Một đại biểu Quốc hội (QH) chuyên trách của Việt Nam vừa bất ngờ
xin “cáo quan, về quê” vào giữa nhiệm kỳ. Đây là một sự kiện được cho là rất
bất thường trong lịch sử Quốc hội Việt Nam .
Ông Nguyễn Văn Cảnh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa
học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 14 vừa xin thôi việc với lý do
“gia đình làm kinh doanh, bố mẹ đã già yếu nên muốn nghỉ chuyên trách, có thời
gian lo việc gia đình”, VnExpress dẫn lời Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
cho biết hôm 10/3.
Ông Nguyễn Văn Cảnh sinh năm 1977, quê Phù Cát, Bình
Định. Ông Cảnh có bằng thạc sĩ kinh tế, được bầu vào Quốc hội từ khóa 13 và
tiếp tục trúng cử khóa 14.
Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, một chuyên gia về chính sách
công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam , cho biết thêm về ông Nguyễn
Văn Cảnh: “Đại biểu Quốc hội này là một trong những gương mặt trẻ của Quốc hội.
Thế nhưng ông này có một cái đặc biệt là ông ấy không phải là Đảng viên. Thứ
hai nữa là ông ấy lại là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Thế nên việc ông ấy được
tiếp tục bầu vào khóa 14 (đương nhiệm) cũng là một cái có vẻ như là đương
nhiên, bởi vì có trong diện được gọi là tương đối đổi mới so với Quốc hội
truyền thống của Việt Nam ”.
Chiều 10/3, Quốc hội Việt Nam ban hành nghị quyết phê chuẩn
đơn xin thôi việc của Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh.
Sự kiện một đại biểu Quốc hội chuyên trách xin thôi
việc giữa nhiệm kỳ được cho là chưa từng xảy ra trong lịch sử Quốc hội Việt Nam . Theo TS.
Thọ: “Quốc hội Việt Nam
chưa có những trường hợp như thế này. Hoặc nếu có thì là do những lý do rất hy
hữu, thí dụ như bị chết hoặc bị gì đấy. Còn rõ ràng với đại biểu Quốc hội này
thì không có một lý do cụ thể”.
Lương tương
đương thứ trưởng
Không như những đại biểu Quốc hội khác, đại biểu
“chuyên trách” trong Quốc hội có một chế độ đãi ngộ khá đặc biệt, với việc nhận
phụ cấp 1,25. TS. Phạm Quý Thọ giải thích thêm: “Với vai trò chuyên trách Ủy
ban Khoa học kỹ thuật, ông ấy có lương rất cao, thậm chí tương đương với một
thứ trưởng. Thứ hai nữa là ông ấy có chế độ xe đưa, xe đón, thậm chí có những
tiêu chuẩn khác khi ông ấy làm trong Quốc hội”.
Báo chí cho hay sau khi trúng cử vào đại biểu Quốc
hội, ông Cảnh có một quá trình thăng tiến rất nhanh. Theo báo Tuổi Trẻ, ông
Cảnh được kết nạp vào Đảng năm 2012, làm chuyên viên rồi lãnh đạo Văn phòng Đại
biểu Quốc hội tỉnh Bình Định trước khi được phê chuẩn làm Ủy viên thường trực
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Trong một diễn tiến có liên quan, các bài báo viết về
việc ông Nguyễn Văn Cảnh xin thôi việc tại Quốc hội đã được đồng loạt đổi tựa
đề vào cuối ngày 10/3, thay cụm từ “cáo quan, về quê” thành “được cho thôi
nhiệm vụ”.
Bị kỷ luật?
Lý do “gia đình” mà ông Nguyễn Văn Cảnh nêu ra trong
đơn xin thôi việc cũng có vẻ không thuyết phục đối với công chúng. Một số tin
đồn đoán nói thực chất ông Cảnh bị kỷ luật.
TS. Phạm Quý Thọ cũng nêu lên một sự kiện xảy ra gần
đây với ủy ban mà ông Nguyễn Văn Cảnh phụ trách: “Vừa rồi cũng có một thông tin
là sau khi thủ tướng nhắc sự chậm trễ của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban
hành các văn bản quy phạm như các thông tư, hướng dẫn… rất chậm. Khi thủ tướng
nhắc nhở như thế thì ủy ban này báo cáo rằng vừa rồi đã khắc phục được những
vấn đề đấy. Không biết là nó có liên quan không, nhưng một bên là lập pháp, một
bên là hành pháp nên nó cũng có thể có những mối liên hệ nhất định”.
