩn các định chế và công ước quốc tế của LHQ về nhân quyền, đặc biệt 3 năm là
thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ!
Có
lẽ do đã học hỏi và đúc rút được nhiều bài học quý giá qua những trải nghiệm
thực tiễn về nhân quyền sau 40 năm là thành viên của LHQ, nên ngày 5/9/2017 vừa
qua, Chính phủ VN đã chính thức phê duyệt Đề án đưa nội dung giảng dạy nhân
quyền vào Chương trình Giáo dục Quốc gia. Theo lộ trình Đề án, từ nay đến năm
2025, 100% các trường trong hệ thống giáo dục quốc gia (từ Mẫu giáo đến Đại
học) sẽ tổ chức giảng dạy về nội dung Quyền con người. Có nhiều quan điểm và
đánh giá khác nhau về chủ trương này. Theo thiển ý của tôi, đây là hướng đi rất
đúng, dù có hơi muộn. Vâng, tuy có muộn, song muộn còn hơn là không bao giờ!
Đất nước muốn hùng mạnh, thì xã hội phải văn minh. Muốn xã hội văn minh, nhất
thiết chúng ta phải có nền giáo dục tân tiến, hiện đại, nhân bản và đặc biệt
phải hòa nhập với thế giới văn minh về lĩnh vực nhân quyền!
Tất
cả chúng ta đều nhận thấy, gần nửa thế kỷ qua, nền giáo dục nước nhà đã xuống
cấp trầm trọng! Đây là một trong các nguyên nhân chính khiến đất nước nghèo
nàn, tụt hậu và lạc lõng trên thế giới! Đất nước và dân tộc Việt Nam ta không
đáng phải như vậy. Lỗi này không phải do người dân, càng không phải là lỗi của
các em học sinh, sinh viên! Vừa qua, Hội Sinh viên Nhân quyền Việt Nam gửi thư mời
tôi tham gia với tư cách một thân hữu của các em. Được biết, Hội Sinh viên Nhân
quyền Việt Nam
được lập ra với mục tiêu cải cách học thuật, chống lạm thu trong nhà trường và
thúc đẩy các giá trị nhân quyền trong giảng đường. Nhận thấy các tiêu chí này
phù hợp với Chương trình giáo dục nói chung cũng như Đề án giảng dạy về Quyền
con người nói riêng trong hệ thống giáo dục quốc gia vừa được Chính phủ phê
duyệt, nên tôi đã hân hạnh và vui vẻ chấp nhận lời mời trở thành một thân hữu
của các em.
Nghĩ
lại, thấy thật là vui. Nay đã bước sang tuổi 76 mà vẫn được Hội Sinh viên Nhân
quyền mời tham gia Hội với tư cách một thân hữu! Chẳng rõ có thể làm được những
gì để giúp các em sinh viên đạt được tiêu chí của Hội là cải cách học
thuật, chống lạm thu trong nhà trường và thúc đẩy các giá trị nhân quyền trong
giảng đường hay không, nhưng trong lòng cảm thấy rất vui và hồ hởi, cảm thấy
như trẻ lại và khỏe ra, chẳng khác nào như thời sôi nổi cách đây 55 năm khi đang
là sinh viên Khoa Ngoại ngữ trường ĐHSP Hà Nội vậy!
Hà Nội, ngày 16/9/2017.
"Tất cả chúng ta đều nhận thấy, gần nửa thế kỷ qua, nền giáo dục nước nhà đã xuống cấp trầm trọng! Đây là một trong các nguyên nhân chính khiến đất nước nghèo nàn, tụt hậu và lạc lõng trên thế giới! Đất nước và dân tộc Việt Nam ta không đáng phải như vậy. Lỗi này không phải do người dân, càng không phải là lỗi của các em học sinh, sinh viên!".
Trả lờiXóaThưa ông, lỗi là của tất cả chúng ta:
- đcsVN!
- NDVN (bao gồm cả học sinh, sinh viên)!
Kẻ thì gây ra sự trì độn của quốc gia, người thì ủ ê, chấp nhận sự trì độn ấy.
Giá mà học sinh, sinh viên còn nguyên khí thế xuống đường hồi xưa "chống chính quyền VNCH xấu xa", như họ bị nhồi sọ - Việt Nam sẽ tiếp tục con đường "quy luật đào thải", để tìm ra một chế độ Dân Chủ Cộng Hòa đúng nghĩa!
Bác Quang tính có gần nửa thế kỷ thì ít quá: Chí ít thì cái sai lầm của nền GDVN đã xảy ra từ sau khi VN được ông Mao và ông Xít o bế (1950/51 gì đó) bắt hướng theo ...nền GD Mác xít (mà đến nay họ cũng đã vứt bỏ, vì sự lạc hậu của nó). Nền GD "thực dân" đã không được kế thừa kể cả những thành tựu tích cực của nó mà đi theo hướng đối nghịch của LX, TQ; cho đến sau 1975, "công cuộc" này lại được Nam tiến theo đoàn quân chiến thắng, làm cho những ảnh hưởng của nền GD tiên tiến Hoa Kỳ sau 20 năm thâm nhập chế độ VNCH cũng bị ...vứt vào sọt rác, vì nó bị gán là "phản động, lạc hậu"!
XóaBản thân ... các nhà lý luận của ĐCSVN thường ba hoa về Quy luật Phủ định của Phủ định của Các Mác, nhưng với hành động này họ đã làm cho trí tuệ dân tộc bị thui chột và hậu quả là đất nước VN ngày càng hèn kém so với các nước xung quanh!
"ngày 5/9/2017 vừa qua, Chính phủ VN đã chính thức phê duyệt Đề án đưa nội dung giảng dạy nhân quyền vào Chương trình Giáo dục Quốc gia. Theo lộ trình Đề án, từ nay đến năm 2025, 100% các trường trong hệ thống giáo dục quốc gia (từ Mẫu giáo đến Đại học) sẽ tổ chức giảng dạy về nội dung Quyền con người. Đây là tin vui và bước tiến rất cần thiết của nền GD Việt Nam . Chúng ta đang bắt đầu tiếp bước chân của Cụ Phan Châu Trinh : Nâng dân trí , chấn hưng dân khí.
Trả lờiXóaNhưng họ diễn giải nhân quyền theo ý của họ "Tự do trong khuôn khổ" thì cũng bó tay!
XóaĐến khi được dạy nhân quyền ,biết quyền con người như thế nào,bây giờ ta vi phạm thoải mái(csvn)
XóaMỗi một công dân nước CHXHCN Việt nam ;luôn luôn khắc cốt -ghi tâm lời nói bất hủ của TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu :Đừng nghe CS nói -hãy xem CS làm . Lời nói và việc làm trái ngược nhau -Kể cả Tuyên ngôn Độc lập;kể cả Hiến pháp .Bác Quang và Hội sinh viên Nhân quyền coi chừng cảnh giác kẻo bị nhập kho bất kì khi nào nhé /
Trả lờiXóa