Khi được nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ liên lạc để hỏi
lý do xin về quê, đặc biệt là về tin đồn bị kỷ luật, ông Nguyễn Văn Cảnh trả
lời: “Mọi chuyện cứ hỏi lãnh đạo Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ
Quốc hội, còn tôi khi tiếp xúc cử tri nếu được cử tri yêu cầu, tôi có trách
nhiệm trả lời”.
Xung đột lợi
ích
Theo TS. Thọ, ngay cả lý do xin thôi việc của ông Cảnh
cũng là một điểm rất đáng lưu ý và cân nhắc về “xung đột lợt ích” khi bầu chọn
đại biểu Quốc hội cho các nhiệm kỳ sắp tới.
Ông nói: “Xung đột lợi ích là không tránh khỏi khi nền
kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Cái này cần phải được cân nhắc là
khi các đại biểu vào thì có xung đột lợi ích không, thí dụ như lợi ích vùng
miền, lợi ích về phân phối tài sản… Đó là những lợi ích mà người ta thấy rõ
nhất. Còn các lợi ích chính trị thì chắc chắn người ta cân nhất rất là kỹ.
Trong thể chế này, người ta đã lường trước, phần lớn là xét đến vấn đề chính
trị. Nhưng các lợi ích khác cũng cần phải được tính đến”.
Trong Quốc hội Việt Nam , tỷ lệ người ngoài Đảng được
trúng cử làm đại biểu Quốc hội từ trước tới nay rất thấp. Thậm chí theo TS.
Thọ, trước khi diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14, đã có những vòng
sơ loại rất “khắt khe” để xem “ai vào, ai không”. Có khá nhiều người ngoài Đảng
đã tự ra ứng cử làm đại biểu QH, nhưng hầu hết đều bị loại ngay từ vòng hiệp
thương.
---------------
Uổng nhỉ,mụ Châu Thị Thu Nga phải chạy hết 30 tỉ mới lọt được cái ổ đó.
Trả lờiXóaRứa mà anh Cảnh lại nỡ lòng nào...
Mụ nga bỏ 30 tỉ chạy vào để kiếm thêm nhiều tỉ - Ông Cảnh còn chút lương tâm sỉ diện lòng tự trọng nên từ quan
XóaNếu đại biểu quốc hội ( ĐBQH)đều là đảng viên ĐCSVN thì gọi là Đảng hội và là ĐB đảng hội chứ còn gì là ĐB QH?. QH là cơ quan đại diện và là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước VN và cử tri cả nước. Điều đó minh định rằng : ĐBQH là đại diện cho cử tri vùng, miền, khu vực .. chứ không phải đại diện cho đảng bộ các cấp của tổ chức ĐCSVN. Và đương nhiên đại diện quyền lực cho cử tri và nhân dân nơi bầu ra ĐB QH. Kỷ luật cao nhất của ĐBQH là xét đủ tư cách hay không đủ tư cách ĐB. Nếu ông ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh vi phạm HP và PL thì UBTVQH xét tư cách đại biểu , nếu không đủ điều kiện thì miễn nhiệm . Điều đó suy luận ông Nguyễn Văn Cảnh không phải bị kỷ luật của QH.Có thể bị kỷ luật đảng ( nếu ông Cảnh còn là đảng viên). Nếu không thì đây là sự bất đồng về quan điểm chính trị và mâu thuẫn lợi ích ??. Đây là tiền lệ báo hiệu sự phân hóa , chuyển hóa tư tưởng bắt đầu diễn ra ngày càng sâu sắc và quyết liệt trong tổ chức QH VN.
Trả lờiXóaRời khỏi cái QH của ĐCSVN : là nghị gật hại dân hại nước là một điều dũng cảm . Muốn làm người tử tế hãy xin ra khỏi cái QH của đảng là nghị gật... nhục toàn diện .
Trả lờiXóa- Sự thật là những người cộng sản VN thường khẳng định "Sự thật" trên các cơ sở không phải là "Sự thật"!!!
Trả lờiXóa- "freedom's not easy to achieve" (tự do không dễ dàng có được).
Ơ hay, ông Nguyễn Văn Cảnh không ở lại quốc hội để tiếp tục "học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" như bao ông bà "nghị gật" hại dân bán nước của ông nữa sao???
Trả lờiXóa"Ông Nguyễn Văn Cảnh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 14 vừa xin thôi việc với lý do “gia đình làm kinh doanh, bố mẹ đã già yếu nên muốn nghỉ chuyên trách, có thời gian lo việc gia đình”"?
Trả lờiXóaNếu ông là người tử tế và có liêm sỷ thì đã không vào cái "cuốc"hội làm cảnh trang trí cho Đảng, giờ ông ra nếu ông là người có liêm sỷ thì cũng đáng hoan nghênh. Còn ranh hiệu đảng viên kết nạp 1912 ông chưa chạy khỏi cái tròng cs đâu đấy!
sory 1912 là 2012
XóaNgười có nhân cách nhật đã từ quan .Quốc hội ta còn có chi nữa hè ???T Quá buồn cho đất nước mình .Sắp tới sẽ có nhiều người rồi bỏ chốn quan trường ,rời bỏ đảng csvn -Lúc đó chỉ còn lu nghị gật;nghi ma nơ canh .
Trả lờiXóaHoan hô ông Cảnh đã từ bỏ chốn quan trường rồi răm về làm người dân lương thiện ;tử tế .Cảm phục-cảm phục ///
Trả lờiXóaÔng Nguyễn văn Cảnh là bông sen vàng trong quốc hội VN . Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn . Còn các vị khác thì sao?Chẳng lẽ các vị không còn liêm sĩ-không còn lòng tự trọng nữa à ?Các vị còn giữ ghế thì càng có tội với dân-với nước đấy ./
Trả lờiXóacó thể là vì lòng tự trọng?
Trả lờiXóaCũng có thể bị ép ?
XóaTrường hợp thăng tiến bất thường của ĐB Nguyễn Văn Cảnh Bình Định là hệ lụy của lợi ích nhóm , mua -bán chức tước..Đề nghị Ủy ban TV QH xem xét quá trình thăng tiến bất thường của ông Thân Đức Nam hiện phó ban kinh tế của QH. Trường hợp thăng tiến bất thường của ĐB Nguyễn Văn Cảnh Bình Định là hệ lụy của lợi ích nhóm . Ông Thân đức Nam học đại học , thạc sĩ , kết nạp đảng .. ở đâu và từ thời gian nào, trường nào..?
Trả lờiXóaNhững người không phải là đảng viên ĐCSVN , nếu tự ra ứng cử ĐBQH thì gần như chắc chắn bị loại " ngay từ vòng gửi xe " ( mặc dù trình độ học vấn , trình độ chuyên môn tốt , đạo đức tác phong đúng mực ....). Khẩu hiệu của cái đảng , nhà nước này , cái nào cũng hay , cũng " tự sướng " nhưng mãi mãi chỉ là khẩu hiệu mà thôi , ví như " dân biết , dân bàn , dân làm , dân kiểm tra " ( trong câu khẩu hiệu này , chỉ duy nhất đúng , đó là " dân làm " ) ! Làm sao " bọn người " không phải là đảng viên ĐCSVN mà lại mon men vào được những nơi đó , chẳng thế mà ông Hồ còn khẳng định : đảng ta là đảng cầm quyền ! Dốt như " con bò đội nón " nhưng nếu có cái mác " đảng viên " thì kiểu gì cũng làm .....lãnh đạo ! Chính vì vậy , cái đất nước này nó mới khốn khổ khốn nạn , ngèo đói , làm thuê làm mướn cho xứ người .... không ngóc đầu lên được cũng là vì : đảng ta là đảng cầm quyền , độc đảng - độc tài !
Trả lờiXóaNhững người không phải là đảng viên ĐCSVN , nếu tự ra ứng cử ĐBQH thì gần như chắc chắn bị loại " ngay từ vòng gửi xe " ( mặc dù trình độ học vấn , trình độ chuyên môn tốt , đạo đức tác phong đúng mực ....). Khẩu hiệu của cái đảng , nhà nước này , cái nào cũng hay , cũng " tự sướng " nhưng mãi mãi chỉ là khẩu hiệu mà thôi , ví như " dân biết , dân bàn , dân làm , dân kiểm tra " ( trong câu khẩu hiệu này , chỉ duy nhất đúng , đó là " dân làm " ) ! Làm sao " bọn người " không phải là đảng viên ĐCSVN mà lại mon men vào được những nơi đó , chẳng thế mà ông Hồ còn khẳng định : đảng ta là đảng cầm quyền ! Dốt như " con bò đội nón " nhưng nếu có cái mác " đảng viên " thì kiểu gì cũng làm .....lãnh đạo ! Chính vì vậy , cái đất nước này nó mới khốn khổ khốn nạn , ngèo đói , làm thuê làm mướn cho xứ người .... không ngóc đầu lên được cũng là vì : đảng ta là đảng cầm quyền , độc đảng - độc tài !
Trả lờiXóaChính xác quá 15:21 12 - Tất cả những thế hệ từ 7x trở về trước đã chứng kiện bộ mật thật của cái thiên đường XHCN này chỉ là khẩu hiệu lời nói lừa đảo dân
XóaÔng Cảnh là ông Nghị thì đúng rồi , nhưng tôi đồ rằng (vế sau) ông không biết gật nên về là đúng.
Trả lờiXóa